You are on page 1of 26

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: /BC-TA
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2020

BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2020 VÀ NHIỆM KỲ 2016 – 2020;
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC
NĂM 2021 CỦA CÁC TÒA ÁN
__________

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC


TRONG NĂM 2020 VÀ NHIỆM KỲ 2016 – 2020 CỦA CÁC TÒA ÁN

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của nhiệm kỳ, năm
cuối các ngành, các cấp thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, cũng là năm đất
nước và Tòa án diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, kỷ niệm nhiều ngày lễ
lớn. Các Tòa án triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình quốc tế
và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là thiên tai, dịch bênh
xuất hiện, kéo dài, diễn biến khó lường đã làm ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả
các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Tình hình tội phạm vẫn phức tạp, hoạt
động với phương thức, thủ đoạn tinh vi, manh động; nổi lên là một số tội phạm
có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp, hoạt động “bảo kê”, “tín dụng đen”, các
băng nhóm xã hội đen; tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh
trái phép; đầu cơ các mặt hàng thiết yếu y tế, lương thực, thực phẩm để trục lợi;
sử dụng công nghệ cao để phạm tội; mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy;
vi phạm trật tự an toàn giao thông… Các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành
chính vẫn gia tăng về số lượng và có tính chất ngày càng gay gắt, phức tạp.
Trước yêu cầu vừa phải làm tốt công tác giải quyết, xét xử các loại vụ
việc đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu theo Nghị quyết
của Quốc hội, vừa phải tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và
chỉnh đốn Đảng, tinh giản biên chế, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân
tối cao đã quán triệt toàn hệ thống Tòa án thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ
thị của Trung ương Đảng, của Quốc hội; chủ động và kịp thời ban hành các

1
Nghị quyết, Chỉ thị1 với nhiều chủ trương, giải pháp mới nhằm tạo ra sự chuyển
biến căn bản trong thực hiện các nhiệm vụ công tác. Bên cạnh đó, kế thừa những
thành tựu quan trọng, toàn diện đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi
mới, những ưu điểm, kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ, Tòa án nhân dân tối
cao đã yêu cầu các Tòa án tiếp tục xác định chủ đề hành động “Trách nhiệm,
kỷ cương, chất lượng, vì công lý”; chủ động, sáng tạo đề ra các giải pháp thiết
thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại vụ
việc, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, yêu cầu mà Nghị quyết của
Quốc hội và Tòa án đã đề ra.
Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng, Nhà nước
và Quốc hội; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, cũng như sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ công chức,
viên chức và người lao động Tòa án các cấp nên các nhiệm vụ trọng tâm công tác
Tòa án tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả. Kết quả đạt được trong năm
2020 và nhiệm kỳ 2016-2020 cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
1. Về công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc; xem xét áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án; công tác thi hành án và một số mặt
công tác chuyên môn, nghiệp vụ khác
Trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa án đã thụ lý 2.433.631 vụ việc, đã giải
quyết được 2.375.983 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6% (so với nhiệm kỳ trước, số vụ việc
đã thụ lý tăng 624.551 vụ việc, đã giải quyết tăng 594.573 vụ việc). Trong đó,
năm 2020, các Tòa án đã thụ lý 602.252 vụ việc, đã giải quyết được 544.604 vụ
việc (đạt tỷ lệ 90,4%). Chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được bảo đảm và có
nhiều tiến bộ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan
hàng năm đều đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra2. Tình hình thụ lý,
giải quyết từng loại vụ việc cụ thể như sau:
a) Về xét xử các vụ án hình sự
Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng
pháp luật, không để xảy ra oan sai, kết án oan người không có tội. Trong nhiệm
kỳ, các Tòa án đã thụ lý 386.165 vụ với 650.546 bị cáo; đã giải quyết, xét xử
được 384.209 vụ với 641.616 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,5% về số vụ và 98,6% về số bị

1
Nghị quyết số 01-NQ/BCS ngày 02/01/2020 về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm
năm 2020 của Tòa án nhân dân; Chỉ thị số 01/2020/CT-CA ngày 09/01/2020 về việc triển khai, tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020 của các Tòa án.

2
Năm 2016 là 1,27%; năm 2017 là 1,3%; năm 2018 là 1,09%; năm 2019 là 1,09% và năm 2020 là 1,06%.

2
cáo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Trong đó, năm 2020, các Tòa
án đã thụ lý 89.726 vụ với 162.295 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 87.770 vụ
với 153.365 bị cáo3, đạt tỷ lệ 97,8% về số vụ và 94,5% về số bị cáo (so với năm
2019, thụ lý tăng 2.014 vụ với 15.842 bị cáo, giải quyết tăng 10.314 vụ với
26.853 bị cáo); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,18% (do nguyên nhân chủ
quan là 0,59%); bị sửa là 4,91% (do nguyên nhân chủ quan là 0,26%).
Tòa án nhân dân tối cao đã quan tâm chỉ đạo các Tòa án tổ chức xét xử
nghiêm túc, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ, đúng pháp luật đối với những vụ án
kinh tế, chức vụ lớn; những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc
diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo,
Ban Nội chính trung ương theo dõi đôn đốc. Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã xét
xử 1.145 vụ với 2.600 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, trong đó, năm 2020,
đã xét xử 269 vụ với 645 bị cáo 4. Các Tòa án đã áp dụng hình phạt tương xứng
với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; nghiêm khắc đối với
người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn của
Nhà nước; khoan hồng với những người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Đã phát hiện và xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng, trong đó có nhiều
vụ án được dư luận xã hội rất quan tâm5. Các Tòa án cũng chú ý áp dụng các
biện pháp kê biên tài sản và các biện pháp tư pháp, các hình phạt bổ sung và đề
ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tiền, tài sản của Nhà
nước đã bị chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại, như: thường xuyên tập huấn, bồi
dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán kỹ năng xét xử và các kiến thức về kế toán, tài
chính, ngân hàng, ngoại ngữ, tin học; phân công Thẩm phán có đủ năng lực,
3
Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 73.986 vụ với 137.686 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 72.915 vụ với 130.694 bị cáo; thụ
lý theo thủ tục phúc thẩm 15.399 vụ với 24.041 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 14.548 vụ với 22.161 bị cáo; thụ lý
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 341 vụ với 568 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 307 vụ với 510 bị cáo. Tòa án cấp
sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình và tù chung thân đối với 1.145 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 84.830 bị cáo (trong
đó, xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 20.779 bị cáo, chiếm 17,2%); miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình
phạt cho 41 bị cáo; còn lại là các hình phạt khác.
4
Trong số 645 bị cáo phạm tội tham nhũng đã xét xử, các Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tù chung thân và tử
hình đối với 08 bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 44 bị cáo; tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối
với 86 bị cáo; tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 131 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống đối với 363 bị cáo, còn lại là các
hình phạt khác.
5
Vụ án Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm phạm tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty cổ
phần VN Pharma; vụ án Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và các đồng phạm phạm tội “Vi phạm
quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Nhận hối lộ” và “Đưa hối lộ” xảy ra tại
Tổng Công ty viễn thông Mobifone, AVG và các đơn vị có liên quan; vụ án Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và
các đồng phạm bị truy tố, xét xử về các tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ
chức đánh bạc”, “Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương; vụ án Phan Văn Anh Vũ
phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương; vụ
án Châu Thị Thu Nga phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà
đất (Housing Group); vụ án Trịnh Xuân Thanh phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); vụ án Huỳnh Thị Huyền
Như phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; vụ án Đinh La Thăng phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; vụ án Phạm Công
Danh phạm tội “Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; các vụ án gian lận thi cử tại Kỳ thi trung học phổ thông
năm 2018 xảy ra tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang…

