You are on page 1of 16

CHƯƠNG 5 CHẤT LỎNG

BÀI 1 TÍNH CHÂT CHUNG VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA CHẤT LỎNG

1. Tính chất chung của chất lỏng


Chất lỏng là trạng thái trung gian giữa chất khí và chất rắn. Tùy thuộc vào nhiệt độ T, áp suất p thì chất
lỏng có thể bay hơi thành chất khí và đông đặc thành chất rắn.
Về mặt vĩ mô:
a) Chất lỏng so với chất khí:
+ Giống nhau: hình dạng thuộc bình chứa, là chất lưu chảy được.
+ Khác nhau

Chất lỏng Chất khí

+ Thể tích hữu hạn + Thể tích vô hạn

+ Khó nén + Khí dễ nén

Chất lỏng Chất rắn


b) Chất lỏng so với chất rắn

Giống nhau + Có thể tích xác định

+ Đều thể hiện tính khó nén, chịu kéo dãn

Khác nhau + Không có hình dạng xác + Có hình dạng xác định
định

+ Môi trường đẳng hướng + Môi trường bất đẳng


mọi phương diện. hướng.

c. Bảng tóm tắt chất khí, chất lỏng và chất rắn


Chất khí Chất lỏng Chất rắn
Khoảng cách giữa Rất lớn Rất nhỏ Rất nhỏ
nguyên tử, phân tử
Lực tương tác Tự do về mọi phía Dao động xung quanh Dao động xung quanh
nguyên tử, phân tử các VTCB di chuyển các VTCB cố định
được
Thể tích có thể tích của bình Có thể tích riêng xác Có thể tích riêng xác
chứa định định
Hình dạng Có hình dạng của Có hình dạng của Có hình dạng riêng
bình chứa phần bình chứa chất xác định
lỏng

2. Cấu trúc phân tử của chất lỏng

a) Chất khí

Chất khí tự do chuyển động ở mọi nơi, nén rất dễ dàng . Chất khí sự phân bố thể hiện : tính mất
trật tự và hỗn loạn .

b) Chất rắn: tính trật tự xa

c) Chất lỏng: tính trật tự gần.

Theo thuyết của Frenkel ( Nga): Phân tử chất lỏng khá gần nhau, lực tương tác giữa chúng khá
lớn, chúng không thể chuyển động tự do như trong chất khí mà dao động quanh VTCB trong
khoảng thời gian nào đó rồi sau đó chuyển sang dao động quanh vị trí cân bằng mới.

Cấu trúc phân tử của chất lỏng cũng như tính chất của chuyển động nhiệt của các phân tử trong
chất lỏng tùy thuộc vào lực tương tác giữa các phân tử. Để đơn giản ta chỉ xét sự tương tác giữa
hai phân tử.

BÀI 2 HIỆN TƯỢNG CĂNG MẶT NGOÀI CỦA CHẤT LỎNG


1. Khái niệm áp suất phân tử
a) Mặt cầu tác dụng
+ Ta xét phân tử A nằm trong lòng chất lỏng. Vẽ hình cầu bán kính r có tâm là A ta chỉ xét tác dụng của tất
cả những phân tử nằm trong hình cầu bán kính r lên phân tử A.
Khoảng cách r là bán kính tác dụng phân tử
Mặt cầu có bán kính r là mặt cầu tác dụng phân tử
+ Phân tử A nằm trong lòng chất lỏng nên lực hút giữa các phân tử trong hình cầu tác dụng tác dụng lên phân
tử A hướng theo mọi phía và cân bằng lẫn nhau. Lực tương tác tổng hợp của các phân tử chất lỏng lên
phân tử A bằng không.
+ Xét phân tử B nằm gần mặt thoáng cách mặt thoáng một khoảng cách nhỏ hơn r. Một phần hình cầu bán
kính r nằm ngoài chất lỏng. Ta chỉ xét tác dụng của các phân tử thuộc chất lỏng nằm trong hình cầu. Các lực
tác dụng lên phân tử B theo mọi phương và không cân bằng và phân tử B chịu tác dụng của lực tổng hợp
hướng vào bên trong chất lỏng

b) Sự hình thành áp suất phân tử : Do sự tương tác giữa các phân tử chất lỏng gây ra một áp suất hướng vào
trong lòng chất lỏng gọi là áp suất nội tại hay là áp suất phân tử.
c) Tính chất : Áp suất phân tử luôn hướng vào trong lòng chất lỏng không thể trực tiếp đo được bằng áp kế.

