You are on page 1of 4

Câu 1:

Lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp bằng lợi nhuận kế toàn trừ đi chi phí cơ hội.
Trong đó, lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kế
toán của doanh nghiệp.
Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào của mình, do đó không
có chi phí cố định trong dài hạn, tổng chi phí biến đổi cũng chính là tổng chi phí của doanh
nghiệp. Để lựa chọn mức sản lượng tối ưu để sản xuất, các doanh nghiệp sẽ phải so sánh
giữa tổng doanh thu có được từ việc bán toàn bộ sản phẩm sản xuất ra và tổng chi phí để sản
xuất ra mức sản lượng đó tương tự như điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
trong ngắn hạn. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn:
P = MR = LMC
Trong dài hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ điều chỉnh quy mô sao cho:
SMC = LMC = P
- Nếu P > LACmin ⇒ doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương.
- Nếu P = LACmin ⇒ doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0.
- Nếu P < LACmin ⇒ doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế âm.
Giả sử ban đầu thị trường cân bằng tại E1 với mức giá thị trường là P1, xác định được
đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là D 1. Ở mức giá P1, doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận kinh tế cao. Điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp mới
gia nhập ngành này. Khi đó cung thị trường tăng làm cho giá giảm.
Khi giá giảm các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh quy mô của mình để có thể đạt được lợi
nhuận tối đa (Sản lượng bán giảm đi, theo luật cung do đường cung của doanh nghiệp là
LMC từ điểm đóng cửa đi lên). Khi các doanh nghiệp tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các
doanh nghiệp sẽ tiếp tục điều chỉnh sản lượng của mình đến khi doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận với toàn bộ lợi nhuận kinh tế bằng 0. Quá trình gia nhập của doanh nghiệp sẽ dừng ở
đường cung S’ và trạng thái cân bằng mới được thiết lập tại mức giá P 2. Vì tại mức giá P2 đã
đạt được 2 điều kiện của trạng thái cân bằng dài hạn là:
- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = LMC.
- Doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P = LACmin.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Tại đây, doanh nghiệp không chỉ tối đa được lợi nhuận của mình mà ở đó còn không
có sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp: do lợi nhuận kinh tế bằng 0,
nên không còn động cơ để các doanh nghiệp mới gia nhập ngành và các doanh nghiệp đang
trong ngành chọn ở lại thị trường vì không bị lỗ.

Câu 2:
1. Với P = 5$/vé: QAD = 50 vé, QCD = 20 vé
Tồng doanh thu từ đối tượng khách hàng là người lớn:
TR AD =P. Q AD =5× 50=250 ($)

Tồng doanh thu từ đối tượng khách hàng là trẻ em:


TR CD =P . QCD =5× 20=100 ($)

Tồng doanh thu của rạp chiếu phim:


TR=TR AD +TR CD =250+100=350( $)

2. Cầu của đối tượng trẻ em co giãn hơn: đường cầu thoải hơn – lượng cầu thay đổi khi
giá thay đổi 1% là lớn hơn.
3. Độ co giãn của cầu theo giá của nhóm khách hàng người lớn:
Q1−Q2 P1−P2 50−60 5−2 −7
E DP= : = : = =−0,2121
(Q1 +Q2 )/2 (P1+ P2)/2 (50+60)/2 (5+ 2)/2 33

 Ý nghĩa: Khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi ngược chiều 0,2121%: giá tăng
1% thì lượng cầu giảm 0,2121%; giá giảm 1% thì lượng cầu tăng 0,2121%.
4. Độ co giãn của cầu theo giá của nhóm khách hàng trẻ em
Q1−Q2 P1−P2 20−50 5−2
E DP= : = : =−1
(Q1 +Q2 )/2 ( P1+ P2)/2 (20+50)/2 (5+2)/2

 Ý nghĩa: Khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi ngược chiều 1%: giá tăng 1% thì
lượng cầu giảm 1%; giá giảm 1% thì lượng cầu tăng 1%.
5. Với PAD = 8$/vé: QAD = 40 vé
Với PCD = 3$/vé: QCD = 40 vé
Tồng doanh thu từ đối tượng khách hàng là người lớn:
TR AD =P. Q AD =8 ×40=320( $)

Tồng doanh thu từ đối tượng khách hàng là trẻ em:


TR CD =P . QCD =3× 40=120($)

Tồng doanh thu của rạp chiếu phim:


TR=TR AD +TR CD =320+120=440( $)

Doanh thu tăng thêm nếu nghe lời khuyên:


∆ TR=440−350=110 ($)

Câu 3:
1.

Cung không đổi Cung tăng Cung giảm

Giá cân bằng giảm Giá cân bằng tăng


Giá và sản lượng cân
Cầu không đổi Sản lượng cân bằng Sản lượng cân bằng
bằng không đổi
tăng giảm
Giá cân bằng có thể
Giá cân bằng tăng
tăng, giảm hoặc không
Giá và sản lượng cân Sản lượng cân bằng có
Cầu tăng đổi
bằng tăng thể tăng, giảm hoặc
Sản lượng cân bằng
không đổi
tăng
Giá cân bằng có thể
Giá cân bằng giảm
tăng, giảm hoặc không
Giá và sản lượng cân Sản lượng cân bằng có
Cầu giảm đổi
bằng giảm thể tăng, giảm hoặc
Sản lượng cân bằng
không đổi
giảm
2.
 Cung tăng, cầu tăng:
- Mức tăng của cung lớn hơn mức tăng của cầu: giá cân bằng giảm, sản lượng cân
bằng tăng.
- Mức tăng của cung nhỏ hơn mức tăng của cầu: giá cân bằng tăng, sản lượng cân bằng
tăng.
- Mức tăng của cung bằng mức tăng của cầu: giá cân bằng không đổi, sản lượng cân
bằng tăng.
 Cung tăng, cầu giảm:
- Mức tăng của cung lớn hơn mức giảm của cầu: giá cân bằng giảm, sản lượng cân
bằng tăng.
- Mức tăng của cung nhỏ hơn mức giảm của cầu: giá cân bằng giảm, sản lượng cân
bằng giảm.
- Mức tăng của cung bằng mức giảm của cầu: giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng
không đổi.
 Cung giảm, cầu tăng:
- Mức giảm của cung lớn hơn mức tăng của cầu: giá cân bằng tăng, sản lượng cân
bằng giảm.
- Mức giảm của cung nhỏ hơn mức tăng của cầu: giá cân bằng tăng, sản lượng cân
bằng tăng.
- Mức giảm của cung bằng mức tăng của cầu: giá cân bằng tăng, sản lượng cân bằng
không đổi.
 Cung giảm, cầu giảm:
- Mức giảm của cung lớn hơn mức giảm của cầu: giá cân bằng tăng, sản lượng cân
bằng giảm.
- Mức giảm của cung nhỏ hơn mức giảm của cầu: giá cân bằng giảm, sản lượng cân
bằng giảm.
- Mức giảm của cung bằng mức giảm của cầu: giá cân bằng không đổi, sản lượng cân
bằng giảm.

You might also like