3
kinh nghiệm để xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng; tích cực vận động bị cáo,
gia đình của bị cáo và những người liên quan tự nguyện nộp lại tiền, tài sản đã
chiếm đoạt, thu lợi bất chính nhằm khắc phục hậu quả của tội phạm…
Qua công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự trong năm 2020 và
nhiệm kỳ 2016-2020 cho thấy, chiếm tỷ lệ cao vẫn là các nhóm tội liên quan đến
xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy; xâm phạm trật tự công cộng; xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người. Các Tòa án tiếp tục
chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả, tạo điều
kiện và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến
hành tố tụng cùng cấp, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác nên các vụ án
đều được đưa ra xét xử kịp thời, trong thời hạn luật định. Việc trả hồ sơ cho
Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng pháp
luật. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất,
mức độ hành vi phạm tội, đúng quy định của pháp luật. Việc xem xét, áp dụng
hình phạt khác không phải là hình phạt tù đảm bảo có căn cứ, đúng quy định của
pháp luật. Các Tòa án đã làm tốt công tác phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp tổ chức 25.697 phiên tòa rút kinh nghiệm, trong đó năm 2020 đã tổ
chức 5.676 phiên tòa rút kinh nghiệm, qua đó giúp các Thẩm phán, Kiểm sát
viên tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo các phiên tòa đều được diễn
ra khách quan và đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các Tòa án cũng
đưa ra xét xử kịp thời và tuyên án nghiêm khắc đối với nhiều bị cáo vi phạm
pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVID-19, góp phần tích cực
vào công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua. Một số hạn chế, tồn tại
trước đây trong công tác xét xử các vụ án hình sự đã được các Tòa án khắc phục
có hiệu quả, như: việc áp dụng các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự đã chuẩn xác hơn6; không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không
có tội7; việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm
bảo có căn cứ, đúng pháp luật...
b) Về giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại và lao động
Việc giải quyết các vụ việc dân sự về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ
kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Trong nhiệm kỳ, các
Tòa án đã thụ lý 1.894.472 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 1.842.684 vụ việc8,
6
Trong nhiệm kỳ, có 254.456 trường hợp Tòa án các cấp áp dụng Điều 51 và 54 của Bộ luật Hình sự, chỉ có 432
trường hợp bị hủy án (chiếm 0,17%) và 1.461 trường hợp bị sửa án (chiếm 0,57%). Năm 2016 có 77.530 trường
hợp, có 70 trường hợp bị hủy án và 338 trường hợp bị sửa án; Năm 2017 có 78.515 trường hợp, có 105 trường
hợp bị hủy án và 474 trường hợp bị sửa án; Năm 2018 có 34.518 trường hợp, có 86 trường hợp bị hủy án và 149
trường hợp bị sửa án; Năm 2019 có 30.957 trường hợp, có 107 trường hợp bị hủy án và 275 trường hợp bị sửa
án; Năm 2020 có 32.936 trường hợp, có 64 trường hợp bị hủy án và 225 trường hợp bị sửa án.
7
Giảm 03 trường hợp so với nhiệm kỳ trước.
8
Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 1.771.709 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 67.372 vụ việc và
theo thủ tục giám đốc thẩm 3.603 vụ việc.

4
đạt tỷ lệ 97,3%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra (so với nhiệm kỳ
trước, thụ lý tăng 523.966 vụ việc; giải quyết tăng 496.752 vụ việc). Trong đó,
năm 2020, các Tòa án nhân dân đã thụ lý tổng số 471.581 vụ việc9; đã giải
quyết, xét xử được 419.793 vụ việc10, đạt tỷ lệ 89,02% (so với năm 2019, số thụ
lý giảm 25.189 vụ việc; giải quyết, xét xử tăng 32.365 vụ việc). Tỷ lệ các bản
án, quyết định bị hủy là 0,64% (do nguyên nhân chủ quan 0,46%); bị sửa là
1,2% (do nguyên nhân chủ quan 0,6%). Trong đó, các Tòa án đã thụ lý 448.025
vụ việc dân sự; đã giải quyết 400.651 vụ việc dân sự, đạt tỷ lệ 89%. Các Tòa án
đã thụ lý 4.067 vụ việc lao động; đã giải quyết 3.789 vụ việc11; đạt tỷ lệ 93,2%12.
Đã thụ lý 19.256 vụ việc kinh doanh thương mại; giải quyết 15.245 vụ việc13;
đạt tỷ lệ 79,2%14. Các Tòa án phải giải quyết 225 đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản, trong đó: ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với 45 trường hợp; ra
quyết định mở thủ tục phá sản đối với 59 trường hợp, ra quyết định đình chỉ giải
quyết 19 trường hợp, tuyên bố phá sản 30 trường hợp; các trường hợp còn lại
đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, các
Tòa án đã thực hiện đúng quy định của Luật Tương trợ tư pháp và Thông tư liên
tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp,
Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao nên hạn chế được tình trạng hồ sơ ủy
thác tư pháp bị trả lại để hoàn thiện. Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, xây
dựng Trang thông tin điện tử về tương trợ tư pháp; Kế hoạch triển khai thực hiện
công tác ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Công ước La Hay năm
1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại
mà Việt Nam là thành viên; chủ trì xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số
01/2019/TTLT-TANDTC-BNG ngày 05/12/2019 giữa Tòa án nhân dân tối cao
và Bộ Ngoại giao quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và
cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để
thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài.
Trong nhiệm kỳ, các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã
9
Vụ việc dân sự theo nghĩa rộng gồm vụ việc dân sự, vụ việc hôn nhân và gia đình, vụ việc kinh doanh thương
mại, phá sản doanh nghiệp và vụ việc lao động.
10
Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 452.621 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 402.944 vụ việc; thụ lý theo thủ
tục phúc thẩm 17.972 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 15.962 vụ việc; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
988 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 887 vụ việc.
11
Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 3.674 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 3.418 vụ việc; thụ lý theo thủ tục
phúc thẩm 372 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 355 vụ việc; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 21 vụ việc,
đã giải quyết, xét xử 16 vụ việc.
12
Các vụ án lao động mà Tòa án phải giải quyết chủ yếu là tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động (947 vụ); tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương (1.232
vụ); tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp (560 vụ). Các Tòa án đã thụ lý 02 vụ án; đã giải quyết 02 vụ án lao động Công đoàn khởi kiện doanh
nghiệp do nợ bảo hiểm xã hội của người lao động.
13
Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 17.521 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 13.760 vụ việc; thụ lý theo thủ tục
phúc thẩm 1.570 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 1.338 vụ việc; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 165 vụ
việc, đã giải quyết, xét xử 147 vụ việc.
14
Các vụ án kinh doanh thương mại mà Tòa án phải giải quyết chủ yếu là tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư tài chính,
ngân hàng (5.192 vụ), mua bán hàng hóa (3.460 vụ).

5
chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài 11.021 hồ sơ yêu cầu ủy
thác tư pháp, đã nhận được kết quả trả lời đối với 8.444 trường hợp (đạt tỷ lệ
76,6%); các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng đã nhận được 3.647 hồ sơ yêu cầu
ủy thác tư pháp vào Việt Nam, đã thực hiện được 3.262 hồ sơ (đạt tỷ lệ 94,1%),
từ chối thực hiện đối với 221 trường hợp. Trong đó, năm 2020 đã chuyển cho
các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài 3.929 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp; đã
nhận được kết quả trả lời đối với 1.352 trường hợp (đạt tỷ lệ 34,4%); các Tòa án
nhân dân cấp tỉnh cũng đã nhận được 989 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp vào Việt
Nam; đã thực hiện được 604 hồ sơ (đạt tỷ lệ 61%), từ chối thực hiện đối với 49
trường hợp.
Để đánh giá thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập các
đoàn kiểm tra việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại một số Tòa án địa
phương; trên cơ sở đó ban hành Chỉ thị số 03/2019/CT-CA ngày 30/12/2019 về
việc nâng cao chất lượng áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự; Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua
Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số
92/2015/QH13 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Năm 2020, các Toà án đã thụ
lý 2.037 yêu cầu áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; đã giải
quyết 1.865 yêu cầu, trong đó chấp nhận 1.273 yêu cầu (chiếm 68,3%); không
chấp nhận 459 yêu cầu (chiếm 24,6%); đương sự rút 133 yêu cầu; còn lại 172 yêu
cầu đang được xem xét, giải quyết.
Qua quá trình giải quyết các vụ việc dân sự cho thấy, các Tòa án đã làm tốt
việc hướng dẫn các đương sự thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu của
vụ án; chủ động xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết
theo quy định của pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm
giải quyết tốt vụ án. Các Tòa án đã hạn chế đến mức thấp nhất việc để án quá thời
hạn giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án
không đúng căn cứ pháp luật. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã
quan tâm chỉ đạo các Tòa án chú trọng và tập trung thực hiện có hiệu quả công
tác hòa giải, qua đó giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, góp phần củng cố mối
đoàn kết trong nội bộ nhân dân15. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị
tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các
tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; đồng thời, đã hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án
trình Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9. Trong năm 2020 và nhiệm
kỳ 2016-2020, các Tòa án đã khắc phục được việc để các vụ án quá thời hạn quy

15
Tỷ lệ hòa giải thành hàng năm đều đạt trên 50% tổng số các vụ việc đã giải quyết. Năm 2016 các Tòa án đã hòa
giải thành 157.916 vụ; năm 2017 là 173.958 vụ; năm 2018 là 184.143 vụ; năm 2019 là 201.995 vụ; năm 2020 là
205.747 vụ.

