You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Xu hướng thanh toán


1.1.1. Xu hướng thanh toán hiện tại
Theo Báo cáo gần đây của Facebook và Bain & Company, đến năm 2021, doanh
số bán hàng thương mại điện tử năm 2021 tăng 80% so với năm ngoái và tăng gấp đôi
trong vòng 5 năm qua. Tỷ trọng người Việt Nam sử dụng các phương tiện thanh toán
điện tử, không dùng tiền mặt đang ngày tăng cao (82%). Như vậy, xu hướng tiêu dùng
đang dần thay đổi tích cực theo chuyển động của thời đại kỹ thuật số. Việc kích hoạt
đa dạng các phương thức thanh toán giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn, cho phép
khách hàng tự do khám phá các lựa chọn khác và nhận được thỏa thuận tốt nhất, góp
phần thúc đẩy kinh tế số.
Thế giới chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của chuyển đổi số trong giai đoạn
dịch bệnh. Theo nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng, gần
2/3 người tiêu dùng ở Đông Nam Á tức là khoảng 64% đã trải nghiệm không dùng tiền
mặt, đặc biệt là người tiêu dùng ở Việt Nam (84%), Thái Lan (82%) và Philippines
(79%).
Tại Việt Nam, tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt thể hiện qua tần suất
sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR. Thanh toán qua mã QR cũng
đã tăng vọt trong đại dịch, các giao dịch hàng ngày như thanh toán hóa đơn (71%),
mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (58%) và tại siêu thị (57%).
1.1.2. Dự đoán xu hướng thanh toán ở tương lai.
Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến, lĩnh vực này đóng
vai trò quan trọng việc thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia. Đến năm 2030, khu
vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo dẫn đầu về mức tăng trưởng khối lượng
giao dịch không tiền mặt tính trên đầu người. Tiền kỹ thuật số, ví điện tử, siêu ứng
dụng, thanh toán xuyên biên giới… là những xu hướng tương lai.
Tiền kỹ thuật số: Thực tế cho thấy xu hướng đang nghiêng về tiền kỹ thuật số,
vì người dùng mong đợi tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sẽ giảm
chi phí giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán xuyên biên giới.
Ví điện tử và siêu ứng dụng: Ví điện tử với những ưu điểm mạnh tiếp tục bùng
nổ tại Việt Nam, 85% người tham gia có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh
toán,  71% sử dụng các ứng dụng này ít nhất một lần một tuần.
Thanh toán xuyên biên giới: Với quá trình tăng tốc quá trình hội nhập kinh tế
của Đông Nam Á, các giải pháp phi ngân hàng dựa trên tiền mã hoá và ví điện tử sẽ là
xu hướng cho tương lai.
1
1.2. Web 3.0 và tiền điện tử
1.2.1. Sự xuất hiện của web 3.0
Sự phát triển của web được chia làm ba giai đoạn gồm: web 1.0, web 2.0 và web
3.0. Trong giai đoạn 1991-2004, web1 được xem là sự tổng quan ban đầu về internet,
lúc đó internet chỉ nằm trong dạng chỉ đọc (read-only), nghĩa là chủ web chỉ đưa thông
tin lên và người tiếp nhận thông tin.
Từ 2004, Web đã phát triển rất nhiều và một trong những thay đổi lớn lớn nhất
đó là tính tương tác của internet. Trong khi Web 1.0 là chỉ đọc; Web 2.0 đã chứng kiến
một sự thay đổi đáng kể đối với sự tham gia của người dùng thông qua các nền tảng
tập trung như Google, Facebook, Amazon, v.v.. Lấy việc sử dụng Facebook và
Youtube là một ví dụ, khi chúng ta thực hiện việc tìm kiếm trên Google thì các công ty
này sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu về người dùng nhằm hiểu được nhu cầu của người dùng
để cung cấp những nội dung phù hợp với họ. Điều này khiến người dùng ở lại web của
họ lâu hơn và đồng thời họ sẽ kiếm tiền nhiều hơn. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng các
dữ liệu có được để bán lại cho bên thứ ba là các công ty quảng cáo. Do đó, web 2.0
chính là thời đại của các mục tiêu quảng cáo và sự thiếu quyền riêng tư cho người
dùng.
