You are on page 1of 84

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


----------

BÁO CÁO THẢO LUẬN


NHÓM 8

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN (ZOOM) TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.

Nhóm thực hiện : Nhóm 8

Giảng viên : ThS.Đỗ Thị Thu Hiền

Mã lớp học phần : 2210ECIT1421

Hà Nội, 3/2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 8 LẦN 1


1. Địa điểm làm việc: Họp online trên Google Meet
2. Thời gian làm việc: ngày 10 tháng 03 năm 2022
1
3. Các thành viên:
Mã sinh Vắng
STT Họ và tên Tham gia Chức vụ
viên mặt
71 Lê Phương Thúy 19D190050 √ Thành viên
72 Nguyễn Thị Thủy 19D190121 √ Thành viên
73 Hoàng Mạnh Toàn 19D190053 √ Thành viên
74 Nghiêm Vân Trà 19D190125 √ Thành viên
75 Trịnh Thị Thanh Trà 19D190056 √ Thành viên
76 Bùi Thị Thu Trang 19D190123 √ Thư ký
77 Nguyễn Thị Huyền Trang 19D190054 √ Nhóm trưởng
78 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 19D190124 √ Thành viên
79 Nguyễn Văn Tú 19D190057 √ Thành viên
80 Vũ Thị Uyên 19D190127 √ Thành viên
81 Trương Quốc Việt 19D190129 √ Thành viên
82 Nguyễn Thế Vinh 19D190059 √ Thành viên

4. Mục tiêu cuộc họp: Phân tích đề tài, thống nhất ý tưởng và phân công công việc
cho mỗi thành viên trong nhóm kèm thời gian hoàn thành.

5. Nội dung công việc: Nhóm trưởng tóm tắt nội dung, yêu cầu của đề tài cho cả
nhóm lên ý tưởng, xây dựng đề cương bài thảo luận và phân công công việc cho
các thành viên trong nhóm.

                                                                                              Nhóm trưởng


Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 8 LẦN 2


1. Địa điểm làm việc: Họp online trên Google Meet
2
2. Thời gian làm việc: ngày 30 tháng 03 năm 2022
3. Các thành viên:
Mã sinh Tham Vắng
STT Họ và tên Chức vụ
viên gia mặt
71 Lê Phương Thúy 19D190050 √ Thành viên
72 Nguyễn Thị Thủy 19D190121 √ Thành viên
73 Hoàng Mạnh Toàn 19D190053 √ Thành viên
74 Nghiêm Vân Trà 19D190125 √ Thành viên
75 Trịnh Thị Thanh Trà 19D190056 √ Thành viên
76 Bùi Thị Thu Trang 19D190123 √ Thư ký
77 Nguyễn Thị Huyền Trang 19D190054 √ Nhóm trưởng
78 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 19D190124 √ Thành viên
79 Nguyễn Văn Tú 19D190057 √ Thành viên
80 Vũ Thị Uyên 19D190127 √ Thành viên
81 Trương Quốc Việt 19D190129 √ Thành viên
82 Nguyễn Thế Vinh 19D190059 √ Thành viên

4. Mục tiêu cuộc họp: Đánh giá tiến độ hoàn thành công việc đã được chia trước đó,
đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh để đưa đến ý kiến thống nhất cuối cùng.

5. Nội dung công việc: Nhóm trưởng đánh giá cụ thể tiến độ phần việc của từng
thành viên, nhắc nhở hạn nộp bài, xem xét có vấn đề phát sinh nào xảy ra trong quá
trình làm việc nhóm và đưa ra hạn cuối cùng để các thành viên đúng hạn nộp bài.

                                                                                              Nhóm trưởng


Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 8 LẦN 3


1. Địa điểm làm việc: Họp online trên Google Meet
3
2. Thời gian làm việc: ngày 05 tháng 04 năm 2022
3. Các thành viên:
Mã sinh Tham Vắng
STT Họ và tên Chức vụ
viên gia mặt
71 Lê Phương Thúy 19D190050 √ Thành viên
72 Nguyễn Thị Thủy 19D190121 √ Thành viên
73 Hoàng Mạnh Toàn 19D190053 √ Thành viên
74 Nghiêm Vân Trà 19D190125 √ Thành viên
75 Trịnh Thị Thanh Trà 19D190056 √ Thành viên
76 Bùi Thị Thu Trang 19D190123 √ Thư ký
77 Nguyễn Thị Huyền Trang 19D190054 √ Nhóm trưởng
78 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 19D190124 √ Thành viên
79 Nguyễn Văn Tú 19D190057 √ Thành viên
80 Vũ Thị Uyên 19D190127 √ Thành viên
81 Trương Quốc Việt 19D190129 √ Thành viên
82 Nguyễn Thế Vinh 19D190059 √ Thành viên

4. Mục tiêu cuộc họp: Tổng kết và hoàn thiện bài thảo luận, đánh giá kết quả có đạt
được mục tiêu ban đầu của bài báo cáo hay không?
5. Nội dung công việc: Nhóm trưởng tổng kết quá trình làm bài tập thảo luận của
nhóm, đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, xem xét toàn thể kết quả
nghiên cứu của nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh.

                                                                                              Nhóm trưởng


Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 8

STT Họ và tên Công việc Mức độ hoàn thành Tham gia Đánh giá Ghi chú

4
được phân Tiến độ Chất lượng họp nhóm
Lê Phương Bình
71 Chương 3 Tốt Đủ
Thúy thường
Nguyễn Thị Bình
72 Chương 5 Tốt Đủ
Thủy thường
Hoàng Mạnh Thuyết
73 Tốt Tốt Đủ
Toàn trình
Nghiêm Vân
74 Chương 4 Tốt Tốt Đủ
Trà
Trịnh Thị Bình
75 Chương 4 Tốt Đủ
Thanh Trà thường
Bùi Thị Thu
76 Chương 4 Tốt Tốt Đủ Thư ký
Trang
Tổng hợp
Nguyễn Thị Nhóm
77 word + Tốt Tốt Đủ
Huyền Trang trưởng
phản biện
Nguyễn Thị
78 Chương 4 Tốt Tốt Đủ
Quỳnh Trang
Nguyễn Văn
79 Chương 4 Tốt Tốt Đủ

80 Vũ Thị Uyên Chương 2 Tốt Tốt Đủ
Trương Quốc Chương 1 + Bình
81 Tốt Đủ
Việt phản biện thường
Tổng hợp
Nguyễn Thế
82 powerpoint Tốt Tốt Đủ
Vinh
+ phản biện

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................10
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................11
5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................11
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu................................................................................11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................11
1.4. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................12
1.5. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................12
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu..............................................................................................12
1.7. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................13
1.8. Cấu trúc đề tài......................................................................................................13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................14
2.1. Các khái niệm liên quan......................................................................................14
2.1.1. Khái niệm về sinh viên..................................................................................14
2.1.2. Khái niệm về cơ sở giáo dục Đại học...........................................................14
2.1.3. Khái niệm hệ thống thông tin.......................................................................14
2.1.4. Khái niệm về phần mềm Zoom Meeting.....................................................15
2.1.5. Khái niệm về bản thân..................................................................................15
2.1.6. Khái niệm về Covid-19..................................................................................15
2.1.7. Thực trạng của việc sử dụng hệ thống thông tin trong việc học trực
tuyến của sinh viên hiện nay tại các trường Đại học............................................16
2.2. Các tài liệu liên quan đến đề tài..........................................................................17
2.2.1. “Kết hợp thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công
nghệ (TAM) vào đề xuất khung phân tích hành vi học tập trực tuyến tại Việt
Nam trong đại dịch Covid-19” (Hoàng Đàm Lương Thúy, Hoàng Trọng
Trường, 2020)[8].....................................................................................................17
2.2.2. “Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực
tuyến (E-learning): trường hợp sinh viên ngành kinh tế tại Hồ Chí Minh” (Lê
Hải Nam, Trần Yến Nhi, 2021) [11].......................................................................18
2.2.3. “Transitioning from Face–to–Face to remote Learning:
Students’Attitudes and Perceptions of using Zoom during Covid-19
Pandemic” (Derar Serhan, 2020). [12]..................................................................19

6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................20
3.1.Mô hình nghiên cứu..............................................................................................20
3.1.1. Mô hình UTAUT...........................................................................................20
3.1.2. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)..............22
3.1.3. Mô hình đề xuất của nhóm...........................................................................23
3.2. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................24
3.4. Đơn vị nghiên cứu................................................................................................28
3.5. Công cụ thu thập dữ liệu.....................................................................................28
3.6. Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu.......................................................................29
3.7. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................29
4.1. Thiết kế phiếu điều tra (Cách thức)....................................................................29
4.2. Cài đặt phần mềm xử lý dữ liệu SPSS................................................................32
4.3. Mã hóa dữ liệu......................................................................................................40
4.4. Thống kê mô tả.....................................................................................................40
4.4.1. Bảng khảo sát................................................................................................40
4.4.2. Kết quả khảo sát............................................................................................41
4.5. Kết quả thống kê mô tả........................................................................................42
4.5.1. Kì vọng hiệu quả...........................................................................................42
4.5.2. Kỳ vọng dễ dàng............................................................................................45
4.5.3. Ảnh hưởng xã hội..........................................................................................49
4.5.4. Điều kiện thuận lợi........................................................................................52
4.5.5. Ý định sử dụng..............................................................................................56
4.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha bằng SPSS.........................58
4.6.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm
biến nhân tố Kỳ vọng hiệu quả:.............................................................................58

7
4.6.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm
biến nhân tố Kỳ vọng dễ dàng:..............................................................................59
4.6.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm
biến nhân tố Ảnh hưởng xã hội:............................................................................60
4.6.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm
biến nhân tố Điều kiện thuận lợi:..........................................................................60
4.6.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm
biến nhân tố Ý định sử dụng:.................................................................................61
4.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):..................62
4.7.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập:...........................62
4.7.2. Phân tích nhân tố cho các yếu tố phụ thuộc:...............................................68
4.8. Tương quan Pearson............................................................................................70
4.9. Phân tích hồi quy đa biến....................................................................................72
4.9.1. Bảng Model Summary đánh giá độ phù hợp của mô hình phân tích hồi
quy đa biến..............................................................................................................72
4.9.2 Bảng kết quả đầu ra của phân tích ANOVA................................................73
4.9.3 Bảng Coefficients đánh giá ý nghĩa của hệ số hồi quy của mỗi biến độc
lập trong mô hình....................................................................................................73
4.9.4. Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn.....................................................74
4.9.5. Kiểm định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập..........76
4.9.6. Kết quả của quá trình phân tích hồi quy đa biến.......................................76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................77
5.1. Kết luận.................................................................................................................77
5.1.1. Kết luận chung về kết quả khảo sát.................................................................77
5.1.2. Những đóng góp của đề tài...............................................................................78
5.1.3. Những hạn chế của đề tài:................................................................................78
5.2. Kiến nghị...............................................................................................................79
5.2.1. Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”........................................................................79
5.2.2. Nhân tố “Điều kiện thuận lợi”:....................................................................80
8
5.2.3. Nhân tố “Kỳ vọng”........................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES..................................................................81
PHỤ LỤC (BẢNG KHẢO SÁT)....................................................................................83

9
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta cũng đang sống trong một kỷ nguyên mà các
thành tựu khoa học xuất hiện một cách bùng nổ và nhanh chóng. Cho đến hiện tại,
chúng đem đến sự phát triển vượt bậc mang đóng góp vào mọi lĩnh của cuộc sống, làm
đảo lộn các quan niệm truyền thống, cổ hủ và lạc hậu, khiến tốc độ phát triển của xã
hội loài người ngày càng tăng lên. Chất lượng cuộc sống cũng tăng theo tốc độ phát
triển làm cho vai trò của ngành giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo tại các cơ sở
đại học nói riêng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các cơ sở giáo dục Đại học với
chức năng đào tạo, là nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có năng lực cũng như kỹ
thuật chuyên môn cao. Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 diễn ra tại hầu khắp các quốc gia
khiến nền giáo dục toàn cầu bị chững lại. Do đó, nhờ có các thành tựu khoa học trong
lĩnh vực công nghệ, tại Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, các hệ thống thông
tin ra đời, hỗ trợ dạy và học từ xa, đang làm thay đổi ít nhiều nền giáo dục truyền thống
tại nước nhà. Nắm bắt được tầm quan trọng của các hệ thống thông tin, nhóm 8 quyết
định nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ
thống thông tin (ZOOM) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học
trên địa bàn Hà Nội.”

10
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Virus Corona xuất hiện từ cuối năm 2019 tại Trung Quốc, đã lây lan ra khắp các
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ đó đến nay, đã hơn 2 năm thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng phải đương đầu với đại dịch Covid-19. Mọi hoạt động từ
kinh tế-xã hội, văn hóa, du lịch… đều bị ảnh hưởng nặng nề. Và giáo dục cũng không
phải ngoại lệ. Để đảm bảo ngăn chặn sự lây lan của virus, đặt sức khỏe của cả người
dạy và người học lên hàng đầu và cũng thích ứng với tình hình chung của đất nước và
thế giới, các trường Đại học đã phải thay đổi cách thức giảng dạy, học tập để thích ứng
trong đại dịch, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa tiếp tục việc giảng dạy và học tập
theo chương trình. Các phần mềm kết nối trực tuyến đã trở nên phổ biến trong thời kỳ
dịch bệnh, tiêu biểu trong đó có thể kể đến Zoom. Tuy là giải pháp tối ưu trong thời
điểm này nhưng việc thay đổi cách học ít nhiều sẽ tạo ra khó khăn cho mọi hoạt động,
bao gồm giáo dục .

Với những yêu cầu cấp thiết đó, ở bài nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất nghiên cứu
các nhân tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực
tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Nhóm chúng tôi mong
rằng việc nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà
Nội” có thể tìm hiểu rõ được thực trạng của vấn đề dạy và học trực trên phần mềm
Zoom, cũng tìm hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống này
trong việc học trực tuyến và đồng thời đưa ra được các giải pháp cho vấn đề này nhằm
mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến .

