You are on page 1of 4

Mở đầu khởi nghĩa Hương Khê:

Cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất và kéo dài nhất trong
phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.

Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo với sự trợ giúp của Cao
Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Trạch,….

Lãnh đạo, địa điểm :


-Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

-Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)

-Địa bàn hoạt động : thuộc các huyện Hương Khê, Hương Sơn ( Hà Tĩnh),
căn cứ chính Ngàn Trươi (Hương Khê- Hà Tĩnh) sau đó lan rộng ra các tỉnh
khác :Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

*Diễn biến:
Suốt 10 năm (1885-1895), bất chấp mọi khó khăn gian khổ, cuộc khởi nghĩa
do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây
cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề.

a. Giai đoạn từ 1885 - 1888 : chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
- Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập
binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ ở vùng núi tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

-Cao Thắng nghiên cứu chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp.

-Nghĩa quân phiên chế thành 15 quân thứ (đơn vị), đại bản doanh đặt tại
núi Vụ Quang
b. Giai đoạn từ 1888 - 1895 : giai đoạn chiến đấu .

-Từ năm 1889 liên tục tập kích, đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của
địch

-Nổi tiếng là trận tấn công đồn Trường Lưu ( 5-1890), tập kích thị xã Hà
Tĩnh ( 8-1892). Trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường
tiến quân về tỉnh lị Nghệ An, Cao Thắng hy sinh.

-Ngày 17/10/1894, nghĩa quân thắng lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ
Quang

Kết quả – Ý nghĩa


Phan Đình Phùng hi sinh ( 28-12-1895), cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng
tan rã sau hơn 10 năm tồn tại. Song, công cuộc vì đại nghĩa này xứng đáng là
đỉnh cao của phong trào Cần Vương. Đây cũng là thời điểm kết thức sứ
mạng lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam chống Pháp.

Nguyên nhân thất bại:


-Mất người lãnh đạo chinh
- Văn thân, sĩ phu còn bị ảnh hưởng bới phong kiến và bị chi phối bởi quan
điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo dễ dao động khi bị dồn vào
đường cùng và tìm tới cái chết mù quáng

- Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến


-Lực lượng còn quá yếu, không có tinh thần chiến đấu cao

-Lương thực, quân số cạn kiệt

-Cách chiến đấu còn thụ động

-Không có sự thống nhất, phối hợp giữa quân và dân

-Vũ khí còn thô sơ so với Pháp

-Cuộc khởi nghĩa chỉ mang tính chất địa phương

Điểm mạnh cuộc khởi nghĩa Hương Khê


- Khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn
nhất, địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình; xây dựng nhiều căn cứ, trung tâm là núi Vụ Quang. Cuộc khởi
nghĩa phát huy được tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân ở miền
xuôi lẫn miền ngược, cả về sức lực lẫn của cải vật chất.

- Về quân sự, nghĩa quân được tổ chức theo lối chính quy, có kỉ luật
nghiêm chỉnh. Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú,
biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương. Trong
đội ngũ đã có sự tổ chức, sự huấn luyện đầy đủ và được trang bị khá đàng
hoàng. Phương thức hoạt động: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình
thức phong phú, linh hoạt, có khi chủ động tấn công vào sào huyệt kẻ thù
hoặc đánh rộng xuống đồng bằng, gây cho giặc nhiều tổn thất. Thực dân
Pháp phải rất vất vả mới đàn áp được..

Câu hỏi củng cố :


Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất
trong phong trào Cần Vương ?

-Lãnh đạo : tài giỏi, uy tín, lập được nhiều chiến công, chế tạo được vũ khí,

-Địa bàn : rộng khắp 4 tỉnh

-Quy mô : lớn nhất

-Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, chiến đấu bền bỉ

-Thời gian : kéo đai 10 năm

-Tính chất : quyết liệt đâỳ cam go.

You might also like