You are on page 1of 5

Đặng Xuân Cường – THPT Kim Thành

to¸n kIM LO¹I, OXIT KIM LO¹I + axit th-êng

I. TOÁN CƠ BẢN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT THƯỜNG


Câu 1: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít
khí H2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch là
A. 7,1 gam. B. 11,3 gam. C. 7,75 gam. D. 14,2 gam.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 11,7 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy
khối lượng dung dịch tăng thêm 10,5 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng là
A. 1,2 mol. B. 0,12 mol. C. 0,06 mol. D. 2,4 mol.
Câu 3: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84
lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch
Z thu được lượng muối khan là
A. 31,45 gam. B. 33,99 gam. C. 19,025 gam. D. 56,3 gam.
Câu 4: Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 6,72 lít
khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là
A. 25,7 gam. B. 26,0 gam. C. 40,1 gam. D. 40,7 gam.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,98. B. 7,25. C. 10,27. D. 9,52.
Câu 6: Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được V ml khí
H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 896. B. 336. C. 224. D. 672.
Câu 7: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%,
thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam.
Câu 8: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu
được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 77,86 gam. B. 25,95 gam. C. 103,85 gam. D. 38,93 gam.
Câu 9: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,3M thu
được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Đun nóng cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
A. 38,93 gam. B. 25,545 gam. C. 39,18 gam. D. 39,89 gam.
Câu 10: Cho một lượng Zn tác dụng hết với V lít dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M (vừa
đủ). Sau phản ứng thấy có 0,24 mol khí H2 bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 32,43. B. 35,64. C. 42,12. D. 36,86.
Câu 11: Cho Mg phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch hỗn hợp chứa HCl 2M và H2SO4 1M. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 20,6. B. 21,5. C. 23,4. D. 19,8.
Câu 12: Cho 18,2 gam hỗn hợp (Fe, Al, Mg) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa HCl và H2SO4 tỷ lệ
mol 2:1 thấy thoát ra 15,68 (lít) H2 (đktc) và được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 54,425. B. 76,65. C. 43,835. D. 64,215.
------------------------@------------------------
II. TOÁN CƠ BẢN OXIT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT THƯỜNG
Câu 1: Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4
2M. Khối lượng muối thu được là
A. 60 gam. B. 80 gam. C. 85 gam. D. 90 gam.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau
phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 3,81 gam. B. 5,81 gam. C. 4,81 gam. D. 6,81gam.
Câu 3: Cho 24,12 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng (vừa đủ) với 350ml dung dịch
HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 77,92. B. 86,8. C. 76,34. D. 99,72.
Câu 4: Để hoà tan vừa hết 15 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe3O4 và Al2O3 cần 200ml dung dịch Y chứa
HCl 1M và H2SO4 1,5M. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 45,4 gam. B. 42,7 gam. C. 44,5 gam. D. 50,9 gam.