B
f2
f1
. A
f
r

Hình 12

2. Năng lượng mặt ngoài của chất lỏng :


Mỗi phân tử ở lớp mặt ngoài luôn chịu lực hướng vào phía trong chất lỏng. Để di chuyển phân tử
trong lòng chất lỏng ra lớp mặt ngoài đòi hỏi phải tiêu thụ công để thắng lực cản này. Hoặc
ngược lại muốn phân tử từ lớp mặt ngoài vào trong lòng trong chất lỏng thì sẽ thực hiện công do
sự giảm thế năng của phân tử để chuyển thành động năng của phân tử. Vật mỗi phân tử ở lớp mặt
ngoài khác với phân tử ở lớp mặt trong lòng chất lỏng là có thế năng phụ. Tổng thế năng phụ của
các phân tử ở lớp mặt ngoài gọi là năng lượng tự do (năng lượng mặt ngoài của chất lỏng).

∆E = α ∆S
Trong đó, ∆E : năng lượng mặt ngoài (J).
∆S : diện tích mặt ngoài (m2).
α : hệ số căng bề mặt (N/m)( phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng, bề mặt tiếp
xúc của chất lỏng)
3. Lực căng mặt ngoài

- Là những lực kéo căng bề mặt của chất lỏng.


- Đặc điểm: tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng.
- Phương: tiếp tuyến với mặt ngoài và vuông góc với chu vi mặt ngoài
- Chiều: làm giảm diện tích mặt ngoài
- Độ lớn: F = α l
Trong đó, F: lực căng mặt ngoài (N)

l: chu vi đường biên giới mặt ngoài (m)

4. Giải thích một số hiện tượng thực tế bằng lực căng mặt ngoài

a) Sự tạo thành giọt khi chất lỏng chảy ra khỏi một ống nhỏ

Do tác dụng của trọng lượng , khối lỏng chảy ra khỏi ống nhưng bị
màng mặt ngoài giữ lại nên nó tạo thành một giọt phồng to dần và bị
thắt lại ( ở chỗ miệng ống). Khi trọng lượng giọt lỏng đủ lớn thắng lực
căng mặt ngoài thì chỗ thắt bị đứt, giọt lỏng sẽ rơi xuống và sau đó xuất
hiện giọt khác.
Chú ý: Đối với ống khá nhỏ và áp suất từ phía khối lỏng không đủ lớn
thì khối lỏng không thể chảy ra khỏi ống được. Chẳng hạn như chất lỏng
Hình 13
không thể chảy qua mặt lưới nhỏ mắt như mặt ô, mặt vải bạt căng lều,
mặt lưới sắt lỗ nhỏ…..
b) Màng xà phòng

Nhúng một vòng dây thép vào trong nước xà phòng. Nếu đã
buộc một sợi chỉ vào vòng dây thép này thì khi rút vòng dây thép
khỏi nước xà phòng, ta sẽ có một màng xà phòng bao quanh
vòng dây thép. Trên màng xà phòng, sợi chỉ có dạng tự nhiên
của nó vì trên mỗi đoạn của sợi chỉ có những lực căng mặt ngoài
cân bằng nhau tác dụng ( hình 14a).
Chọc thủng màng ở phía trong sợi chỉ thì chỉ còn những lực căng Hình 14(a,b)
mặt ngoài của màng xà phòng ở phía ngoài sợi chỉ nên sợi chỉ
căng thành vòng tròn (hình 14b).
BÀI 3 HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT

Trong bài trước ta đã xét lực căng mặt ngoài trên mặt thoáng tức là trên mặt phân cách giữa
pha lỏng và hơi. Bây giờ ta xét lực căng mặt ngoài ở chỗ tiếp giáp của chất lỏng với chất rắn
(thành bình) và chất khí ( hoặc hơi).

Xét phân tử A của chất lỏng nằm ở chỗ tiếp giáp của 3 môi trường rắn, lỏng, và khí. Lúc đầu mặt
phân cách của chất lỏng vuông góc vói thành bình (hình 15a,b). Vẽ hình cầu tác dụng phân tử
của A chỉ xét lực hút của các phân tử chất rắn và của các phân tử chất lỏng đối với A bỏ qua lực
lút của các phân tử khí.