Web 3.0 lần đầu tiên được đề ra bởi người đã tạo ra Ethereum Blockchain, Gavin
Wood. Năm 2014, G.Wood đã hình dung Web 3.0 như một phiên bản mở và phi tập
trung của Internet. Nó thường bao gồm một loạt các công nghệ mới nổi như tiền điện
tử, DAO và tài sản kỹ thuật số như NFT hoặc các mã thông báo không thể thay
thế. Một số người đam mê cũng kết hợp  chơi game, siêu thực tế ảo và tăng cường và
thực tế ảo với Web 3.0 vì một số thế giới ảo dựa vào tài sản kỹ thuật số dựa trên
Blockchain.
1.2.2. Mối liên hệ giữa Web 3.0 và Blockchain
Trong bối cảnh này, Blockchain dường như trở thành động lực của Internet thế
hệ tiếp theo, cái mà một số người gọi là Web 3.0. Blockchain đổi mới cách dữ liệu
được lưu trữ và quản lý. Nó cho phép chúng tôi gửi các tệp theo cách được bảo vệ
bằng bản sao, cho phép thực hiện các giao dịch P2P thực sự mà không cần trung gian
và tất cả đều bắt đầu với sự xuất hiện của Bitcoin.
Chuỗi khối Bitcoin và các giao thức tương tự được thiết kế mà ở đó mỗi ngôi nhà
đều có hàng rào và hệ thống báo động riêng. Trong Web3, dữ liệu được lưu trữ trong
nhiều bản sao của mạng P2P. Các quy tắc quản lý được chính thức hóa trong giao thức
và được bảo đảm bởi sự đồng thuận đa số của tất cả những người tham gia mạng. Do
đó, Blockchain như là xương sống của Web 3.0.

2
CHƯƠNG 2: WEB 3.0 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
2.1. Sự phát triển của web 3.0
Trong vài năm qua, Internet đã trải qua sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng
của nó từ Web 1.0 đến Web 2.0 và bây giờ là Web 3.0. Web 3.0 hay còn gọi là web
phi tập trung, hứa hẹn sẽ đạt được một mạng phi tập trung ổn định và an toàn đồng
thời cung cấp nhiều tính năng sáng tạo.
Web 3.0 được coi là tương lai của Internet. Được hình thành bởi hệ sinh
thái Ethereum , Web 3.0 cho phép nâng cao quyền riêng tư, tăng cường tính minh
bạch, loại bỏ các bên trung gian, tạo điều kiện cho quyền sở hữu dữ liệu và các giải
pháp nhận dạng kỹ thuật số. Tương tự như cách Web 2.0 cải thiện chức năng front-
end, Web 3.0 tập trung vào việc cách mạng hóa chức năng back-end.
Web 3.0 đã trở thành nơi hội tụ của một số công nghệ tiên tiến như điện toán
biên, trí tuệ nhân tạo, IoT, mạng dữ liệu phi tập trung. Công nghệ Web 3.0 cũng kết
hợp trí tuệ nhân tạo và máy móc để tạo nền tảng kết nối người dùng và máy móc cũng
như kết nối chủ sở hữu vấn đề với người giải quyết vấn đề mà không cần bên thứ ba.
Như vậy, Web 3.0 đi từ công nghệ sang phá vỡ cấu trúc của xã hội.
Web 3.0 có tiềm năng mang lại sự đổi mới triệt để cho tất cả các ngành, việc áp
dụng Web 3.0 cho đến nay đã được thúc đẩy bởi các trường hợp sử dụng liên quan đến
tiền điện tử. Với các công nghệ mới hứa hẹn sẽ loại bỏ các nền tảng tập trung như
Uber và Upwork để mang lại cho người lao động hợp đồng cơ hội kiếm tiền mà không
cần đến túi của các tập đoàn lớn.
