You are on page 1of 3

Giải pháp - Đạt

Giải quyết thói quen xuất khẩu tiểu ngạch:


1) Lí do lựa chọn hình thức xuất khẩu tiểu ngạch thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu
chính ngạch , thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, chịu phí biên mậu là có
thể xuất được hàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương
như qua đường chính ngạch. Nhưng, xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường không có tính
ổn định, giá trị mỗi giao dịch nhỏ…
Đây là hình thức xuất khẩu phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và đơn lẻ, nên để khuyến khích
các doanh nghiệp này chuyển sang hình thức chính ngạch sẽ không khả thi. Để có thể thực
hiện điều này, phải có 1 doanh nghiệp trung gian có vai trò là đại lý thu mua hàng hóa nông sản
cùng của các doanh nghiệp còn lại và tập trung số lượng hàng hóa thành một lượng đủ lớn để
xuất khẩu chính ngạch. Doanh nghiệp trung gian này còn có chức vụ là một màn lọc chất lượng
và sản lượng của một hay nhiều sản phẩm nông nghiệp nào đó. Doanh nghiệp trung gian này
tùy theo nước xuất khẩu mục tiêu sẽ đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau khi thu mua sản phẩm,
họ cũng có chức vụ nghiên cứu thị trường và cung cầu để có thể điều chỉnh mức xuất khẩu.
Mức thuế cao của xuất khẩu chính ngạch sẽ được chia đều bởi tất các doanh nghiệp có tham
gia ở quá trình thu mua đầu vào. Định giá sẽ tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và mức độ lợi
nhuận của sản phẩm ấy khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Điều này sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp trồng trọt tự cải thiện sản phẩm của mình, hay điều chỉnh sản phẩm của mình để
có thể kiếm được lợi nhuận tốt nhất.
Tóm lại, doanh nghiệp trung gian này sẽ có chức vụ thu mua và tập trung sản phẩm nông sản,
chuyển nhiều xuất khẩu tiểu ngạch thành một hoặc ít xuất khẩu chính ngạch, cung cấp thông tin
cho doanh nghiệp trồng trọt, điều chỉnh và kiểm soát số lượng và chất lượng sản phẩm dưới
hình thức biến động của giá. Đối với các doanh nghiệp nhỏ tham gia cung cấp đầu vào, lợi ích
họ nhận được sẽ là sự giảm thiểu rủi ro không bán được hàng vì sản phẩm của họ đã được
mua lại bởi đại lý, họ không phải tự mình thực hiện vận chuyển hay sợ mức thế cao của xuất
khẩu chính ngạch, họ chỉ cần tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm để có được mức giá mua
lại cao nhất.

2) thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu chính ngạch các loại nông sản khác
như sầu riêng, khoai lang, bưởi, chanh leo, bơ,... vì hiện tại Việt Nam chỉ được xuất
khẩu 9 mặt hàng nông sản theo hình thức xuất khẩu chính ngạch.

Giải quyết tình trạng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
3) Nâng cao chất lượng sản phẩm, minh bạch về nguồn gốc xuất xứ và có các chứng nhận
nông sản an toàn: Lý do chính mà VN còn phải dựa nhiều vào thị trường TQ để xuất
khẩu, trừ lí do về vị trí địa lý, là vì chất lượng sản phẩm của nông sản hoa quả Việt Nam
vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của các thị trường khó tính hơn. “Thời gian qua, trái cây Việt
Nam đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản nhưng tỷ trọng nhập
khẩu mặt hàng này của thế giới từ Việt Nam chỉ chiếm 1%.”.
4) Nắm rõ thị hiếu của người tiêu dùng ở các quốc gia nhập khẩu: Thói quen tiêu dùng,
nhất là về khẩu vị của các quốc gia sẽ rất khác nhau. Trước khi xuất khẩu, ngay cả khi
trước khi gieo giống trồng cây cần phải xác định rõ đối tượng muốn xuất khẩu sản phẩm
để có thể đáp ứng khẩu vị và chất lượng đặt ra.
Như vậy, để có thể vừa lòng các thị trường khó tính và khẩu vị của họ, các sản phẩm nông sản
của Việt Nam phải được cải thiện về chất lượng và sự đa dạng. Điều này không phải là vấn đề
dễ giải quyết vì nó liên quan đến nhiều yếu tố và cần khoảng thời gian lâu dài để có thể thực
hiện. Nó đòi hỏi sự thay đổi giống cây trồng, về quy trình trồng trọt của người nông dân, quy
trình kiểm định chất lượng, quy trình bảo quản và vận chuyển,..
http://www.spsvietnam.gov.vn/de-trai-cay-viet-vuon-xa-hieu-tap-quan-cua-thi-truong-xuat-khau-
la-loi-the

