You are on page 1of 23

Bài 17:

Câu 1: “Loạn 12 sứ quân” là tình trạng của đất nước ta dưới thời nhà Ngô sau
khi

A. Ngô Quyền mất.

B. Nhà Đinh được thành lập.

C. Ngô Quyền xưng vương.

D. Nhà Tiền Lê được thành lập.


Câu 2: Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại
nào?

A. Ngô, Đinh.

B. Đinh, Tiền Lê.

C. Lý, Trần.

D. Hồ, Lê Sơ.

Câu 3: Trong những năm 60 của thế kỉ XV, khi đất nước cường thịnh, vua Lê
Thánh Tông đã có chủ trương gì?

A. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

B. Đưa các quý tộc vương hầu và con em quan lại cao cấp làm quan.

C. Tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

D. Quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

Câu 4: Chính quyền trung ương từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV qua các triều đại
Lý, Trần, Hồ, Lê được tổ chức  

A. ngày càng lỏng lẻo.

B. ngày càng chặt chẽ.

C. giống với phương Tây.

D. giống với nhà Đường.

Câu 5: Bộ luật được ban hành dưới thời Lê có tên gọi là

A. Hình luật.
B. Hình thư.

C. Luật Lê Thánh Tông

D. Quốc triều Hình luật.

Câu 6: Quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV
được chia thành những bộ phận nào?

A. dân binh, công binh.

B. cấm quân, ngoại binh (lộ binh).

C. cấm quân, công binh.

D. dân binh, ngoại binh

Câu 7: Các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện chính sách đối ngoại như
thế nào đối với các nước láng giềng ở phía tây và phía nam?

A. thực hiện đầy đủ lệ triều cống.

B. sẵn sàng đoàn kết chiến đấu khi có chiến tranh.

C. luôn giữ mối quan hệ thân thiện.

D. luôn giữ vững tư thế của quốc gia độc lập, tự chủ.

Câu 8: Các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV đã thực hiện chính
sách gì đối với các dân tộc ít người?

A. chính sách đoàn kết.

B. chính sách trấn áp.

C. chính sách hòa hiếu.

D. chính sách dụ dỗ.

Câu 9: Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của nhà
nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan
trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì?  

A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.

B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.

C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử.
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.

Câu 10: Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là  

A. Vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết
mọi việc trọng đại của quốc gia

B. Vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước

C. Quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp

D. Tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của
nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV?

A. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước

B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc

C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị

D. Chăm lo đến đời sống nhân dân

Câu 12: Hoạt động đối ngoại nào sau đây không được các nhà nước phong
kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV thực hiện?

A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế
của một quốc gia độc lập, tự chủ

B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng

C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng

D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc cải cách hành
chính thời Lê Thánh Tông?

A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
phương.

B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện.

C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa

D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.


Câu 14: Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ
XI đến XV mang lại tác dụng gì?  

A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc.

B. Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ.

C. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội.

D. Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực.

Câu 15: Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói
về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần 

“Từ thời Lý, chín quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng
đầu đất nước ta là …….(1)…..nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và
quân sự. Giúp việc cho vua là …….(2)…….. và …….(3)……Bên dưới là các cơ
quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên
trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều. Đất nước được chia thành
các…..(4)….., do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản.
Dưới lộ, trấn là các ……(5)……. Và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị
hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các ……(6)….. đứng đầu”.

A. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan

B. 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan

C. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan

D. 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần

Câu 16: Một trong những điểm khác của tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê so với
thời Đinh – Tiền Lê là

A. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ.

B. Bộ máy nhà quân chủ chuyên chế nhưng còn sơ khai.

C. Cả nước chia thành 10 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti.

D. Dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ và tăng ban.

Câu 17: Mục đích quan trọng, xuyên suốt của các nhà nước phong kiến Việt Nam
khi tổ chức bộ máy nhà nước là  

A. Hỗ trợ, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở các địa phương.

B. Tập trung quyền lực cao độ vào nhà vua chính quyền trung ương.
C. Thúc đẩy hoàn thiện chính sách đối nội và đối ngoại.

D. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại chính của nhà nước.

Câu 18: Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước
phong kiến Việt Nam thời Lê?  

A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tăng cường tính tập quyền.

B. Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu.

C. Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai, tổ chức quân đội chính quy.

D. Luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

Câu 19: Đại Cồ Việt/ Đại Việt bắt đầu đặt quan hệ với Champa để củng cố các
vùng biên giới của đất nước từ triều đại nào?  