Internet đã trở thành một trung tâm kinh doanh, giao tiếp và hơn thế nữa. Và
Web 3.0 có tiềm năng chuyển đổi các thỏa thuận và trao đổi giá trị. Web 3.0 được định
hình không chỉ là sự phát triển của Internet mà còn là sự gián đoạn trong việc đại tu
nhiều khía cạnh của xã hội.
2.2. Uniswap và sự ứng dụng của web3 vào việc thanh toán
Tài chính phi tập trung đang là xu hướng phát triển hiện nay. Chính vì thế mà
Uniswap trở thành một sự lựa chọn phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay. Phần
lớn điều đó phụ thuộc vào tính nhanh gọn và tiện lợi của nó. 
Uniswap là một giao thức thanh khoản mã nguồn mở dựa trên Ethereum với mục
đích sử dụng để trao đổi các token ERC-20.
Được thành lập bởi nhà phát triển Ethereum – Hayden Adams vào tháng 11 năm
2018. Năm 2019, nhóm đã vượt qua vòng gọi vốn seed round thành công với khoản
đầu tư 1 triệu đô la từ Paradigm (Paradigm là một công ty đầu tư chủ yếu vào công

3
nghệ Blockchain. Hiện nay, đây là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
phổ biến nhất trên thị trường.
*Những ưu điểm và nhược điểm của Uniswap
- Ưu điểm:
 Sử dụng tiện lợi và dễ dàng: Thực hiện giao dịch nhanh, bạn hoàn toàn không
phải trải qua các bước tạo tài khoản, xác minh KYC, …như trên các sàn khác
 Phí giao dịch tương đối thấp: UniSwap tính phí cố định 0.3%/giao dịch.
 Tính phi tập trung: không cần phụ thuộc vào một bên thứ ba nào và cũng
không sợ rủi ro về bảo mật.
 Cơ hội tiếp cận với đồng coin/token mới: Trên Uniswap, người dùng có thể
nhận được những token mới này trước tiên.
- Nhược điểm
 Thiếu nhiều tính năng so với sàn tập trung: Ở những sàn tập trung, khi nhận
thấy 1 token đang giá cao, bạn có thể đặt lệnh chờ mua ở giá thấp hơn.
 Thiếu sự hỗ trợ: Do bạn tự quản lý tài sản nên khi một lệnh swap bị pending,
hay sự cố, bạn lại không thể liên hệ cho bất kỳ ai hỗ trợ.
 Rủi ro lừa đảo: Nếu bạn không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ gặp Scam. Việc tìm ra
một dự án tốt chưa bao giờ là điều dễ dàng trong hàng trăm, hàng nghìn dự án
trên UniSwap.
 Kiến thức kỹ thuật: việc hiểu bản chất của hoán đổi token đòi hỏi người dùng
và hiểu biết một lượng kiến thức nhất định về giao dịch và ví tiền điện tử.
*Độ phổ biến của Uniswap
Uniswap khá phổ biến khi được xếp hạng thứ 9 trong top 10 những đồng coin
phổ biến năm 2021.Trong năm 2020, giá trị tài sản người dùng tham gia khóa trên
Uniswap đạt con số ấn tượng 1.47 tỷ USD, lượng người dùng vượt 600.000 người.

Người dùng tiền điện tử nói chung đang có xu hướng chuyển dịch sang những
nền tảng giao dịch DEX như Uniswap. Bởi phương thức giao dịch trên đây rất đơn
giản, người dùng không cần lập tài khoản mà chỉ cần kết nối với phí đang sử dụng nó
đã có thể hoán đổi token.

* Uniswap có an toàn không?


