You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT

1. Cơ sở hình thành lãi suất cân bằng (trình bày Lý thuyết các nguồn cung
hình thành vốn vay).
 Lãi suất cân bằng cũng giống như các giá cả khác của nền kt như giá cả hàng
hóa, như tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán thì đều đc xác định dựa trên tiếp cận
giữa cung và cầu
 Lý thuyết các nguồn cung hình thành vốn vay cũng cho rằng nhu cầu về tính
dụng của nền kt, nhu cầu vốn của nền kt và nguồn tiền nhàn rỗi, nguồn tiền
thặng dư của nền kt sẽ gặp nhau ở 1 mức nào đó và tại đó sẽ là mức lãi suất cân
bằng của thị trường
 “cầu vốn vay” là thuật ngữ để ám chỉ tổng nhu cầu về hoạt động vay mượn của
nền kinh tế gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ
 “cung vốn vay” ám chỉ các nguồn vốn được các nhà tiết kiệm cung ứng ra thị
trường.
2. Trình bày các yếu tố tác động lên lãi suất cân bằng. Những yếu tố nào làm
cho lãi suất thay đổi theo thời gian?
 Lãi suất cân bằng là lãi suất đc hình thành tại giao điểm của cung và cầu vốn
vay vì vậy bất kỳ yếu tố nào làm cung và cầu vốn vay thay đổi thì sẽ làm cho
lãi suất cân bằng thay đổi, bao gồm:
 Triển vọng tăng trưởng kinh tế: Khi triển vọng kt tăng sẽ làm cho nhu cầu
nền kt tăng sẽ làm cho cầu vốn vay tăng. Khi cầu vốn vay tăng nhưng
cung vốn vay ko thay đổi sẽ làm cho lãi suất cân bằng tăng
 Tác động của lạm phát: Khi lạm phát tăng người dân sẽ hạn chế tiết kiệm
và tăng cường chi tiêu, vì vậy sẽ thúc đẩy nhu cầu nền kt tăng sẽ làm cho
cầu vốn vay tăng và cung vốn vay giảm xuống. Vì vậy sẽ làm cho lãi suất
cân bằng tăng
 Chính sách tiền tệ mở rộng: Khi NHTW tăng cung tiền, cung nguồn vốn
cho vay tăng lên nhưng cầu vốn vay ko đổi và điều này tạo sức ép giảm lãi
suất cân bằng
 Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách cao thì chính phủ sẽ là nguồn
tham gia chính trong mức cầu vốn vay do đó chính phủ sẽ vay vốn ở bất
kỳ mức lãi suất nào, điều này làm cầu vốn vay tăng lên. Giả định rằng các
yếu tố khác không thay đổi, lãi suất sẽ tăng lên.
 Dòng vốn nước ngoài: Khi có lg lớn vốn đầu tư nc ngoài đổ vào thị trường
trong nước sẽ hình thành sự phát triển cung vốn cho nền kt. Khi cung vốn
tăng nhưng cầu vốn ko thay đổi sẽ làm lãi suất giảm xuống.
3. Nếu Chính phủ mở rộng chi tiêu và làm tăng thâm hụt ngân sách thì điều
này tác động như thế nào đến lãi suất? Hiệu ứng “lấn át” là gì?
 Khi CP rơi vào cảnh thâm hụt ngân sách thì CP phải gia tăng vay mượn
để bù đắp cho khoản thâm hụt đó. Khi CP gia tăng vay mượn sẽ làm cho
cầu vốn vay của nền kt tăng mạnh nếu nhu cung vốn vay trên thị trường
ko tăng tương ứng thì sẽ làm cho mặt bằng lãi suất tăng mạnh.
 Hiệu ứng “lấn át” là khi nhu cầu vượt mức của chính phủ đối với nguồn
vốn vay có xu hướng “lấn át” nhu cầu trong khu vực tư nhân. Khi lãi
suất tăng mạnh sẽ ảnh hưởng lên quyết định tiêu dùng, quyết định đầu tư
của người dân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Vì các khoản đầu tư từ hiệu
quả trở nên kém hiệu quả buộc người dân,…,dn ngưng và hoãn đầu tư
4. Nếu NHTW thực thi chính sách tiền tệ nhằm gia tăng mức cung tiền thì
điều này tác động như thế nào lên lãi suất?
Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì làm cho cung tiền nền kt tăng lên,
cung tiền tăng làm cung vốn vay tăng. Cung vốn vay tăng sẽ làm cho lãi suất giảm
xuống khi cầu vốn vay ko đổi (VẼ HÌNH)

