You are on page 1of 30

Học phần : Xác suất thống kê

Chương 1: Phép thử. Sự kiện


1.1. Giải tích tổ hợp
a/ Quy tắc nhân
• Phát biểu Quy tắc nhân:
Để hoàn thành một công việc, người ta phải thực hiện một dãy liên tiếp
𝑘 hành động.
o Hành động thứ nhất có 𝑛1 cách thực hiện
o Hành động thứ hai có 𝑛2 cách thực hiện
...
o Hành động thứ 𝑘 có 𝑛𝑘 cách thực hiện
⇒ Số cách hoàn thành công việc trên là:
𝑛1 . 𝑛2 … 𝑛𝑘
Ví dụ về Quy tắc nhân
• VD:
Để đi từ thành phố A sang
thành phố C bắt buộc phải qua
Thành phố B.

Theo quy tắc nhân, số cách đi từ A đến C là: 2. 3 = 6 (cách)


b/ Quy tắc cộng
Phát biểu: Để hoàn thành một công việc, người ta có thể chọn một
trong 𝑘 phương án:
o Phương án thứ nhất có 𝑛1 cách thực hiện
o Phương án thứ hai có 𝑛2 cách thực hiện
...
o Phương án thứ 𝑘 có 𝑛𝑘 cách thực hiện
⇒ Số cách hoàn thành công việc trên là:
𝑛1 + 𝑛2 + ⋯ + 𝑛𝑘
Ví dụ về quy tắc cộng
VD: Trong một lớp có 20 nam và 18 nữ, trong đó có 3 bạn nam và 5 bạn
nữ sử dụng thành thạo tiếng Nhật.
a/ Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra được một bạn nam và một bạn nữ đi
rước cờ?
b/ Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một người thành thạo tiếng Nhật?
c/ Hoán vị
• Định nghĩa: Một hoán vị của 𝑛 phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự
𝑛 phần tử đó.
• Số hoán vị của 𝑛 phần tử là 𝑃𝑛 = 𝑛! = 1.2.3 … 𝑛 Trình bày như
VD thứ 3 là đầy
đủ, không cần
• VD1: Cho 3 đối tượng A, B, C. Hãy liệt kê các hoán vị của 3 đối nêu rõ như VD
tượng đó. đầu.

• VD2: Số cách sắp xếp 4 người ngồi vào một bàn dài là
số hoán vị của 4 người đó, nên bằng:
𝑃4 = 4! = 24 (𝑐á𝑐ℎ)
• VD3: Số số có 5 chữ số khác nhau lập từ 5 chữ số 1, 3, 5, 7, 9 là:
𝑃5 = 5! = 120 (𝑠ố)
d/ Tổ hợp
• ĐN: Một tổ hợp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử là một tập con gồm 𝑘 phần tử,
không phân biệt thứ tự, lấy từ 𝑛 phần tử đã cho.

𝑛!
• Số tổ hợp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử là: 𝐶𝑛𝑘 =
𝑘!. 𝑛−𝑘 !

• VD: Số cách rút được 2 phiếu trong 1 hộp gồm 5 phiếu trúng thưởng và 95
phiếu không trúng thưởng là?????

• VD: Số cách rút được 2 phiếu trúng thưởng trong 1 hộp gồm 5 phiếu trúng
thưởng và 95 phiếu không trúng thưởng là?????
e/ Chỉnh hợp không lặp (gọi tắt là chỉnh hợp)
ĐN: Một chỉnh hợp không lặp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử là một cách sắp
xếp có thứ tự gồm 𝑘 phần tử lấy từ 𝑛 phần tử đã cho.

VD: Liệt kê ra các chỉnh hợp không lặp chập 2 của 5 số 1,3,5,7,9:

𝑛!
Ghi nhớ: Số chỉnh hợp không lặp chập 𝑘 của 𝑛 phần tử là: 𝐴𝑘𝑛 =
𝑛−𝑘 !
f/ Chỉnh hợp lặp
Không cần nhớ khái niệm này, chỉ cần vận dụng tư duy logic vào để tính
𝑘
g/ Tính chất của 𝐶𝑛
𝐶𝑛𝑘 = 𝐶𝑛𝑛−𝑘

Kiểm chứng???
1.2. Phép thử. Sự kiện
a/ Định nghĩa
Định nghĩa: Một phép thử ngẫu nhiên ( gọi tắt là phép thử) là một hành động, thí
nghiệm hoặc một sự quan sát dưới một hệ điều kiện nào đó mà kết quả không thể
biết trước được.
Định nghĩa: Các kết quả có thể có của một phép thử gọi là các sự kiện ( hoặc biến
cố).