 Về cơ bản, Uniswap có tính bảo mật rất cao do cá nhân tự bảo quan chứ không
thông qua bên thứ ba nào. Tuy nhiên, người dùng vẫn phải gặp một vài rủi ro
như:
 Các cuộc lừa đảo bằng cách mạo danh: Có rất nhiều chiêu trò lừa đảo diễn
ra. Một trong số đó là việc mạo danh chính chủ Uniswap để scam người
dùng.

4
2.3. Đánh giá web 3.0 bằng mô hình SWOT
2.3.1. Điểm mạnh – Strengths
Khả năng chia sẻ dữ liệu cao: Khi chuyển dữ liệu từ một trang web này hay
web khác, các lập trình viên không cần phải tốn quá nhiều công sức viết ra những công
cụ để đọc dữ liệu.
Tính đồng bộ: Một trong các tiện ích của web 3.0 thể hiện rõ trong thời gian gần
đây đó chính là bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản Facebook, Google ngay khi truy
cập một trang web, ứng dụng nào đó.
Mở rộng quy mô và phạm vi tương tác giữa người và máy móc: Những tương
tác này, từ thanh toán liền mạch, đến chuyển dữ liệu đáng tin cậy, hay kết hợp thêm
công nghệ AI, Metaverse sẽ trở nên khả thi với một loạt các đối tác tiềm năng. Web
3.0 sẽ cho phép mọi người tương tác với bất kỳ cá nhân hoặc máy móc nào trên thế
giới mà không cần thông qua người trung gian thu phí.
Tìm kiếm thông tin hiệu quả: Sự trao đổi thông tin của Web 3.0 còn giúp quá
trình tìm kiếm thông tin của người dùng trên Internet dễ dàng, hiệu quả hơn.
2.3.2. Điểm yếu – Weaknesses
Không thân thiện với người dùng mới: Đa số các công nghệ phi tập trung hiện
tại không thân thiện với người dùng mới, người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về
công nghệ để có thể sử dụng.
Dữ liệu rác tràn ngập: Dữ liệu chữ trên Blockchain có tính vĩnh viễn, đúng
không thể bị xóa bỏ. Điều này dẫn đến những dữ liệu rác đã lưu khiến mạng lưới ngày
một nặng, tốn nhiều thời gian xử lý.
Các vấn đề về pháp lý: Hãy thử tưởng tượng một nền tảng Internet mà không ai
kiểm soát về nội dung hay các vấn đề nhạy cảm như chính trị, tôn giáo, chiến tranh…
v.v sẽ là một rào cản lớn để Web 3.0 phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
2.3.3. Cơ hội – Opportunities
Cuộc cách mạng World Wide Web: Với mong muốn dữ liệu được kết nối với
nhau theo cách phi tập trung, kết hợp sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, hiểu đơn giản, con
người trong tương lai không muốn phải tự mở máy tính để truy cập Internet nữa, thay
vào đó, họ muốn Internet đủ thông minh để kết nối vạn vật, đẩy sức tương tác giữa
những người dùng lên mức tối đa.
Mong muốn giải quyết những hạn chế từ Web 2.0: Theo Forbes, dữ liệu của
người dùng bị chi phối bởi các nền tảng tập trung như Google, Meta (Facebook),
Amazon… Từ đó khái niệm Web 3.0 dần được hình thành, được xây dựng dựa trên
công nghệ sổ cái phi tập trung, người dùng sẽ nắm toàn quyền quyết định số phận
5
thông tin của bản thân, mà không phải là các tập đoàn sở hữu các nền tảng công nghệ
như ở web 2.0.
2.3.4. Thách thức – Threats
Khối lượng dữ liệu khổng lồ: World Wide Web hiện có cả tỉ trang web, mỗi
trang web lại tạo ra một lượng dữ liệu khác nhau. Dữ liệu trùng lặp cũng là một vấn đề
mà web 3.0 đối mặt và cần có giải pháp xử lí.