1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom)
trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu


 Mục tiêu chung: Có cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn
Hà Nội.
 Mục tiêu cụ thể:

11
 Nghiên cứu một số vấn đề về việc sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) và thực
trạng của việc dạy học trực tuyến.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom)
trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà
Nội.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
 Đưa ra giải pháp giúp sinh viên, nhà trường tạo ra một môi trường giáo dục hiệu
quả trong thời kỳ khó khăn dựa trên cơ sở là hệ thống thông tin Zoom.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu


 Kỳ vọng hiệu quả có phải nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên không ?
 Kỳ vọng dễ dàng có phải nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên không ?
 Ảnh hưởng xã hội có phải nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên không ?
 Điều kiện thuận lợi có phải nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông
tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên không ?

1.5. Giả thuyết nghiên cứu


 H1: Kỳ vọng hiệu quả là nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên.
 H2: Kỳ vọng dễ dàng là nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên.
 H3: Ảnh hưởng xã hội là nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên.
 H4: Điều kiện thuận lợi là nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên.

1.6. Ý nghĩa nghiên cứu


 Về phía sinh viên: Giúp sinh viên tìm ra cách tối ưu trong việc sử dụng hệ thống
thông tin (Zoom) cho việc học trực tuyến trong đại dịch Covid-19 và trong tương
lai.
 Về phía nhà trường: Giúp nhà trường có cái nhìn toàn diện hơn về việc cung cấp
giải pháp cho người học để từ đó đưa ra được những ra phương pháp giảng dạy hiệu

12
quả hơn trong đối với các hình thức học tập khác nhau trong đó bao gồm cả việc
thiết kế giảng dạy trên môi trường trực tuyến.

1.7. Thiết kế nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông
tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên địa
bàn Hà Nội.
 Nội dung nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông
tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên địa
bàn Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng điều tra: Sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội.
 Không gian: Các trường Đại học tại Hà Nội.
 Thời gian: 10/03/2022 đến 05/04/2022
 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đã và đang học tại các trường Đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội.

1.8. Cấu trúc đề tài


 Chương 1: Đặt vấn đề.
 Chương 2: Tổng quan nghiên cứu.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
 Chương 5: Kết luận, kiến nghị.

13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về sinh viên
Sinh viên là phiên âm tiếng Việt của một từ bằng tiếng Anh là Students, theo
nguồn gốc tiếng Latinh là “người làm việc, người tìm hiểu tri thức”.

Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), Sinh viên được hiểu là
“người học ở bậc đại học”. [1]

Theo “Từ điển Giáo dục học” (Hiển Bùi (2001). Từ điển Giáo dục học, NXB Từ
điển bách khoa), Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học. [2]

Theo “Luật Giáo dục đại học” (Quốc hội (2012). Luật Giáo dục Đại học, NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật), Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học
tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào
tạo đại học. [3]

Trong bài nghiên cứu này, có thể hiểu Sinh viên là những người có độ tuổi từ
18-25 đang học tập ở bậc giáo dục Đại học trên địa bàn Hà Nội.

2.1.2. Khái niệm về cơ sở giáo dục Đại học


Theo “Luật Giáo dục đại học” sửa đổi [3], bổ sung năm 2018 (Quốc hội (2012).
Luật Giáo dục Đại học, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật), “Cơ sở giáo dục Đại học là
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình
độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.”

2.1.3. Khái niệm hệ thống thông tin


Theo từ điển Wiktionary, Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu
tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông
tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.

Hay “Hệ thống thông tin chính là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và mạng
viễn thông mà mọi người xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo và phân phối dữ liệu
hữu ích, thường là trong cài đặt tổ chức [4].

Trong bài nghiên cứu này, khái niệm “Hệ thống thông tin” được hiểu dưới góc
độ trong ngành giáo dục nói chung và tại các cơ sở giáo dục Đại học nói riêng, là cách

14
mà các cơ sở giáo dục xây dựng hệ thống thông tin trong việc đào tạo và học tập trực
tuyến.

2.1.4. Khái niệm về phần mềm Zoom Meeting


Theo từ điển Wikipedia, Zoom là phần mềm gọi video phát triển bởi Zoom
Video Communications.

Được giới thiệu vào năm 2013, Phần mềm Zoom cho phép nhiều người được
kết nối với nhau trong một khoảng cách rất xa. Với điều kiện là người dùng cần phải
trang bị ít nhất một thiết bị di động điện tử như máy tính, điện thoại thông
minh...Trong hoàn cảnh dịch bệnh ngày nay, môi trường học trực tuyến gần như là bắt
buộc đối với các cơ sở giáo dục vì vậy Zoom là sự lựa chọn của nhiều trường Đại học.
Phần mềm Zoom Meeting đã xây dựng hệ thống thông tin hoàn toàn phù hợp giúp đáp
ứng và hỗ trợ kịp thời việc giảng dạy của nhiều trường Đại học trên các quốc gia. Với
giao diện đơn giản, dễ dùng, các tính năng bao gồm: gọi một-một, họp video nhóm,
chia sẻ màn hình, plugin, tiện ích trình duyệt, và khả năng thu lại cuộc họp và tự động
phiên âm [5]. Không những thế, theo Osborne, Charlie (2020), các tính năng bảo mật
của Zoom bao gồm cuộc họp cần mật khẩu, xác thực người dùng, phòng chờ, cuộc họp
kín, vô hiệu hóa chia sẻ màn hình, ID tạo ngẫu nhiên, và khả năng đuổi người tham gia
[6]...gần như đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong quá trình dạy và học trực tuyến tại các
cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở Đại học nói riêng.

2.1.5. Khái niệm về bản thân


Theo từ điển mở Wiktionary, “bản thân” là một đại từ mang nét nghĩa như sau:

“1. Một người mà được nhắc đến bởi chính người đó.

2. Mình, chính mình.”

Ở bài nghiên cứu này, cụm từ “bản thân” mang nghĩa chỉ khách thể nghiên cứu, là
sinh viên đã và đang học tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.1.6. Khái niệm về Covid-19


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid-19. Tên gọi mới này gọi
tắt của Coronavirus Disease 2019 và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất
hiện.

15
Theo CDC Việt Nam cho biết: “COVID-19 (bệnh virusirus corona 2019) là một
bệnh do virus có tên SARS-CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở
Vũ Hán, Trung Quốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế
giới. COVID-19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp, có thể cảm thấy giống như cảm
lạnh, cúm hoặc viêm phổi. COVID-19 có thể tấn công không chỉ phổi và hệ hô hấp của
con người.”

2.1.7. Thực trạng của việc sử dụng hệ thống thông tin trong việc học trực tuyến
của sinh viên hiện nay tại các trường Đại học.
Trong hai năm gần đây, dưới sự hoành hành của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã
ban hành quyết định cách ly xã hội khiến việc học tập tại các cơ sở giáo dục nói chung
và tại các cơ sở giáo dục Đại học nói riêng đã bị ảnh hưởng không ít. Với phương
châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, các cơ sở giáo dục đã tiến hành áp
dụng phương thức dạy học trực tuyến. Với các kỹ thuật tiên tiến, nhiều trường Đại học
đã tiến hành triển khai thành công các hệ thống thông tin để hỗ trợ việc giảng dạy với
sự tương tác cao và linh hoạt (ví dụ như Trans, Zoom, Microsoft Teams,....).

Có thể thấy, trong những năm đầu tiên áp dụng mô hình mới này, việc học trực
tuyến đã đem lại nhiều lợi thế cho người học bao gồm: Tăng quyền truy cập vào các cơ
sở giáo dục, tùy chỉnh học tập, linh hoạt để cung cấp cho sinh viên thời gian và chi phí
giảm trong các cơ sở trường học. Cùng với việc mở rộng Internet và giảm đáng kể chi
phí của thiết bị viễn thông, mô hình giảng dạy và học tập trực tuyến đã đạt được nhiều
thành tựu ngoạn mục [7]. Nếu trong quá khứ, mô hình học tập trực tuyến phần lớn còn
xa lạ đối với sinh viên, thì ngày nay kết hợp với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng
công nghệ thông qua các công cụ học tập trực tuyến khác nhau đã giúp mô hình trực
tuyến có tác động mạnh, với nhiều tín hiệu tích cực như cải thiện quyền truy cập của
sinh viên và khuyến khích tỷ lệ hoàn thành chương trình cao hơn. Các hệ thống hỗ trợ
dạy- học trực tuyến hầu hết đều có tính bảo mật dữ liệu cao, các cookies được mã hóa
hoàn toàn, đáp ứng lượng truy cập lớn, dễ dàng theo dõi, đánh giá và điều chỉnh quá
trình một cách hiệu quả, cung cấp các thông tin chính xác phục vụ công tác quản lý
điều hành...Và đặc biệt là tính đa ngôn ngữ, giúp mỗi người dùng có thể chọn riêng cho
mình một ngôn ngữ để hiển thị.

Ngày nay, nhiều cơ sở giáo dục như Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hay
Đại học khác nhau đã sẵn sàng xây dựng các hệ thống thông tin nhằm nâng cao việc
học tập trực tuyến của sinh viên. Các hệ thống thư viện số phục vụ sinh viên tiếp cận
16
kiến thức dễ dàng từ mọi nơi dù không thể trực tiếp đến trường, bên cạnh đó bản thân
các giảng viên cũng được phổ cập các kiến thức liên quan khi áp dụng hình thức học
tập mới, nâng cao các kỹ năng sử dụng công nghệ, chủ động sáng tạo ra các hình thức,
phương pháp giảng dạy mới không còn là các bài giảng điện tử đơn thuần trên màn
hình thiết bị học trực tuyến mà thay vào đó có thể là thiết lập các hệ thống thông tin
kiểm tra để thực hiện và đánh giá các kỳ thi và bài kiểm tra...Nhờ đó, các khóa sinh
viên còn chưa quen với việc đào tạo trực tuyến đã thích ứng nhanh hơn. Nhiều sinh
viên dễ dàng tham gia vào các cuộc họp nhóm, trao đổi kiến thức trên lớp, họ bắt đầu
đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực hơn vào việc tự học của mình khi cảm thấy ít kết nối
hơn với trường học. Vậy nên, có thể thấy việc áp dụng hệ thống thông tin trong quá
trình học tập trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học là một phần không thể
thiếu trong hoàn cảnh dịch bệnh ngày nay.

2.2. Các tài liệu liên quan đến đề tài


2.2.1. “Kết hợp thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công
nghệ (TAM) vào đề xuất khung phân tích hành vi học tập trực tuyến tại Việt Nam
trong đại dịch Covid-19” (Hoàng Đàm Lương Thúy, Hoàng Trọng Trường, 2020)
[8].
Bài nghiên cứu được đăng tải bởi Tạp chí Khoa học & Công nghệ ĐHTN vào
ngày 30 tháng 6 năm 2020, với mục đích nghiên cứu hành vi học trực tuyến của người
học tại Việt Nam trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài và phức tạp, bài viết
đã kết hợp thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi học trực tuyến, đây là một chủ đề khá
mới mẻ và cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã nêu rất
rõ về hoạt động học trực tuyến và Các lý thuyết về sử dụng công nghệ. Theo tác giả,
hình thức học trực tuyến (E-learning) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào
tạo dựa trên công nghệ và truyền thông [9]. Hay cụ thể hơn, là việc học trực tuyến sử
dụng hỗ trợ của nền tảng kỹ thuật và cho phép người dạy- người học có thể giao tiếp
với nhau. Không thể phủ nhận, việc học trực tuyến đã đem lại rất nhiều điểm thuận lợi
cho cả người dùng và các cơ sở giáo dục như: tính dễ quản lý thời gian, thuận tiện, dễ
dàng tương tác, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện trao đổi thông tin và học tập hợp
tác...Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn đề cập đến mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
và thuyết hành vi có hoạch định (TPB) nhằm phân tích các ảnh hưởng của các đặc
điểm kỹ thuật trong hệ thống đến hành vi chấp nhận và ý định sử dụng công nghệ của
từng cá nhân. Để qua đó có thể đánh giá sự tương tác của sinh viên khi sử dụng hệ
17
thống thông tin trong học tập và đào tạo trực tuyến. Trong khi mô hình TAM được sử
dụng rộng rãi trong các tài liệu IS để giải thích hành vi sử dụng công nghệ thông tin
của từng cá nhân, chủ yếu tập trung vào các đặc tính của công nghệ bao gồm cảm nhận
sự hữu ích và cảm nhận sự dễ sử dụng. Thì mô hình TPB tập trung vào các yếu tố liên
quan đến người sử dụng và môi trường xã hội (thái độ, chuẩn mực chủ quan, chuẩn
mực kiểm soát hành vi). Theo TPB, thái độ yêu thích và nhận thức kiểm soát hành vi
tốt sẽ tác động tới ý định của từng cá nhân. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của
Tavallavee và cộng sự (2017) cho thấy ảnh hưởng tích cực của cảm nhận sự hữu ích và
cảm nhận sự dễ sử dụng đến thái độ của người học trực tuyến. Những người có kinh
nghiệm sử dụng và nhận thức được sự hữu dụng của nền tảng học trực tuyến sẽ hình
thành thái độ tích cực hơn [10]. Từ nghiên cứu của tác giả, có thể thấy sự kết hợp giữa
TPB và TAM rất hợp lý trong bối cảnh nghiên cứu hành vi chấp nhận phương tiện học
trực tuyến của người học. Việc nhận thức và hiểu rõ các yếu tố tác động, từ đó đề xuất
được các giải pháp nâng cao chất lượng học trực tuyến là vô cùng quan trọng đối với
các cơ sở giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19.