VD1: Gieo một con xúc xắc là một phép thử.


Các sự kiện có thể xảy ra của phép thử này là:
Có rất nhiều sự kiện liên kết với
𝐴𝑖 : Sự kiện xuất hiện mặt 𝑖 chấm (𝑖 = 1, 2, 3, . . , 6)
phép thử này
B: Sự kiện xuất hiện mặt chấm chẵn
C: Sự kiện xuất hiện mặt chấm lẻ
D: Sự kiện xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 4
….
b/Ví dụ về Phép thử, sự kiện
VD2: Một hộp chứa 3 phiếu trúng thưởng và 997 phiếu không trúng
thưởng. Rút ngẫu nhiên 2 phiếu là một phép thử.

Các sự kiện có thể xảy ra là:


X: Sự kiện rút được 2 phiếu trúng thưởng
Y: Sự kiện rút được đúng một phiếu trúng thưởng
Z: Sự kiện không rút được phiếu trúng thưởng nào
T: Sự kiện rút được ít nhất một phiếu trúng thưởng
H: Sự kiện rút được nhiều nhất một phiếu trúng thưởng
K: Sự kiện số phiếu trúng thưởng là 0 hoặc 2
Ví dụ về Phép thử, sự kiện
VD3: Một vận động viên thực hiện cú nhảy xa là một phép thử
Các sự kiện liên kết với phép thử trên:
A: Sk khoảng cách đạt được trên 7m
B: Sk khoảng cách đạt được trên 8m
C: Sk khoảng cách đạt được nằm trong miền [7,5 ; 8,5 ] (m)

Ví dụ về Phép thử, sự kiện
• VD4: Quan sát ngẫu nhiên một người trong đám đông khán giả.
Hãy nêu ra một vài sk liên kết với phép thử này????

• VD5: Một chuồng có 5 thỏ trắng, 4 thỏ nâu và 1 thỏ xám. Bắt ngẫu
nhiên 2 con thỏ. Hãy nêu tên ít nhất 3 sự kiện liên kết với phép thử
này.
c/ Sự kiện tất yếu, sự kiện bất khả

Sk tất yếu Sk bất khả


• ĐN: Là sk chắc chắn xảy ra • ĐN: Là sk chắc chắn không xảy ra
• Kí hiệu: Ω • Kí hiệu: 𝜙

• VD: Sk khoảng cách vận động viên


nhảy xa đạt được là dưới 10m là sk • VD: Sk khoảng cách vận động
tất yếu viên nhảy xa đạt được là 11m

(Ghi chú: Kỷ lục nhảy xa thế giới là


8,95m)
Mối quan hệ giữa hai sự kiện

Sk kéo theo Hai sk bằng nhau


• ĐN: Sk 𝐴 được gọi là kéo theo sk 𝐵 • ĐN: Sk 𝐴 được gọi là bằng sk 𝐵 nếu
nếu 𝐴 xảy ra thì 𝐵 cũng xảy ra. 𝐴 kéo theo 𝐵 và 𝐵 kéo theo 𝐴.
• Kí hiệu: 𝐴 ⊂ 𝐵
• Kí hiệu: 𝐴 = 𝐵
A
A=B
B

• VD: Sk lấy được đúng một phiếu


• VD: Sk xuất hiện mặt 4 chấm kéo trúng thưởng bằng sk lấy được
theo sk xuất hiện mặt chấm chẵn đúng 1 phiếu không trúng thưởng
1.3.Các phép toán về sự kiện
a/ Phép giao
• ĐN: Phép giao 2 sk 𝐴 𝑣à 𝐵, kí hiệu 𝐴 ∩ 𝐵 ℎ𝑜ặ𝑐 𝐴. 𝐵 ℎ𝑜ặ𝑐 𝐴𝐵, là sk
𝐶 mà ở đó 𝐶 xảy ra khi 𝐴 và 𝐵 đồng thời xảy ra.