Các trang web hiện tại sẽ cần nâng cấp: Khi các trang web và ứng dụng dựa
trên Web 3.0 trở nên phổ biến, áp lực sẽ đến với các doanh nghiệp hiện tại trong việc
nâng cấp để không đánh mất thị trường đã chiếm được.
2.4. Ảnh hưởng của web 3 đến các tổ chức tài chính khác
Web 3.0 có ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính vì Web 3.0 đã bắt đầu phá vỡ
sức mạnh thị trường của những người chơi tập trung này bằng cách thay thế cơ sở hạ
tầng máy chủ - khách hàng tập trung bằng các sổ cái phân tán, loại phổ biến nhất là
Blockchain. Blockchain là một mạng lưới đồng đẳng cắt giảm các kênh trung gian như
ngân hàng, các quỹ hay các tổ chức tài chính khác. Sàn giao dịch chứng khoán Úc
đang xem xét cách công nghệ Blockchain có thể thay thế hệ thống thanh toán bù trừ
hiện có cho các giao dịch cổ phiếu.
Ở lĩnh vực ngân hàng, Nhật Bản có lẽ là nước tiên phong trong sử dụng công
nghệ Blockchain khi mới đây, Nikkei đưa tin 3 siêu ngân hàng Nhật Bản đang chuẩn
bị tiến hành cuộc thử nghiệm dịch vụ chuyển tiền ngang hàng xây dựng trên nền tảng
công nghệ Blockchain. Theo đó, khách hàng có thể mở ra tài khoản ảo gắn vào tài
khoản ký thác để nhận và gửi tiền chỉ cần thông qua số điện thoại hoặc địa chỉ email.
Hệ thống này sẽ cho phép người dùng chuyển tiền chỉ trong 24 giờ với chi phí đặc biệt
thấp.
Ở lĩnh vực các quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm (Hedge Fund) so sánh
tiền mã hoá có nhiều điểm tương đồng với cổ phiếu. “Nhiều quỹ đầu tư đang xem tiền
số là loại tài sản cần đầu tư bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và hàng hoá. Thị
trường này đã phát triển hoàn thiện”. Các quỹ đầu tư khác như Jane Street tại New
York cho biết nhiều quỹ đầu tư lớn đang nhắm đến thị trường blockchain. “Lượng lớn
khách hàng của chúng tôi là các quỹ đang tiếp tục đổ tiền”.
Mặc dù thừa nhận thách thức hàng đầu mà hợp đồng thông minh phải vượt qua
đó là cho phép hợp đồng truyền thống được mã hóa thành hợp đồng thông minh, sách
trắng kết luận rằng “hợp đồng thông minh trên nền tảng blockchain có thể cung cấp
cho các ngân hàng nhiều lợi ích trên diện rộng bao gồm giảm thiểu rủi ro, giao dịch
đúng thời hạn, bớt đi trung gian và giảm thiểu chi phí”.

6
Bên cạnh đó, Phó giáo sư đổi mới công nghệ, kinh doanh và quản lý chiến lược
của MIT, ông Christian Catalini chia sẽ: “Việc giới thiệu một hệ thống cho phép các cá
nhân chuyển tiền trên khắp thế giới mà không cần một cơ quan trung ương đáng tin
cậy là một mối đe dọa đối với hệ thống ngân hàng. Nó vẫn còn xa mới trở thành một
mối đe dọa thực sự, ít nhất là tại thời điểm này: các giao dịch bitcoin rất chậm; giá trị
của đồng tiền biến động khó lường đến nỗi bạn có nguy cơ mất một phần khoản tiền
bạn muốn chuyển; thị trường nhỏ và không có tính thanh khoản cao; cộng đồng có xu
hướng chia rẽ; và bạn phải dựa vào một thị trường trao đổi để có được các loại tiền tệ
mà các thương gia hoặc cơ quan thuế có thể chấp nhận”.
