You are on page 1of 4

Philippin

I. Tổng quan Philippin


1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ :

  Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Á, Philippines là một quần đảo với khoảng 7.107 hòn đảo trải từ
Bắc xuống Nam.

   Phía Bắc giáp biển Đài Loan, phía Tây ngăn cách với Việt Nam bởi biển Đông (khoảng
1.500km), phía Nam ngăn cách với Malaysia bởi biển Sulu và Celebes, phía Đông là Thái Bình Dương.

   Khí hậu: Nhiệt đới biển, có gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4), gió mùa Tây Nam (từ
tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình: 27 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.000-
4.000mm. nhiệt đới nóng ẩm. Toàn bộ bờ biển Philippines dài 23.184 Km. 3/4 diện tích là rừng núi;
đồng bằng thấp, nhỏ, hẹp và có nhiều thung lũng xen kẽ các sườn núi. Philippines nằm trong khu vực có
nhiều động đất và núi lửa với khoảng 10 núi lửa đang trong thời kỳ hoạt động. Philippines có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, thường có bão lớn (trung bình 20 cơn bão/năm).

 Lịch sử: Năm 1521, Magellan (người Tây ban nha) đã tới quần đảo Philippines và Tây Ban Nha
áp đặt chế độ thực dân tại đây đến năm 1898. Ngày 12/6/1898 Tướng Emilio Aguinaldo, Tổng thống
đầu tiên của Philippines, tuyên bố khai sinh nước Cộng hoà Philippines. Ngày 10/12/1898, Tây Ban Nha
ký Hoà ước nhượng Philippines cho Mỹ; đến năm 1913 Mỹ áp đặt sự thống trị lên toàn bộ Philippines.
Tuy nhiên năm 1935, Mỹ phải tuyên bố cho người Philippines hưởng tự trị trong một số lĩnh vực và hứa
10 năm sau sẽ trao trả độc lập. Trong Chiến tranh thế giới II (từ 12/1941- 1945), Nhật tiến hành chiến
tranh và chiếm đóng Philippines. Năm 1945, Nhật thua trận, Mỹ trở lại Philippines. Ngày 4/7/1946, Mỹ
trao trả độc lập cho Philippines. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, năm 1992 Mỹ rút quân khỏi căn cứ
không quân Clark và căn cứ hải quân Subic ở Philippines.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ PHILIPPIN:


Kinh tế Philippin được chia làm 3 phần gồm:Công nghiệp chiếm 32%, nông nghiệp: 20% và dịch
vụ: 48% GDP.

1. Ngành công nghiệp :

 Nền công nghiệp của Philippines phát triển không đều, chủ yếu là công nghiệp khai khoáng, gỗ
và chế biến, nổi bật là công nghiệp chế biến dừa, đường. Một số ngành mới nổi lên là lắp ráp đồ điện, ô
tô và điện tử. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: sản phẩm dừa, đường, gỗ, đồng thỏi, hàng may sẵn, điện
tử, đồ điện, hoa quả…
 Các ngành công nghiệp chính gồm dệt, chế biến thực phẩm, hoá chất và cơ khí điện, sản xuất
điện năng đạt 39,623 tỷ kWh, tiêu thụ 36,849 tỷ kWh. Tài nguyên khoáng sản gồm đồng (nguồn xuất
khẩu chính), crôm, vàng, dầu lửa và ni-ken
 Trước đây, công nghiệp của Philippin chủ yếu là khai khoáng, gỗ và chế biến thực phẩm. Một số
ngành mới nổi lên là điện tử (chiếm trên 60% tổng xuất khẩu, đạt gấn 30 tỷ USD/năm) điện tử và may
mặc xuất khẩu (mỗi ngành chiếm khoảng 5,5% xuất khẩu và đạt gần 2,5 tỷ USD/năm).
 Philippin buôn bán chủ yếu với Mỹ, Nhật. Nhập khẩu chính của Philippin là: dầu mỏ, than đá, sắt
thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, lương thực, hoá chất ..... Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào
Philippin không nhiều, năm 2004: 688 triệu USD, 2005: 1,13 tỷ USD. Hết năm 2007, Philippin nợ
nước ngoài 55 tỷ USD, chiếm 55% GDP (mức nguy hiểm). Nợ trong nước của Chính phủ cũng lớn,
tổng số tiền Chính phủ dùng để trả lãi và gốc hàng năm lên tới 40% tổng số thu, kể cả vay nợ mới của
Chính phủ (tổng nợ chính phủ tới 72% GDP). Việc vay nợ ODA của các nước và các tổ chức tài chính
quốc tế có nhiều hạn chế, năm 2005 chỉ khoảng 700 triệu USD, dự kiến 2006 và 2007 cũng chỉ khoảng
1 tỷ USD/năm do tham nhũng, khả năng trả nợ không cao.
 Theo Cơ quan Thống kê Philippin, chỉ số sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp của Philippin giai
đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân 0,7% / năm, từ 134,5 điểm vào năm 2016 xuống mức thấp nhất 130,5
điểm vào năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.