• ĐN mở rộng: 𝐴1 ∩ 𝐴2 ∩ ⋯ ∩ 𝐴𝑘 = 𝐴1 . 𝐴2 . … . 𝐴𝑘 là sk 𝐶 ở đó 𝐶 xảy ra
khi tất cả 𝑘 sk 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑘 đồng thời xảy ra.
Ví dụ về Phép giao
VD: Gieo đồng thời hai con xúc xắc.
Kí hiệu 𝐴𝑖 là sk con xúc xắc 1 xuất hiện mặt 𝑖 chấm,
𝐵𝑖 là sk con xúc xắc 2 xuất hiện mặt 𝑖 chấm (𝑖 = 1, 2, 3, . . , 6).
Sk tổng số chấm xuất hiện bằng 12 là: 𝐴6 . 𝐵6
b/ Phép hợp
• ĐN: Phép hợp 2 sk 𝐴 𝑣à 𝐵, kí hiệu 𝐴 ∪ 𝐵, là sk 𝐶 mà ở đó 𝐶 xảy ra khi
ít nhất 𝐴 hoặc 𝐵 xảy ra. Trường hợp riêng khi 𝐴. 𝐵 = ∅ thì ta có kí
hiệu riêng 𝐴 ∪ 𝐵 = 𝐴 + 𝐵.

• ĐN mở rộng: 𝐴1 ∪ 𝐴2 ∪ ⋯ ∪ 𝐴𝑘
hay 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑘
Ví dụ về Phép hợp
VD2: Một hộp chứa 3 phiếu trúng thưởng và 997 phiếu không trúng
thưởng. Rút ngẫu nhiên 2 phiếu là một phép thử.

Các sự kiện có thể xảy ra là:


X: Sự kiện rút được 2 phiếu trúng thưởng
Y: Sự kiện rút được đúng một phiếu trúng thưởng
Z: Sự kiện không rút được phiếu trúng thưởng nào
T: Sự kiện rút được ít nhất một phiếu trúng thưởng
H: Sự kiện rút được nhiều nhất một phiếu trúng thưởng
Nêu tên các sk 𝑋 + 𝑌; 𝑌 + 𝑍; 𝑋 + 𝑌 + 𝑍
c/ Hai sự kiện xung khắc
• ĐN: Sk 𝐴 được gọi là xung khắc với sk 𝐵 nếu 𝐴 ∩ 𝐵 = 𝐴. 𝐵 = ∅ tức là 𝐴 và 𝐵
không thể đồng thời xảy ra.
A B

VD: Một hộp chứa 3 phiếu trúng thưởng và 997 phiếu không trúng thưởng. Rút
ngẫu nhiên 2 phiếu là một phép thử.
Các sự kiện có thể xảy ra là:
X: Sự kiện rút được 2 phiếu trúng thưởng Hãy tìm một
Y: Sự kiện rút được đúng một phiếu trúng thưởng số cặp sk
Z: Sự kiện không rút được phiếu trúng thưởng nào xung khắc
T: Sự kiện rút được ít nhất một phiếu trúng thưởng nhau
H: Sự kiện rút được nhiều nhất một phiếu trúng thưởng
Nên hiểu và ghi

d/ Sự kiện đối lập nhớ sk đối lập


bởi bản chất của

ĐN: Sk 𝐵 được gọi là đối lập của sk A 𝑛ế𝑢 B thỏa mãn:


𝐴 ∩ 𝐵 = 𝐴. 𝐵 = ∅

𝐴∪𝐵 =𝐴+𝐵 =Ω
Kí hiệu sk đối lập của sk 𝐴 là 𝐴ҧ

VD: Sk xuất hiện mặt chấm chẵn đối Ω


lập với sk xuất hiện mặt chấm lẻ.
VD: Một người ném bóng vào rổ. Gọi 𝐴 là sk người đó ném trúng rổ.
Suy ra 𝐴ҧ 𝑙à 𝑠𝑘 𝑛𝑔ườ𝑖 đó 𝑛é𝑚 𝑡𝑟ượ𝑡.
e/ Sk có thể phân chia được. Sk sơ cấp
• ĐN: Sk 𝐴 được gọi là có thể phân chia được nếu tồn tại sk 𝐵, 𝐶 sao
cho:
o 𝐵 ≠ ∅, 𝐶 ≠ ∅
o 𝐵. 𝐶 = ∅
o𝐵 + 𝐶 = 𝐴

• ĐN: Sk 𝑋 được gọi sk sơ cấp nếu


nó khác ∅ và không thể phân chia được
Ví dụ sk không thể phân chia được, sk sơ cấp
VD: Gieo một con xúc xắc là một phép thử.
Các sự kiện có thể xảy ra của phép thử này là:
𝐴𝑖 : Sự kiện xuất hiện mặt 𝑖 chấm (𝑖 = 1, 2, 3, . . , 6)
B: Sự kiện xuất hiện mặt chấm chẵn
C: Sự kiện xuất hiện mặt chấm lẻ
D: Sự kiện xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 4

