You are on page 1of 1

Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan

hệ giữa các nền kinh tế


ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Các doanh nghiệp tại Việt Nam muốn gia nhập thị trường quốc tế cần phải vượt qua các tào cản
kỹ thuật bằng việc áp dụng, chứng nhận quản lý chất lượng (ISO 9001), quản lý môi trường (ISO 14001),
hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), quản lý an sinh xã hội (SA 8000, OHSAS 18001) hay
kiểm soát điểm tới hạn (HACCP)... và những quy định kỹ thuật hay tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp áp dụng đồng thời nhiều hệ thống quản lý gây ra phân tán nguồn lực,
quản lý không thống nhất, phức tạp, hiệu quả và hiệu lực vận hành các hệ thống không cao, khó có thể
duy trì lâu dài. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp hiện nay cần tiếp cận với hệ thống quản lý tích hợp.
Bài viết này sẽ giới thiệu về hệ thống quản lý tích hợp với các khái niệm, các bước triển khai, nội dung
tích hợp hệ thống quản lý tích hợp tại doanh nghiệp.

Khái niệm về hệ thống quản lý tích hợp-ISM


Hệ thống quản lý tích hợp(IMS-Integrated management systems): là một hệ thống quản lý cho phép các
tổ chức đạt được tất cả các mục tiêu của mình về phương diện thõa mãn nhu cầu và mong đợi của tất cả
các bên liên quan. Nó đồng nghĩa với hệ thống quản lý kinh doanh và thường được coi là sự hợp nhất các
hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường, hệ thống sức khỏe, an toàn và các hệ thống
tương tự khác.
Việc tích hợp sẽ gắn kết tất cả các hệ thống của tổ chức và các quá trình vào một khuôn khổ hoàn chỉnh,
cho phép tổ chức hoạt động như một đơn vị duy nhất với mục tiêu thống nhất.

You might also like