A. Triều Trần – Trần Thái Tông

B. Triều Tiền Lê – Lê Đại Hành

C. Triều Đinh – Đinh Tiên Hoàng

D. Triều Lý – Lý Thái Tổ

Câu 20: Một trong những cơ sở chủ yếu nào xây dựng nên quan hệ giữa các triều
đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc?  

A. Học tập từ cách tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc.

B. Tuân thủ lệ “sách phong – triều cống”. 

C. Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm.

D. Thiết lập mối quan hệ mỗi bên “đều chủ một phương”.

Bài 18:
Câu 1: Sau khi giành được độc lập vào thế kỉ X, nhân dân cả nước từ miền xuôi
đến miền ngược đã ra sức làm gì để phát triển nông nghiệp?

A. xây dựng các công trình thủy lợi.

B. áp dụng kĩ thuật canh tác mới.

C. khai thác đất hoang, mở rộng ruộng đồng.

D. sản xuất nhiều mặt hàng đem bán.


Câu 2: Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu: “kẻ
nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp, … Nhà láng giềng không tố
cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư). 

Đoạn trích trên thể hiện điều gì trong chính sách phát triển nông nghiệp của triều
Lý?  

A. Sự quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

B. Tạo động lực cho nhân dân tăng gia sản xuất.

C. Cung cấp thêm trâu cho một số gia đình nghèo.

D. Cung cấp phân bón cho cây trồng tốt tươi.

Câu 3: Thủ công nghiệp của Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy
bộ phận?

A. hai 

B. ba                             

C. bốn                            

D. một

Câu 4: Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh,
Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?

A. Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao

B. Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.

C. Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.

D. Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.

Câu 5: Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân ở Đại Việt từ thế kỉ X đến XV
bao gồm

A. đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, đúc đồng.

B. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.

C. đúc đồng rèn, sắt, ươm tơ dệt lụa, đóng thuyền chiến.

D. rèn đúc vũ khí, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, xây dựng cung điện.
Câu 6: Nhân tố nào làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp
Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

A. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến.

B. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng.

C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh.

Câu 7: Điểm hạn chế của ngoại thương nước ta thời Lê là

.A Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. Thuyền bè nước ngoài không được cập bến bất cứ một cảng biển nào.

C. Phả hỏng hầu hết các đô thị buôn bán từng được coi là thịnh trị trước đây.

D. Hạn chế xây dựng các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

Câu 8: Nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày
càng được mở rộng?

A. Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc.

B. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước.

C. Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.

D. Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có.

Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát
triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất

B. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam

C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất

D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất

Câu 10: Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước
ta trong các thế kỉ X – XV?  

A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long

B. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển


C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển
của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

A. Sự phát triển của nông nghiệp

B. Sự phát triển của thủ công nghiệp.

C. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường.

D. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của ngoại
thương Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

A. Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi.

B. Nhiều bến cảng được xây dựng để buôn bán với nước ngoài.

C. Hình thành các địa điểm buôn bán với đủ thứ lụa là, giấy bút.

D. Thuyền bè nhiều nước đến họp chợ và mở chợ ngay trên thuyền.

Câu 13: Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thủ công
nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?  

A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp

B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề

C. Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài

D. Nhu cầu trong nước ngày càng tăng

Câu 14: Nhận xét nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm tình hình thủ
công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?    

A. Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.

B. Trở thành ngành sản xuất chính, tách rời khởi nông nghiệp.

C. Có tác động tích cực đến sự phát triển của thương nghiệp.

D. Xuất hiện nhiều ngành mới bên cạnh các nghề cổ truyền
Câu 15: Nội dung nào sau đây không thuộc chuyển biến tích cực của nền kinh tế
Thăng Long từ thời Lý - Trần sang thời Lê sơ?  

A. Sự hình thành và phát triển các phường thủ công nội thị.

B. Sự du nhập triệt để của nền kinh tế thủ công Trung Hoa.

C. Một số ngành thủ công “mũi nhọn” có tiến bộ đặc biệt.

D. Hoạt động sản xuất hàng hóa có những bước phát triển đầu tiên.

Bài 19:
Câu 1: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải
đối mặt với quân xâm lược Tống?  

A. ba lần

B. bốn lần.

C. hai lần.

D. một lần

Câu 2: Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước
ta trong khi nhà Tống đang ở giai đoạn  

A. khủng hoảng

B. phát triển mạnh mẽ

C. mới hình thành.

D. khôi phục kinh tế.

Câu 3: Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn
mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc
kháng chiến chống Tống?  