Ký hiệu:


f rl : lực hút của các phân tử chất rắn đối với phân tử A


f ll : lực hút của các phân tử chất lỏng đối với phân tử A

Có thể có hai trường hợp xảy ra:


f rl và ⃗
f ll hướng về phía chất rắn
+ Nếu hợp lực của
(hình 15a) ta có hiện tượng dính ướt.

f rl và ⃗
f ll hướng về phía chất lỏng
+ Nếu hợp lực của
(hình 15b) ta có hiện tượng không dính ướt.

Hình 15(a,b)

Xét cụ thể từng hiện tượng

1. Hiện tượng dính ướt


Ta có:


f rl + ⃗
f ll=⃗
fA


Hợp lực f A phân tích thành 2 lực thành phần


+ f 1 vuông góc với mặt phân cách.


+ f 2 tiếp tuyến với mặt phân cách.

⃗ ⃗
Nhận xét: f 1 không có tác dụng làm dịch chuyển phân tử A còn lực f 2 có tác dụng kéo phân tử
A hướng về chất rắn ( thành bình). Kết quả là các phân tử chất lỏng ở vùng tiếp giáp giữa chất
lỏng và chất rắn sẽ phải dịch chuyển chỗ làm cho mặt phân cách ở chỗ tiếp giáp không thể vuông
góc với thành bình mà trở thành một mặt cong (hình 15c). Hiện tượng chất lỏng làm ướt vật rắn
gọi là hiện tượng dính ướt. Góc θ giữa tiếp tuyến với mặt ngoài của chất lỏng và mặt ngoài của
vật rắn gọi là góc bờ.
Định nghĩa góc bờ θ : Góc tạo bởi thành bình và tiếp tuyến với mặt ngoài chất lỏng
π
0<θ<
+ Nếu 2 : chất lỏng làm ướt vật rắn (thành bình) ta có hiện tượng dính ướt

Hiện tượng dính ướt hoàn toàn khi θ =0

Hình 16

Hình 15(c,d)
2. Hiện tượng không dính ướt


+ Tương tự với trường hợp dính ướt ta cũng phân tích hợp lực f A thành 2 thành phần. Nhưng

khác với trường hợp trên thì sẽ xuất hiện lực f 2 kéo phân tử A ra xa chỗ tiếp giáp. Kết quả tạo

ra mặt cong như hình 15d sao cho hợp lực f A vuông góc với mặt cong. Hiện tượng chất lỏng
không làm ướt vật rắn gọi là hiện tượng không dính ướt.

π
<θ< π
+ Nếu 2 : chất lỏng không làm ướt vật rắn (thành bình) ta có hiện tượng không dính
ướt

Hiện tượng không dính ướt hoàn toàn khi θ = π

Hình 17
3. Ứng dụng

Giải thích một số hiện tượng thực tế bằng sự dính ướt hay không dính ướt

a) Một kim khâu dính dầu thả nhẹ nhàng trên mặt nước sẽ nổi trên mặt nước tuy trọng lượng
riêng của kim khâu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
Giải thích: Vì kim khâu dính dầu nên không bị nước làm ướt. Mặt nước ở chỗ tiếp giáp với kim
khâu có dạng cong như hình 18a. Lực căng mặt ngoài xuất hiện dọc theo đường tiếp giáp giữa
kim khâu và mặt cong của nước có tác dụng kéo kim khâu lên phía trên. Trọng lượng của kim
khâu cân bằng với tổng hợp lực của lực căng mặt ngoài và lực đẩy Acsimet tác dụng lên kim
khâu thì kim khâu nổi được trên mặt nước.