2.2.2. “Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực
tuyến (E-learning): trường hợp sinh viên ngành kinh tế tại Hồ Chí Minh” (Lê Hải
Nam, Trần Yến Nhi, 2021) [11].
Được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ ngày 20 tháng 8
năm 2021, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của người học đối với dịch vụ học tập trực tuyến (E-learning). Bài nghiên cứu
với phương pháp nghiên cứu là sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis
(1989) và mô hình hệ thống thông tin thành công IS của Delone và McLean (1992) để
làm cơ sở đề xuất và kiểm định giả thuyết. Tác giả đã đưa ra tám nhân tố tương ứng
với tám giả thuyết nghiên cứu sự hài lòng của người học là sinh viên ngành kinh tế đối
với dịch vụ học tập trực tuyến (E-learning) tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Nhận
thức dễ sử dụng, Nhận thức sự hữu ích, Chất lượng thông tin, Chất lượng hệ thống,
Giảng viên hướng dẫn, Dịch vụ hỗ trợ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành
vi. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 267 quan sát hợp lệ được thu thập bằng phương
pháp lấy mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện. Bộ thang đo sử dụng trong nghiên cứu
gồm 47 mục hỏi trong bảng khảo sát được tác giả kế thừa và hiệu chỉnh từ các nghiên
cứu đi trước có liên quan đến phỏng vấn sâu và lấy ý kiến của chuyên gia. Sau khi tiến
hành thực hiện các kỹ thuật phân tích như kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính,
18
kết quả cho thấy cả tám nhân tố đã nêu trên đều có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến
biến phụ thuộc là Sự hài lòng. Trong đó, dựa theo hệ số Beta, nhân tố Nhận thức hữu
ích là nhân tố có sức ảnh hưởng lớn nhất trong tám nhân tố trên (0,229). Theo sau là
Nhận thức kiểm soát hành vi (0,199), Nhận thức dễ sử dụng (0,175), Chuẩn chủ quan
(0,165), Dịch vụ hỗ trợ (0,146), Chất lượng thông tin (0,101), Chất lượng hệ thống
(0.096) và cuối cùng là Giảng viên hướng dẫn (0,084). Cuối cùng, sau khi đưa ra kết
luận, tác giả đưa ra một vài hàm ý quản trị cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo.

2.2.3. “Transitioning from Face–to–Face to remote Learning:


Students’Attitudes and Perceptions of using Zoom during Covid-19 Pandemic”
(Derar Serhan, 2020). [12]
Bài nghiên cứu được đăng tải bởi tạp chí International Journal of Technology in
Education and Science vào ngày 18 tháng 8 năm 2020 vào đúng thời điểm tình hình đại
dịch Covid-19 trở lên căng thẳng, nhiều trường Đại học đã buộc phải chuyển từ hình
thức học truyền thống sang trực tuyến. Có rất nhiều tổ chức đã sử dụng phần mềm
Zoom làm nền tảng phân phối của họ khi có lệnh giãn cách xã hội vì vậy mục đích của
bài nghiên cứu này là “investigate students attitudes towards the use of Zoom in remote
learning” và “their perceptions of its effects on their learning and engagement in
comparison to Face-to-Face learning”. (tạm dịch: Điều tra thái độ của sinh viên đối với
việc sử dụng Zoom và nhận thức của họ về tác động của nó trong học tập trực tuyến và
sự tham gia của họ so với việc học trực tiếp). Trong bài nghiên cứu, tác giả đã trích dẫn
nhiều nguồn tài liệu, bài nghiên cứu của các tác giả khác nhau nhằm so sánh sự tác
động của 2 môi trường học tập trực tuyến và trực tiếp đối với sinh viên. Theo Sayam
và công sự (2017) các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng phần mềm Zoom đã
làm tăng mức độ hài lòng của sinh viên và giảm khối lượng công việc của giảng viên
khoảng 25%. Theo một bài nghiên cứu khác, Archibalb và cộng sự (2019) phát hiện ra
rằng 69% người tham gia thích sử dụng Zoom như một kỹ thuật phỏng vấn so với mặt
đối mặt (face-to-face), điện thoại hoặc các nền tảng hội nghị truyền hình khác. Ngoài
ra, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng việc sử dụng Zoom có thể đóng vai trò như
một nền tảng thích hợp để thu thập dữ liệu phỏng vấn định tính bởi tính dễ sử dụng, các
tính năng quản lý dữ liệu và các tùy chọn bảo mật [13]. Tuy nhiên, sau cuộc khảo sát
mà tác giả dành cho 31 sinh viên tại một trường Đại học lớn ở Hoa kỳ, các kết quả
hoàn toàn trái ngược với những phát hiện được báo cáo của các bài nghiên cứu trên.
Xét về thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng phần mềm và nhận thức của sinh viên
19
về tác động của việc sử dụng Zoom, phần lớn số sinh viên không đồng ý chiếm tỉ lệ
cao hơn so với số sinh viên đồng ý. Theo đánh giá của sinh viên, họ thích sự linh hoạt
và tiện lợi khi tham gia các khóa học qua Zoom so với các lớp học trực tiếp. Tuy nhiên,
những nhược điểm lớn của việc sử dụng Zoom đa số là chất lượng tương tác và phản
hồi (42,11% ) và sự mất tập trung (36,84%), chất lượng giáo dục kém (15,79%). Các
khó khăn về kỹ thuật lại chỉ chiếm một phần không đáng kể (5,26%). Dựa trên quan
điểm của Bao (2020), tác giả đã kết luận được các nguyên tắc tác động cao đối với giáo
dục trực tuyến đó là: cung cấp hiệu quả thông tin hướng dẫn trực tuyến, hỗ trợ đầy đủ
của giảng viên và trợ giảng cho sinh viên bao gồm phản hồi kịp thời, kèm cặp và
hướng dẫn qua email sau giờ học, nâng cao chất lượng tham gia để cải thiện chiều rộng
và sâu của việc học tập, kế hoạch sự phòng để đối phó với các sự cố không mong muốn
trên các hệ thống học trực tuyến.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1.Mô hình nghiên cứu
3.1.1. Mô hình UTAUT
Mô hình UTAUT hay còn gọi là mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng
sự (2003) với mục đích kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận
thống nhất hơn. Đây được coi là mô hình kết hợp của 8 mô hình trước đó dựa trên
quan điểm chung nhất là nghiên cứu sự chấp nhận của người sử dụng về một hệ thống
thông tin mới bao gồm:

● TRA (Theory of Reasoned Action – Thuyết hành động hợp lý)


● TAM (Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ)
● MM (Motivation Model – Mô hình động cơ)
● TPB (Theory of Planned Behavior – Thuyết dự định hành vi)
● C-TAM-TPB (A model combining TAM and TPB – mô hình kết hợp TAM và
TPB)
● MPCU (Model of PC Utilization – mô hình sử dụng máy tính cá nhân)
● IDT (Innovation Diffusion Theory - mô hình phổ biến sự đổi mới)
● SCT (Social Cognitive Theory- Thuyết nhận thức xã hội)
20
Mô hình UTAUT đưa ra các thành phần chính như sau:

Hình 1. Mô hình UTAUT gốc của Venkatesh và cộng sự.

 PE (Performance Expectancy) là kỳ vọng kết quả thực hiện được, được định nghĩa là
“mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi
nhuận trong hiệu suất công việc” (Venkatesh và cộng sự, 2003).
 EE (Effort Expectancy) là kỳ vọng nỗ lực, được định nghĩa là "mức độ dễ dàng kết
hợp với việc sử dụng các hệ thống" (Venkatesh và cộng sự, 2003).
 SI (Social Influence) là ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân
cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới” (Venkatesh và
cộng sự, 2003). Những người khác có thể bao gồm các ông chủ, đồng nghiệp, cấp
dưới, v.v. Theo Venkatesh và cộng sự (2003) ảnh hưởng xã hội được mô tả như là tiêu
chuẩn chủ quan trong TRA, TAM2, TPB / DTPB và C-TAM- TPB, các yếu tố xã hội
trong MPCU, và hình ảnh trong IDT.
 FC (Facilitating Conditions) là các điều kiện thuận lợi, được định nghĩa là “mức độ
mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử
dụng hệ thống” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Sự ảnh hưởng của FC vào sử dụng sẽ

21
được điều tiết theo độ tuổi, chi phí hàng tháng, và kinh nghiệm thiêng về những người
làm việc lớn tuổi với sự gia tăng về kinh nghiệm.
 BI (Behavioral Intention) là dự định hành vi được định nghĩa bởi (Fishbein và Ajzen,
1975; và Davis và Cosenza, 1993) là mức độ người sử dụng có ý định chấp nhận và sử
dụng hệ thống và đây là nguyện vọng và mục tiêu cuối cùng. Venkatesh và cộng sự
(2003) giả định rằng BI sẽ có một ý nghĩa tích cực ảnh hưởng đến việc sử dụng công
nghệ.
 Cũng theo Venkatesh và cộng sự (2003), các nhà nghiên cứu giả định rằng mối
quan hệ giữa các PE và BI sẽ được kiểm duyệt bởi cả hai giới tính và tuổi tác thiêng
về cho những nam giới trẻ hơn so với phụ nữ.
 UB (Use Behavior) là hành vi sử dụng. Dựa theo một số tài liệu cho thấy rằng ý
định sử dụng là tiền đề của hành vi sử dụng (Ajzen, 2002; Kim, Malhotra &
Narasimhan, 2005). Thông qua các phán đoán dựa theo thuyết TAM, Turner,
Kitchenham, Brereton, Charters, and Budgen (2010) thấy rằng các mối tương quan
giữa ý định sử dụng và hành vi sử dụng rất mạnh. Trong nghiên cứu thực chứng khi
mua trực tuyến vé máy bay của người tiêu dùng dựa trên mô hình UTAUT2,
Escobar Tomás Escobar-Rodríguez and Elena Carvajal-Trujillo. (2013) nhận thấy
rằng việc ý định sử dụng là sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc dự đoán hành vi
mua vé máy bay trực tuyến. Ngoài ra trong mô hình còn có các yếu tố: G (gender-
giới tính), A (Age- tuổi), E (Experience – Kinh nghiệm) và VU (Voluntariness of
Use – Sự tình nguyện sử dụng). Và các yếu tố này có mối quan hệ với nhau theo
mô tả ở hình ở trên.

3.1.2. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)


Theo lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực
hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như: thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn
chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Thuyết hành vi hoạch dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý
(Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước
về sự việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí. Tương tư

22
như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có dự định là ý định của
cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.

Hình 2. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)

Ba yếu tố cơ bản trong lý thuyết dự định:


 Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của
việc thực hiện hành vi;
 Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của
áp lực hay sự bắt buộc có tính quy tắc nên được gọi là chuẩn quan;
 Cuối cùng, là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng
thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005). Lý
thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và
kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi.
Lý thuyết hành vi dự định TPB được phát triển lần đầu vào năm 1967 bởi
Fishbein, sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975). Theo lý
thuyết này, các cá nhân có cơ sở và động lực trong quá trình ra quyết định của họ và
đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp, công cụ tốt nhất để phán đoán hành
vi là ý định và hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi (BI) của một người.
Ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan
hành vi.

3.1.3. Mô hình đề xuất của nhóm


Từ các tài liệu tham khảo chủ yếu đã liệt kê ở trên, nhóm chúng tôi đã đưa ra quyết
định về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin ( phần mềm

23
Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Hà
Nội bao gồm: Kỳ vọng hiệu quả, Kỳ vọng dễ dàng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận
lợi.

Hình 3. Mô hình nghiên cứu


3.2. Giả thuyết nghiên cứu
 H1: Kỳ vọng hiệu quả có tác động tích cực đến ý định sử dụng hình thức học tập
trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội.
 (H2: Kỳ vọng dễ dàng có tác động tích cực đến ý định sử dụng hình thức học
tập trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội.
 H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng hình thức học
tập trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội.
 H4: Điều kiện thuận lợi có tác động tích cực đến ý định sử dụng hình thức học
tập trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội.
3.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu gắn với việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ
liệu dưới dạng số trên cơ sở thu được từ bên ngoài. Thường được kiểm định và các giả
thuyết khoa học được suy diễn từ các giả thuyết đã có (theo mối quan hệ nhân quả) mà
trong đó các biến số nghiên cứu sẽ được lượng hóa cụ thể. Các mô hình toán và các

24
công cụ thống kê sẽ được sử dụng cho việc mô tả, dự đoán và giải thích các hiện tượng.
Tiến trình thông thường của nghiên cứu định lượng bao gồm việc xác định tổng thể
nghiên cứu và mẫu điều tra, thiết kế bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu, tiến hành điều tra
và thu thập bảng hỏi, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu. Cách tiếp cận
định lượng cũng là cách tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết khoa học.

Nghiên cứu định tính là cách tiếp cận trong đó nghiên cứu viên tìm hiểu hành vi,
động cơ,... của các đối tượng nghiên cứu thông qua việc thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu. Phân tích, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt để từ đó bổ sung đưa ra
hình thành bảng câu hỏi chính thức. [14]

Qua các đặc điểm trên cùng với tiêu chí của đề tài: “ Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của
sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội”, nhóm chúng tôi lựa chọn sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu đề tài trên. Dữ liệu
sẽ không bị sai lệch theo hướng chủ quan vì nhóm thực hiện nghiên cứu sẽ quan sát
hiện tượng nghiên cứu.

 Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước:


 Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ.
 Bước 2: Nghiên cứu chính thức bằng định lượng.
 Dữ liệu nghiên cứu:
 Dữ liệu thứ cấp: Nhóm đã tìm tài liệu từ các trang tạp chí điện tử, các luận văn,
luận án và một số nguồn khác trên Internet ở cả trong và ngoài nước, phục vụ
cho phần viết tổng quan và một số khái niệm cơ bản.
 Dữ liệu sơ cấp: Nhóm đã điều tra để thu thập thông tin về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến
của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng phỏng vấn
là các sinh viên của các trường Đại học tại Hà Nội. Nhóm đã tiến hành thiết kế
bảng khảo sát sử dụng thang đo định danh để thu thập một số thông tin cá nhân
và thang đo khoảng để đo các mức độ. Sau đó nhóm sẽ nhập dữ liệu đã thu thập
được vào SPSS để tiến hành thống kê mô tả và phân tích dữ liệu.

3.3. Thiết kế nghiên cứu

25
 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông
tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên địa
bàn Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng điều tra: sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội.
 Địa điểm: Các trường Đại học ở Hà Nội.
 Thời gian: 10/03/2022 đến 05/04/2022.
 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học tại các trường Đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội.

