You are on page 1of 3

CHƯƠNG VIII

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG

2. Tình huống 2:
Ngày 25/2/2015, anh Nguyễn Đức và công ty FC ký 01 hợp đồng lao động
không xác định thời hạn từ ngày 25/2/2015 với các nội dung cơ bản như sau:
- Địa điểm làm việc tại: tỉnh/thành phố Hà Nội hoặc địa điểm khác theo sự
điều động phân công của FC từng thời điểm và được thể hiện trong các quyết
định nhân sự cụ thể.
- Chức danh chuyên môn: viên nghiệp vụ
- Chức vụ: Trong quá trình làm việc, chức vụ của người lao động có thể
thay đổi và được thể hiện trong các quyết định nhân sự cụ thể.
- Công việc phải làm: Theo quy định tại bản mô tả công việc và các
nghiệp vụ khác theo sự phân công của FC trong từng thời điểm nhất định.
Cùng ngày 25/2/2015, công ty FC có ký 01 quyết định bổ nhiệm anh
Nguyễn Đức vào chức danh Trưởng nhóm thu hồi nợ tại nhà - Nhóm thu hồi nợ
tại nhà - Bộ phận thu hồi nợ tại nhà - Phòng thu hồi nợ tại nhà - Trung tâm thu
hồi nợ thuộc công ty FC.
Ngày 10/6/2016, ông Trương Đắc Trí, Trưởng phòng thu hồi nợ tại nhà
phát hiện anh Nguyễn Đức gian lận công tác phí nên đã yêu cầu anh Nguyễn
Đức báo cáo và chuyển vụ việc cho an ninh nội bộ để điều tra. Trong thời gian
chờ kết quả điều tra, ngày 15/6/2016 anh Nguyễn Đức nhận được thông báo
email của Công ty FC về việc yêu cầu anh Nguyễn Đức thay đổi địa điểm làm
việc tại nhà sang làm việc tại văn phòng tại Hà Nội theo giờ làm việc của văn
phòng và làm tất cả các công việc hàng ngày của anh tại văn phòng Hà Nội kể
từ ngày 16/6/2016. Sau khi nhận được thông báo, anh Nguyễn Đức cho rằng
Công ty FC đã điều chuyển anh sang làm công việc khác so với công việc anh
đã ký hợp đồng với công ty và không thể hiện bằng văn bản chính thức là vi
phạm quy định pháp luật. Vì vậy, anh Nguyễn Đức đã không đến làm việc,
không thông báo cho công ty FC lý do không đi làm. Ngày 01/8/2016, công ty
FC đã tổ chức cuộc họp với anh Nguyễn Đức để làm rõ việc anh Nguyễn Đức
không đi làm, nhưng anh Nguyễn Đức không đưa ra được bằng chứng về việc
không đi làm và từ đó đến nay anh Nguyễn Đức cũng không đi làm việc tại
công ty FC. Ngày 28/11/2016, anh Nguyễn Đức có đơn khởi kiện lên Tòa án
nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội vì cho rằng Công ty FC đã đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh trái pháp luật.
Ngày 09/8/2017, Tòa án nhân dân huyện Đông Anh đã xét xử sơ thẩm vụ
án trên. Không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, ngày 22/8/2017, anh
Nguyễn Đức nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
Hỏi:
1. Theo bạn, anh Nguyễn Đức khởi kiện về việc cho rằng “Công ty FC
đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh trái pháp luật” là
đúng hay sai? Bạn hãy đưa ra những lập luận để bảo vệ cho quan quan
điểm của mình.
Theo quan điểm của nhóm em, việc anh Nguyễn Đức khởi kiện về việc cho
rằng “Công ty FC đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh trái
pháp luật” là không có căn cứ.

Có thể nhận thấy, công ty FC không có hành vi nào có thể bị xem là đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với anh Nguyễn Đức.
Tại Điều 39 BLLĐ 2019 có quy định: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng
quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này”. Theo đó, tại Điều 36 có
những trường hợp cụ thể quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động của người sử dụng lao động. Trong vụ việc này, công ty FC đã không
đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nào với anh Nguyễn Đức.
Công ty PC đã thông báo bằng email về việc yêu cầu anh Nguyễn Đức thay
đổi địa điểm làm việc tại nhà sang làm việc tại văn phòng tại Hà Nội theo giờ
làm việc của văn phòng và làm tất cả các công việc hàng ngày của anh tại văn
phòng Hà Nội. Quyết định thay đổi địa điểm làm việc này là phù hợp với hợp
đồng lao động mà anh Nguyễn Đức đã ký kết với công ty FC. Trong hợp đồng
lao động đã đề cập về địa điểm làm việc tại: tỉnh/thành phố Hà Nội hoặc địa
điểm khác theo sự điều động phân công của FC từng thời điểm và được thể
hiện trong các quyết định nhân sự cụ thể. Tuy nhiên, anh Nguyễn Đức cho rằng
Công ty FC đã điều chuyển anh sang làm công việc khác so với công việc anh
đã ký hợp đồng với công ty và không thể hiện bằng văn bản chính thức là vi
phạm quy định pháp luật. Xét thấy, quyết định thay đổi địa điểm làm việc này
không thuộc trường hợp tại Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc
khác so với hợp đồng lao động. Thực chất, đây chỉ là thay đổi địa điểm làm
việc từ nhà sang văn phòng công ty, chứ nội dung công việc vẫn giữ nguyên
như cũ, không phải thay đổi từ công việc cũ sang công việc mới khác với hợp
đồng lao động như anh Nguyễn Đức nghĩ. Và về việc công ty đã gửi mail cho
anh mà không thể hiện bằng văn bản chính thức cũng không trái với quy định
của pháp luật. Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao
động phải thông báo cho người lao động về việc thay đổi địa điểm làm việc
bằng văn bản chính thức. Chính vì vậy, việc làm của công ty PC là phù hợp
theo quy định của pháp luật.

Nhưng anh Nguyễn Đức lại không đi làm và không thông báo lí do mình
không đi làm cho công ty. Sau đó, công ty FC đã tổ chức cuộc họp với anh
Nguyễn Đức để làm rõ việc anh Nguyễn Đức không đi làm, nhưng anh Nguyễn
Đức không đưa ra được bằng chứng về việc không đi làm và từ đó đến nay anh
Nguyễn Đức cũng không đi làm việc tại công ty FC. Vậy theo điểm e khoản 1
và khoản 3 Điều 36 LLĐ 2019:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trong trường hợp sau đây: …
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05
ngày làm việc liên tục trở lên;…
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại
điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải
báo trước cho người lao động.”
Công ty FC có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật
mà không cần phải thông báo trước cho anh Nguyễn Đức.

Chương XIV
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

2. Hãy xác định thẩm quyền và trình tự, thủ tục của các cơ quan, tổ chức
giải quyết tranh chấp nêu trên?

You might also like