1
Đặng Xuân Cường – THPT Kim Thành
Câu 5: Tính thể tích HCl 0,5M, H2SO4 0,25M cần dùng để phản ứng hết với hỗn hợp X gồm: 3,48g
Fe3O4, 8g Fe2O3, 1,02g Al2O3 là
A. 240ml. B. 360ml. C. 480ml. D. 560ml.
Câu 6: Hòa tan hỗn hợp 6,528g Al2O3, 5,12g Fe2O3 và 3,264g CuO bằng dung dịch hỗn hợp HCl
1,5M và H2SO4 0,25M vừa đủ. Tổng khối lượng muối trong dung dịch tạo thành là:
A. 33,649 gam. B. 28,041 gam. C. 35,051 gam. D. 87,628 gam.
Câu 7: Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ thu được 2,24 lít
khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 2,0 lít. B. 4,2 lít. C. 4,0 lít. D. 14,2 lít.
Câu 8: Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu
được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 20%.
Câu 9: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với
oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để
phản ứng hết với Y là
A. 75 ml. B. 50 ml. C. 57 ml. D. 90 ml.
Câu 10: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản
ứng với chất rắn X là
A. 400ml. B. 800ml. C. 200ml. D. 600ml.
Câu 11: Để oxi hóa m gam hỗn hợp 2 kim loại cần 1,904 lít O2 (đktc) thu được 6,08 g hỗn hợp 2 oxit.
Hòa tan hết hỗn hợp 2 oxit này bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch
X thu được muối khan có khối lượng là
A. 14,16 gam. B. 15,43 gam. C. 18,15 gam. D. 16,79 gam.
Câu 12: Đốt 31,7g hỗn hợp X gồm Al, Cu, Ag trong oxi dư thu được m gam chất rắn Y. Biết Y phản
ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1mol HCl và còn lại chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 35,7g. B. 38,1g. C. 39,7g. D. 42,9g.
Câu 13: Oxi hóa hoàn toàn 14,3 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Mg, Al và Zn bằng oxi dư thu được
22,3 gam hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tác dụng với dung dịch HCl dư thì khối lượng hỗn hợp
muối khan tạo thành là
A. 57,8 gam. B. 32,05 gam. C. 49,8 gam. D. 50,8 gam.
Câu 14: Đốt cháy m gam hỗn hợp bột X gồm Al, Cu, Fe và Mg với O2 dư, thu được 10,04 gam hỗn
hợp chất rắn Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần 520 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là
A. 5,88. B. 5,72. C. 5,28. D. 6,28.
Câu 15: Nung 16 gam hỗn hợp G gồm: Al, Mg, Zn, Cu trong bình đựng oxi dư thu được m gam hỗn
hợp oxit X. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp oxit đó cần 160 ml dung dịch HCl 3,5M. Giá trị m là
A. 27,6. B. 24,96. C. 18,24. D. 20,48.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp bột ba kim loại Cu, Al, Fe thu được 5,96 gam hỗn hợp
3 oxit. Để hoà tan hết hỗn hợp ba oxit này cần V lít dung dịch HCl 1,0M. Giá trị của V là
A. 0,14 lít. B. 0,24 lít. C. 0,12 lít. D. 0,1 lít.
Câu 17: Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hóa hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được
44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hòa tan hết B trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch D. Cô cạn D
được hỗn hợp muối khan là
A. 99,6 gam. B. 49,8 gam. C. 74,7 gam. D. 100,8 gam.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 26,8g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu thu được 41,4g hỗn hợp 3 oxit. Thể
tích dung dịch H2SO4 1M cần dùng để hòa tan vừa đủ hỗn hợp oxit trên là
A. 0,9125 lít. B. 1,825 lít. C. 3,65 lít. D. 2,7375 lít.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 10,3 gam hỗn hợp X (Al, Mg, Cu) trong O2 dư thu được m gam hỗn hợp
Y gồm các oxit kim loại. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Y trên trong dung dịch H2SO4 vừa đủ thu
được 39,1 (g) muối sunfat. Giá trị của m là
A. 13,5. B. 16,7. C. 15,1. D. 12,7.
Câu 20: Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại tác dụng với oxi dư thu được (m + 4,8) gam hỗn hợp các oxit.
Hòa tan hết hỗn hợp các oxit này cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M?
A. 300. B. 600. C. 150. D. 800.