2. Ngành nông nhiệp:

- Một nửa lực lượng lao động làm nông nghiệp. Cây lương thực chính là lúa và ngô. Dừa, mía, dứa
và chuối được trồng chủ yếu để xuất khẩu. Nạn phá rừng để lấy đất canh tác là một tai hoạ lớn hiện nay.

 Philippin chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển còn thấp, GDP đầu người
1,845 USD (2008). 70 % dân số dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp chiếm 23% GDP. Tuy
nhiên, Philippin hàng năm vẫn phải nhập một khối lượng khá lớn lương thực (khoảng 2 triệu tấn
gạo/năm, trong đó nhập từ Việt Nam 1,7 triệu tấn – 2005). Cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối,
dứa, cà phê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi.
 Ngành nông nghiệp Philippin dự báo tăng trưởng 2,5 – 3,5% về sản lượng trong năm 2019 sau
một năm 2018 gây thất vọng, với sản xuất gạo dự báo đạt mức cao kỷ lục, Bộ trưởng Nông nghiệp
Philippines cho biết. Ômg Emmanuel Pinol đang đưa ra những nhận định lạc quan về triển vọng tăng
trưởng ngành nông nghiệp đạt 2%, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và thủy sản, nhờ các biện pháp can
thiệp của chính phủ.
 Chính phủ Philippin sẽ tăng cường ngân sách để hỗ trợ nông dân về máy móc thiết bị, giống năng
suât scao và tín dụng với mức phân bổ hàng năm 190 triệu USD từ thuế thu được theo chính sách tự do
hóa nhập khẩu gạo dự kiến đi vào hiệu lực trong năm 2019.
3. Ngành dịch vụ:

 Dịch vụ ở Phi-líp-pin phát triển khá mạnh, chiếm trên 40% GDP.
 Thành phố Manila là thủ đô của cả nước, phát triển mạnh về thương mại, du lịch, dịch vụ.
 Du lịch: Năm 2017, Philippines có 6.6 triệu lượt khách đến thăm, tăng 11% so với 2016. Đây là
mức tăng kỷ lục nhờ những sự kiện lớn nhất mà nước này tổ chức như Hoa hậu Hoàn vũ năm 2017,
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Madrid Fusión Manila 2017, Đại hội Thực phẩm Thế giới, và Hội nghị
Quốc tế về Thống kê Du lịch UNWTO. Các quốc gia hàng đầu đóng góp cho số lượng khách du lịch
cao là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc.
 Ngành dịch vụ trực tổng đài mang về cho Manila 22 tỷ USD/năm và tuyển dụng hơn 1 triệu lao
động, trong đó có nhiều người không cần có trình độ quá cao. Suốt một thập kỷ qua, ngành này đã
tăng trưởng 30% và đóng góp tới 8% vào GDP của Philippines. Ước tính mỗi năm, dịch vụ này mang
lại 22 tỷ USD, tương đương 8% GDP của Philippines. Việc thuê ngoài là xu hướng đang diễn ra phổ
biến trên thế giới, giúp các tập đoàn, công ty tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động.

V. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:

Kinh tế
Hiệp định thương mại giữa hai nước được ký kết rất sớm, từ tháng 1 năm 1978 và được thay bằng
hiệp định thứ hai ký năm 1995.

Tháng 3/1994, hai nước ký thoả thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ
thuật giữa 2 chính phủ. Cho đến nay đã họp được 8 lần. Tại phiên họp lần thứ 4 vào 4-8/11/2005, hai
bên dự kiến phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2007. Tại cuộc họp lần
thứ 8 của Uỷ ban Hợp tác song phương diễn ra tháng 10 năm 2015, hai bên nhất trí nâng kim ngạch hai
chiều lên 3 tỷ USD vào năm 2016.