★ Phương pháp chọn mẫu

 Chọn mẫu là khâu quan trọng quyết định chất lượng kết quả nghiên cứu. Mục
đích của nghiên cứu là tìm hiểu những đặc tính của tổng thể (đám đông) cần
nghiên cứu.
 Chọn mẫu và sai số: trong nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật nghiên cứu
chọn mẫu, nhà khoa học thường mắc phải hai loại sai số là sai số do chọn mẫu
và sai số không do chọn mẫu.
 Sai số do chọn mẫu là sai số xảy ra do chọn mẫu để thu thập dữ liệu.
 Sai số không do chọn mẫu là sai số do phát sinh trong quá trình thu thập và xử
lý dữ liệu như người điều tra không thể giải thích được đúng ý nghĩa các câu
hỏi, người trả lời không điền bảng hỏi nghiêm túc, hiệu chỉnh dữ liệu sai lệch,
nhập dữ liệu bị thiếu sót,...
 Quy trình chọn mẫu: gồm 5 bước

26
Hình 4. Quy trình chọn mẫu trong nghiên cứu

(Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học - GS.TS Đinh Văn Sơn, NXB Thống Kê 2015)

Đối với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống
thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên
địa bàn Hà Nội ”

 Tổng thể nghiên cứu: khoảng 800.000 sinh viên


 Khung mẫu:

● Tổng thể nghiên cứu: khoảng 300 sinh viên


● Phần tử: sinh viên chính quy của các Trường Đại học tại Hà
Nội
● Tuổi từ: 18-22
● Giới tính: nam/ nữ/ khác
● Năm học: từ năm 1 đến năm 4
● Xếp loại học tập: A, B, C, D, F
● Ngành học: tất cả các ngành đào tạo tại các Trường

27
 Kích thước mẫu:

Đối với cuộc điều tra, thăm dò thông thường kích thước mẫu được xác định
chuẩn mực như sau:

 Kích thước mẫu tối thiểu là 30 (n>=30)


 Xác định cỡ mẫu để ước lượng trung bình tổng thể:

Z α Sx
Công thức: e = 2

√n
Trong đó:

e: mức độ chính xác

n: cỡ mẫu


2
: giá trị của biến phân phối chuẩn hóa ở mức ý nghĩa α

α: mức ý nghĩa

S x: độ lệch chuẩn của mẫu

 Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

Lấy đủ 200 phiếu khảo sát theo đúng yêu cầu mà nhóm đã đề ra. Mẫu được lấy
dựa trên sự tiện lợi và khả năng tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi người điều tra
dễ dàng gặp đối tượng.

3.4. Đơn vị nghiên cứu

Là cá nhân, nhóm, tổ chức đi điều tra nghiên cứu một vấn đề khoa học nào đó.
Đơn vị nghiên cứu của nhóm chính là các thành viên trong nhóm thực hiện nghiên cứu
đề tài này.

3.5. Công cụ thu thập dữ liệu

Trước khi làm nhóm đã khảo sát qua 10 người và xem phản hồi của họ rồi từ đó
chỉnh sửa bổ sung phiếu câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích điều tra của nhóm và
người được phỏng vấn có thể dễ tiếp cận vấn đề. Điều tra qua bảng khảo sát của
28
Google form với câu hỏi về thông tin chung, đánh giá mức độ ảnh hưởng và thông tin
cá nhân. Nhóm sẽ đăng lên các trang, group có sinh viên các trường Đại học tại Hà
Nội, gửi cho bạn bè tại các trường và xin ý kiến của các sinh viên. Các thành viên trong
nhóm sẽ hỗ trợ nhau tìm sinh viên để quá trình nghiên cứu được thuận lợi và chính xác
nhất.

3.6. Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu

Sau khi thông tin được lấy đủ nhóm sẽ bắt đầu chọn lọc, xử lý sơ bộ cho dữ liệu
các câu trả lời sai sót để tăng chất lượng dữ liệu. Sắp xếp điều chỉnh có thể khảo sát
tiếp sao cho dữ liệu tốt để phục vụ quá trình nghiên cứu và bắt đầu phân tích.

Dữ liệu được mã hóa và nhập vào phần mềm Microsoft Excel, Google Form và
SPSS dưới dạng con số để xử lý dữ liệu. Kết quả thu được là bảng, biểu đồ, số liệu đã
tổng hợp, phân tích thống kê, mô tả, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy.

3.7. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Chúng tôi cam kết sẽ chỉ thu thập dữ liệu của các đối tượng vào mục đích
nghiên cứu đề tài khoa học và không sử dụng vào mục đích cá nhân. Các thông tin của
đối tượng nghiên cứu sẽ được lưu lại dưới dạng mã hóa và không làm ảnh hưởng đến
danh tính mà đối tượng cung cấp. Chúng tôi sẽ không lợi dụng quá trình khảo sát để
tìm hiểu về các vấn đề riêng tư mà đối tượng cá nhân không muốn tiết lộ hoặc sử dụng
thông tin mà đối tượng nghiên cứu cung cấp nhằm lợi dụng, đe dọa đối tượng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thiết kế phiếu điều tra (Cách thức)
 Khái niệm: Phiếu điều tra là một mẫu gồm tập các câu hỏi cần ứng viên trả lời.
Theo Goode Hatt, “phiếu điều tra chính là một công cụ nhằm đảm bảo câu trả lời
được đưa ra cho các câu hỏi cho trước bằng cách yêu cầu ứng viên tự mình điền vào
mẫu có sẵn.”
 Mục tiêu: Có ba mục tiêu chính cần đạt được với phiếu điều tra:

29
 Để thu thập dữ liệu từ ứng viên rải rác trên một phạm vi lớn.
 Để thu thập dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu.
 Để thành công trong việc thu thập dữ liệu chính xác và đáng tin cậy trong một
khoảng thời gian ngắn.
 Các yếu tố chính của thiết kế điều tra
 Mẫu khảo sát: phải xác định mẫu như thế nào để đảm bảo độ tin cậy, phải có
tiêu chuẩn. Phải hiểu bản chất vấn đề nghiên cứu thì mới chọn mẫu thử.
 Phiếu câu hỏi: có bị dài quá, mất thời gian, có cân đối hay không? Đối tượng là
ai? Họ có hiểu hết câu hỏi không?
 Phương pháp thu thập dữ liệu: online, đi thu thập trực tiếp, gửi email. Nếu làm
sai phương pháp thì có thể làm mất tính cấp thiết của đề tài do thời gian thu thập
quá lâu.
 Phương pháp phân tích (dự kiến trước): phải nghĩ mình sẽ phân tích hồi quy hay
nhân tố khám phá, thông tin mình cần là gì, cần những biến số, nhân tố nào,..
Khi mình hình dung được thì quá trình xây dựng bảng hỏi mới trở nên khả thi và
dễ dàng thực hiện hơn.
 Phiếu điều tra
 Lời giới thiệu: mục đích nghiên cứu, yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ…
 Các phần câu hỏi: bắt đầu những phần ít nhạy cảm và dễ trả lời nhất (giới tính,
trường học, chuyên ngành...). Có thể chèn các câu hỏi mở ở giữa.
 Cách thức xây dựng phiếu điều tra:
 Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đây là điều cần thiết mà người nghiên cứu cần biết để đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi
được đưa ra trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp bạn trả lời được
câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
 Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
Đối tượng nghiên cứu là toàn sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu từ tất cả của một (hoặc các) nhóm đối tượng trong
xã hội là không thể, do đó người nghiên cứu cần xác định được số lượng người trong
đối tượng khảo sát (mẫu đại diện) để có được dữ liệu đại diện. Mẫu đại diện này cần
khả thi, trong khả năng khảo sát được và là mẫu tối thiểu có giá trị thống kê, phân
tích.
30
 Bước 3: Xác định các cách thức thu thập số liệu
Có 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi là kênh trực tiếp và kênh
gián tiếp.
 Với kênh trực tiếp, bạn sẽ đến gặp đối tượng khảo sát và yêu cầu/nhờ họ trả lời
bảng hỏi cho mình. Tuy nhiên trong thời kì dịch bệnh, sinh viên chưa được đến
trường 100% nên cách này không khả thi.
 Với kênh gián tiếp, bạn có thể gửi bảng hỏi online tới các đối tượng khảo sát qua
tin nhắn, các group, fanpage hoặc các diễn đàn và yêu cầu/nhờ họ trả lời. Với
cách này, bạn sẽ không phải mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ trả
lời thường thấp và dữ liệu thu được có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan
hoặc khách quan (người trả lời hiểu sai câu hỏi, người trả lời không hiểu rõ câu
hỏi nhưng không hỏi được bạn để giải thích, người trả lời làm vội và hiểu sai ý
câu hỏi, …)
 Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi
Ta cần xác định các câu hỏi cần thiết trong bảng hỏi: Đâu là những câu hỏi cần thiết?
Đó là những câu hỏi giúp bạn thu được những dữ liệu cần thiết để phục vụ thống kê,
phân tích, hay chạy mô hình; từ đó trả lời được câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành
mục tiêu nghiên cứu. Các câu hỏi này có thể dựa trên các lí thuyết, các thang đo sử
dụng trong các bài nghiên cứu trước đây, hoặc các câu hỏi do nhóm nghiên cứu đặt
ra
 Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi
Sau khi đã xác định các câu hỏi, sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp. Ví dụ,
những câu hỏi lọc đối tượng bắt buộc phải là những câu hỏi đặt trước những câu hỏi
sâu; hay những câu hỏi chung và gợi mở cần đặt trước những câu hỏi đi sâu vào chi
tiết. Việc sắp xếp thứ tự của các câu hỏi cần đạt được sự lôgic để cấu trúc của bảng
hỏi hợp lí, tránh gây sự khó khăn và phức tạp cho người khảo sát.
 Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
Sau khi hoàn thiện bảng hỏi “sơ khai”, người nghiên cứu cần khảo sát thử với một số
đối tượng nhất định nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu để có thể phát hiện những
lỗi chưa ổn, hay là câu hỏi đa nghĩa, khó hiểu, dễ bị hiểu sai.... để chỉnh sửa hoàn
thiện bảng hỏi tốt nhất.
 Bước 7: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi
31
Thực hiện xong bước 6, người nghiên cứu cần có những sự điều chỉnh cần thiết để có
một bảng hỏi tốt. Sự điều chỉnh này được thực hiện nhằm khắc phục các lỗi mà
người khảo sát thử/các chuyên gia hoặc giảng viên đã góp ý. Một bảng hỏi tốt có thể
mất nhiều lần phỏng vấn thử và điều chỉnh cho tới khi hoàn thiện.
 Phát và thu phiếu điều tra
Do diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 nên việc phát và thu phiếu offline
tới từng đối tượng khảo sát là không khả thi nên nhóm quyết định phát và thu phiếu
theo hình thức online. Phiếu điều tra được thiết kế trên google form được phát tới các
đối tượng khảo sát qua hình thức online: qua tin nhắn, group, fanpage.... người được
khảo sát có thể trả lời thông qua các phiếu online và gửi cho người khảo sát.
4.2. Cài đặt phần mềm xử lý dữ liệu SPSS
 Khái niệm: SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình
máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê và được sử dụng rộng rãi trong công
tác thống kê kinh tế - xã hội. SPSS có giao diện khá thân thiện với người dùng, dễ
sử dụng bởi sử dụng chủ yếu các thao tác click chuột dựa trên các các công cụ mà
rất ít dùng lệnh. Chính vì thế mà nó được nhiều người tin dùng.
 Cài đặt SPSS trên máy tính là công đoạn đầu tiên trong việc sử dụng phần mềm
SPSS trong công tác phân tích thống kê. Tuy nhiên với lý do hạn chế về công nghệ
mà công đoạn cài đặt phần mềm SPSS khiến nhiều người dùng gặp trở ngại. Video
dưới đây hướng dẫn chi tiết cách cài đặt phần mềm SPSS một cách dễ dàng.
 Cách cài đặt phần mềm SPSS
 Bước 1: Trước tiên các bạn cần Download phần mềm SPSS. Tùy theo máy tính
của bạn dùng hệ điều hành 32bit hay 64 bit mà bạn có thể tải version về cho phù
hợp.
 Bước 2: Sau khi tải về, các bạn tiến hành giải nén bằng cách nhấn chuột phải
vào tệp và chọn Extract Here, chúng ta sẽ được thư mục tương ứng.

32
 Bước 3: Vào thư mục mà bạn vừa giải nén, các bạn nhấp đúp chay file
SPSS_Statistics_22_win64 để cài đặt chương trình (nhớ ngắt kết nối internet
khi cài đặt nhé).

 Bước 4: Sau khi phần mềm tự động giải nén, các bạn nhấn thực hiện các thao
tác cài đặt SPSS như các hình sau đây.

33
34
35
36
37
38
39
Nhấn OK để kết thúc quá trình cài đặt SPSS trên máy tính
 Sau khi hoàn tất việc cài đặt SPSS, chúng ta khởi động phần mềm và tiến hành
sử dụng.

4.3. Mã hóa dữ liệu


Sau khi các đối tượng được khảo sát điền câu trả lời ở phiếu điều tra, tất cả các câu trả
lời sẽ được trích xuất và lưu lại trong 1 file Excel. SPSS là công cụ vô cùng hữu ích
trong quá trình làm nghiên cứu, khảo sát và thu thập số liệu. Để tiến hành phân tích dữ
liệu trên SPSS, bắt buộc chúng ta phải nhập dữ liệu từ Excel vào SPSS. Thế nhưng, đối
với người mới sử dụng công cụ SPSS đều gặp khó khăn trong khâu nhập dữ liệu. Dưới
đây là một số lưu ý khi mã hóa dữ liệu từ Excel vào SPSS:

 Trước khi đưa dữ liệu từ file Excel vào SPSS, chúng ta cần lọc số liệu khảo sát để
loại bỏ các phiếu khảo sát trùng lặp hoặc các phiếu khảo sát thiếu thông tin
 Khai báo các thông tin của từng cột dữ liệu (lưu ý: khi nhập thông tin vào, các
thông tin phải viết không dấu). Việc khai báo để đảm bảo chúng ta không bị sai sót
trong việc nhập và kiểm tra dữ liệu của từng ô
 Vì phần mềm SPSS chỉ đọc được dữ liệu dưới dạng số, nên sau khi khai báo thông
tin của từng cột dữ liệu, ta cần mã hóa các thông tin vừa khai báo chữ thành dạng
số.
 Sau khi mã hóa xong, lưu file Excel vào desktop. Mở phần mềm SPSS, Mở File >
chọn Open > Chọn Data > Hộp thoại hiện lên > chọn file Excel > Nhấn Open >
Hộp thoại hiện lên > Nhấn OK > Hoàn thành!