6
định của pháp luật16; giảm số lượng bản án, quyết định tuyên không rõ ràng gây
khó khăn cho công tác thi hành17
c) Về giải quyết các vụ án hành chính
Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã thụ lý 36.354 vụ, đã giải quyết, xét xử
được 32.466 vụ18, đạt tỷ lệ 89,3%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra
(so với nhiệm kỳ trước, đã thụ lý tăng 10.889 vụ, đã giải quyết tăng 7.707 vụ).
Trong đó, năm 2020, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 12.470 vụ; đã giải quyết, xét
xử được 8.582 vụ, đạt tỷ lệ 68,8% (so với năm 2019, thụ lý giảm 332 vụ, xét xử
tăng 1.027 vụ). Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy là 3,26% (do nguyên nhân chủ
quan là 2,62%); bị sửa là 2,92% (do nguyên nhân chủ quan là 2,54%). Tỷ lệ bản
án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là 28,5%; tỷ lệ bản
án sơ thẩm, phúc thẩm có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 1,13%. Các
Tòa án nhân dân đã giải thích hoặc kháng nghị đối với 02 bản án, quyết định do
tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án; ban hành 124 quyết
định buộc thi hành án hành chính.
Qua công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính cho thấy, các vụ án
chủ yếu liên quan tới khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai thường là những vụ án phức tạp; quá trình thực hiện một số quy
định của Luật Tố tụng hành chính cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc
nhưng các Tòa án đã có nhiều cố gắng trong giải quyết nhanh chóng, đúng quy
định đối với các vụ án này. Các Tòa án chú trọng việc tổ chức đối thoại giữa
người khởi kiện và người bị kiện nên nhiều vụ án các bên đã thống nhất cách thức
giải quyết và người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện. Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ
đạo các Tòa án quan tâm làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan liên quan khi
xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết nhằm đảm bảo giải
quyết vụ án đúng quy định của pháp luật; tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số
03/2018/CT-CA ngày 05/12/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết các vụ án hành chính; làm tốt công
tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng xét xử án hành chính cho các Thẩm
phán; tăng cường công tác giám đốc, kiểm tra để kịp thời rút kinh nghiệm các sai
sót nghiệp vụ, cũng như tổng hợp những khó khăn, vướng mắc từ đó kịp thời
hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã chủ
động phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong giải

16
Trong nhiệm kỳ, tổng số vụ án để quá thời hạn theo quy định của pháp luật là 342 vụ, giảm 2.309 vụ so với
nhiệm kỳ trước. Năm 2016 tổng số vụ để quá thời hạn quy định của pháp luật là 67 vụ, năm 2017 là 106 vụ, năm 2018
là 52 vụ, năm 2019 là 61 vụ; tính đến ngày 30/9/2020 chỉ còn 56 vụ án để quá thời hạn quy định của pháp luật.
17
Năm 2016, các Tòa án đã giải thích, đính chính hoặc kháng nghị đối với 527 bản án, quyết định dân sự và
hành chính; năm 2017 đối với 490 bản án, quyết định; năm 2018 đối với 439 bản án, quyết định; năm 2019 đối
với 290 bản án, quyết định; năm 2020 đối với 127 bản án, quyết định.
18
Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 23.901 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 8.223 vụ và theo thủ tục
giám đốc thẩm 342 vụ.

7
quyết các vụ án hành chính; chủ động tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân
cùng cấp về pháp luật và nội dung các khiếu kiện hành chính trên địa bàn; tăng
cường đối thoại, phân tích những sai sót của cơ quan hành chính Nhà nước, người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước để họ tự sửa đổi, hủy bỏ quyết
định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. Một số Tòa án
nghiên cứu tổ chức các buổi đối thoại bằng hình thức trực tuyến, đảm bảo linh
hoạt, nâng cao số lượng các vụ việc được đối thoại nhằm đẩy nhanh tiến độ giải
quyết. Với việc triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nên tỷ lệ
giải quyết loại án này trong những năm gần đây đã đạt nhiều tiến bộ (năm 2020 tỷ
lệ giải quyết tăng 9,8% so với năm 2019, tăng 18,8% so với năm 2018); khắc
phục triệt để việc quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật (tính đến
30/9/2020 không còn vụ án nào để quá hạn luật định do nguyên nhân chủ quan).
d) Về xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa
án nhân dân
Việc xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền
được các Tòa án giải quyết kịp thời; chủ động phối hợp với các Trung tâm đang
quản lý người nghiện để xem xét, giải quyết ngay các hồ sơ đề nghị đã đủ điều
kiện. Trong nhiệm kỳ, các Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết 113.235 hồ
sơ trong tổng số 113.251 hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc, đạt tỷ lệ 99,9%. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết
100% khiếu nại đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong đó, năm 2020, các
Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết 27.635/27.651 hồ sơ đề nghị áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đạt tỷ lệ 99,9%. Ngoài ra,
các Tòa án còn xem xét, giải quyết 10.683 trường hợp đề nghị hoãn, miễn chấp
hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng
biện pháp xử lý hành chính còn lại.
đ) Về thi hành án hình sự
Việc ra quyết định thi hành án hình sự về cơ bản đảm bảo kịp thời, không
để quá hạn luật định; việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù đều có căn cứ theo quy định của pháp luật. Việc ra quyết định
kháng nghị hoặc không kháng nghị và trình Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân
giảm hình phạt tử hình đã được Chánh án Toà án nhân dân tối cao thực hiện
nghiêm túc, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Trong nhiệm kỳ qua, Tòa án
cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án đối với 400.369 người bị kết án mà bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 99,8%; ra quyết định giảm thời

8
hạn chấp hành hình phạt tù đối với 407.500 phạm nhân do cải tạo tốt; ra quyết
định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án phạt tù đối với 17.658 phạm nhân.
Trong đó, năm 2020, Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án đối với
85.177 người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ
99,3%; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tù 70 trường hợp; giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù đối với 91.734 phạm nhân do cải tạo tốt; ra quyết định
hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án phạt tù đối với 4.522 phạm nhân. Có
157 trường hợp được miễn, giảm thời hạn chấp hành án, xóa án tích theo quy
định của Luật Thi hành án hình sự, Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày
20/6/2017 của Quốc hội, trong đó chuyển hình phạt tử hình xuống phạt tù chung
thân 05 trường hợp, miễn chấp hành phần hình phạt còn lại 139 trường hợp,
miễn chấp hành toàn bộ hình phạt 05 trường hợp và xóa án tích 13 trường hợp.
e) Về công tác miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách nhà nước
Việc xét miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách nhà nước đều được các
Tòa án xem xét kỹ lưỡng, thận trọng các tài liệu, hồ sơ có liên quan, đảm bảo
đúng quy định của pháp luật về các điều kiện của người phải thi hành án nhưng
được đề nghị miễn hoặc giảm phần nghĩa vụ phải thực hiện và cũng tính đến
việc đảm bảo sự nghiêm minh của quyết định đối với những khoản thu nộp ngân
sách mà Tòa án đã tuyên. Nhiệm kỳ qua, các Tòa án nhân dân đã xét miễn, giảm
các khoản thu nộp ngân sách nhà nước đối với 33.807 trường hợp với tổng số
tiền được miễn, giảm trên 339 tỷ đồng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Trong đó, năm 2020, các Tòa án nhân dân đã xét miễn, giảm các khoản thu nộp
ngân sách nhà nước đối với 5.450 trường hợp với tổng số tiền được miễn, giảm
trên 23 tỷ đồng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
g) Về giải quyết các yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước
Các Tòa án đã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết các yêu
cầu bồi thường và các vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại do người bị
thiệt hại khởi kiện tại Tòa án bảo đảm khách quan, thận trọng, công bằng, công
khai, minh bạch. Công tác tổ chức công khai xin lỗi người bị thiệt hại do người
thi hành công vụ gây ra trong hoạt động tố tụng tại Tòa án, việc thương lượng
với người có yêu cầu bồi thường thiệt hại và việc chi trả tiền bồi thường cho
đương sự được thực hiện đúng quy định của pháp luật trên tinh thần bảo đảm
quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại.
Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã thụ lý 19 yêu cầu bồi thường thuộc trách
nhiệm của Tòa án; đã giải quyết dứt điểm 15 trường hợp. Bên cạnh đó, các Tòa
án cũng đã thụ lý 76 vụ án dân sự mà người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan
nhà nước yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước (trong đó, 42 vụ yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường
trong hoạt động tố tụng hình sự, 15 vụ yêu cầu bồi thường thuộc lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước; 18 vụ yêu cầu bồi thường trong thi hành án dân sự, 01