Giải quyết tình trạng thiếu nhân lực:


5) Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mũi ba ở các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc đặc biệt là
Cao Bằng ( Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai lần lượt là 84,4%, 70%,
43,2% và 80,3% dân số đã được tiêm mũi 3, nguồn.
https://vnexpress.net/covid-19/vaccine)
6) Chính phủ cần đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn lao động, bảo hộ lao động để đảm bảo
môi trường làm việc an toàn cho người lao động.

Giải quyết nguyên nhân từ chính sách vi mô


7) Thúc đẩy việc ký kết nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với 8 loại trái cây còn lại để
giảm bớt các thủ tục kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu.
8) Siết chặt kiểm soát dịch bệnh bằng hai cách: Cách thứ nhất là bố trí bãi tập kết
phương tiện gần cửa khẩu, sau đó hợp tác với phía Trung Quốc để tiến hành khử
khuẩn cho hàng hóa và phương tiện cũng như lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho lái
xe (trong trường hợp cần thiết) tại các bãi này. Các phương tiện và lái xe đã được 2 bên
xác nhận âm tính có thể đi thẳng qua biên giới để vào bãi sang tải, không phải qua khử
khuẩn hoặc xét nghiệm lần 2. Quy trình hợp tác giao nhận này có thể cải thiện đáng kể
hoạt động thông quan tại các cửa khẩu biên giới, hạn chế tối đa nguy cơ ùn tắc. Bởi,
nếu phát hiện phương tiện, hàng hóa nhiễm SARS-CoV-2 bên phía Trung Quốc thì theo
quy định, Trung Quốc sẽ phải ngừng hoạt động thông quan để khử khuẩn toàn bộ khu
vực cửa khẩu, đôi khi mất tới 1-2 ngày. Trong khi đó, nếu phát hiện phương tiện, hàng
hóa, lái xe nhiễm SARS-CoV-2 trên đất Việt Nam thì chỉ cần không cho phương tiện đó
ra cửa khẩu là đủ.
Cách thứ hai là thống nhất với cơ quan chức năng của Trung Quốc phương pháp khử
khuẩn, xét nghiệm và kiểm dịch thực vật, cũng như hướng dẫn việc xét nghiệm, khử
khuẩn đối với hoa quả, nông sản Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc để
việc thông quan được nhanh chóng.

Giải quyết về vấn đề cơ sở hạ tầng:


9) Đầu tư xây dựng và phát triển trung tâm trung chuyển, kho lạnh bảo quản nông sản ở
những vùng nguyên liệu cho ra tới biên giới, nhất là cửa khẩu ở phía Bắc.
10) Tích cực đàm phán với Trung Quốc để vận chuyển nông sản qua đường sắt: bổ sung
thêm lý do vận chuyển qua đường sắt.
Giải quyết về vấn đề hệ thống thông tin:
11) Xây dựng một website tổng hợp về thông tin thị trường nông sản, phân luồng thông tin
theo từng đối tượng (nông dân, nhà buôn, doanh nghiệp,...), đưa ra gợi ý về sản
xuất/kinh doanh cho đối tượng phù hợp, có cổng thông tin để tiếp nhận thông tin, ý kiến
từ nông dân. Thông qua chính quyền của từng địa phương để tuyên truyền về website
đến nông dân, doanh nghiệp.

Giải pháp còn thiếu:


- Đàm phán để xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc còn hạn chế:

You might also like