A. giai đoạn một.

B. giai đoạn hai.

C. giai đoạn ba.

D. giai đoạn bốn.

Câu 4: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý?  
A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.

C. Chiến thắng Chương Dương.

D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

Câu 5: Cho câu thơ sau: 

“…nhất trận hỏa công 

Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”. 

Điền vào chỗ trống tên chiến thắng mà quân dân nhà Trần đạt được trong cuộc
kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.  

A. Chương Dương.

B. Bạch Đằng.

C. Hàm Tử.

D. Vạn Kiếp.

Câu 6: Cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên còn
dong thuyền tấn công  

A. Chiêm Thành.

B. Chân Lạp.

C. Champa.

D. Phù Nam.

Câu 7: Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới
hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?  

A. Hành động tàn bạo của quân Minh.

B. Sự phản bội của một số binh lính.

C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh?  

A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn.
B. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt. C. Cuối năm
1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt.

D. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi xuất phát từ
nguyên nhân nào sau đây?  

A. Sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

B. Sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt và ý chí bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.

C. Sự lãnh đạo của Trần Quang Khải và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

D. Sự lãnh đạo của Đinh Bộ Lĩnh và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

Câu 10: 

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” 

Bài thơ trên không mang ý nghĩa nào sau đây?  

A. Đòn đánh tinh thần cho địch hoảng sợ.

B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt.

C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta.

Câu 11: Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân giặc Mông – Nguyên ba
lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?  

A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả

B. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo; tài thao lược của
các vị tướng nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn

C. Lực lượng quân giặc hạn chế lại chủ quan trong quá trình tiến hành xâm lược.

D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân
dân nhà Trần
Câu 12: Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết
thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với
nước láng giềng của dân tộc ta?    

A. Chống Tống thời Tiền Lê

B. Chống Tống thời Lý

C. Chống Mông – Nguyên thời Trần

D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh

Câu 13: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt
đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăn thân
ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thay ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” (theo
Thơ văn Lý – Trần). 

Lời hịch trên của Trần Hưng Đạo không có ý nghĩa gì?

A. Động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

B. Thể hiện lòng yêu nước tha thiết của tướng sĩ.

C. Căm thù quân giặc và quyết tâm xả thân vì nước.

D. Quyết tâm đánh bại quân Mông - Nguyên, giành độc lập.

Câu 14: Hành động nào của nghĩa quân Lam Sơn thể hiện tinh thần nhân đạo của
nhân dân ta đối với giặc Minh xâm lược?  

A. Giảng hòa với quân Minh.

B. Kí hiệp ước cắt đất cho quân Minh.

C. Cấp ngựa, thuyền cho quân Minh rút về nước.

D. Chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Minh.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không giải thích chính xác nguyên nhân quân dân
thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống quân Mông – Nguyên để bảo vệ
độc lập?  

A. Quân Mông – Nguyên có ưu thế về lực lượng.

B. Vua tôi nhà Trần đoàn kết một lòng vì dân vì nước.

C. Triệu tập hội nghị Diên Hồng để hiệu triệu nhân dân.
Câu 16: Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do
Lê Lợi lãnh đạo là

A. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi
nghĩa.

B. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh
Hóa, Nghệ An.

C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.

D. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước
Đông Dương.

Câu 17: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt
với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?  

A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.

C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.

D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc

Câu 18: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác
so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?  

A. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.

B. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

C. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.

Câu 19: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu
chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?  

A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc

B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của
kẻ thù

C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc

D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật
Câu 20: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi
tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” là  

A. Trần Thủ Độ

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Thừa

D. Trần Quang Khải

Câu 21: Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát
quả cam trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là  

A. Trần Quang Khải

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Quốc Toản 

D. Trần Bình Trọng.

Bài 21:
Câu 1: Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và lập nên triều đại mới trong
hoàn cảnh nào?  

A. Các thế lực phong kiến được dẹp yên và sự suy sụp của họ Lê.

B. Khắp nơi nổi lên các thế lực phong kiến tranh chấp quyền hành.

C. Đất nước bị chia cắt, hình thành cục diện Nam – Bắc triều.

D. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ và đang diễn ra quyết liệt.

Câu 2: Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã gặp phải khó khăn gì quan
trọng?  

A. xây dựng chính quyền theo mô hình mới còn bỡ ngỡ.

B. tình trạng phân tán, cát cứ giữa các thế lực còn tồn tại.

C. chịu sức ép từ hai phía nam bắc.

D. sự bất lực và suy sụp của dòng họ Mạc.

Câu 3: Nhà Mạc sau khi thành lập đã tập trung xây dựng một đạo quân thường
trực mạnh nhằm mục đích gì?  
A. đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

C. chấm dứt tình trạng cát cứ địa phương.

D. ngăn chặn sự chống đối của quan lại cũ nhà Lê.

Câu 4: Một số quan lại cũ của nhà Lê đã có hành động gì sau khi Mạc Đăng Dung
lập nên nhà Mạc?  