Nếu xu hướng này diễn ra, người dùng sẽ có quyền kiểm soát tốt hơn mọi thứ từ
dữ liệu cá nhân đến tài chính của họ, trong khi các doanh nghiệp có thể tương tác tự do
với nhau (trao đổi thông tin và giá trị) mà không lo bị lợi dụng. Tương lai sẽ chứng
kiến nhiều người đầu tư, cho vay và vay trực tiếp từ nhau mà không cần trung gian tài
chính. Những người bình thường sẽ ngày càng có thể tự mình xử lý tất cả các vấn đề
tài chính của họ.
Các tác động:
Thứ nhất, thách thức với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính: Các dòng vốn và
dòng tiền đầu cơ bằng CBDC nước ngoài có thể bơm vào, rút ra đột ngột kể cả cố ý
hay vô ý gây ra các cú sốc cho nền kinh tế, đặc biệt là một nền kinh tế có độ mở cao,
phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu như Việt Nam. CBDC của quốc gia khác tạo điều
kiện cho các loại tội phạm công nghệ cao, rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng phát triển.
Thứ hai, thách thức với việc thực thi chính sách tiền tệ và vị thế của NHTW:
Việc các dòng tiền và giao dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý trong
nước khiến cho việc thống kê và đo lường tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu trở
nên rất khó khăn. Điều này tác động tiêu cực đến quyền chủ động thực thi chính sách
tiền tệ của NHTW.
(Đơn cử vụ việc sử dụng mạng Internet (công nghệ kết nối chưa phải tiền kỹ
thuật số) của công dân Trung Quốc sang du lịch Việt Nam sử dụng POS của doanh
nghiệp Trung Quốc đặt chui ở Việt Nam chuyển thẳng tiền về Trung Quốc, đã khiến
cho các cơ quan quản lý trong nhiều trường hợp không thể xử lý).
=> Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tiềm năng của tiền mật mã và những công
nghệ tạo nên chúng là không thể phủ nhận, đặc biệt trong thời đại cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 với vai trò tiên quyết của việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công
nghệ thông tin.

7
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Với sự phát triển mạnh mẽ của Web 2.0, Web 3.0 cũng đang được xây dựng dựa
trên những nền tảng của Web 2.0. Với sự vượt trội, mạng lưới tân tiến sẽ khiến mạng
Internet trở nên cởi mới hơn thông qua việc sử dụng các công nghệ P2P như
blockchain, thực tế ảo, IoT… Sự ra đời của công nghệ blockchain phân tán sẽ nhanh
chóng thay đổi và mở rộng mạng Internet, người dùng có thể giữ được những bí mật,
dữ liệu của riêng mình mà không lo lắng về việc nhà mạng lấy dữ liệu tiền điện từ và
NFT.
Ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu trong công việc hàng ngày,
đặc biệt là những lĩnh vực luôn luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy và chính xác như Kế toán,
Kiểm toán và Tài chính, Ngân hàng. Có thể hiện nay, Blockchain vẫn chưa chính thức
thay thế việc làm trong ngành kế toán, kiểm toán, tài chính nhưng không quá sớm để
chúng ta nghiên cứu về công nghệ này và từ đó xây dựng cho mình một chiến lược
hợp lý. Trong bối cảnh công nghệ phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, cởi mở và
chủ động tiếp cận nguồn thông tin mới là cách duy nhất để thành công.
Nói tóm lại, trong khi làn sóng Web 2.0 đang phát triển mạnh mẽ, chúng ta cũng
đang chứng kiến những bước chân đầu tiên của sự phát triển xuất hiện từ sự thay đổi
mô hình tiếp theo trong các ứng dụng Internet có tên là Web 3.0. Điều này có thể là
giải pháp cho những vấn đề nhức nhối là chống độc quyền và các hoạt động kinh
doanh độc quyền. Web thế hệ tiếp theo này sẽ loại bỏ quyền lực từ các tập đoàn lớn vì
họ sẽ không còn là nền tảng nổi bật duy nhất để sử dụng và sẽ trao lại quyền lực đó
cho người dùng một cách tự nhiên.

You might also like