You are on page 1of 10

Bài 24

Câu 1: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do


A. Các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
B. Tác động của các loại đất, nhóm đất.
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. Các nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
Câu 2: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông
thôn.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động.
Câu 3: Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa là
A. Thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.
B. Tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động.
C. Gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 4: Tại sao vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp?
A. Núi cao.
B. Băng tuyết.
C. Hoang mạc.
D. Rừng rậm.
Câu 5:
 Cho bảng số liệu:

Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư thế giới ?
A. Có sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới.
B. Châu Á chiếm tỉ trọng phân bố dân cư thấp nhất.
C. Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng phân bố dân cư đứng thứ hai.
D. Dân số châu Âu và châu Phi đã giảm liên tục.
Câu 6:
 Cho bảng số liệu: TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ
CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1900 – 2015 (Đơn vị: %)
Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế
giới trong giai đoạn 1900 – 2015 là
A. Biểu đồ đường.     B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ tròn.     D. Biểu đồ miền.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng ?
Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. Quá trình đô thị hóa.
B. Sự phân bố dân cư không hợp lí.
C. Mức sống giảm xuống.
D. Số dân nông thôn giảm đi.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?
A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D.  Dân số thế Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Câu 9: Dân số thế giới tăng hay giảm là do
A. Sinh đẻ và tử vong.
B. Số trẻ tử vong hằng năm.
C. Số người nhập cư .
D. Số người xuất cư.
Câu 10: Tại sao tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng?
A. môi trường sống thuận lợi.
B. dễ kiếm việc làm.
C. thu nhập cao.
D. đời sống khó khăn, mức sống thấp.
Câu 11:  Vì sao có lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi?
A. Giao thông vận tải, thông tin liệc lạc phát triển, sự giao lưu dễ dàng.
B. Dân cư thành thị di cư về nông thôn mang theo lối sống thành thị.
C. Dân nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều.
D. Kinh tế ở nông thôn ngày càng phát triển.
Câu 12: Đô thị hóa là một quá trình tích cực khi
A. Dân tự phát di cư vào đô thị.
B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
C. Gắn liền với công nghiệp hóa.
D. Quy mô các đô thị không quá lớn.
Câu 13: Hai đồng bằng lớn ở nước ta có mật độ trung bình chênh nhau 3 lần. Điều
này có thể giải thích bởi lý do:
A. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Điều kiện về tự nhiên.
C. Tính chất của nền kinh tế.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 14: Đô thị hóa là một quá trình
A. Tích cực.
B. Tiêu cực.
C. Tích cực nếu gắn liền với công nghiệp hóa.
D. Tích cực nếu quy mô các đô thị không quá lớn. 
Câu 15: Nước ta có diện tích 331212 km2, dân cư 90 triệu dân. Vậy mật độ dân số
nước ta là
A. 227 người/km2.
C. 722 người/km2.
D. 277 người/km2.
D. 272 người/km2.
Câu 16: Nước ta có diện tích 330.991 km2, dân cư 80,7 triệu dân. Vậy mật độ dân
số nước ta là
A. 815 người/km2.
B. 244 người/km2..
C. 376 người/km2.
D. 693 người/km2.
Câu 17: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư của vùng Đông Bắc Hoa
Kì là
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
B. Cơ sở hạ tầng.
C. Trình độ phát triển kinh tế.
D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Bài 26