9
vụ yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính); đã giải
quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật 60 vụ, còn lại 16 vụ đang
được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Năm 2020, các Tòa án đã
thụ lý 09 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án; đã giải quyết dứt
điểm 05 trường hợp; bên cạnh đó, các Tòa án cũng thụ lý 29 vụ án dân sự mà
người bị oan, sai khởi kiện các cơ quan Nhà nước yêu cầu bồi thường; đã giải
quyết 13 vụ, còn lại đang trong quá trình giải quyết.
2. Về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng và kiểm tra công tác chuyên
môn
a) Công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Trong nhiệm kỳ, tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án
nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp cao phải giải quyết là 43.059
đơn/vụ; đã giải quyết được 36.042 đơn/vụ19; đạt tỷ lệ 83,7% (so với nhiệm kỳ
trước, thụ lý tăng 7.503 đơn; đã giải quyết tăng 5.268 đơn); trong đó, Tòa án trả
lời cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị 32.866 đơn/vụ; kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 3.176 đơn/vụ.
Năm 2020, tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án nhân
dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp cao phải giải quyết là 16.205 đơn/vụ; đã
giải quyết được 9.188 đơn/vụ20; đạt 56,7%; trong đó, Tòa án trả lời cho các
đương sự là không có căn cứ kháng nghị 8.708 đơn/vụ; kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm 480 đơn/vụ.
Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp để đẩy
nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm như: tăng cường công tác hòa giải, đối thoại; đề cao trách nhiệm trong việc
phát hiện và kiến nghị về các sai lầm nghiêm trọng trong bản án, quyết định; sửa
đổi, bổ sung quy trình xử lý đơn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; tổ chức nhiều
Hội nghị chuyên đề, Hội nghị giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ cho các Tòa
án... Chính vì vậy, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong
những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tỷ lệ năm sau luôn đạt cao hơn năm
trước21. Về cơ bản đã khắc phục được tình trạng đã trả lời cho đương sự là
không có căn cứ kháng nghị, nhưng sau đó Chánh án Toà án nhân dân tối cao lại
phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm nghiêm trọng và
phải kháng nghị để giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Quá
trình giải quyết, các Tòa án đã tập trung rà soát, phân loại để xem xét, giải quyết
19
Tòa án nhân dân tối cao giải quyết được 7.494/8.398 đơn/vụ, đạt 89,2%; các Tòa án nhân dân cấp cao giải
quyết được 28.548/34.661 đơn/vụ, đạt 82,4%.
20
Tòa án nhân dân tối cao giải quyết được 1.975/2.879 đơn/vụ, đạt 68,6%; các Tòa án nhân dân cấp cao giải
quyết được 7.213/13.326 đơn/vụ, đạt 54,1%.
21
Năm 2016 giải quyết 4.151 đơn/vụ, bằng 30,5%; năm 2017 giải quyết 7.097 đơn/vụ, bằng 39,3%; năm 2018
giải quyết 6.408 đơn/vụ, bằng 39,8%; năm 2019 giải quyết 9.198 đơn/vụ, bằng 51%; năm 2020 giải quyết 9.188
đơn/vụ, bằng 56,7%.

10
các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đảm bảo không để
các vụ việc quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 69/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị
quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 và Nghị quyết số 55/2017/QH14 ngày
24/11/2017 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, về tăng cường các biện
pháp phòng, chống oan sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong
hoạt động tố tụng hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã tập trung chỉ đạo giải
quyết đối với các đơn kêu oan và hiện chỉ còn 01 trường hợp có đơn kêu oan
được xét xử từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có mức hình phạt tù từ 20
năm, chung thân hoặc tử hình hiện đang được xem xét, giải quyết.
b) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tuân thủ đúng thủ tục, thời hạn theo
quy định của pháp luật, bảo đảm có căn cứ, khách quan, thận trọng và trách
nhiệm. Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã giải quyết 26.770/27.085 đơn khiếu nại
quyết định tố tụng và hành vi tố tụng, đạt tỷ lệ 98,8%. Trong đó năm 2020, các
Tòa án đã giải quyết 5.261/5.576, đạt tỷ lệ 94,4%. Quá trình giải quyết, các Tòa
án luôn bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; chú trọng đối thoại
và yêu cầu người khiếu nại cung cấp tài liệu để xem xét, xác minh những vấn đề
cần làm rõ; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo giải quyết
vụ việc đúng pháp luật.
c) Về kiểm tra công tác chuyên môn
Công tác tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ được đẩy mạnh và có nhiều
đổi mới, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm của Tòa án. Hàng năm,
Tòa án nhân dân tối cao thành lập các đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác
xét xử tại các Tòa án để kịp thời nắm bắt, phát hiện, xử lý và rút kinh nghiệm,
chấn chỉnh đối với những sai sót, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Tòa
án. Trong nhiệm kỳ qua, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định thành
lập 68 đoàn kiểm tra do các đồng chí lãnh đạo, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra công tác xét xử tại các Tòa án nhân dân
cấp cao, 95 lượt kiểm tra Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 220 lượt kiểm tra Tòa án
nhân dân cấp huyện. Bên cạnh đó còn kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân; việc thực hiện kỷ
cương, kỷ luật công vụ; việc thực hiện quy định của pháp luật trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, kiểm tra việc thực hiện Quyết định số
120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Về công tác xây dựng và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật
a) Về công tác xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật

11
Tòa án nhân dân tối cao đã quán triệt thực hiện nghiêm chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đảm bảo chất lượng và tiến độ; chủ động triển khai thi
hành các đạo luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp với nhiều kết quả tích cực,
hoàn thành việc ban hành văn bản hướng dẫn các điều luật được Quốc hội giao,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp nói chung và chức năng, nhiệm vụ
của hệ thống Tòa án nói riêng; tham gia có trách nhiệm vào các dự án luật về tư
pháp do các bộ ngành hữu quan soạn thảo. Trong nhiệm kỳ, Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 24 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống
nhất pháp luật (so với nhiệm kỳ trước tăng 11 Nghị quyết); Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao ban hành 05 Thông tư; Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp
xây dựng, ban hành 19 Thông tư liên tịch. Đặc biệt là, trong năm 2020, Tòa án
nhân dân tối cao đã trình và được Quốc hội thông qua Luật Hòa giải, đối thoại
tại Tòa án.
b) Về tổng kết thực tiễn xét xử, đã tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo
chuyên đề như: công tác giám đốc thẩm, tái thẩm; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Tòa án nhân dân; thực tiễn giải quyết tranh chấp
liên quan đến tín dụng Ngân hàng tại Tòa án nhân dân…; phối hợp với Ban Nội
chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế điển hình…; tiếp nhận 195 vấn đề
vướng mắc trong thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp để nghiên cứu,
giải đáp giúp cho các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật; ban hành 05 Tập
Giải đáp và 03 công văn thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng
mắc trong xét xử. Đặc biệt, đã duy trì tổ chức đối thoại trực tuyến giữa Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán Tòa án các cấp để trao đổi,
giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử.
c) Về công tác phát triển án lệ: Trong năm 2020, Tòa án nhân dân tối cao
đã công bố 10 án lệ, nâng tổng số án lệ đã được công bố là 39 án lệ; tổ chức Hội
thảo lấy ý kiến đối với 14 dự thảo án lệ; Nghiên cứu xây dựng 03 cuốn “Án lệ
và Bình luận” và vận hành có hiệu quả Trang tin điện tử về án lệ với nhiều nội
dung phong phú, thu hút được sự tham gia góp ý, bình luận của nhiều chuyên
gia, nhà khoa học.
4. Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống Tòa án các cấp
a) Về công tác xây dựng Đảng
Công tác xây dựng Đảng trong Tòa án nhân dân luôn gắn với việc xây
dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp trong sạch, vững
mạnh. Các tổ chức Đảng tại Tòa án luôn quan tâm làm tốt công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên của đơn vị; công tác phát triển đảng;
duy trì kỷ luật, kỷ cương, nền nếp sinh hoạt, đổi mới và nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ; đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt đảng;
xây dựng, giữ gìn đoàn kết nội bộ. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị

12
quyết, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng như của Ban
cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao đều được triển khai nghiêm túc tại các tổ
chức cơ sở đảng trong Tòa án nhân dân. Đặc biệt là, thực hiện Chỉ thị số 35 của
Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng, năm 2020, các tổ chức đảng trong hệ thống Tòa án nhân dân đã
làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đảng tại đơn vị mình;
đồng thời tích cực tham gia đóng góp vào việc tổ chức thành công Đại hội Đảng
bộ cấp tỉnh, cấp huyện tại địa phương.
b) Về công tác tổ chức cán bộ
Toà án nhân dân tối cao đã chỉ đạo tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh theo tinh thần cải cách tư pháp, đồng
thời đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức gắn với việc đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong những năm qua,
công tác tổ chức, cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện
nghiêm Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp, kiện toàn tổ
chức bộ máy theo hướng giảm đầu mối, tinh gọn để phát huy năng lực, hiệu quả,
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, số lượng công việc. Công tác quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý tiếp tục được quan tâm và thực hiện đúng quy định của Đảng22
nhằm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm công tác lãnh
đạo, chỉ đạo hoạt động của các Tòa án23. Chất lượng đội ngũ cán bộ tiếp tục được
nâng lên cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức
lối sống24, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và công tác giải quyết, xét xử các loại vụ
việc. Công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm được
thực hiện theo đúng quy định. Chủ động, thường xuyên thực hiện chế độ, chính
sách kịp thời và đúng pháp luật đối với công chức, viên chức và người lao động
trong việc nâng bậc lương, nâng lương trước thời hạn, nghỉ chế độ hưu trí, thai sản,
ốm đau...
Trong nhiệm kỳ, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức thành công 11 kỳ thi
tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán

22
Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004, Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn
số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012, Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24/02/2017 của Ban Tổ chức Trung ương .

23
Quy hoạch giai đoạn 2016-2021 đối với 97 đồng chí của Tòa án nhân dân tối cao, 173 đồng chí của Tòa án
nhân dân cấp cao, 481 đồng chí của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, bổ sung quy hoạch đối với 104 đồng chí của Tòa
án nhân dân tối cao. Quy hoạch giai đoạn 2021-2026 đối với 235 đồng chí của Tòa án nhân dân tối cao; 200
đồng chí của Tòa án nhân dân cấp cao, 464 đồng chí của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
24
Các Toà án hiện có 02 Giáo sư, Phó Giáo sư; 47 Tiến sỹ; 2.205 Thạc sỹ; 10.939 Cử nhân; còn lại có trình độ
phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí công tác đảm nhiệm; có 2.342 người có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý
luận chính trị; 4.187 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

13
sơ cấp đối với 5.444 thí sinh; các kỳ thi nâng ngạch công chức đối với chuyên
viên, chuyên viên chính; Thẩm tra viên chính, Thư ký viên chính, Thư ký viên
được thực hiện đúng quy định. Trong nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao đã trình Chủ tịch nước ký Quyết định bổ nhiệm 6.861 Thẩm phán; Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã quyết định bổ nhiệm 2.116 Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án nhân dân các cấp. Trong đó năm 2020, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao đã trình Chủ tịch nước ký Quyết định bổ nhiệm 01 Phó Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 1.409 Thẩm phán. Hiện nay, 38 Tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Tòa gia đình và
người chưa thành niên theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp luôn được Tòa án nhân dân
triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn trương. Tòa án nhân dân tối cao đã xây
dựng Kế hoạch số 300-KH/BCSĐ ngày 30/11/2016 về thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021 của các Tòa án nhân
dân. Đã xây dựng, hoàn thiện nhiều Đề án để đổi mới tổ chức và hoạt động của
Tòa án như: Đề án tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân
dân đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đề án về tăng cường cơ sở
vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án; Đề án thi
tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; Đề án cải cách chính sách tiền lương và chế
độ đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân; Đề án
nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện Bộ mã số định danh đơn vị, cá nhân
trong các Tòa án nhân dân; xây dựng đề án và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
thông qua Nghị quyết về Trang phục của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; Giấy
chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm... Tòa án nhân dân tối cao
cũng đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số
49-NQ/TW của Bộ Chính trị trong toàn hệ thống để đánh giá toàn diện, đầy đủ
tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp; phân tích những
ưu điểm, hạn chế qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải
pháp, kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp.
c) Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công vụ
Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo đổi mới công tác tác thanh tra nhằm tăng
cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế. Tập
trung kiểm tra, thanh tra đột xuất và theo chuyên đề; tăng cường tự kiểm tra và tổ
chức kiểm tra chéo.
Hoạt động giám sát đối với Thẩm phán được tăng cường, thường xuyên
theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về Thẩm phán bị phản ánh trên phương
tiện thông tin đại chúng. Trong nhiệm kỳ, Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Quyết định số 120/TANDTC-QĐ ngày 19/6/2017 về xử lý trách nhiệm người
giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân; “Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử
của Thẩm phán”, Chỉ thị số 05/2020/CT-CA ngày 28/7/2020 về tăng cường kỷ
cương, kỷ luật công vụ trong các Tòa án nhân dân nhằm nâng cao chất lượng

14
công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là các chức danh tư pháp
liêm chính, chuyên nghiệp; xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh. Các Tòa án
nhân dân cũng đã đề ra nhiều giải pháp chấn chỉnh những vi phạm, thiếu sót
trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức và xử lý nghiêm trách nhiệm
những trường hợp người giữ chức danh tư pháp có vi phạm với các hình thức xử
lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động của Tòa án theo
tinh thần cải cách tư pháp, công tác công khai bản án, quyết định có hiệu lực của
Tòa án trên Cổng thông tin điện tử được các Tòa án trong toàn quốc thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán,
tăng tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cũng như tạo điều kiện để
nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của Tòa án. Đã công bố được hơn
600.000 bản án, quyết định với tổng lượng truy cập để tìm hiểu về các bản án là
hơn 22 triệu lượt và hàng chục nghìn ý kiến bình luận, góp ý đối với các bản án,
quyết định.
d) Về công tác Hội thẩm Tòa án nhân dân
Bên cạnh việc củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng xét xử, các Toà án luôn chú trọng quan tâm công tác
Hội thẩm nhân dân. Tính đến ngày 30/9/2020 Tòa án nhân dân có 16.913 Hội
thẩm nhân dân (Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 1.773 người, Hội thẩm
Tòa án nhân dân cấp huyện là 15.140 người); trong đó, 11.101 nam (tỷ lệ
65,64%), 5.812 nữ (chiếm tỷ lệ 34,36%), 2.176 Hội thẩm là người dân tộc thiểu
số (chiếm 12,87%), 4.537 Hội thẩm có trình độ chuyên môn pháp lý (chiếm
26,83%), 14.004 Hội thẩm là cán bộ đương chức (chiếm 82,8%).
Đội ngũ Hội thẩm nhân dân về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác xét
xử; việc phân công Hội thẩm tham gia phiên tòa đảm bảo thống nhất, khoa học,
dựa trên vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc theo đúng Quy chế tổ
chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm. Phần lớn các Hội thẩm là cán bộ, công
chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ chuyên
môn, có kinh nghiệm. Các Tòa án tiếp tục quan tâm đảm bảo các tiêu chuẩn chế
độ cho Hội thẩm nhân dân theo quy định; chú trọng việc nâng cao chất lượng
hoạt động của Hội thẩm nhân dân thông qua việc thường xuyên chủ động xây
dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cung cấp, trang bị các tài liệu, văn
bản pháp luật mới và tạo điều kiện để các Hội thẩm tham gia công tác xét xử
theo quy định, góp phần tích cực vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của
Tòa án nhân dân.
e) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức Tòa án được chú trọng và tăng cường; đổi mới mạnh mẽ theo hướng
thực chất và hiệu quả, tăng mạnh về số lượng và đối tượng được tham gia đào