Hình 18a Hình 18b

b) Một số trường hợp ngược lại một số vật rắn bị chìm dưới mặt chất lỏng mặc dù trọng lượng
riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.. Chất lỏng làm ướt vật rắn lực căng mặt
ngoài sẽ hướng xuống dưới và kéo chìm vật rắn xuống dưới mặt chất lỏng cho đến khi lực căng
mặt ngoài và trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.

c) Ngoài ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt được ứng dụng trong ngành khai thác
quặng. Quặng được khai thác từ dưới đất lên còn lẫn lộn với cả bẩn quặng. Để tách quặng ra khỏi
bẩn quặng người ta làm như sau: Đổ hỗn hợp ( gồm quặng và bẩn quặng) đã được nghiền nhỏ
vào trong một bể nước có pha chất dầu làm ướt quặng nhưng không làm ướt bẩn quặng. Dùng
máy cho không khí vào trong ể rồi quấy mạnh thì ta tạo ra rất nhiều bọt khí trong bể nước và
dầu. Vì dầu làm ướt quặng nên các cục quặng bị bao quanh bởi các màng dầu đầy bọt khí. Nhờ
lực đẩy Acsimet lên các bọt khí này mà các cục quặng được nổi lên trên trong khi các bẩn quặng
chìm dưới đáy bể. Người ta gạt riêng các cục quặng nổi ở trên sang các bể chứa khác.
BÀI 4 ÁP SUẤT DƯỚI MẶT CONG CỦA CHẤT LỎNG

1. Khái niệm áp suất phụ


Các hình trụ có kích thước không lớn thì mặt ngoài chất lỏng làm ướt có dạng lõm, của chất
lỏng không làm ướt có dạng lồi hình 19. Những mặt này gọi là mặt khum. Đường cong giới hạn
của mặt ngoài của chất lỏng tiếp giáp với thành ống chịu tác dụng của lực căng mặt ngoài.

Hình 19

Nếu mặt ngoài là mặt khum lồi thì dưới tác dụng của lực căng mặt ngoài , mặt khum lồi
sẽ tạo thêm một áp suất nén xuống chất lỏng ở dưới.
Nếu mặt ngoài là mặt khum lõm thì dưới tác dụng của lực căng mặt ngoài , mặt khum
lõm sẽ tạo thêm một áp suất kéo chất lỏng ở dưới lên.
Áp suất do mặt khum tác dụng vào chất lỏng gọi là áp suất phụ.
Kí hiệu áp suất phụ là Δp

Quy ước: mặt cong lồi Δp>0


mặt cong lõm Δp<0
Hình 20a Hình 20b

2. Biểu thức tính áp suất phụ

+ Tính áp suất phụ trong trường hợp mặt ngoài của chất lỏng là một mặt lồi

Tách riêng một nguyên tố diện tích mặt cầu ΔS . Lực căng mặt ngoài Δ ⃗f luôn tiếp xúc với mặt
cầu

Lực Δ ⃗f đặt lên nguyên tố đường vòng Δl có

độ lớn Δf =αΔl trong đó α là suất căng mặt


ngoài.
⃗ Δf 1≠0 )
Thành phần Δf 1 song song với OC (
Mặt ngoài là lồi nên tâm C nằm trong khối

lỏng, Δf 1 nén khối lỏng dưới diện tích ΔS tạo
nên một áp suất phụ dương
Ta tính :
Δf 1= Δf cos θ=Δf sin ϕ=αΔl sin ϕ
f 1 =∑ Δf 1 =α sin ϕ ∑ Δl=α sin ϕ. 2 πr
R là bán kính của đường tròn Hình 21

r
sin ϕ=
Ta lại có : R
r 2 πr 2 α
f 1 =α .2 πr=
Vậy R R
f1 2 πr 2 α 2 α
Δp= = =
Áp suất phụ: πr 2
Rπr 2 R


Δp=
R

+Trường hợp mặt cong có dạng bất kỳ

Công thức Laplace: 1 1


Δp=α( + )
R 1 R2

R , R là bán kính cong của 2 giao tuyến cong do mặt ngoài cắt bởi 2 mặt phẳng vuông góc tại M
1 2
Từ công thức Laplace có thể suy ra những trường hợp mặt cong đặc biệt ( mặt cầu, mặt trụ)
+ Mặt cầu: R =R =R 2α
1 2 Δp=
R
d
+ Mặt trụ: R = ∞ và R2= 2
1 2α
Δp=
d
d là đường kính hình trụ
BÀI 5 HIỆN TƯỢNG MAO DẪN