4.4. Thống kê mô tả
4.4.1. Bảng khảo sát
Phần câu hỏi về thông tin cá nhân người được khảo sát (Tên trường, Sinh viên năm
thứ mấy, Chuyên ngành, Giới tính, Độ tuổi) 
Phần các câu hỏi về quan điểm (Các mức độ được đánh mức từ 1 đến 5, tương ứng
với mức độ thuộc tính từ "hoàn toàn không đồng ý" đến "hoàn toàn đồng ý". Ví dụ:
mức độ khó khăn trong việc tham gia lớp học online: mức 1: hoàn toàn không đồng ý ,
mức 2: không đồng ý , mức 3: bình thường, mức 4: đồng ý , mức 5: hoàn toàn đồng ý.
Có 5 nhóm câu hỏi: Nhóm câu hỏi về  Kỳ vọng hiệu quả, nhóm câu hỏi về Kỳ vọng dễ
dàng, nhóm câu hỏi về Ảnh hưởng xã hội, Nhóm câu hỏi về Điều kiện thuận lợi, nhóm
câu hỏi về Ý định sử dụng Zoom trong học trực tuyến.

40
4.4.2. Kết quả khảo sát

 Giới tính của bạn là gì?

Hình 5. Biểu đồ thể hiện tên Giới tính của các sinh viên tham gia khảo sát.
 Bạn là sinh viên năm thứ mấy trong trường?

Hình 6. Biểu đồ thể hiện năm học trong trường Đại học của các sinh viên tham gia
khảo sát.
Trong 227 người tham gia trả lời khảo sát có: 19 sinh viên năm nhất (8,4%) , 70
sinh viên năm hai (30,8%), 107 sinh viên năm 3 (47,1%) , 25 sinh viên năm tư (11%)
và còn lại6 bạn thuộc khóa khác (2,6%) 
 Chuyên ngành bạn đang theo học là gì?

41
Hình 7. Biểu đồ thể hiện chuyên ngành mà các sinh viên tham gia khảo sát theo học.
Trong 227 người tham gia trả lời khảo sát có: 79 sinh viên theo học chuyên
ngành liên quan đến Công nghệ thông tin (chiếm 34,8%), 35 sinh viên theo học chuyên
ngành liên quan đến Tài chính (15,4%), 77 sinh viên theo học chuyên ngành liên quan
đến Kinh tế (34,9%), 36 sinh viên còn lại theo học chuyên ngành liên quan đến những
lĩnh vực khác.

4.5. Kết quả thống kê mô tả 


4.5.1. Kì vọng hiệu quả

Hình 8. Bảng Descriptive mô tả Kỳ vọng hiệu quả

Từ kết quả có được từ bảng Descriptive ta có thể thấy:

42
+ Đầu tiên chúng ta thấy được những biến ở bảng đó là: KVHQ1, KVHQ2,
KVHQ3, KVHQ4, với N=227 – Đây chính là số lượng mẫu của phiếu khảo sát của
nhóm.
+ Tiếp theo chúng ta thấy được giá trị nhỏ nhất của biến KVHQ1, KVHQ2,
KVHQ3, KVHQ4 đều là 1.
+ Tương tự ta có giá trị lớn nhất của cả 5 biến đều là 5.
+ Giá trị trung bình của các biến quan sát từ PC1 đến PC5 trong nhóm Kì vọng
hiệu quả đều nằm trong mức điểm từ 3.09 đến 3.37 trên thang đo trên thang đo Likert 5
mức độ. Như vậy, phần lớn các đáp viên tham gia trả lời bảng khảo sát đều thấy dễ
dàng với các tiêu chí trong nhóm Kỳ vọng hiệu quả.
+ Độ lệch chuẩn của KVHQ1 đến KVHQ4 không chênh nhau nhiều và hầu hết
đều nằm trong mức điểm trên trung bình của thang đo 5 mức độ. Nó được thể hiện qua
công thức sau:
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/4 = 1
=> Điều này cho thấy rằng người tham gia khảo sát cảm thấy dễ dàng với Kỳ
vọng hiệu quả trong việc sử dụng Zoom trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các
trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 
Cụ thể, chúng ta có thể thấy được % mức bình chọn khảo sát được biểu thị qua
lần lượt các biểu đồ dưới đây:

Hình 9. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn cảm thấy sử dụng Zoom rất hữu
ích cho việc học trực tuyến của mình của sinh viên tham gia khảo sát.

⇒ Biểu đồ trên cho thấy có 36,1% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Bạn
cảm thấy sử dụng Zoom rất hữu ích cho việc học trực tuyến của mình: 41,9% cảm thấy
đồng ý; 16,3% chọn bình thường; 2,6% chọn không đồng ý và 3,1% chọn rất không
đồng ý.

43
Hình 10. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Sử dụng Zoom trong học
trực tuyến giúp bạn chủ động và tập trung học tập của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 30% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Sử
dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn chủ động và tập trung học tập: 41% chọn
đồng ý, 21,6% chọn bình thường, 4,8% chọn không đồng ý và 2,6% chọn rất không
đồng ý.

Hình 11. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Sử dụng Zoom trong học
trực tuyến giúp bạn tăng năng suất hiệu quả học tập của sinh viên tham gia khảo sát.

44
=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,6% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Sử
dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn tăng năng suất hiệu quả học tập: 41% chọn
đồng ý, 24,7% chọn bình thường, 6,2% chọn không đồng ý và 2,6% chọn rất không
đồng ý.

Hình 12. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Sử dụng Zoom giúp bạn
tương tác với bạn bè nhiều hơn và thuận lợi trong việc làm bài tập nhóm của sinh viên
tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,1% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Sử
dụng Zoom giúp bạn tương tác với bạn bè nhiều hơn và thuận lợi trong việc làm bài
tập nhóm: 43,2% chọn đồng ý, 21,6% chọn bình thường, 7% chọn không đồng ý và
3,1% chọn rất không đồng ý.
4.5.2. Kỳ vọng dễ dàng

Hình 13. Bảng Descriptive mô tả Kỳ vọng dễ dàng.

Từ kết quả có được từ bảng Descriptive ta có thể thấy:


45
+ Đầu tiên chúng ta thấy được những biến ở bảng đó là: KVDD1,  KVDD2, 
KVDD3,  KVDD4 với N = 227 – đây chính là số lượng mẫu của phiếu khảo sát của
nhóm.
+ Tiếp theo chúng ta thấy được giá trị nhỏ nhất của biến KVDD1,  KVDD2, 
KVDD3,  KVDD4 đều là 1.
+ Tương tự ta có giá trị lớn nhất của cả 4biến đều là 5.
+ Giá trị trung bình của các biến quan sát từ PC1 đến PC5 trong nhóm Kỳ vọng
dễ dàng  đều nằm trong mức điểm từ 2.98 đến 3.61 trên thang đo trên thang đo Likert 5
mức độ. Như vậy, phần lớn các đáp viên tham gia trả lời bảng khảo sát đều chọn mức
độ dễ dàng với các tiêu chí trong nhóm Kỳ vọng dễ dàng.
+ Độ lệch chuẩn của KVDD 1 đến KVDD4 không chênh nhau nhiều và hầu hết
đều nằm trong mức điểm trên trung bình của thang đo 5 mức độ. Nó được thể hiện qua
công thức sau:
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/4 = 1
=> Điều này cho thấy rằng người tham gia khảo sát cảm thấy dễ dàng với Kỳ
vọng dễ dàng sử dụng cho việc chuyển đổi học online.
Cụ thể, chúng ta có thể thấy được % mức bình chọn khảo sát được biểu thị qua
lần lượt các biểu đồ dưới đây:

Hình 14. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn dễ dàng học cách sử
dụng Zoom để tham gia vào các lớp học trực tuyến của sinh viên tham gia khảo sát.

46
=> Biểu đồ trên cho thấy có 36,6% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Bạn
dễ dàng học cách sử dụng Zoom để tham gia vào các lớp học trực tuyến: 43,6% chọn
đồng ý, 14,1% chọn bình thường, 4% chọn không đồng ý và 1,8% chọn rất không đồng
ý.

Hình 15: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn thấy việc giao tiếp và
tương tác với giảng viên thông qua Zoom là dễ dàng và dễ hiểu của sinh viên tham gia
khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 36,1% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Bạn
thấy việc giao tiếp và tương tác với giảng viên thông qua Zoom là dễ dàng và dễ hiểu:
36,1% chọn đồng ý, 18,9% chọn bình thường, 6,2% chọn không đồng ý và 2,6% chọn
rất không đồng ý.

47
Hình 16. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn dễ dàng gỡ bỏ cài đặt
Zoom hay cập nhật phiên bản mới trên thiết bị của mình của sinh viên tham gia khảo
sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 37,9% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Bạn
dễ dàng gỡ bỏ cài đặt Zoom hay cập nhật phiên bản mới trên thiết bị của mình: 42,7%
chọn đồng ý, 14,1% chọn bình thường, 4% chọn không đồng ý và 1,3% chọn rất không
đồng ý.

Hình 17. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn thấy việc sử dụng thành thạo
Zoom trong học trực tuyến là dễ dàng của sinh viên tham gia khảo sát.

48
=> Biểu đồ trên cho thấy có 36,1% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Bạn
thấy việc sử dụng thành thạo Zoom trong học trực tuyến là dễ dàng: 43,6 % chọn đồng
ý, 15% chọn bình thường, 4% chọn không đồng ý và 1,3% chọn rất không đồng ý.

 4.5.3. Ảnh hưởng xã hội

Hình 18. Bảng Descriptive mô tả Ảnh hưởng xã hội.

Từ kết quả có được từ bảng Descriptive ta có thể thấy:


+ Đầu tiên chúng ta thấy được những biến ở bảng đó là: AHXH1, AHXH2,
AHXH3, AHXH4 với N=227 – đây chính là số lượng mẫu của phiếu khảo sát của
nhóm.
+ Tiếp theo chúng ta thấy được giá trị nhỏ nhất của biến AHXH1, AHXH2,
AHXH3, AHXH4  đều là 1.
+ Tương tự ta có giá trị lớn nhất của cả 4 biến đều là 5.
+ Giá trị trung bình của các biến quan sát từ AHXH1 đến AHXH4 trong nhóm
Phần cứng sử dụng đều nằm trong mức điểm từ 2.87 đến 3.38  trên thang đo trên thang
49
đo Likert 5 mức độ. Như vậy, phần lớn các đáp viên tham gia trả lời bảng khảo sát đều
chọn mức độ là dễ dàng với các tiêu chí trong nhóm Ảnh hưởng xã hội.
+ Độ lệch chuẩn của AHXH1  đến AHXH4 không chênh nhau nhiều và hầu hết
đều nằm trong mức điểm trên trung bình của thang đo 5 mức độ. Nó được thể hiện qua
công thức sau:
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/4 = 1
=> Điều này cho thấy rằng người tham gia khảo sát cảm thấy dễ dàng với Ảnh
hưởng xã hội..
Cụ thể, chúng ta có thể thấy được % mức bình chọn khảo sát được biểu thị qua
lần lượt các biểu đồ dưới đây:

Hình 19. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Nhà trường khuyến khích
bạn sử dụng Zoom để học trực tuyến của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 29,5% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu tố Nhà
trường khuyến khích bạn sử dụng Zoom để học trực tuyến: 41,4% chọn đồng ý, 19,4%
chọn bình thường, 4,8% chọn không đồng ý và 4,8% chọn rất không đồng ý.

50
Hình 20. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Giảng viên rất sẵn sàng giúp
đỡ bạn trong việc sử dụng Zoom để học trực tuyến của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 35,2% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu
tố Giảng viên rất sẵn sàng giúp đỡ bạn trong việc sử dụng Zoom để học trực tuyến:
42,7% chọn đồng ý, 15,9% chọn bình thường, 3,1% chọn không đồng ý và 3,1% chọn
rất không đồng ý.
 

Hình 21. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Những người có ảnh hưởng
đến bạn (bạn bè, đồng nghiệp, anh chị khóa trước,...) nghĩ rằng tôi nên sử dụng Zoom
để học trực tuyến của sinh viên tham gia khảo sát.

51
=> Biểu đồ trên cho thấy có 26% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu tố
Những người có ảnh hưởng đến bạn (bạn bè, đồng nghiệp, anh chị khóa trước,...) nghĩ
rằng tôi nên sử dụng Zoom để học trực tuyến: 41,4% chọn đồng ý, 19,8% chọn bình
thường, 10,6% chọn không đồng ý và 2,2% chọn rất không đồng ý.

Hình 22. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Những người quan trọng với
bạn (gia đình, người thân,...) nghĩ rằng bạn nên sử dụng Zoom để học trực tuyến của
sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,6% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến
Những người quan trọng với bạn (gia đình, người thân,...) nghĩ rằng bạn nên sử dụng
Zoom để học trực tuyến: 41% chọn đồng ý, 22% chọn bình thường, 9,3% chọn không
đồng ý và 2,2% chọn rất không đồng ý.

52
4.5.4. Điều kiện thuận lợi

Hình 23. Bảng Descriptive mô tả Điều kiện thuận lợi.

Từ kết quả có được từ bảng Descriptive ta có thể thấy:


+ Đầu tiên chúng ta thấy được những biến ở bảng đó là: DKTL1, DKTL2,
DKTL3,DKTL4 với N=227 – đây chính là số lượng mẫu của phiếu khảo sát của nhóm.
+ Tiếp theo chúng ta thấy được giá trị nhỏ nhất của biến DKTL1, DKTL2,
DKTL3,DKTL4  đều là 1.
+ Tương tự ta có giá trị lớn nhất của cả 4 biến đều là 5.
+ Giá trị trung bình của các biến quan sát từ DKTL1 đến DKTL5 trong nhóm
Điều kiện thuận lợi đều nằm trong mức điểm từ 3.23 đến 3.82 trên thang đo Likert 5
mức độ. Như vậy, phần lớn các đáp viên tham gia trả lời bảng khảo sát đều chọn mức
độ dễ dàng với các tiêu chí trong nhóm Điều kiện thuận lợi.
+ Độ lệch chuẩn của DKTL1 đến DKTL4 không chênh nhau nhiều và hầu hết
đều nằm trong mức điểm trên trung bình của thang đo 5 mức độ. Nó được thể hiện qua
công thức sau:
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/4 = 1
=> Điều này cho thấy rằng người tham gia khảo sát cảm thấy dễ dàng với Điều
kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi học online.
Cụ thể, chúng ta có thể thấy được % mức bình chọn khảo sát được biểu thị qua
lần lượt các biểu đồ dưới đây:

53
 
Hình 24. Biểu đồ thể hiện mức đồng ý với ý kiến Bạn có đầy đủ điều kiện về nền tảng
CNTT (thiết bị di động, máy tính, mạng Internet,...) để đáp ứng việc tham gia vào lớp
học trực tuyến trên Zoom của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 33,9% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Bạn
có đầy đủ điều kiện về nền tảng CNTT (thiết bị di động, máy tính, mạng Internet,...) để
đáp ứng việc tham gia vào lớp học trực tuyến trên Zoom: 49,3% chọn đồng ý, 11,5%
chọn bình thường, 3,5% chọn không đồng ý và 1,8% chọn rất không đồng ý.