15
tạo; đổi mới giáo trình tài liệu và phương pháp giảng dạy, học tập; đa dạng hình
thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn... Hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao đều tổ
chức các lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ,
Thẩm phán Tòa án các cấp25, trong đó tập trung vào việc triển khai thi hành các
văn bản pháp luật mới, các vướng mắc trong thực tiễn xét xử... Đặc biệt, từ năm
2018, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, Tòa án nhân dân tối cao đã duy trì
tổ chức tập huấn trực tuyến hàng tháng cho toàn thể đội ngũ Thẩm phán và công
chức có chức danh tư pháp trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân
các cấp đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tổ chức các Phiên tòa rút kinh
nghiệm, qua đó giúp các Thẩm phán đề cao tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị
xét xử, bổ sung thêm kinh nghiệm tổ chức phiên tòa. Các Tòa án nhân dân cấp
tỉnh cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập
huấn chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, công chức và Hội thẩm nhân dân
thuộc quyền quản lý, cũng như cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước tại địa phương. Ngoài ra, tiếp tục
tăng cường, mở rộng các chương trình hợp tác đào tạo với Hàn Quốc, Văn phòng
Liên Hiệp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC), Đại sứ quán Pháp,
Trường Đào tạo Thẩm phán Quốc gia Pháp… tổ chức các khóa tập huấn, tọa đàm
cho đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án.
Công tác đào tạo đại học được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định.
Học viện Tòa án đã tổ chức tuyển sinh 04 khóa đào tạo hệ cử nhân Luật chuyên
ngành Tòa án với hơn 1.100 học viên; phối hợp với Học viện Khoa học xã hội
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tuyển sinh khóa 1 đào
tạo Thạc sỹ luật học; lựa chọn sinh viên có thành tích học tập xuất sắc để cử đi
đào tạo tại Hungary theo chương trình học bổng Chính phủ Hungary.
5. Về công tác quản lý, sử dụng kinh phí và cơ sở vật chất
Việc quản lý, sử dụng ngân sách của hệ thống Tòa án nhân dân được thực
hiện nghiêm túc, đúng quy định, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Hàng
năm, Tòa án nhân dân tối cao đều tiến hành phân bổ ngân sách cho các đơn vị
dự toán trực thuộc bảo đảm kịp thời, đúng định mức, công khai, minh bạch,
công bằng giữa các đơn vị; đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát công tác
quản lý, sử dụng ngân sách trong hệ thống Tòa án nhân dân. Các đơn vị dự toán
cấp tỉnh đã chủ động điều hành ngân sách để kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn
của địa phương.
Công tác quản lý, trang bị tài sản công, cơ sở vật chất, phương tiện làm
việc của các Tòa án đã có chuyển biến mạnh mẽ, cơ sở vật chất từng bước được
củng cố, tăng cường. Đến nay, cơ bản các Toà án đã có trụ sở làm việc đáp ứng
yêu cầu xét xử. Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng và triển khai thực hiện
25
Tổ chức 18 lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử cho 1.650 học viên; khóa đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên cho 2.229
học viên; 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho 41 giảng viên Học viện Tòa án; 05 khóa đào tạo nghiệp vụ
Thư ký Tòa án cho 426 công chức; 01 lớp tài chính kế toán cho 200 học viên; 01 lớp Thư ký Tòa án trực tuyến
cho 1.159 học viên; 05 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho 300 Thẩm phán...

16
xong đề án “Trang bị phương tiện làm việc của hệ thống Tòa án nhân dân giai
đoạn III”; đã được Chính phủ phê duyệt Đề án trang bị tài sản, phương tiện làm
việc cho các Tòa án giai đoạn IV (2019-2023) để mua sắm trang thiết bị làm
việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xét xử;...
6. Về công tác hợp tác quốc tế
Tòa án nhân dân tối cao chú trọng mở rộng hợp tác với nhiều nước trên
thế giới trong các lĩnh vực như: xây dựng pháp luật, cải cách hành chính tư
pháp, đào tạo cán bộ, Thẩm phán và xây dựng cơ sở vật chất…; tích cực tham
gia các tổ chức quốc tế về pháp luật và tư pháp; triển khai tốt các dự án hỗ trợ kỹ
thuật (dự án JICA của Nhật Bản, Chương trình hợp tác với KOICA Hàn Quốc,
Chương trình đối tác tư pháp, Chương trình hợp tác với Ngân hàng thế giới và
Tập đoàn tài chính thế giới…); tích cực, chủ động kêu gọi và tranh thủ các
nguồn tài trợ từ nước ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án; nghiên
cứu pháp luật quốc tế về những vấn đề có liên quan để học tập kinh nghiệm và
tham khảo để áp dụng phù hợp với điều kiện và khung pháp lý của Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức thành công nhiều chuyến thăm, làm
việc tại nước ngoài và đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại
Việt Nam nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan tư pháp, chia sẻ
thông tin, tham khảo kinh nghiệm xét xử26.
Đăng cai và tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế quan trọng như:
Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 4, Hội nghị diễn đàn về cải cách
phá sản tại châu Á lần thứ 10, Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới ba nước Việt
Nam – Campuchia – Lào lần thứ 4. Tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 8 của
Hội đồng Chánh án ASEAN tại Việt Nam năm 2020. Bên cạnh các hoạt động
đối ngoại chung, nhiều Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cũng tăng cường
các hoạt động đối ngoại với Tòa án các tỉnh của một số nước có chung đường
biên giới hoặc có quan hệ hợp tác truyền thống, qua đó tăng cường sự hiểu biết,
chia sẻ kinh nghiệm, góp phần thực hiện tốt công tác đối ngoại của Tòa án.
Những kết quả đạt được trong lĩnh vực hợp tác quốc tế đã củng cố mối
quan hệ hợp tác của Tòa án Việt Nam với Tòa án các nước, nâng cao vị thế, uy
tín trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tạo cơ hội để các Toà án chia sẻ
thông tin, học hỏi kinh nghiệm về pháp luật và những thành tựu về công tác xét
xử của Việt Nam trong tiến trình cải cách tư pháp, góp phần nâng cao hình ảnh
và vị thế của hệ thống Tòa án nước ta trên trường quốc tế.
7. Về công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp và ứng dụng công
nghệ thông tin
26
Tổ chức thành công chuyến thăm và tham dự Hội nghị lần thứ 7 Hội đồng Chánh án các nước ASEAN tại Thái
Lan; Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Tòa Hiến pháp Ai Cập; khóa họp lần thứ 56 Phiên họp nhóm V của Liên Hợp
quốc về Luật thương mại quốc tế tại Áo; Hội nghị cấp cao mạng lưới liêm chính toàn cầu được tổ chức Qatar...
Đón và tiếp xã giao Đoàn Quốc vụ khanh CHLB Đức, Đoàn Hiệp hội Thẩm phán quốc tế, Đoàn Luật sư tỉnh
Chungbuk (Hàn Quốc), Đoàn Thẩm phán Hoa Kỳ, Đoàn công tác Bộ Tư pháp Singapore, Cuba…