2
Đặng Xuân Cường – THPT Kim Thành
Câu 21: Cho 13g hỗn hợp 3 kim loại tác dụng với oxi thu được 20,68 g hỗn hợp các oxit. Hòa tan hỗn
hợp các oxit này bằng dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ thu được dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 62,04g. B. 53,08g. C. 60,76g. D. 42,46g.
Câu 22: Cho 30 gam hôn hợp Ag, Cu, Fe, Zn, Mg tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao thu được 38 gam
chất rắn X. Lượng chất rắn X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 2M, thu được 2,24 lit khí
(đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 350. B. 1100. C. 225. D. 600.
Câu 23: Hòa tan hết m gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp
gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (ở
đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 88,7 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 26,5 gam. B. 35,6 gam. C. 27,7 gam. D. 32,6 gam.
Câu 24: Cho 13,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 11,43 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 9,75. B. 11,725. C. 14,625. D. 8,75.
Câu 25: Cho 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3,81 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 7,80 B. 4,875 C. 6,5. D. 2,4375.
Câu 26: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số
mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,08. B. 0,18. C. 0,23. D. 0,16.
------------------------@------------------------
III. KIM LOẠI, OXIT KIM LOẠI + AXIT THƯỜNG VÀ CÓ PHẢN ỨNG CỦA DÃY ĐIỆN HÓA
Câu 1: Hòa tan 30,7 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl cho đến khi hết axit thì chỉ còn lại 2,1
gam kim loại và thu được dung dịch X cùng 2,8 lít khí (ở đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 16,0 gam. B. 15,0 gam. C. 14,7 gam. D. 9,1 gam.
Câu 2: Hỗn hợp A gồm 32,8 (g) Fe và Fe2O3 có tỷ lệ mol là 3:1 hòa tan A trong V (lít) dung dịch HCl
1M. sau khi kết thúc các phản ứng thấy còn lại 2,8 (g) chất rắn không tan. Giá trị của V là
A. 0,6. B. 1,2. C. 0,9. D. 1,1.
Câu 3: Cho m gam X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào 400 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu
được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch Y và 2,8 gam Fe không tan. Giá trị m là
A. 27,2. B. 25,2. C. 22,4. D. 30,0.
Câu 4: Hoà tan 7,68 g hỗn hợp Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl khi axit hết người ta thấy còn lại 3,2
gam Cu dư. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là
A. 3,2 gam. B. 4,84 gam. C. 4,48 gam. D. 2,3 gam.
Câu 5: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam
chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 31,04 gam. B. 40,10 gam. C. 43,84 gam. D. 46,16 gam.
Câu 6: Cho hỗn hợp A gồm 14 gam Fe và 23,2 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
88,4 gam muối sunfat và khí H2. Thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là
A. 3,36 lit. B. 4,48 lit. C. 5,6 lit. D. 2,24 lit.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào dung dịch axit H2SO4
loãng (dư), thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch
Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m là
A. 54,0. B. 59,1. C. 60,8. D. 57,4.
Câu 8: (Chuyên ĐH Vinh) Hoàn tan hoàn toàn m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm CuSO4,
H2SO4 và Fe2(SO4)3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam chất
rắn Z và 0,224 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 12,80. B. 8,96 . C. 17,92. D. 4,48.
Trích đề thi thử Chuyên ĐH Vinh – 2015
Định hướng tư duy giải
3
Đặng Xuân Cường – THPT Kim Thành
IV. TOÁN TỔNG HỢP
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Zn và Al vào trong 200ml dung dịch X chứa HCl 0,3M và
H2SO4 0,2 M thu được dung dịch Y. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần thêm vào dung dịch Y để
lượng kết tủa thu được lớn nhất là V ml. Giá trị của V là
A. 150. B. 160. C. 140. D. 130.
Câu 2: Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe bằng dung dịch hỗn hợp Y gồm hai axit HCl và
H2SO4 thu được dung dịch Z và V lít khí H2. Cho NaOH tới dư vào dung dịch Z thu được 13,5 gam
kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,72 lít. B. 8,40 lít. C. 3,44 lít. D. 16,80 lít.
Câu 3: Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được
dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng
không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 18. B. 36. C. 20. D. 24.
Câu 4: 39,88 g hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,69 mol
H2SO4 loãng thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa
đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 50,25g. B. 60g. C. 41,2g. D. 65g.
Câu 5: Hòa tan hỗn hợp X gồm 3,2 gam Cu và 23,2 gam Fe3O4 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu
được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28,0. B. 26,4. C. 27,2. D. 24,0.
Câu 6: Cho 28,8g hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, được dung dịch B.
Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được mang nung trong không khí tới khối lượng
không đổi được 32g chất rắn. Số mol Fe3O4 trong hỗn hợp A là
A. 0,09 mol. B. 0,10 mol. C. 0,11mol. D. 0,12 mol.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra
6,72 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chât rắn. Giá trị m là
A. 27,85. B. 28,95. C. 29,85. D. 25,89.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X
vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó
số mol của HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam
hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 2,790. B. 4,656. C. 4,460. D. 3,792.
Câu 9: Hoà tan hết một kim loại hoá trị II vào lượng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ được một dung
dịch muối có nồng độ 18,19%. Vậy kim loại đó là:
A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg.
Câu 10: Khi hoà tan hiđoxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được
dung dịch muối trung hoà có nồng độ 26,21%. Kim loại M là:
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg.
Câu 11: Cho a gam hợp chất Z là muối cacbonat kim loại R hoá trị 2 tan hoàn toàn trong b gam dung dịch
H2SO4 9,8% (lấy dư 16% so với lượng cần thiết) thu được dung dịch chứa 10% muối. Hợp chất Z là:
A. MgCO3. B. FeCO3. C. ZnCO3. D. CaCO3.
Câu 12: Cho 2,4g kim loại X hóa trị II vào 200ml dung dịch HCl 0,75M, thấy sau phản ứng vẫn còn
một phần kim loại chưa tan hết. Cũng 2,4g nếu tác dụng với 250ml dung dịch HCl 1M thấy sau phản
ứng vẫn còn axit dư. Kim loại X là:
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 13: Cho 2,4 gam Mg vào 200ml dung dịch H2SO4 0,75M thu được dung dịch X. Cho 200ml dung dịch
Y chứa Ba(OH)2 0,3M và NaOH 0,5M vào dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,48 gam. B. 17,46 gam. C. 13,98 gam. D. 19,78 gam.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị
không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ
chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. Zn.