Các sk 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴6 là các sk sơ cấp


Các sk 𝐵, 𝐶, 𝐷 không phải sơ cấp, chúng có thể phân chia được.
f/ Ví dụ tổng hợp
• VD: Có 3 người 𝐴, 𝐵, 𝐶 bắn vào một mục tiêu. Gọi 𝐴, 𝐵, 𝐶 lần lượt là sk người
𝐴, 𝐵, 𝐶 bắn trúng mục tiêu.
a/ Hãy gọi tên các sk: 𝐴,ҧ 𝐴. 𝐵, 𝐴. 𝐵. 𝐶, 𝐴. 𝐵, 𝐴. 𝐵. 𝐶
Hay còn kí hiệu là: 𝐴,ҧ 𝐴 ∩ 𝐵, 𝐴 ∩ 𝐵 ∩ 𝐶, 𝐴 ∩ 𝐵, 𝐴 ∩ 𝐵 ∩ 𝐶

Và gọi tên các sk: 𝐵 ∪ 𝐶, 𝐴 ∪ 𝐵 ∪ 𝐶, 𝐴 ∪ 𝐵 ∪ 𝐶, 𝐵 ∪ 𝐶


b/ Hãy biểu diễn các sự kiện sau theo các sk 𝐴, 𝐵, 𝐶.
𝑋: sk cả 3 người đều bắn trúng
𝑌: sk có đúng một người bắn trúng
𝑍: chỉ có người 𝐴 𝑣à 𝐶 bắn trúng
𝑇: cả 3 người đều bắn trượt
c/ Sk 𝐴 và 𝐵 có xung khắc với nhau không? Có đối lập với nhau không?
d/ Sk 𝐶 có thể phân chia được không? Hãy nêu ra 2 sk sơ cấp?
1.3. Hệ sự kiện đầy đủ (hay hệ sk toàn phần)
• ĐN: Hệ 𝑛 sk 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 được gọi là hệ sk đầy đủ nếu chúng thỏa
mãn 3 điều kiện:
o 𝐴𝑖 ≠ ∅ ∀𝑖
o 𝐴𝑖 . 𝐴𝑗 = ∅ ∀𝑖 ≠ 𝑗 ( tức chúng đôi một xung khắc)
o 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 = Ω

• Lưu ý: Ta hiểu trực quan: Hệ sk đầy đủ là tất cả


các khả năng khác nhau có thể xảy ra của một
phép thử
1.3. Hệ sự kiện đầy đủ (hay hệ sk toàn phần)
Với một phép thử, ta xem nó có thể xảy ra các kết quả nào:
 Trường hợp 1: ....ứng với sk 𝐴1
 Trường hợp 2: ....ứng với sk 𝐴2
...
 Trường hợp 𝑛: ....ứng với sk 𝐴𝑛
thì hệ sk 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 là hệ sk đầy đủ.
Ví dụ về hệ sk đầy đủ
• VD1: Gieo ngẫu nhiên một đồng xu.
Gọi 𝐴 là sk xuất hiện mặt sấp,
𝐵 là sk xuất hiện mặt ngửa.
Khi đó hệ gồm 2 sk 𝐴, 𝐵 là hệ sk đầy đủ.
• VD2: Gieo ngẫu nhiên 2 đồng xu khác nhau.
Gọi 𝑆𝑆 là sk đồng 1 sấp, đồng 2 sấp
𝑆𝑁 là sk đồng 1 sấp, đồng 2 ngửa
𝑁𝑆 là sk đồng 1 ngửa, đồng 2 sấp
𝑁𝑁 là sk đồng 1 ngửa, đồng 2 ngửa.
Khi đó hệ gồm 4 sk 𝑆𝑆, 𝑆𝑁, 𝑁𝑆, 𝑁𝑁 là hệ sk đầy đủ
Ví dụ về hệ sk đầy đủ
• VD3: Vẫn là sk gieo ngẫu nhiên 2 đồng xu khác nhau.
Gọi 𝑋 là sk 2 đồng xu đều sấp,
𝑌 là sk 2 đồng xu đều ngửa,
𝑍 là sk có 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa.
Khi đó hệ gồm 3 sk 𝑋, 𝑌, 𝑍 là hệ sk đầy đủ
Ví dụ về hệ sk đầy đủ
• VD4: Một vùng có tỉ lệ nam, nữ là 2:3. Tỉ lệ người trên 60 tuổi của nữ
là 25%, của nam là 22%. Xét phép thử: chọn ngẫu nhiên 2 người của
vùng trên. Hãy nêu ít nhất 2 hệ sự kiện đầy đủ của phép thử trên.

You might also like