LSĐ-PhamTranMinhQuang-46 10 103 058

You might also like

You are on page 1of 3

- Tên học phần: Lịch sử Đảng

- Tên sinh viên: Phạm Trần Minh Quang


- MSSV: 46.01.103.058
- Mã lớp: POLI200421 ( Đợt 2)
- Đề kiểm tra: Qua việc nghiên cứu, và học tập lịch sử đảng giai đoạn 1930 – 1945,
anh/chị tâm đắc nhất quan điểm, chủ trương nào của Đảng.Vì sao ?

ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO PHONG


TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam nằm dưới sự thống trị và bóc
lột của thực dân Pháp. Đã có rất nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong
kiến và dân chủ tư sản nổ ra nhưng đều thất bại. Bởi vì các phong trào yêu nước đó
đều không có đường lối cách mạng đúng đắn và phát huy được sức mạnh của quần
chúng nhân dân.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam rơi vào cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước. Ngọn cờ cứu nước của giai cấp phong kiến đã lỗi
thời, ngọn cờ của giai cấp tư sản cũng không phất cao lên được. Đất nước trong cơn
bế tắc, “tình hình đen tối như không có đường ra”, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi
tìm đường cứu nước, Người đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về Việt
Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng của giai cấp
công nhân và dân tộc Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị, đội tiên
phong và đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc mà còn là lãnh tụ chính trị, đội
tiên phong và đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Người khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác
- con đường cách mạng vô sản”. Để thực hiện được mục tiêu đó, Người chỉ rõ: “Trước
hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”.
Từ những ngày đầu tiên khi mới thành lập, Đảng ta đã thể hiện rõ vai trò và
nhiệm vụ. Đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy và giành thắng lợi. Đặc biệt là cao
trào cách mạng 1930-1931, cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và phong kiến
khẳng định quyền lãnh đạo duy nhất thuộc về Đảng ta; đem lại cho quần chúng niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Đó là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. “Trực tiếp mà nói, không có những
trận chiến đấu rung trời chuyển đất những năm 1930-1931, trong đó công nông đã
vung ra nghị lực cách mạng phi thường của mình, thì không thể có cao trào những
năm 1936-1939”. Đây là “cuộc tổng diễn tập đầu tiên” cho thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945.
Đầu TK XX nhà nước Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng,
ngọn cờ cứu nước của giai cấp phong kiến lỗi thời, giai cấp tư sản bị thụt lùi. Đến
1930 Đảng Cộng Sản ra đời đã phát động được phong trào cách mạng 1930- 1931, cao
trào nhất là phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh cao trào này đã thu hút được nhiều giai
cấp công nông đứng lên đấu tranh chống lại phong kiến và đế quốc. Cho đến nay thì
cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, dân tộc được thống nhất và độc
lập. Nhưng cuộc sống của những người dân vẫn còn khó khăn , lạc hậu về tri thức,
kinh tế chưa phát triển. Nước ta đã không nhìn nhận đúng đắn về con đường mà ta
đang đi nên đã đi sai đường và làm cho đất nước lâm vào tình trạng khó khăn.
Chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu
chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên
minh công - nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vân đề
giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương, phong trào cách mạng ở Pháp và
trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm
hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc
đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do.
Trong hoàn cảnh đó, tổ chức của Đảng đã được củng cố và phát triển. Đội quân
chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở thành thị và nông thôn được Đảng tập
hợp, xây dựng, giáo duc, đồng thời cũng bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách
mạng đông đảo, dày dặn trong đấu tranh, có nhiều kinh nghiệm.Khẳng định đường lối
đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông
Dương. Từ trong phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành. Đảng Cộng
sản Đông Dương được công nhận là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: công tác tư tưởng, xây dựng khối
đoàn kết công nông, công tác mặt trận, tổ chức, lãnh đạo quần chúng,... Trong quá
trình lãnh đạo, Đảng cần tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận để
nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng bổ sung,
hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội
nói chung và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới.
Để đất nước được thay đổi hoàn toàn và cuộc sống của người dân ở đây được
tốt hơn thì chúng ta cần phải có những biện pháp: Kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới.
Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ,
đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. Giữ vững bản chất
giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao
vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực,
hiệu quả; giữ vững bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ,
đảng viên. Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với quy luật
khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để phát triển. Bảo đảm sự hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã
hội bền vững. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được thể hiện
trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội. Chúng ta cần phải tìm tòi những nền văn hóa mới, phát huy tích
cực những nền văn hóa, giáo dục tiên tiến mà nước ta đang trên con đường phát triển.
Đó là lý do tôi tâm đắc nhất chủ chương này của Đảng giai đoạn 1930-1945.

You might also like