54
Hình 25. Biểu đồ thể hiện mức đồng ý với ý kiến Bạn có đủ kiến thức (cách truy
cập, cách sử dụng, cách kiểm soát thông tin,...) để tham gia vào lớp học trực tuyến trên
Zoom của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 34,4% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu tố Bạn
có đủ kiến thức (cách truy cập, cách sử dụng, cách kiểm soát thông tin,...) để tham gia
vào lớp học trực tuyến trên Zoom: 42,7% chọn đồng ý, 17,2% chọn bình thường, 3,5%
chọn không đồng ý và 2,2% chọn rất không đồng ý.

Hình 26. Biểu đồ thể hiện mức đồng ý với ý kiến Bạn có thể kết hợp sử dụng
Zoom cùng các hệ thống khác để học trực tuyến của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 35,7% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu tố 
Bạn có thể kết hợp sử dụng Zoom cùng các hệ thống khác để học trực tuyến: 44,9%
chọn đồng ý, 14,5% chọn bình thường, 3,1% chọn không đồng ý và 1,8% chọn rất
không đồng ý.

55
Hình 27. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến tố Luôn có nhân viên hoặc
đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn bất ngờ hoặc các sự cố về hệ thống của
sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 23,3% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu tố
Luôn có nhân viên hoặc đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn bất ngờ hoặc
các sự cố về hệ thống: 43,2% chọn đồng ý, 19,8% chọn bình thường, 11,9%chọn
không đồng ý và 1,8 % chọn rất không đồng ý.

4.5.5. Ý định sử dụng

Hình 28. Bảng Descriptive mô tả Ý định sử dụng.

Từ kết quả có được từ bảng Descriptive ta có thể thấy:

56
+ Đầu tiên chúng ta thấy được những biến ở bảng đó là: YDSD1 YDSD2,
YDSD3 với N=227 – đây chính là số lượng mẫu của phiếu khảo sát của nhóm.
+ Tiếp theo chúng ta thấy được giá trị nhỏ nhất của biến YDSD1, UDSD2,
YDSD3  đều là 1.
+ Tương tự ta có giá trị lớn nhất của cả 5 biến đều là 5.
+ Giá trị trung bình của các biến quan sát từ CX1 đến CX5 trong nhóm Ý định
sử dụng đều nằm trong mức điểm từ 3.11 đến 3.19 trên thang đo Likert 5 mức độ. Như
vậy, phần lớn các đáp viên tham gia trả lời bảng khảo sát đều chọn mức độ dễ dàng với
các tiêu chí trong nhóm Ý định sử dụng..
+ Độ lệch chuẩn của YDSD1 đến YDSD3 không chênh nhau nhiều và hầu hết
đều nằm trong mức điểm trên trung bình của thang đo 5 mức độ. Nó được thể hiện qua
công thức sau:
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/3 = 1.3333=> Điều này cho thấy
rằng người tham gia khảo sát cảm thấy dễ dàng với Ý định sử dụng cho việc
chuyển đổi học online.
Cụ thể, chúng ta có thể thấy được % mức bình chọn khảo sát được biểu thị qua
lần lượt các biểu đồ dưới đây:

Hình 29. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Trong tương lai, bạn vẫn tiếp tục sử
dụng Zoom trong học trực tuyến của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,6% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu
tố Trong tương lai, bạn vẫn tiếp tục sử dụng Zoom trong học trực tuyến: 41% chọn
đồng ý, 22% chọn bình thường, 9,3% chọn không đồng ý và 2,2% chọn rất không đồng
ý.

57
Hình 30. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn sẽ giới thiệu Zoom cho
bạn bè, người thân, đồng nghiệp,... sử dụng của sinh viên tham gia khảo sát.

=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,6% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu tố Bạn
sẽ giới thiệu Zoom cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,... sử dụng: 41% chọn đồng ý,
22% chọn bình thường, 9,3% chọn không đồng ý và 2,2% chọn rất không đồng ý

Hình 31. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn đã lên kế hoạch sử
dụng Zoom cho việc học trực tuyến trong tương lai của sinh viên tham gia khảo sát.

58
=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,6% người chọn hoàn toàn đồng ý với yếu tố Bạn
đã lên kế hoạch sử dụng Zoom cho việc học trực tuyến trong tương lai: 41% chọn đồng
ý, 22% chọn bình thường, 9,3% chọn không đồng ý và 2,2% chọn rất không đồng ý.
4.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha bằng SPSS
4.6.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến
nhân tố Kỳ vọng hiệu quả:

Hệ số
Hệ số
Cronbach’s
Biến quan tương Cronbach’s Biến bị
Alpha nếu
sát quan Alpha loại
loại bỏ
biến tổng
biến
Kỳ vọng hiệu quả
KVHQ1 .728 .738
KVHQ2 .703 .751 .823
KVHQ3 .622 .791
KVHQ4 .550 .839 KVHQ4
Hình 32. Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của nhân tố Kỳ vọng hiệu quả
Sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, dựa vảo bảng kết quả
thống kê trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Kì vọng hiệu
quả” có giá trị là 0.823 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến quan sát đều có
giá trị > 0.3 nên thang đo đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Riêng giá
trị “Cronbach’s Alpha if Item Deleted” của biến KVHQ4 có giá trị = 0.839 lớn hơn Hệ
số Cronbach Alpha = 0.823 ở bảng Reliability Statistics nên ta loại biến KVHQ4.
Tóm lại, ta giữ lại 3 biến: KVHQ1, KVHQ2, KVHQ3.
4.6.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến
nhân tố Kỳ vọng dễ dàng:

Biến quan Hệ số Hệ số Cronbach’s Biến bị


sát tương Cronbach’s Alpha loại
quan Alpha nếu

59
loại bỏ
biến tổng
biến
Kỳ vọng dễ dàng
KVDD1 .471 .717
KVDD2 .370 .780 .741 KVDD2
KVDD3 .695 .594
KVDD4 .641 .785 KVDD4
Hình 33. Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của nhân tố Kỳ vọng dễ dàng

Sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, dựa vảo bảng kết quả
thống kê trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Kì vọng dễ
dàng” có giá trị là 0.741 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến quan sát đều
có giá trị > 0.3 nên thang đo đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Riêng
giá trị “Cronbach’s Alpha if Item Deleted” của biến KVDD2 có giá trị = 0.780 lớn hơn
Hệ số Cronbach Alpha = 0.741 và giá trị “Cronbach’s Alpha if Item Deleted” của biến
KVDD4 có giá trị = 0.785 lớn hơn Hệ số Cronbach Alpha = 0.741 ở bảng Reliability
Statistics nên ta loại biến KVDD2 và KVDD4.
Tóm lại, ta giữ lại 2 biến: KVDD1, KVDD3.
4.6.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến
nhân tố Ảnh hưởng xã hội:

Hệ số
Hệ số
Cronbach’s
Biến quan tương Cronbach’s Biến bị
Alpha nếu
sát quan Alpha loại
loại bỏ
biến tổng
biến
Ảnh hưởng xã hội
AHXH1 .440 .632 .682
AHXH2 .511 .586

60
AHXH3 .593 .535
AHXH4 .334 .702 AHXH4
Hình 34. Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của nhân tố Ảnh hưởng xã hội
Sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, dựa vảo bảng kết quả
thống kê trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “ảnh hưởng xã
hội” có giá trị là 0.682 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến quan sát đều có
giá trị > 0.3 nên thang đo đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Riêng giá
trị “Cronbach’s Alpha if Item Deleted” của biến AHXH4 có giá trị = 0.702 lớn hơn Hệ
số Cronbach Alpha = 0.682 ở bảng Reliability Statistics nên ta loại biến AHXH4.
Tóm lại, ta giữ lại 3 biến: AHXH1, AHXH2, AHXH3.
4.6.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến
nhân tố Điều kiện thuận lợi:

Hệ số
Hệ số
Cronbach’s
Biến quan tương Cronbach’s Biến bị
Alpha nếu
sát quan Alpha loại
loại bỏ
biến tổng
biến
Điều kiện thuận lợi
DKTL1 .522 .797
DKTL2 .708 .703 .801
DKTL3 .668 .727
DKTL4 .571 .772
Hình 35. Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của nhân tố Điều kiện thuận lợi
Sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, dựa vảo bảng kết quả
thống kê trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “điều kiện thuận

61
lợi” có giá trị là 0.801 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến quan sát đều có
giá trị > 0.3. Các giá trị “Cronbach’s Alpha if Item Deleted” đều nhỏ hơn Hệ số
Cronbach’s Alpha = 0.801 ở bảng Reliability Statistics ở trên nên các biến của điều
kiện thuận lợi đều được chấp nhận.
Tóm lại, ta giữ lại 4 biến: DKTL1, DKTL2, DKTL3, DKTL4.
4.6.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến
nhân tố Ý định sử dụng:

Hệ số
Hệ số
Cronbach’
Biến quan tương Cronbach’s Biến bị
s Alpha
sát quan Alpha loại
nếu loại bỏ
biến tổng
biến
Ý định sử dụng
YDSD1 .710 .632
.792
YDSD2 .695 .648
YDSD3 .506 .844 YDSD3
Hình 36. Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của nhân tố Ý định sử dụng
Sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, dựa vảo bảng kết quả
thống kê trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “ý định sử dụng”
có giá trị là 0.792 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều có giá trị
> 0.3 nên thang đo đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Riêng giá trị
“Cronbach’s Alpha if Item Deleted” của biến YDSD3 có giá trị = 0.844 lớn hơn Hệ số
Cronbach Alpha = 0.792 ở bảng Reliability Statistics nên ta loại biến YDSD3.
Tóm lại, ta giữ lại 2 biến: YDSD1, YDSD2.

62
4.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):
4.7.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập:
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, ta đã loại
các biến KVHQ4, KVDD2, KVDD4, AHXH4. Ta tiếp tục tiến hành kiểm định giá trị
của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 4 nhóm nhân
tố là KVHQ, KVDD, AHXH, DKTL.
Kết quả EFA lần đầu tiên:

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.811
Adequacy
Approx. Chi- 1090.6
Bartlett’s Test of Square 16
Sphericity Df 66
Sig. .000
Hình 37. Bảng KMO and Bartlett's Test
Theo hình 37 ta thấy hệ số KMO = 0.811 > 0.5, kiểm định Bartlett là giá trị sig
trong bảng = 0.000 < 0.05, vì vậy phân tích nhân tố khám phá là hợp lí.

Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squ


Initial Eigenvalues
Componen Loadings Loadings
t % of Cumulativ % of Cumulativ % of Cum
Total Total Total
Variance e% Variance e% Variance e
1 4.565 38.038 38.038 4.565 38.038 38.038 2.658 22.149 22
2 1.764 14.699 52.737 1.764 14.699 52.737 2.621 21.843 43
3 1.271 10.594 63.331 1.271 10.594 63.331 2.321 19.339 63
4 .887 7.393 70.723
5 .702 5.847 76.570
6 .597 4.972 81.542

63
7 .520 4.334 85.876
8 .479 3.994 89.870
9 .379 3.158 93.028
10 .331 2.760 95.788
11 .309 2.574 98.363
12 .196 1.637 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Hình 38. Bảng Total Variance Explaine

Trong hình 38, ta thấy khi trích được 3 nhân tố trị số Eigenvalue = 1.271 và khi
trích đến nhân tố số 4 trị số Eigenvalue = 0.887. Từ nhân tố 3 đến 4 nhân tố là khoảng
cách giữa mức 1, ở nhân tố 3 đảm bảo Eigenvalue > 1 và nhân tố 4 thì Eigenvalue < 1,
chính vì vậy khi trích ra được 3 nhân tố thì 3 nhân tố này thể hiện đặc tính dữ liệu tốt
nhất so với việc trích thêm những nhân tố còn lại là 4, 5, …, 12. Giá trị phương sai
trích = 63.331% có nghĩa là 3 nhân tố trích được trong EFA phản ánh được 63.331 %
sự biến thiên của tất cả các biến quan sát được đưa vào, lớn hơn mức tiêu chuẩn là
50%.

Component
1 2 3
KVHQ1 .866
KVHQ2 .866
KVHQ3 .708
KVDD1 .535
DKTL3 .858
DKTL2 .839
DKTL4 .716
DKTL1 .659

64
AHXH3 .823
AHXH2 .761
AHXH1 .661
KVDD3 .271 .557
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.

Hình 39. Bảng Ma trận xoay - Rotated Component Matrixa

Dạng biến xấu trong phân tích EFA:


Biến xấu: Tải lên 2 hay nhiều nhóm nhân tố và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.3
⟹ Là biến quan sát KVDD3.
Ta thực hiện loại biến xấu trong lần một phân tích EFA là KVDD3 ta chạy lại
EFA với 11 biến quan sát(lần chạy EFA thứ 2) ta được kết quả như sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.777
Adequacy.
Approx. Chi- 949.26

Bartlett's Test of Square 0

Sphericity Df 55

Sig. .000

Hình 40. Bảng KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO = 0.777 > 0.5 nên phân tích EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s test có mức ý
nghĩa 0,000 < 0.05, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Compo Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


nent Loadings Loadings
65
Tot % of Cumulativ Tot % of Cumulati % of Cumulativ
Total
al Variance e% al Variance ve % Variance e%
4.0 4.0
1 37.192 37.192 37.192 37.192 2.590 23.548 23.548
91 91
1.7 1.7
2 15.697 52.889 15.697 52.889 2.482 22.563 46.111
27 27
1.2 1.2
3 11.406 64.295 11.406 64.295 2.000 18.184 64.295
55 55
.88
4 8.061 72.356
7
.69
5 6.338 78.694
7
.57
6 5.258 83.952
8
.51
7 4.664 88.616
3
.39
8 3.588 92.204
5
.34
9 3.139 95.343
5
.31
10 2.864 98.207
5
.19
11 1.793 100.000
7
Extraction Method: Principal Component Analysis.