Việt Nam xuất khẩu nông sản (chủ yếu là gạo), linh kiện điện tử sang Philippines và nhập khẩu từ
Philippines phân bón, máy móc thiết bị, phụ tùng, khoáng chất, khí hóa lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật
liệu xây dựng.

Hiện nay, doanh nghiệp Philippines đang quan tâm đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu vào các ngành công
nghệ thực phẩm và đồ uống, cơ sở hạ tầng, bất động sản, cung cấp nước sạch, dược phẩm...

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 3 tỉ đô la trong năm 2015, và trong
nửa đầu năm nay đã tăng trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nông sản
và thực phẩm sang Philippines như gạo, cà phê, tiêu, bánh kẹo, vật liệu xây dựng, và nhập khẩu máy
tính, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, phân bón. 2016, khoảng 1.000 sinh viên Việt Nam đang du học
tại Philippines, và hàng trăm giảng viên Philippines đang làm việc tại Việt Nam.

Văn hóa
Trong nhiều năm trở lại đây, hai nước đã tích cực giao lưu, mở rộng hợp tác trên lĩnh vực văn hoá
nghệ thuật. Tháng 4 năm 2013, lần đầu tiên Những Ngày văn hóa Philippines tại Việt Nam được tổ chức
tại Việt Nam với nhiều hoạt động giao lưu âm nhạc, ca vũ và triển lãm các sản phẩm dệt thủ công của
các sắc tộc bản địa Philippines.

Người dân Philippines và người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có những nét tương đồng trong văn
hóa, ví dụ như các hoa văn dệt vải tương tự nhau.

Quốc phòng
Việt Nam và Philippines là hai nước thành viên của ASEAN, cùng nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc ứng
xử ở Biển Đông (COC). Hiện nay, Chính phủ và người dân hai nước Việt Nam - Philippines chia sẻ
những quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tục có những hành vi vi phạm Công ước của LHQ về
Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Năm 2010, Philippines và Việt Nam đã đạt được Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Quốc phòng.
Một Quy trình Điều hành chuẩn (SOP) tạo điều kiện cho tuần tra chung trên biển giữa hai nước đã được
ký kết trong chuyến thăm và đối thoại của Tư lệnh hải quân Philippines tới Hà Nội năm 2012.

Trong tình hình leo thang căng thẳng tại Biển Đông và việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân
sự trên các đảo và quần đảo có tranh chấp, hai bên đã tiến hành nhiều hoạt động hợp tác quân sự. Trong
đó nổi bật nhất là hai chuyến giao lưu giữa quan chức cấp cao và lực lượng Hải quân trú đóng của hai
nước tại các đảo Song Tử Tây (tháng 6 năm 2014) và Song Tử Đông năm 2015. Thông qua các hoạt
động hội đàm, văn nghệ, giao hữu thể thao ngắn ngày, hai bên mong muốn củng cố và tăng cường mối
quan hệ hữu nghị, hợp tác, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hải quân hai nước nhằm phối hợp hoạt
động tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin, các vấn đề an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực biển
Đông . Vào ngày 23 tháng 11 năm 2014, hai tàu khu trục của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thực hiện
ghé cảng đầu tiên đến Philippines. Tàu HQ-011 Đinh Tiến Hoàng và HQ-012 Lý Thái Để cập
cảng Manila South Harbor cho chuyến thăm thiện chí kéo dài ba ngày. Động thái này được khởi xướng
bởi cựu Tổng thống Benigno Aquino.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sản lượng nông nghiệp của Philippines tăng 2,5-3,5% trong năm 2019,29/12 /
2018,http://agro.gov.vn/vn/tID27399_San-luong-nong-nghiep-cua-Philippines-tang-2535-trong-nam-
2019.html

Quan hệ Philippines –ViệtNam,https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_Philippines_


%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam

Ngành dịch vụ thuê ngoài trực tổng đài tạo ra nhiều việc làm ở Philippines,  05/12/2017,
https://vtv.vn/kinh-te/nganh-dich-vu-thue-ngoai-truc-tong-dai-tao-ra-nhieu-viec-lam-o-philippines-
20171205124808689.htm

You might also like