17
Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án và bước đầu mang lại
những kết quả tích cực. Các ứng dụng mang tính thực tiễn cao, tạo được hiệu
ứng tích cực từ cán bộ, Thẩm phán của các Tòa án và từ phía người dân, góp
phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ công tác xét xử, tạo
môi trường làm việc hiện đại, thuận tiện, tiết kiệm tối đa kinh phí, thời gian
trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn.
Công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp tập trung vào việc đổi mới
các quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý công việc và tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động của Tòa án thông qua việc: nâng cấp hạ tầng
công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền hình trực
tuyến; nghiên cứu, xây dựng phần mềm phân công án ngẫu nhiên áp dụng cho
Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện; phần mềm chuyển giọng nói tại phiên
tòa thành văn bản; xây dựng mới 66 Trang thông tin điện tử; xây dựng hệ thống
gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng của Toà án bằng phương tiện điện tử, xây dựng hệ thống giám sát Thẩm
phán...
8. Về công tác của Tòa án quân sự các cấp
Công tác xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có
trường hợp nào xét xử oan người không có tội. Phán quyết của Hội đồng xét xử
có căn cứ, dựa trên kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Hình phạt áp dụng
đối với bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Trong
nhiệm kỳ, Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 861 vụ với 1.900 bị cáo; đã giải
quyết, xét xử 835 vụ với 1.849 bị cáo (đạt tỷ lệ 97% số vụ và 97% số bị cáo).
Năm 2020, Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 191 vụ với 498 bị cáo; đã giải
quyết, xét xử được 165 vụ án với 447 bị cáo (đạt tỷ lệ 86,4% số vụ và 89,7% số
bị cáo); trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 153 vụ với 386 bị cáo, đã giải
quyết, xét xử 132 vụ với 353 bị cáo; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 38 vụ với 112
bị cáo, đã giải quyết, xét xử 33 vụ với 94 bị cáo.
Công tác giám đốc, kiểm tra hoạt động xét xử được tiến hành thường
xuyên, nề nếp. Chế độ hoạt động của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp
được duy trì nghiêm túc. Công tác thi hành án hình sự được quan tâm, chủ động
triển khai thực hiện và luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ, thường xuyên phối hợp
với các cơ quan hữu quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá
trình thực hiện. Đảm bảo 100% bản án có hiệu lực pháp luật đều được thi hành
đúng thời hạn; không có vụ án nào để quá thời hạn luật định do nguyên nhân
chủ quan; việc hoãn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, xét rút ngắn thời

18
gian thử thách án treo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công
tác giải quyết đơn thư khiếu nại được thực hiện nghiêm túc theo quy định, đảm
bảo thận trọng, kịp thời. Bên cạnh việc làm tốt công tác xét xử, các mặt công tác
khác thuộc chức năng, nhiệm vụ cũng được các Tòa án quân sự quan tâm thực
hiện có hiệu quả góp phần vào việc giữ vững kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của
Quân đội, củng cố và tăng cường sự ổn định an ninh, quốc phòng.
9. Về công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động xã hội, thể
thao, văn hóa
Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới với việc đa dạng hóa
các hình thức tuyên truyền. Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Công lý, Cổng thông
tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao và các trang thông tin điện tử của các Tòa án
luôn chủ động bám sát, tuyên truyền có hiệu quả các hoạt động của Tòa án nhân
dân tối cao và của Tòa án nhân dân các cấp; cập nhật và đăng tải các văn bản quy
phạm pháp luật mới liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án.
Công tác phối hợp cung cấp thông tin và đăng tin được thực hiện đúng
quy định, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời. Đã phối hợp với các đơn vị có
liên quan đưa tin và truyên truyền về các sự kiện, Hội nghị quan trọng do Tòa án
nhân dân tối cao tổ chức; các phiên họp toàn thể của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao... Đã xây dựng nội dung và chỉ đạo sản xuất phát sóng
chương trình Truyền hình Tòa án nhân dân theo khuôn mẫu mới “Hồ sơ xét xử”;
tổ chức “Cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn và ký sự về đề tài Tòa án nhân dân”
chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân; phối hợp với
Trung tâm sản xuất phim truyền hình thuộc Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng
bộ phim “Lựa chọn số phận”, các video clips nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày
truyền thống Tòa án nhân dân...
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tòa án các cấp cũng đã
tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, phong trào quyên
góp ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, “Quỹ tình nghĩa Tòa án nhân dân”; ủng hộ
đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt; quyên góp, vận động tài trợ kinh phí
ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19; đồng thời, tổ chức các hoạt động
thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đẩy mạnh các hoạt động xã hội trong công chức,
viên chức và người lao động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc... Tích
cực hưởng ứng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, duy trì hoạt
động thường xuyên các câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn, quần vợt, bóng đá và đội
văn nghệ trực thuộc công đoàn của các đơn vị với nhiều hình thức hoạt động
phong phú, qua đó góp phần tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ công
chức Tòa án, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, say mê cống hiến và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.

19
10. Về công tác thi đua khen thưởng
Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước
Tòa án nhân dân lần thứ IV theo tinh thần đổi mới và phát động phong trào thi
đua “Vì Công lý” trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân. Hàng năm, Hội đồng
Thi đua – Khen thưởng Tòa án nhân dân ban hành Kế hoạch thực hiện công tác
thi đua, khen thưởng, chỉ đạo hướng dẫn các Tòa án tổ chức phát động các
phong trào thi đua với hình thức phong phú, nội dung thiết thực; tăng cường
phát động các đợt thi đua ngắn hạn, chuyên đề, cao điểm, đợt thi đua nước rút
nhằm phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác.
Với việc không ngừng đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu
nước và công tác khen thưởng của các Tòa án ngày càng đi vào thực chất đảm
bảo khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích; kịp thời biểu dương,
tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt và những
tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo
niềm tin và trách nhiệm trong mỗi tập thể, cá nhân xứng đáng với danh hiệu đạt
được. Thi đua đã trở thành động lực thúc đẩy cán bộ, công chức, người lao động
hăng hái tích cực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên khí
thế hào hứng, phấn khởi, cổ vũ tinh thần của cán bộ, công chức.
Năm 2020, đã có 42 tập thể, cá nhân được tặng Huân chương lao động
hạng nhất, nhì, ba; 25 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ; 64 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen đột xuất của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao; 22 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen đột xuất của Thủ
tướng Chính phủ; 22 tập thể được tặng “Cờ Thi đua của Chính phủ”; 90 tập thể
được tặng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân"; 316 cá nhân được tặng danh hiệu
Chiến sỹ thi đua Tòa án nhân dân; 763 tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động
xuất sắc; 01 cá nhân được tặng Huy chương hữu nghị; 47 Thẩm phán giỏi, 17
Thẩm phán tiêu biểu, 07 Thẩm phán mẫu mực; 1.327 cá nhân được tặng Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”. Ngoài ra, có hàng nghìn tập thể, cá nhân
đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Giấy khen của Chánh
án Tòa án nhân dân các cấp.
Tóm lại, với việc đề ra và tổ chức thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đột
phá, hiệu quả, sát với thực tế nên trong năm 2020 và nhiệm kỳ 2016 – 2020,
mặc dù yêu cầu nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề và trong bối cảnh tình hình dịch
bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường nhưng hoạt động của Tòa án nhân
dân tiếp tục được triển khai có hiệu quả; tỷ lệ giải quyết đáp ứng đầy đủ theo
yêu cầu; chất lượng xét xử được đảm bảo và có nhiều tiến bộ. Công tác xây
dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; công tác thi hành án
hình sự; công tác tổ chức, cán bộ và các nhiệm vụ cải cách tư pháp được thực
hiện hiệu quả và có nhiều chuyển biến tích cực. Các Tòa án đã hoàn thành tốt

20
các nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội của đất nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian tới, Tòa
án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục chỉ đạo các Tòa án thực hiện đồng bộ các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tác của Tòa án, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
cải cách tư pháp nói chung và yêu cầu của các Nghị quyết của Quốc hội nói riêng.