66
Hình 41. Bảng Total Variance Explained
Có ba nhân tố có chỉ số Eigenvalue là 1,255 nên được trích dựa vào tiêu chí Eigenvalue lớn hơn 1, ba
nhân tố này tóm tắt thông tin của 11 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất. Ta thấy tổng phương sai
mà 3 nhân tố này trích được là 64,295% >50%, có nghĩa rằng ba nhân tố được trích ở trong EFA giải thích
được 64,295% sự biến thiên của tất cả các biến quan sát tham gia vào EFA.

Component

1 2 3

DKTL3 .857

DKTL2 .843

DKTL4 .717

DKTL1 .660

KVHQ1 .872

KVHQ2 .870

KVHQ3 .714

KVDD1 .541

AHXH3 .832

AHXH2 .781

AHXH1 .651
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations

Hình 42. Bảng Rotated Component Matrixa


Kết quả ma trận xoay cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố
lớn hơn 0,5 và không còn các biến xấu, đồng thời ta thấy được 11 biến quan sát được
phân thành 3 nhân tố.

67
Dựa trên mô hình phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập trong mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếný định sử dụng hệ thống thông tin Zoom, thang
đo quyết định ý định sử dụng được đo lường bởi 3 thành phần nhân tố như sau:
- Nhân tố 1 đặt tên là Điều kiện thuận lợi, kí hiệu “DKTL” bao gồm:
Bạn có thể kết hợp sử dụng Zoom cùng các hệ thống khác để học trực
DKTL3
tuyến.
Bạn có đủ kiến thức (cách truy cập, cách sử dụng, cách kiểm soát
DKTL2
thông tin,...) để tham gia vào lớp học trực tuyến trên Zoom.
Luôn có nhân viên hoặc đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp khó
DKTL4
khăn bất ngờ hoặc các sự cố về hệ thống.
Bạn có đầy đủ điều kiện về nền tảng CNTT (thiết bị di động, máy
DKTL1 tính, mạng Internet,...) để đáp ứng việc tham gia vào lớp học trực
tuyến trên Zoom.

- Nhân tố 2 đặt tên là Kì vọng, kí hiệu “KV” bao gồm:


Bạn cảm thấy sử dụng Zoom hữu ích cho việc học trực tuyến của
KVHQ1
mình.
Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn chủ động và tập trung
KVHQ2
học tập.
Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn tăng năng suất hiệu quả
KVHQ3
học tập.
Bạn dễ dàng học cách sử dụng Zoom để tham gia vào các lớp học
KVDD1
trực tuyến.

- Nhân tố 3 đặt tên là ảnh hưởng xã hội, kí hiệu “AHXH” bao gồm:
Những người có ảnh hưởng đến bạn (bạn bè, đồng nghiệp, anh chị
AHXH3
khóa trước,...) nghĩ rằng tôi nên sử dụng Zoom để học trực tuyến.
Giảng viên rất sẵn sàng giúp đỡ bạn trong việc sử dụng Zoom để học
AHXH2
trực tuyến.
AHXH1 Nhà trường khuyến khích bạn sử dụng Zoom để học trực tuyến.
68
4.7.2. Phân tích nhân tố cho các yếu tố phụ thuộc:
Thực hiện phân tích tương tự như cách phân tích nhân tố khám phá cho biến độc
lập. Ta đưa các biến phụ thuộc là YDSD1, YDSD2 vào để phân tích, thu được kết quả
như sau:
Biến quan Nhân tố
STT
sát 1
1 YDSD1 0.930
2 YDSD2 0.930
Eigenvalues 1.730
Phương sai trích (%) 86.499
Sig 0.000
KMO 0.531
Hình 43. Bảng Kết quả phân tích EFA cho các biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc cho thấy có 2 biến quan sát được
nhóm thành 1 nhân tố. Các biến có trọng số tải nhân tố (Factor loading) đều lớn hơn
0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong nhân tố biến phụ thuộc, chúng có ý
nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0.531 > 0.5 nên phân tích EFA phù hợp với dữ liệu.
Kiểm định Bartlett’s test có mức ý nghĩa 0.000 < 0.05, do vậy các biến quan sát có
tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Giá trị Eigenvalue = 1.730 > 1 đạt yêu
cầu. Phương sai trích được bằng 86.499%, cho biết nhân tố biến phụ thuộc giải thích
được 86.499% biến thiên của dữ liêu nghiên cứu.
Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA):
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô
hình nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chấp nhận được, phân tích
EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu… Như vậy, từ 4 nhân tố của mô hình nghiên
cứu đề xuất ban đầu, còn 3 nhân tố với 11 biến quan sát của nhân tố độc lập và 2 biến
quan sát của nhân tố phụ thuộc. Do đó, mô hình nghiên cứu đã đề xuất cần được hiệu
chỉnh.
69
Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh: Mô hình nghiên cứu sử dụng 3 nhân tố từ các
nhân tố trong mô hình đề xuất ban đầu: (1) Điều kiện thuận lợi, (2) Kì vọng, (3) Ảnh
hưởng xã hội.

Điều kiện Ý định sử


Kì vọng
thuận lợi dụng zom

ảnh hưởng xã
hội

Hình 44. Mô hình hiệu chỉnh

Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh được trình bày trong bảng dưới:

Giả thuyết Nội dung


Điều kiện thuận lợi là nhân tố tác động đến ý định sử dụng Zoom
H1
của sinh viên
Kì vọng là nhân tố tác động đến ý định sử dụng Zoom của sinh
H2
viên
H3 ảnh hưởng xã hội là nhân tố tác động đến ý định sử dụng Zoom
70
của sinh viên
Hình 45. Bảng các giả thuyết mới

4.8. Tương quan Pearson

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, ta thấy rằng các biến độc lập được hội tụ
và phân biệt thành 4 nhân tố và biến phụ thuộc được hội tụ và phân biệt thành 2 nhân tố.
Mỗi nhân tố gồm các biến quan sát nằm cùng một cột. Ta không thể thực hiện phân tích
tương quan Pearson với số lượng lớn biến quan sát, vì vậy cần thu gọn tập hợp biến này
lại bằng các biến đại diện. Với việc tạo các biến đại diện và tiến hành phân tích, ta thu
được kết quả như sau:

Hình 46. Bảng Correlations

Từ bảng tương quan Pearson, ta thấy các cặp biến giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc với các cặp biến giữa các biến độc lập đều có giá trị Sig < 0,05 nên các cặp có mối
quan hệ tương quan tuyến tính với nhau. 

Trong tương quan giữa biến độc lập với nhau, ta chủ yếu quan tâm đến những
cặp biến có tỉ lệ sig nhỏ hơn 0.05, khi đó chúng có mối quan hệ tương quan tuyến tính
với nhau, và nếu mối quan hệ đó quá lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu
cặp nhân tố có hệ số sig nhỏ hơn 0.05 và có hệ số Pearson lớn hơn 0.4 thì ta đặt nghi
ngờ có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

71
4.9. Phân tích hồi quy đa biến

Sau khi phân tích nhân tố EFA, ta giữ lại 13 biến quan sát chia thành 4 nhóm. Tiến hành
đặt biến đại diện cho 4 nhóm để phân tích hồi quy đa biến bằng SPSS.

 Nhóm KV bao gồm các biến quan sát: KVHQ1, KVHQ2, KVHQ3, KVDD1
 Nhóm AHXH bao gồm các biến quan sát: AHXH1, AHXH2, AHXH3
 Nhóm DKTL bao gồm các biến quan sát: DKTL1, DKTL2, DKTL3, DKTL4
 Nhóm YDSD bao gồm các biến quan sát: YDSD1, YDSD2

4.9.1. Bảng Model Summary đánh giá độ phù hợp của mô hình phân tích hồi quy
đa biến

Trong mô hình hồi quy thì mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập sẽ
được phản ánh thông qua hai giá trị  đó là giá trị R^2 - (R Square) và R^2 - hiệu chỉnh
(Adjusted R Square). R^2 sẽ không phản ánh sát bằng R^2 hiệu chỉnh. Hai giá trị này
luôn thuộc trong khoảng 0 đến 1, và chạm đến mức 1 là điều không tưởng; giá trị này
thường nằm trong bảng Model Summary. Mô hình càng có ý nghĩa khi R^2 hiệu chỉnh 
tiến về 1. Ngược lại ý nghĩa mô hình yếu nếu  R^2 hiệu chỉnh  tiến về 0. Để phân ra 2
nhánh ý nghĩa mạnh/yếu của mô hình ta thường chọn 0,5 để làm tiêu chí phân nhánh.

Hình 47. Bảng Model Summary đánh giá độ phù hợp của mô hình phân tích hồi quy
đa biến.

Từ bảng trên ta thấy:

 Giá trị R^2 (Adjusted R Square) hiệu chỉnh bằng 0,259 cho thấy biến độc lập đưa vào
chạy hồi quy ảnh hưởng 25,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 74,1% là do
các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên
 Hệ số Durbin – Watson = 2,039 nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có hiện
tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.

72
4.9.2 Bảng kết quả đầu ra của phân tích ANOVA

Giá trị sig của kiểm định F là công cụ dùng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi
quy. Nếu sig nhỏ hơn 0.05 thì tập dữ liệu phù hợp với mô hình hồi quy tuyến tính bội và
có thể sử dụng được. Trong bảng ANOVA có chứa giá trị này.

        

Hình 48. Bảng ANOVA

Ta thấy giá trị sig của kiểm định F = 0,000 < 0,05 => Mô hình hồi quy tuyến tính bội
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng.

4.9.3 Bảng Coefficients đánh giá ý nghĩa của hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập
trong mô hình.

Để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập, chúng ta sử dụng giá trị
sig của kiểm định t trong bảng Coefficients. Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của 1
biến độc lập nhỏ hơn 0.05 thì biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Nếu sig
kiểm định t của biến độc lập lớn hơn 0.05 thì biến độc lập đó không có sự tác động lên
biến phụ thuộc, và biến đó không cần loại bỏ để chạy lại hồi quy lần tiếp theo.

Hình 49. Bảng Coeffcients

73
Từ bảng trên ta có thể thấy:

 Trong bảng, không có biến nào độc lập nào có hệ số sig lớn hơn 0,05 nên tất cả các
biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc.
 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chúng ta sử dụng Hệ số phóng đại phương sai
VIF. Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 (nhưng trong nghiên
cứu của nhóm sẽ lấy 2 làm tiêu chuẩn) nghĩa là biến độc lập đó đang có đa cộng tuyến
xảy ra. Khi đó, biến độc lập này sẽ không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ
thuộc. Từ kết quả của bảng Coefficients trên, không có giá trị VIF nào lớn hơn 2 nên
không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
 Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0 nên các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều
tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc.

4.9.4. Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn.

Hình 50. Biểu đồ Histogram

Từ biểu đồ trên ta có thấy được, biểu đồ tần số nằm sau một đường cong phân phối
chuẩn. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối
chuẩn. Giá trị trung bình Mean = 2.45E - 16 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.993 gần bằng
1, từ đó có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể đưa ra kết luận rằng:
Không vi phạm giả thiết phân phối chuẩn của phần dư.

74
Hình 51. Biểu đồ P-P Plot

Ngoài biểu đồ Histogram ta cũng có thể nhận diện sự vi phạm giả định phần dư chuẩn
hóa bằng biểu đồ P-P Plot. Với đồ thị P-P Plot trên, các chấm tròn tập trung thành dạng
một đường chéo sẽ không vi phạm giả định hồi quy về phân phối chuẩn phần dư. Cụ thể
các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành một đường chéo cho thấy
giả định phân phối chuẩn của phần dư không vi phạm. Biểu đồ Scatter Plot được sử dụng
cho mục đích kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính. Để biết được dữ liệu hiện tại có vi
phạm giả định tuyến tính hay không ta dùng biểu đồ phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa
và giá trị dự đoán chuẩn.

75
4.9.5. Kiểm định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập

Hình 52. Biểu đồ Scatterplot

Theo đồ thị trên, ta thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ ngẫu nhiên xung quanh của đường
tung độ bằng 0 và hình dạng tạo thành đường thẳng. Qua đó không có sự vi phạm trong
giả định quan hệ tuyến tính.

4.9.6. Kết quả của quá trình phân tích hồi quy đa biến

Trong bảng Coefficients, chúng ta có hai giá trị hồi quy là B (chưa chuẩn hóa) và Beta
(đã chuẩn hóa). Mỗi hệ số hồi quy này sẽ có các vai trò khác nhau trong phương trình hồi
quy thông qua các hàm quản trị.

 B - Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Đây là hệ số hồi quy phổ biến để viết phương trình hồi quy. Không xác định được thứ
tự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số hồi quy chưa chuẩn
hóa bởi không có sự đồng nhất về đơn vị của các biến độc lập hoặc đơn vị có sự đồng
nhất  thì độ lệch chuẩn các biến  là khác nhau. Dạng của phương trình hồi quy chưa chuẩn
hóa:                                       

Y = B0 + B1X1 + … +BiXi

Từ cột chứa giá trị B trong bảng Coefficients, ta có phương trình hồi quy chưa chuẩn
hóa:

76
Y = 0.516+0.151*KV+0.396*AHXH+0.236*DKTL

Diễn giải: Khi biến KV tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không có sự
thay đổi thì biến YDSD tăng lên 0,151 đơn vị, khi biến AHXH tăng lên 1 đơn vị trong
điều kiện các biến còn lại không có sự thay đổi thì biến YDSD tăng lên 0,396 đơn vị, khi
biến DKTL tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không có sự thay đổi thì
biến YDSD tăng lên 0,236 đơn vị.

