You are on page 1of 1

THUẾ

Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho
các khoản chi tiêu công khác nhau. Dù muốn hay không, khi đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật thì phải nộp thuế về cho ngân sách Nhà nước. Không ngoại lệ, gạo cũng là
một mặt hàng phải chịu thuế.
Gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Gạo do doanh nghiệp sản xuất kê khai thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ tại khâu cuối bán lẻ trực tiếp hoặc bán cho hộ, cá nhân
kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì mới phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo
mức thuế suất 5%. Đây là mức thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất 10% thông
thường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh bán lẻ gạo được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu
vào phát sinh trong khâu bán lẻ bảo đảm giá cả thấp, tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
Gạo Việt Nam là một trong những mặt hàng được châu Âu tiêu thụ trong những năm qua.
Tuy vậy, số lượng bán sang thị trường này lại không nhiều. Nguyên nhân do mặt hàng
gạo từ Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu khá cao 5%-45%. EU dành cho Việt Nam hạn
ngạch 80,000 tấn gạo (gồm 30,000 tấn gạo xay xát, 20,000 tấn gạo chưa xay xát và
30,000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (giúp ta có
thể xuất khẩu ước khoảng 100,000 tấn vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU
sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm.
Chính sách thuế GTGT đối với gạo đang được ưu đãi ở mức cao nhất. Chính sách này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hơn là tư thương bán buôn đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần qua đó trở thành đầu
mối sản xuất, kinh doanh gạo.

Tác động của thuế

Đảm bảo công bằng xã hội: nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch thu
nhập giữa người giàu và người nghèo bằng cách trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa công
cộng. Điều này có tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng trưởng kinh tế và phúc lợi
kinh tế

You might also like