II. MỘT SỐ HẠN CHẾ, THIẾU SÓT, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Một số hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các Tòa án cũng còn một
số khuyết điểm, thiếu sót, cụ thể là:
- Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mặc dù đã có nhiều
tiến bộ và năm sau đạt tỷ lệ cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu
Quốc hội đề ra; tỷ lệ hủy, sửa án hành chính vẫn còn cao.
- Một số Tòa án chưa khắc phục hoàn toàn việc để các vụ việc quá thời
hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan của Tòa
án. Chưa khắc phục triệt để việc bản án, quyết định tuyên không rõ. Một số Tòa
án còn chậm chuyển hồ sơ vụ việc theo yêu cầu của Viện kiểm sát và Tòa án.
- Cơ cấu đội ngũ công chức Tòa án nhân dân các cấp còn thiếu một số
chức danh tư pháp; số lượng biên chế hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu so với cơ
cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Tòa án nhân dân. Công tác
luân chuyển, điều động cán bộ, Thẩm phán giữa các Tòa án (nhất là điều chuyển
về miền núi, vùng sâu, vùng xa) còn gặp khó khăn do không có nhà công vụ và
chính sách hỗ trợ cho việc luân chuyển, điều động.
- Vẫn còn một số trường hợp cán bộ, công chức Tòa án vi phạm bị xử lý.
2. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót
- Số lượng các loại vụ việc mà các Tòa án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục
có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp, trong khi đó số lượng
cán bộ, Thẩm phán của một số Toà án nhân dân cấp cao chưa đủ để đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ giải quyết

21
đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân nói chung và các Tòa
án nhân dân cấp cao nói riêng đạt tỷ lệ chưa cao so với yêu cầu đặt ra.
- Số lượng Thẩm phán, Thẩm tra viên bố trí cho các Tòa án nhân dân cấp
cao còn thiếu so với yêu cầu công việc trong khi đây là đơn vị có thẩm quyền
xem xét, giải quyết phần lớn số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án
nhân dân.
- Tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa còn cao; nguyên nhân là do các tranh
chấp phát sinh chủ yếu liên quan đến đất đai và là những vụ kiện khó, phức tạp;
một số quy định của pháp luật còn mâu thuẫn hoặc chưa được hướng dẫn nên còn
có quan điểm, nhận thức và áp dụng khác nhau giữa các Thẩm phán, giữa các cấp
Tòa án, đặc biệt là các quy định của Luật Đất đai về thu hồi, bồi thường thiệt hại
khi thu hồi đất; việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật trong một số vụ án gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc; nhiều vụ phải thu thập, xác minh, bổ sung tài liệu
chứng cứ và phải chờ Ủy ban nhân dân cung cấp tài liệu, chờ Tòa án địa phương
thực hiện việc ủy thác thu thập, xác minh chứng cứ, chờ kết quả giám định… do
đó thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài.
- Một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự quan tâm đến công tác phối hợp
với Toà án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp
luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản,
thực hiện uỷ thác tư pháp…
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện, phương tiện làm việc chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Vẫn còn một số Thẩm phán, công chức Toà án còn chủ quan, chưa thận
trọng trong việc nghiên cứu, thu thập, đánh giá chứng cứ; thiếu trách nhiệm,
thiếu kinh nghiệm, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng nên có vi phạm và
hiệu quả công tác chưa tốt.
3. Các giải pháp khắc phục
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót và nâng cao hiệu quả hoạt động
của các Tòa án, các giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là:
- Chỉ đạo các Tòa án tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp để nâng
cao chất lượng công tác xét xử; đảm bảo nguyên tắc tranh tụng; chú trọng phối
hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan trong quá trình
giải quyết các loại vụ việc.
- Cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng phân công, phân
cấp hợp lý, đảm bảo rành mạch giữa quản lý, điều hành hoạt động nội bộ của
các Tòa án với hoạt động tố tụng; phát huy tính sáng tạo và đề cao trách nhiệm
của người đứng đầu đối với từng đơn vị, Tòa án. Tăng cường công tác quản lý
cán bộ, Thẩm phán; chỉ đạo các Tòa án làm tốt công tác tự kiểm tra và phải coi
đây là nhiệm vụ thường xuyên; nâng cao kỷ cương, kỷ luật công vụ, kịp thời

22
khen thưởng, vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công
tác; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật
trong hoạt động xét xử; tập trung giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ để kịp
thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử. Làm tốt công tác
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công
chức, nhất là kỹ năng điều hành phiên tòa, các văn bản pháp luật mới hướng dẫn
đường lối xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; chú trọng hình thức đào
tạo thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến và động viên cán bộ, công chức tự
nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tổ chức tốt các phiên tòa rút
kinh nghiệm xét xử.
- Kiện toàn đội ngũ công chức của các Tòa án, nhất là cán bộ có chức
danh tư pháp ở Tòa án nhân dân cấp huyện. Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy
theo hướng tinh gọn đầu mối bên trong của các Tòa án gắn với tinh giản biên
chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Thực hiện việc luân
chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác để bổ sung nguồn nhân lực cho các
đơn vị có số lượng công việc nhiều, đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện đối với cán
bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quy hoạch bổ nhiệm Thẩm phán
Tòa án nhân dân các cấp.
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách, trong
đó tập trung đổi mới về định mức chi, chế độ chi, định mức trang cấp phương
tiện làm việc và quy mô xây dựng trụ sở nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho
các Tòa án. Xây dựng chế độ chính sách tiền lương phù hợp với lao động đặc
thù của Tòa án, có chính sách ưu tiên, khuyến khích cán bộ, công chức đến làm
việc ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo và những nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

B. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC NĂM 2021


Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra, các nhiệm
vụ trọng tâm công tác Toà án trong năm 2021 được xác định là:
2.1. Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ
được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tiếp tục thực hiện nghiêm
các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp.

23
2.2. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ
việc, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng. Chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong
giải quyết các vụ việc dân sự và công tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành
chính. Khắc phục triệt để tình trạng để các vụ án quá thời hạn chuẩn bị xét xử do
nguyên nhân chủ quan của Tòa án; bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công
bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như việc vi
phạm thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thực hiện tốt
công tác thi hành án hình sự. Tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm.
Kịp thời giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật bồi
thường của Nhà nước. Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án. Chủ
động xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng cùng cấp.
2.3. Tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp
luật trong hoạt động xét xử. Hoàn thành các Dự án luật, pháp lệnh được phân
công chủ trì soạn thảo đảm bảo tiến độ, chất lượng; tích cực tham gia xây dựng
các đạo luật do các cơ quan khác chủ trì soạn thảo. Làm tốt công tác tổng kết thực
tiễn xét xử làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, phát triển án lệ và giải đáp các vướng mắc
về nghiệp vụ.
2.4. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ; rà soát, sắp xếp, kiện
toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của Tòa án nhân dân các cấp. Thực hiện có hiệu
quả công tác quy hoạch cán bộ, tạo nguồn Thẩm phán và điều động, luân chuyển,
biệt phái cán bộ, Thẩm phán. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động
công vụ; công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử. Xử lý nghiêm những tập thể, cá
nhân có sai phạm gắn với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Nghiên cứu đề
xuất chế độ chính sách tiền lương phù hợp với tính chất công việc đặc thù của Tòa
án nhân dân.
2.5. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng gắn với nhu cầu thực
tiễn; kết hợp tốt việc đào tạo trong nước và nước ngoài; tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng, giải đáp vướng mắc, đối thoại bằng hình thức trực tuyến; chú trọng đào tạo
thông qua việc rút kinh nghiệm công tác xét xử.
2.6. Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở và trang cấp các trang thiết bị
làm việc cho các Tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Siết chặt kỷ luật tài chính, tăng cường
kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong
chi tiêu, quản lý ngân sách của các đơn vị dự toán.

24
2.7. Tăng cường, chủ động mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là
quan hệ song phương với các nước, các đối tác chiến lược, quan trọng và các
nước trong khu vực. Tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho các hoạt động triển khai thực
thi pháp luật của Tòa án nhân dân. Phối hợp với các cơ quan có liên quan làm tốt
công tác tương trợ tư pháp. Nghiên cứu, đề xuất phương án đào tạo cán bộ phục vụ
hội nhập quốc tế.
2.8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ và trong hoạt động quản lý, điều hành; tiếp tục đổi mới thủ tục hành
chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án.
2.9. Làm tốt công tác xây dựng Đảng; thực hiện nghiêm Chỉ thị số
26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ
án, vụ việc. Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa phong trào thi đua “Vì Công lý” bảo
đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.
Tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và đổi mới mạnh mẽ
việc biểu dương, khen thưởng; chú trọng khen thưởng các tập thể nhỏ, công
chức, viên chức và người lao động trực tiếp; vinh danh, nhân rộng các điển hình
tiên tiến. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi
đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình, khắc phục những tồn tại,
khuyết điểm sau khi kiểm điểm tự phê bình của cán bộ, đảng viên Tòa án các
cấp.
2.10. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền,
đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về tổ chức và các hoạt động của Tòa án
nhân dân.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021, lãnh đạo Tòa
án nhân dân tối cao yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tòa
án nhân dân các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm; tích cực rèn luyện bản lĩnh
chính trị, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng học tập và nỗ lực
phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mỗi cương vị công tác của mình.

Nơi nhận: CHÁNH ÁN

25
- Quốc hội;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; để
- Chủ tịch nước; báo
Nguyễn Hòa Bình
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; cáo
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Lưu: VP TANDTC.

26

You might also like