Khi ta nhúng một ống nhỏ vào trong một chậu đựng chất làm ướt ống đó thì thấy mặt chất lỏng
ở trong ống dâng cao hơn mặt chất lỏng trong chậu một độ cao nào đó ( ví dụ nước nguyên chất
và ống thủy tinh) ngược lại đối với chất không làm ướt ống thì mực chất lỏng trong ống thấp
hơn mực chất lỏng trong chậu ( ví dụ thủy ngân và ống thủy tinh) (hình)

Hiện tượng 1: Cắm ống vào nước thì thấy nước trong ống dâng lên

Hình 22a
Hiện tượng 2: Cắm ống vào thủy ngân thì thấy thủy ngân trong ống hạ xuống

Hình 22b

1. Hiện tượng mao dẫn: Là hiện tượng chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ
2. Giải thích: do tác dụng của áp suất phụ dưới mặt khum. Trong trường hợp làm ướt, mặt khum là mặt lõm,
áp suất phụ hướng lên trên sẽ kéo theo 1 phần chất lỏng vào trong ống; còn trường hợp không làm ướt, áp
suất phụ hướng xuống dưới và nén phần chất lỏng trong ống xuống.
3. Tính chiều cao của cột chất lỏng dâng lên h

3.1 Đối với chất lỏng làm ướt vật rắn

Trong ống mao dẫn, mặt khum là lõm và với ống


có tiết diện tròn thì mặt khum gần đúng là một
phần của mặt cầu có tâm C và bán kính R.

Gọi r là bán kính của ống

Hình 23

Thành phần của lực căng mặt ngoài song song với thành ống và tác dụng trên cả đường tròn giới
hạn mặt khum:
2 πr 2 α
f 1=
R (5.1) ( Công thức đã chứng minh bài 4)

Dưới tác dụng của lực


f 1 cột chất lỏng sẽ được kéo lên cho tới khi nào lực f 1 cân bằng với trọng

lượng P của cột chất lỏng. Ta có:

2
P=Vρg=πr hρg (5.2)

ρ : khối lượng riêng của chất lỏng

g: gia tốc trọng trường

Khi
f 1 =P

2
2 πr α
2
R = πr hρg


h=
Ta suy ra: Rρg (5.3)

r
R=
Ta lại có: cosθ (5.4)

Thay giá trị của R vào (5.3) ta có:

2 α cosθ
h=
ρ gr (5.5)

Gọi d là đường kính của ống d=2r


4 α cosθ
h= (5.6)
ρ gd
Công thức (5.5) và (5.6) cho thấy độ dâng cao của cột chất lỏng trong ống càng lớn nếu
ống càng nhỏ.


h=
Lưu ý: Chất lỏng hoàn toàn làm ướt ống ( θ=0) : ρ gr
3.2 Đối với chất lỏng không làm ướt vật rắn

Mặt ngoài của chất lỏng trong ống là mặt khum lồi. Lực căng của mặt
ngoài tác dụng trên đường tròn giớn hạn mặt khum kéo cột chất lỏng
xuống.

Tính toán tương tự trên ta có biểu thức h giống như công thức (5.5) và
(5.6).

Lưu ý: Chất lỏng hoàn toàn không làm ướt ống ( θ=π ) :
Hình 24

h=−
ρ gr
4. Ứng dụng
+ Trong đời sống:
Làm bút máy: Nó dựa vào một loạt các rãnh mao dẫn trên thân ngòi bút và khe hở nhỏ ở đầu
ngòi bút mà vận chuyển mực từ trong ruột bút đến đầu ngòi bút. Khi viết chữ, đầu ngòi bút vừa chạm
vào tới giấy, mực liền dính lên giấy, lưu lại trên đó những nét chữ rõ rệt.
Bấc đèn dầu hỏa cháy được: nhờ có hiện tượng mao dẫn dầu thấm, dấu thấm nhanh vào
những sợi nhỏ trong bấc đèn để bấc dễ cháy.
Giấy thấm: Trong tờ giấy có những khoảng trống giữa những sợi giấy, những khoảng trống đó
xem như các ống mao dẫn thấm nước.
+ Trong kỹ thuật: dệt nhuộm, xây nhà, trồng trọt ( các mạch nhựa nhỏ trong thân cây sẽ đóng vai trò
như các ống mao dẫn, dẫn chất dinh dưỡng và nước từ dưới rễ lên trên ngọn, đất trồng trọt giữ được
độ ẩm cần thiết).

You might also like