4.1 Nếu NHTW thực thi chính sách tiền tệ nhằm giảm mức cung tiền thì điều này
tác động như thế nào lên lãi suất?
Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì làm cho cung tiền nền kt giảm
xuống, cung tiền giảm làm cung vốn vay giảm. Cung vốn vay giảm sẽ làm cho lãi suất
tăng lên khi cầu vốn vay ko đổi (VẼ HÌNH)
5. Độ co giãn cầu vốn vay Chính phủ lớn hơn hay nhỏ hơn độ co giãn của cầu
vốn vay hộ gia đình đối với lãi suất?
 Cầu vốn vay của CP bao gồm cầu vốn vay của chính quyền Trung Ương và cầu
vốn vay của chính quyền địa phương
 Cầu vốn vay của chính quyền Trung Ương không co giãn với lãi suất nhưng
cầu vốn vay của chính quyền địa phương co giãn với lãi suất. Do đó cầu vốn
vay của chính phủ sẽ ÍT co giãn với lãi suất hơn cầu vốn vay của DN và hộ gia
đình
6. Tác động của nền kinh tế lên lãi suất cân bằng. Kỳ vọng tăng trưởng kinh
tế và lạm phát tác động lên lãi suất như thế nào? Hãy giải thích vì sao lãi suất lại
giảm trong suốt các thời kỳ suy thoái kinh tế?
 Triển vọng tăng trưởng kinh tế: Khi triển vọng kt tăng sẽ làm cho nhu cầu nền
kt tăng sẽ làm cho cầu vốn vay tăng. Khi cầu vốn vay tăng nhưng cung vốn vay
ko thay đổi sẽ làm cho lãi suất cân bằng tăng (VẼ HÌNH)
 Tác động của lạm phát: Khi lạm phát tăng người dân sẽ hạn chế tiết kiệm và
tăng cường chi tiêu, vì vậy sẽ thúc đẩy nhu cầu nền kt tăng sẽ làm cho cầu vốn
vay tăng và cung vốn vay giảm xuống. Vì vậy sẽ làm cho lãi suất cân bằng tăng
(VẼ HÌNH)
 Nếu như nền KT đc cho là suy thoái trong tương lai thì người dân sẽ hạn chế
chi tiêu và tiết kiệm nhiều hơn. Khi người dân hạn chế chi tiêu sẽ dẫn đến cầu
vốn vay giảm đồng thời tiết kiệm nhiều hơn sẽ làm cung vốn vay tăng, từ đó lãi
suất cân bằng sẽ giảm xuống (VẼ HÌNH)

7. Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Lý thuyết hiệu ứng Fisher
giải thích như thế nào về quan hệ cùng chiều giữa thay đổi trong lãi suất danh
nghĩa và lạm phát kỳ vọng?
Theo hiệu ứng Fisher thì lãi suất danh nghĩa bằng lạm phát kỳ vọng cộng với lãi
suất thực
Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa sau khi trừ đi yếu tố lạm phát, và lãi suất
thực sẽ ít thay đổi theo thời gian. Vì lãi suất thực sẽ ít thay đổi theo thời gian
nên khi kỳ vọng lạm phát tăng lên thì sẽ dẫn đến lãi suất danh nghĩa tăng lên

You might also like