A. Phục tùng nhà Mạc và được cắt cử cai trị các địa phương.

B. Nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở Thanh Hóa.

C. Kêu gọi toàn dân khởi nghĩa lật đổ nhà Mạc.

D. Thành lập nhà nước mới gọi là Bắc triều.

Câu 5: Sự phân chia nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài là hệ quả của cuộc
chiến tranh nào?  

A. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

B. Chiến tranh Trịnh – Mạc.

C. Chiến tranh Nam – Bắc triều.

D. Chiến tranh Lê – Trịnh.

Câu 6: Đàng Trong do họ Nguyễn cai quản là vùng đất  

A. từ sông Gianh ra Bắc.

B. từ sông Gianh vào Nam.

C. từ Thuận Hóa vào Nam.

D. từ thuận Hóa ra Bắc.

Câu 7: Chính sách nào sau đây không được nhà Mạc thực hiện trong những năm
đầu thống trị?  

A. Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

B. Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.

C. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

D. Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.


Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự khủng hoảng suy yếu của
nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI?  

A. Các vị vua cuối triều Lê chỉ lo ăn chơi sa đọa.

B. Quan lại địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân.

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân bủng nổ khắp nơi.

D. Các cải cách tiến bộ chưa thể thực hiện thành công.

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến
Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII?  

A. Triều Lê sơ tiến hành cải cách hành chính

B. Cục diện Nam triều – Bắc triều

C. Cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài

D. Cục diện vua Lê – chúa Trịnh

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tính hình nội trị của nhà Mạc
trong quá trình tồn tại?  

A. Các kì thi vẫn được tổ chức đều đặn trong cảnh chiến tranh liên miên.

B. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên miên.

C. Thời kì Mạc Thái Tông nhà Mạc phát triển thịnh trị.

D. Cả 5 đời vua không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị

Câu 11: Đâu không phải nội dung giải thích đúng cho căn nguyên Nguyễn Kim
lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” để nổi dậy?  

A. Sự thành lập triều Lê sơ là chính thống.

B. Phù hợp với lòng dân.

C. Ngoại bang không có cớ giúp vua Lê để can thiệp.

D. Nhà Mạc giết hết vua quan nhà Lê.

Câu 12: GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu đã nói: 

“Nhìn lại những tư tưởng và việc làm của Mạc Đăng Dung ta thấy ông xuất hiện
như một bông hoa xuyến tuyết, chọc thủng lớp dày băng giá mùa đông để chào
đón mùa xuân của đất nước”. 
Nhận xét trên đề cập đến vấn đề gì?

A. Vai trò của Mạc Đăng Dung và nhà Mạc đối với lịch sử dân tộc.

B. Cần đánh giá lại vai trò của nhà Lê trong lịch sử dân tộc.

C. Bày tỏ sự tiếc nuối cho sự thịnh đạt của nhà Lê sơ trước đó.

D. Sự cố gắng của Mạc Đặng Dung trong gia cảnh nghèo khó.

Bài 22:
Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình nông nghiệp nước ta có điểm gì nổi bật?

A. khủng hoảng trầm trọng.

B. phát triển vượt bậc.

C. dần ổn định trở lại.

D. suy yếu nghiêm trọng.

Câu 2: Các chúa Nguyễn ở Đảng Trong đã thực hiện chính sách gì để mở rộng
ruộng đồng?  

A. tăng cường xâm lược lãnh thổ.

B. tiến hành chiến tranh với Đảng Ngoài.

C. khuyến khích mua bán ruộng đất.

D. khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang.

Câu 3: Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam trong thế kỉ XVI – XVIII
bao gồm  

A. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức.

B. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức.

C. làm đường trắng, làm gốm sử, dệt vải lụa, làm giấy.

D. khắc in bản gỗ, dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng.

Câu 4: Ngành nào từ thế kỉ XVI đến XVIII trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả
Đàng Trong và Đảng Ngoài?  

A. đúc đồng.
B. làm gốm sứ.

C. khai mỏ.

D. làm giấy.

Câu 5: Thương nhân Hà Lan mỗi lần vào nước ta phải mua tơ xấu của chúa
Trịnh đến hàng vạn lạng bạc, trong lúc đó “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn
quan lại thì ít khi trả tiền ngay, trong khi những việc này không đem trình lên
chúa được nếu như không thông qua các bà phi dẫn đến tệ hà làm nặng nề”. 

