You are on page 1of 2

Họ và Tên : Ninh Thị Vân

MSV: 20020619

Bài kiểm tra giữa kỳ


Đề : Hồ Chí Minh khẳng định: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không
nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích
lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui
lòng. Như thế mới đúng là kiệm”. Anh (chị) hiểu và vận dụng khẳng định trên như
thế nào vào việc xây dựng đất nước Việt Nam và phát triển bản thân hiện nay?
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa từ “ Kiệm” : “là tiết kiệm, không xa xỉ,
không hoang phí, không bừa bãi”. Bên cạnh đó, Người cũng đã giải thích: Tiết
kiệm không phải là bủn xỉn. Lời nói luôn phải đi đôi với thực hành, ngày xưa cũng
vậy, ngày nay cũng thế.
Trong thế kỷ trước, sau khi thành lập đất nước, nước ta trồng chất khó khăn,
do thực dân, đế quốc để lại, hậu quả chiến tranh trầm trọng. Đặc biệt thực dân Pháp
đã đầu đọc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện nhằm biến dân ta thành những
người lười biếng, gian xảo, tham ô,… Khi chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc,
cần tập chung nhiều sức người và sức của. Trong chiến tranh hay khi đã kết thúc
chiến tranh, “ tiết kiệm” là một đức tính tốt và cần được duy trì đặc biệt trong vấn
đề tham gia sản xuất, phát triển đất nước.
Hiện nay, “Tiết kiệm” để phát triển không chỉ là vấn của Đảng nhà nước, mà
là vấn đề của toàn dân. Nhưng Đảng cần làm gương, Đảng tốt, dân theo. Nhà nước
cần nghiêm minh trong việc chống tham ô tham nhũng, lãng phí, chống bệnh quan
liêu. Đặc biệt sau khi tình hình dịch Covid giảm dần, đất nước cần lập tức bắt tay
vào tăng gia sản xuất, thích ứng đảm bảo an sinh trong xã hội. Để hoàn thành
những mục tiêu phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn, gian nan mà muốn
thành công, chúng ta phải có sự chung tay, đoàn kết, chia sẻ và quyết liệt của từng
cá nhân, từng đơn vị, địa phương, cơ quan cho đến cả cộng đồng xã hội. Sau thời
gian dài chống dịch, nhân sách đất nước đang đứng trước những thách thức không
nhỏ.Chính vì vậy việc tiết kiệm, chống lãng phí, giờ đây phải được xác định là một
trong những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, cần phải đặt lên hàng đầu để ưu tiên
thực hiện. Chỉ có tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực thật hiệu quả, chúng ta mới có
thể bổ sung thêm nguồn lực cho đất nước trong giai đoạn đầy thách thức khó khăn
sau dịch bện này. Việc tiết kiệm phải được thể hiện bằng hành động nhỏ trong cuộc
sống hằng ngày, từ mỗi cá nhân cho đến lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành, đoàn
thể và các cơ quan trung ương… Gia đình tiết kiệm trong chi tiêu để đảm bảo cuộc
sống ổn định đồng thời có thể ủng hộ giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn. CÁc cơ quan ,
đơn vị tiết kiệm , giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Các dự án đầu tư, xay
dựng chưa thực sự cần thiết cũng nên cắt bỏ. Ý thức bảo vệ của công của nhân dân
cần được nâng cao, các hành vi lãng phí phá hoạt cần được xử nghiêm, Việc tiết
kiệm phải trở thành một kim chỉ nam không thể chậm trễ của đất nước

You might also like