You are on page 1of 1

3.

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HÓA THIẾT
YẾU
3.1. Các giải pháp kinh tế
Nhà nước thực hiện các biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung - cầu để bình ổn
giá thị trường đối với những hàng hoá quan trọng, thiết yếu, ổn định tình hình kinh tế - xã
hội, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển.
Các biện pháp bình ổn giá:
1. Thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa, mua vào hay bán ra hàng dự trữ quốc gia,
hàng dự trữ lưu thông để điều hòa cung - cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước.
2. Các biện pháp về tiền tệ, tài chính phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ
cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi hàng hóa đó biến động bất thường hoặc tác
động xấu đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân.
4. Đăng ký giá đối với hàng hóa thuộc diện bình ổn giá.
5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá, số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có; kiểm soát hàng
hoá tồn kho.
6. Sử dụng biện pháp hỗ trợ về giá và phù hợp với quy định của pháp luật, cam kết quốc
tế;
7. Định giá cụ thể: giá tối đa (giá trần), giá tối thiểu (giá sàn) hoặc khung giá phù hợp với
tính chất của từng loại hàng hóa thiết yếu.

You might also like