Câu 1:Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định
hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Vốn.
C. Vị trí địa lí.
D. Thị trường.
Câu 2:Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát
triển kinh tế của một đất nước là
A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
B. Vốn.
C. Thì trường tiêu thụ.
D. Con người.
Câu 3:Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài
A. Luôn đối nghịch nhau.
B. Luôn hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
C. Luôn đứng độc lập, không có sự hợp tác.
D. Chỉ hợp tác với nhau ở một số khía cạnh.
Câu 4:Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải
A. Khai thác triệt để các nguồn nhân lực của đất nước.
B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài.
C. Dựa hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài.
D. Sử dụng các nguồn lực bên trong, không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 5. Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía
cạnh nào dưới đây?
A. Là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.
B. Tham gia tạo cầu cho nền kinh tế.
C. Là thị trường tiêu thụ.
D. Là người sản xuất tạo ra sản phẩm.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây đúng với cơ cấu ngành kinh tế?
A. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.
B. Thay đổi phù hợp với trình độ phát triển sản xuất.
C. Giống nhau giữa các nước, nhóm nước.
D. Không phản ánh được trình độ phát triển của các quốc gia.
Câu 7:Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?
A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
C. Là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
D. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự
phát triển.
Câu 8: Nguồn lực kinh tế - xã hội nào dưới đây quan trọng nhất, có tính quyết định
đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?
A. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ.
B. Vốn.
C. Thì trường tiêu thụ.
D. Con người.
Câu 9. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế
nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí.
B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Vốn, thị trường.
D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối
với sự phát triển kinh tế xã hội?
A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
B. Phục vụ trực tiếp cho cuộc sống và phát triển kinh tế.
D. Sự đa dạng tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
D. Là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
Câu 11. Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?
A. Không quan trọng đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
B. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
C. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
D. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước.
Câu 12: Nguồn lực nào dưới đây góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác?
A. Vốn.
B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Đường lối chính sách.
D. Khoa học và công nghệ.
Câu 13. Yếu tố nào sau đây thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên
môn hóa?
A. Dân cư.
B. Các quan hệ ruộng đất.
C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.
D. Thị trường tiêu thụ.
Câu 14. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích
cực, phù hợp với
A. quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.
B. khả năng phát triển sản xuất các ngành.
C. các nhóm nước phát triển hơn.
D. trình độ phát triển của các nước phát triển.
Câu 15. Khoa học và công nghệ là nguồn lực có vai trò nào dưới đây?
A. Quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một vùng lãnh
thổ.
B. Quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một vùng lãnh
thổ.
C. Góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực khác.
D. Góp phần nâng cao giá trị và tạo tiềm đề để sử dụng các nguồn lực khác.
Câu 16. Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực
nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Chính sách và xu thế phát triển.
D. Thị trường.
Câu 17. Vai trò nào sau đây không đúng với nguồn lực tự nhiên?
A. Tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất.
B. Là điều kiện cho quá trình sản xuất.
C. Là điều kiện quyết định cho quá trính sản xuất.
D. Cơ sở cho quá trình sản xuất kinh tế.
Câu 18. Ý nào dưới đây chính xác nhất?
A. Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến đối với nền kinh tế.
B. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản không nói lên được vai trò của chính
sách phát triển.
C. Tài nguyên thiên nhiên không thể tồn tại khi thiếu vắng con người trên Trái Đất.
D. Nguồn lực tự nhiên tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ được đánh dấu bởi việc
lựa chọn chính sách phát triển hợp lí.
Câu 19.
 “Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh;
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên;
nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới,
…”. Những thành tựu trên đã khẳng định vai trò của nguồn lực nào dưới đây?
A. Tận dụng nguồn vốn đầu tư và thị trường quốc tế.
B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
C. Khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên.
D. Nguồn lao động có chất lượng, chuyên môn.
Câu 20:
 Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tài nguyên thiên nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người.
B. Nguồn lực tự nhiên tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ được đánh dấu bởi việc
lựa chọn chính sách phát triển hợp lí.
C. Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến.
D. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản minh chứng cho vai trò của chính sách
phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có.
Câu 22
 Dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế
của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ miền.
Câu 23:
 Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai
trò của nguồn lực nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí.
B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Vốn, thị trường.
D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
Bài 27
Câu 1: Qũy đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới
A. Năng suất cây trồng.
B. Sự phân bố cây trồng.
C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
D. Tất cả yếu tố trên.
Câu 2: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới
A. Năng suất cây trồng.
B. Sự phân bố cây trồng.
C. Quy mô srn xuất nông nghiệp.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 3: Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc
A. Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ ,.. tính ổn định hay bấp bênh của
sản xuất nông nghiệp.
B. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
C. Đầu tư cơ sở vật chât cho sản xuất nông nghiệp.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 4:Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới
A. Sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
B. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
C. Nguồn lao động của một đất nước.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.
B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.
C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp,
điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.
D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây của sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp
ngày càng xích gần với công nghiệp?
A. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
D. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động chủ yếu của nông nghiệp.
Câu 7: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới đặc điểm nào dưới đây?
A. Năng suất cây trồng.
B. Sự phân bố cây trồng.
C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
D. Sự phát triển của cây trồng.
Câu 8. Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến đặc
điểm nào dưới đây?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.
B. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.
C. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.
D. Tăng tính bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
Câu 9. Việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp.
B. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
C. Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
D. Bảo vệ độ phì của tài nguyên đất.
Câu 10. Vì sao các nước đang phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm
vụ hàng đầu?
A. Các nước này đông dân, nhu cầu lương thực lớn.
B. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ giúp giải quyết được nhiều
việc làm cho dân số đông.
C. Nông nghiệp là cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
D. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn là các ngành khác.
Câu 11. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. Sản xuất có tính mùa vụ.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.
Câu 12: Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp, biện pháp có ý nghĩa hàng
đầu là
A. Khai hoang mở rộng diện tích.
B. Bảo vệ độ phì của đất.
C. Đẩy mạnh thâm canh.
D. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Câu 13. Câu thành/tục ngữ/ca dao nào dưới đây thể hiện sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc vào các điều kiện tự nhiên?
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Tấc đất, tấc vàng; đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy.
C. Làm ruộng ăn cơm nằm, Chăn tằm ăn cơm đứng.
D. Mạ úa cấy lúa chóng xanh, Gái dòng chóng đẻ sao anh hững hờ?
Câu 14. Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến
lược hàng đầu?
A. Nâng cao dinh dưỡng.
B. Giá trị xuất khẩu.
C. Đảm bảo an ninh lương thực.
D. Giải quyết lao động.
Câu 15. Vì sao trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật
tự nhiên?
A. Nông nghiệp trở thành nhanh sản xuất hàng hóa.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
C. Quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai.
D. Con người không thể làm thay đổi được tự nhiên
Câu 16: Câu thành ngữ “Tấc đất, tấc vàng; đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy” nói
lên vấn đề nào của sản xuất nông nghiệp?
A. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên.
B. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển và phân bố nông nghiệp.
C. Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những
điều kiện tự nhiên nhất định.
D. Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng cho
đời sống của con người.
Câu 17. Cuộc cách mạng xanh bắt đầu từ quốc gia nào ở khu vực châu Á?
A. Trung Quốc.
B. Israel.
C. Ấn Độ.
D. Việt Nam.
Câu 18. Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó
là:
A. Có tính mùa vụ.
B. Không có tinh mùa vụ.
C. Phụ thuộc vào đất trồng.
D. Phụ thuộc vào nguồn nước.
Câu 19. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.
B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.
C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp,
điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.
D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 20: Biện pháp nào sau đây được sử dụng chủ yếu trong “ Cách mạng xanh”?
A. Tăng cường cơ giới hóa.
B. Thực hiện hóa học hóa.
C. Tạo ra và sử dụng các giống mới có năng suất cao.
D. Áp dụng công nghệ sinh học.
Câu 21. Thị trường tiêu thụ là yếu tố có vai trò như thế nào đến việc hình thành
các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp?
A. Quyết định.
B. Chủ yếu.
C. Quan trọng.
D. Không có tác động.
Câu 22. Tại sao cần phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản
xuất?
A. Có tính vụ mùa.
B. Phụ thuộc điều kiện tự nhiên.
C. Không thể thay thế được.
D. Trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
Câu 23. Ở các nước đang phát triển, chăn nuôi còn chiểm tỉ trọng nhỏ trong nông
nghiệp là do
1. Cơ sở thức ăn không ổn định.
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.
3. Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.
4. Thiếu nguồn lao động có kinh nghiệm.
Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các ý trên?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 24:Yếu tố nào sau đây thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên
môn hóa nông nghiệp?
A. Dân cư.
B. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.
C. Các quan hệ ruộng đất.
D. Thị trường tiêu thụ.

You might also like