Đoạn trích trên thể hiện điều gì về tình hình ngoại thương nước ta giữa thế kỉ
XVIII?  

A. nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của ngoại thương.

B. sự khủng hoảng của chính quyền Đàng Ngoài.

C. sự suy yếu của chính quyền Đàng Trong.

D. sự phát triển của tệ tham nhũng ở địa phương.

Câu 6: Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước nước ta phát triển mạnh ở miền
xuôi từ các thế kỉ XVI – XVII?  

A. nhiều phường hội được thành lập.

B. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

C. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.

D. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán.

Câu 7: Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta để mang hàng hóa của
họ đổi lấy những gì?  

A. vũ khí, thuốc súng, len dạ.

B. tơ lụa, đường, nông sản quý.

C. bạc, đồng, đồ sứ.

D. vũ khí, len dạ, đồ sứ.

Câu 8: Nhân tố nào tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị ở
nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?  

A. Chính sách cải cách của nhà nước.


B. Nhiều thương nhân đến Việt Nam buôn bán.

C. Những đô thị cũ trước đây được phục hồi.

D. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Câu 9: Ý nào sau đây phản ánh không chính xác về đặc điểm của nông nghiệp
nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?  

A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại

B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất

C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra

D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển

Câu 10: Điểm mới nào sau đây thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta
từ thế kỉ XVI – XVIII?

A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng

C. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán

D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực.

Câu 11: Câu ca sau chứng tỏ điều gì 

Đình Bảng bán ấm, bán khay 

Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.  

A. Sự phát triển của thủ công nghiệp

B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

C. Sự phát triển của ngành nông nghiệp lúc bấy giờ

D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa đông đảo.

Câu 12: Thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII có điểm gì mới
so với giai đoạn trước?  

A. Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước

B. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

C. Một số thợ giỏi lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng
D. Có nhiều làng nghề thủ công

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của ngành
khai mỏ ở Đảng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII?  

A. Một số thợ giỏi vừa lập phường sản xuất vừa buôn bán. 

B. Lượng kim loại bán ra thị trường ngày càng lớn.

C. Một số người Hoa sang xin thầu khai thác một số mỏ.

D. Lượng kim loại phục vụ nhà nước ngày càng tăng.

Câu 14: Ý nào thể hiện nét mới về tình hình ngoại thương ở nước ta trong các thế
kỉ XVI – XVIII?  

A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu

B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nước

C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài

D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển
mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là  

A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của
chính quyền Trịnh, Nguyễn

B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước
ngoài đến buôn bán

C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương

D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước
ngoài

Câu 16: Ý nào sau đây phản ánh điểm hạn chế của nông nghiệp nước ta từ thế kỉ
XVI đến XVIII?  

A. Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng.

B. Nhà nước không qua tâm đến sản xuất nông nghiệp như trước.

C. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

D. Nạn vỡ đê xảy ra liên miên, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây là chính xác về sự phát triển của thủ công
nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?  

A. phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn.

B. phát triển mạnh nhất Đông Nam Á, mẫu mã đa dạng.

C. xuất hiện nhiều phường hội cùng giúp đỡ nhau sản xuất.

D. nhiều phố xá, cửa hàng được lập nên ở nhiều nơi.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải tác dụng của việc buôn bán trong nước ở nước
ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?  

A. Buôn bán phát triển thành một nghề.

B. Thúc đẩy phát triển các ngành nghề trong nước.

C. Cải thiện cuộc sống của nhân dân.

D. Đem lại nguồn thu nhập lớn cho giai cấp tư sản.

Câu 19: Các làng nghề thủ công có từ thế kỉ XVI đến XVIII cho đến hiện nay
đang trong tình trạng như thế nào?  

A. Tất cả các ngành thủ công nghiệp đều được giữ gìn và phát triển.

B. Nhiều làng nghề vẫn tiếp tục phát triển và nổi tiếng.

C. Tất cả đã bị phá hủy hoàn toàn theo sự suy tàn của các đô thị.

D. Phát triển mạnh mẽ, cung cấp đa số mặt hàng cho dân cư.

Câu 20: Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp
phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế trong đó có nước ta?  

A. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

B. Cuộc cách mạng chất xám ở các nước phương Tây.

C. Cuộc phát kiến địa lý.

D. Sự phát triển của kĩ thuật đóng thuyền.

You might also like