 Beta - Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Tương tự, ta có phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

Y = 0,131*KV+0,333*AHXH+0,211*DKTL

Tác động đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (ZOOM) trong việc học trực tuyến của
sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn HN = 0,131*Kỳ vọng + 0,333*Ảnh hưởng xã
hội + 0,211*Điều kiện thuận lợi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận
5.1.1. Kết luận chung về kết quả khảo sát

Theo số liệu thống kê, nhóm đã thực hiện khảo sát 227 sinh viên đang theo học tại
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Sau khi tiến hành điều tra bảng hỏi và phân tích
dữ liệu bằng phần mềm chạy SPSS, nhóm nghiên cứu đã rút ra những kết quả sau:
 Tất cả sinh viên tham gia khảo sát đều đã hoặc đang tham gia sử dụng hệ thống
thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến.
 Từ kết quả khảo sát sát cho thấy sinh viên năm 3 có ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) nhiều nhất với 107/227 sinh viên tham gia khảo sát chiếm 47,1%; và sinh viên
khối ngành liên quan đến CNTT có ý định sử dụng hệ thống thông tin cao nhất chiếm
34,8% tương đương với 79/227 sinh viên.
 Tất cả các nhân tố đều ảnh hưởng ít nhiều đến ý định sử dụng hệ thống thông tin
(Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn
Hà Nội.
 Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong
việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội là các
yếu tố liên quan đến Ảnh hưởng xã hội.
77
 Nhân tố ảnh hưởng ít nhất đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong
việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội là các
yếu tố liên quan đến Kỳ vọng.

Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu: xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh
viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Các yếu tố liên quan đến Ảnh hưởng xã
hội là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất, những yếu tố khác có mức ảnh hưởng thấp hơn
nhưng cũng góp phần tác động đến sinh viên.
 5.1.2. Những đóng góp của đề tài
Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp
nghiên cứu, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, kết quả nghiên cứu của nhóm đã có những
đóng góp nhất định:

 Thứ nhất, đánh giá mức ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng hệ thống
thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên
địa bàn Hà Nội. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và thông quan kỹ thuật
điều tra bằng bảng hỏi với kích thước mẫu là 227. Qua nghiên cứu, ta nhận thấy,
đối với sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội, ảnh hưởng mang tính chất quyết
định nhất tới sinh viên trong ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) là nhân tố
Ảnh hưởng xã hội, tiếp đến là nhân tố Điều kiện thuận lợi và cuối cùng là nhân tố
Kỳ vọng.
 Thứ hai, kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp dữ liệu và kết quả phân tích dựa trên
cảm nhận người dùng, hỗ trợ các bên liên quan trong quá trình sử dụng, phát triển và
hoàn thiện hệ thống. Đồng thời, nghiên cứu còn có thể là một nguồn tham khảo phục
vụ cho các nghiên cứu khác trong tương lai khai thác ý định sử dụng hệ thống thông
tin (Zoom) trong việc học trực tuyến hoặc các nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực
này.
5.1.3. Những hạn chế của đề tài:
Mặc dù đã đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, nghiên cứu vẫn tồn tại một số
hạn chế nhất định. Thứ nhất, với cỡ mẫu 227 tuy đạt yêu cầu về mặt thống kê, nhưng
nghiên cứu mới thực hiện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nên khả năng khái
quát hóa của nghiên cứu có thể bị hạn chế. Thứ hai, nghiên cứu mới đề cập đến các
nhân tố của động lực và chưa tìm hiểu về các nhân tố về chuẩn mực xã hội và khách
quan, do đó cần bổ sung và mở rộng các biến của mô hình trong các nghiên cứu tiếp
78
theo để có thể giải thích rõ hơn, phân tích sâu hơn; từ đó, đề xuất ra các giải pháp mang
tính thiết thực về ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong học trực tuyến của
sinh viên.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khảo sát và không đủ thời gian và cơ sở
vật chất, nhóm chưa thể tiếp cận hết đến mọi đối tượng, đồng thời cũng có những sai sót,
chưa chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, do điều tra bằng phương pháp
trực tuyến là điền phiếu Google Form, vì vậy nên có thể nhiều phiếu được điền thông tin
chưa chính xác, điền ngẫu nhiên để đáp ứng đủ số lượng mà không đáp ứng được chất
lượng.

5.2. Kiến nghị


Từ những kết quả mà nhóm đã thu được, dưới đây là một số kiến nghị với từng
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) của sinh viên.

5.2.1. Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”


Trong các nhân tố, nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có tác động nhiều nhất đến ý
định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) của sinh viên, bởi trước khi sử dụng một phần
mềm nào đó mọi người thường có thói quen tham khảo ý kiến từ những người xung
quanh để từ đó đưa ra các lựa chọn phù hợp. Đây là vài kiến nghị mà nhóm đưa ra cho
nhân tố này:

Thứ nhất, bản thân sinh viên tìm hiểu kỹ về phần mềm sẽ dùng để học. Việc học
trực tuyến không chỉ là đăng nhập vào nhóm, đúng giờ là ngồi học. Sinh viên dùng hãy
lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm, nếu có thắc mắc gì thì hãy hỏi mọi
người, hỏi giảng viên (là người lựa chọn và sử dụng phần mềm giảng dạy) để được giải
đáp ngay. Khi bạn hiểu cách sử dụng, bạn sẽ biết tận dụng tối đã các tính năng của phần
mềm, tăng hiệu quả học tập.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc học trực
tuyến cùng sự đáp ứng cho việc học trực tuyến đó là hệ thống thông tin Zoom. 
Thứ ba, từ phía nhà trường: khuyến khích sinh viên sử dụng hệ thống Zoom vào học
tập ngoài giờ, có các chính sách để giúp đỡ cả sinh viên và giảng viên thích ứng và phát
huy hết hiệu quả giảng dạy trên Zoom như đề xuất tương tác, sử dụng các tính năng chia
phòng, …
Thứ tư, từ phía giảng viên: sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi sv gặp khó khăn trong
việc tiếp cận Zoom để học trực tuyến, truyền đạt các kiến thức một cách sinh động thông

79
qua các hiệu ứng hay tính năng của Zoom, phổ cập các kiến thức liên quan đến hệ thống
để sinh viên nắm rõ… 
5.2.2. Nhân tố “Điều kiện thuận lợi”:
Trong các nhân tố, nhân tố “Điều kiện thuận lợi” có tác động nhiều thứ hai sau
“Ảnh hưởng xã hội” đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) của sinh viên.
Nhóm chúng em đã xem xét và có vài kiến nghị sau:

  Linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập: Khi học trực tuyến, sinh viên có thể
thoải mái tham gia các lớp học ngay tại nhà với khung thời gian linh hoạt cùng với sự tạo
điều kiện từ phía gia đình. Học trực tuyến vào mùa dịch cũng cho phép các trường tiếp
cận với mạng lưới học sinh, sinh viên trên diện rộng hơn, thay vì bị giới hạn bởi ranh giới
địa lý. Ngoài ra, các bài giảng trực tuyến có thể được ghi lại, lưu trữ và chia sẻ để tham
khảo trong nội bộ. Ghi lại bài giảng cho phép học sinh, sinh viên truy cập tài liệu học tập
Cần có sự đồng hành của phụ huynh, cung cấp đầy đủ các nền tảng công nghệ thông
tin, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu học của con cái, điều kiện gia đình ko cho phép thì nhà
nước nên có các chính sách giúp đỡ để có các thiết bị kết nối học trực tuyến 
Sinh viên chủ động nâng cao kiến thức về tin học, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng
khai thác, kỹ năng xử lý sự cố đơn giản thường gặp và sử dụng hiệu quả các ứng dụng
phục vụ hoạt động học tập thích ứng với việc học trực tuyến.
5.2.3. Nhân tố “Kỳ vọng”
Liên quan đến bản thân sinh viên:
 Nhận thức được sự cần thiết của việc học trực tuyến và từ đó sẽ tăng ý định sử dụng
các hệ thống thông tin không chỉ là Zoom.
 Nhận thức được nhu cầu tri thức và nhu cầu học tập liên quan chặt chẽ đến nhau và
nhận thức được phải thích nghi với hoàn cảnh để phát triển 2 nhu cầu trên (thích nghi
ở đây là chuyển đổi từ hình hình thức học truyền thống sang hình thức học trực tuyến
với các hệ thống thông tin như Zoom hỗ trợ).
 Cùng tương tác với thầy cô và bạn bè trong quá trình học tập: trong quá trình học
online, việc trao đổi nhóm, học tập nhóm hoàn toàn có thể thực hiện được dễ dàng.
Các phần mềm học trực tuyến hiện này đều có tính năng hỗ trợ giúp các học viên
trong cùng khóa học có thể liên lạc, cùng trao đổi và thảo luận với nhau.
Liên quan đến chất lượng hệ thống thông tin Zoom: Nâng cao bảo mật dữ liệu, đảm
bảo hệ thống đáp ứng lượng truy cập lớn, dễ dàng theo dõi, đánh giá và điều chỉnh quá
trình một cách hiệu quả, cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ, tổng hợp, phân tích

80
tình hình đúng đắn, kịp thời, tạo cơ sở chặt chẽ và nghiêm túc cho việc đào tạo trực tuyến
qua phần mềm Zoom, có hiệu lực và hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES

[1] Hoàng Phê (Chủ biên) và các cộng sự , Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng , 2003.

[2] B. Hien, Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, 2001.

[3] Quốc Hội, Luật Giáo dục Đại học, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, 2012.

[4] Joseph Valacich and Christoph Schneider. "Excerpted from Information


Systems Today - Managing in the Digital World". 4th edition, Prentice-Hall,
2010.

[5] Tillman and Maggie."What is Zoom and how does it work? Plus tip and tricks",
Pocket-lint, 2020.

[6] Osborne and Charlie. "Zoom security: Your meetings will be safe and secure if
you do these 10 things". ZDNet, 2020.

[7] Nguyễn Thị Hoa. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ VIỆC HỌC
TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ, ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN, Tp.Thái Nguyên: Khoa quốc tế - Đại học Thái Nguyên, 2021.

[8] Hoàng Đàm Lương Thúy và Hoàng Trọng Trường. “Kết hợp thuyết hành vi có
kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) vào đề xuất khung
phân tích hành vi học tập trực tuyến tại Việt Nam trong đại dịch Covid-19”, Tạp
chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN, 2020.

[9] V.Trinh. "Some issues related to E-learning" Ho Chi Minh city, Journal of
Science –University of Education, pp. vol.40, no. 86, pp. 86-90, 2012.

[10] R. Tavallee, S. Shokouhyar, and F. Samadi, in "The combined theory of planned


behavior and technology acceptance model of mobile learning at Tehran
universities", International Journal of Mobile Learning and Organization, pp.
81
vol. 11, no. 2, pp. 176-206, 2017.

[11] Lê Hải Nam, Trần Yến Nhi, Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình
thức học tập trực tuyến (E-learning): trường hợp sinh viên ngành kinh tế tại Hồ
Chí Minh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2021.

[12] D. Serhan, in “Transitioning from Face-to-Face to remote Learning:


Students’Attitudes and Perceptions of using Zoom during Covid-19 Pandemic” ,
International Journal of Technology in Education and Science, pp. 4(4), pp. 335-
342, 2020.

[13] Archibald, M. M., Ambagtsheer, R. C., Casey, M. G., & Lawless, M., in "Using
Zoom video conferencing for qualitative data collection: perceptions and
experiences of researchers and participants", International of Qualitative
Methods, 2019.

[14] GS.TS Đinh Văn Sơn (2015). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học ,
NXB Thống Kê, Hà Nội.

82
PHỤ LỤC (BẢNG KHẢO SÁT)
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN (ZOOM) TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
Phần 1:
 Giới tính của bạn là gì?
 Nam
 Nữ
 Tên trường bạn đang theo học là gì?
 Bạn là sinh viên năm thứ mấy trong trường?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
 Khác
 Chuyên ngành bạn đang theo học là gì?
 Liên quan đến CNTT
 Liên quan đến Tài chính
 Liên quan đến Kinh tế
 Khác
Phần 2:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HTTT (ZOOM) trong việc học trực tuyến
của sinh viên. Đánh giá theo quy ước: 1-hoàn toàn không đồng ý, 2-không đồng ý, 3-bình
thường, 4-đồng ý, 5-hoàn toàn đồng ý.
 Kỳ vọng hiệu quả
 Bạn cảm thấy sử dụng Zoom hữu ích cho việc học trực tuyến của mình.
 Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn chủ động và tập trung học tập.
 Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn tăng năng suất hiệu quả học tập.
 Sử dụng Zoom giúp bạn tương tác với bạn bè nhiều hơn và thuận lợi trong việc làm
bài tập nhóm.
 Kỳ vọng dễ dàng
 Bạn dễ dàng học cách sử dụng Zoom để tham gia vào các lớp học trực tuyến.
 Bạn thấy việc giao tiếp và tương tác với giảng viên thông qua Zoom là dễ dàng và dễ
hiểu.
 Bạn dễ dàng gỡ bỏ cài đặt Zoom hay cập nhật phiên bản mới trên thiết bị của mình.
 Bạn thấy việc sử dụng thành thạo Zoom trong học trực tuyến là dễ dàng.
 Ảnh hưởng xã hội
83
 Nhà trường khuyến khích bạn sử dụng Zoom để học trực tuyến.
 Giảng viên rất sẵn sàng giúp đỡ bạn trong việc sử dụng Zoom để học trực tuyến.
 Những người có ảnh hưởng đến bạn (bạn bè, đồng nghiệp, anh chị khóa trước,...) nghĩ
rằng tôi nên sử dụng Zoom để học trực tuyến.
 Những người quan trọng với bạn (gia đình, người thân,...) nghĩ rằng bạn nên sử dụng
Zoom để học trực tuyến.
 Điều kiện thuận lợi
 Bạn có đầy đủ điều kiện về nền tảng CNTT (thiết bị di động, máy tính, mạng
Internet,...) để đáp ứng việc tham gia vào lớp học trực tuyến trên Zoom.
 Bạn có đủ kiến thức (cách truy cập, cách sử dụng, cách kiểm soát thông tin,...) để tham
gia vào lớp học trực tuyến trên Zoom.
 Bạn có thể kết hợp sử dụng Zoom cùng các hệ thống khác để học trực tuyến. Luôn có
nhân viên hoặc đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn bất ngờ hoặc các sự cố
về hệ thống.
 Ý định sử dụng Zoom trong học trực tuyến
 Trong tương lai, bạn vẫn tiếp tục sử dụng Zoom trong học trực tuyến.
 Bạn sẽ giới thiệu Zoom cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,... sử dụng.
 Bạn đã lên kế hoạch sử dụng Zoom cho việc học trực tuyến trong tương lai.

84

You might also like