4
Đặng Xuân Cường – THPT Kim Thành
Câu 15: Cho m gam hỗn hợp Al, Al2O3, Al(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ thu
được dung dịch X có nồng độ % là 21,302% và 3,36 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 80,37
gam muối khan. m có giá trị là
A. 18,78 gam. B. 25,08 gam. C. 24,18 gam. D. 28,98 gam.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 22,30 gam hỗn hợp X gồm crom và thiếc vào dung dịch HCl dư thu được
6,72 lít H2 (đktc). Số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 11,15 gam X là:
A. 0,150. B. 0,125. C. 0,100. D. 0,075.
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với
lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được
8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit
thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A. 2,016 lít. B. 0,672 lít. C. 1,008 lít. D. 1,344 lít.
Câu 18: Cho m gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Mg, Fe, Zn, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl
tạo ra 0,065 mol H2. Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với khí clo dư tạo ra (m + 4,97) gam hỗn hợp
các muối. Khối lượng Fe có trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,56 gam. B. 0,84 gam. C. 4,20 gam. D. 0,28 gam.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được
1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09
gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là
A. 1,08 gam. B. 0,54 gam. C. 0,81 gam. D. 0,27 gam.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Zn vào dung dịch HCl, sau phản ứng
thu được 1,12 lít khí (đktc). Mặt khác, cũng cho 2,0 gam X tác dụng hết với clo dư thu được 5,763
gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 22,4%. B. 19,2%. C. 16,8%. D. 14,0%.
Câu 21: Hòa tan hết 15,55 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Al và Zn vào dung dịch HCl dư, sau phản
ứng thu được 0,4 mol H2. Mặt khác, nếu oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X trên trong O2 dư, thu được
23,15 gam chất rắn Y. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 54,02%. B. 36,01%. C. 81,03%. D. 64,82%.
Câu 22: Chia 156,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất
tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch
Y là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch Y là
A. 1,75 mol. B. 1,80 mol. C. 1,50 mol. D. 1,00 mol.
Câu 23: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M,
thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn
phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được m2 gam muối khan. Biết m2 - m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 240 ml. B. 80 ml. C. 320 ml. D. 160 ml.
Câu 24: Hoà tan hỗn hợp 6,4g CuO và 16g Fe2O3 trong 320ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng có
m gam chất rắn không tan. Giá trị lớn nhất của m là
A. 2,4 gam. B. 3,2 gam. C. 4,8 gam. D. 6,4 gam.
Câu 25: Cho m gam một khối lượng Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M.
Tính m biết rằng sau phản ứng (hoàn toàn) ta được 1 quả cầu có bán kính R/2.
A. 2,16gam. B. 3,78 gam. C. 1,08 gam. D. 3,24 gam.
Câu 26: Một khối nhôm hình cầu nặng 27g sau khi tác dụng với một dung dịch H2SO4 0,25M (phản
ứng hoàn toàn) cho ra một hình cầu có bán kính bằng 1/2 bán kính ban đầu. Thể tích dung dịch H2SO4
0,25M đã dùng là
A. 3 lít. B. 1,5 lít. C. 5,25 lít. D. 6 lít.
Câu 27: Cho 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe, Mg vào 160ml dung dịch HCl 1M và H2SO41M. Khi
phản ứng kết thúc, điều kiện nào sau đây đúng?
A. Hỗn hợp kim loại và axit vừa hết. B. Hỗn hợp kim loại còn dư axit hết.
C. Hỗn hợp kim loại hết, axit còn dư. D. Hỗn hợp kim loại và axit còn dư.
Câu 28: Cho 30,7 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 2,464
lít H2 (đktc) và dung dịch chứa 22,23 gam NaCl và x gam KCl. Giá trị của x là
A. 32,78. B. 35,76. C. 34,27. D. 31,29.
------------------------Hết------------------------

You might also like