You are on page 1of 186

Giới thiệu:

Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC

Price Action là gì và nguồn gốc của nó ............................................................................................................. 4


Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action ................................................................................................ 7
Mô hình nến ................................................................................................................................................... 7
Phân Tích từng thanh nến .............................................................................................................................. 7
Price Action áp dụng được trên các thị trường nào? ..................................................................................... 8
Các khái niệm Price Action quan trọng .......................................................................................................... 8
1. Mô hình giá ..................................................................................................................................... 8
2. Xu hướng và các điểm đảo chiều .................................................................................................... 9
3. Hỗ trợ và kháng cự ........................................................................................................................ 10
4. Đường xu hướng và kênh giá ........................................................................................................ 10
Các phương pháp giao dịch theo Price Action ................................................................................................ 12
Price Action thuần tuý .................................................................................................................................. 13
Price Action với volume................................................................................................................................ 13
Price Action với indicator ............................................................................................................................. 14
Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action? .............................................................................. 16
Giúp Trader tiết kiệm thời gian .................................................................................................................... 16
Khuyến khích tư duy và thái độ tốt của 1 Trader ......................................................................................... 17
Xác định rõ ràng rủi ro .................................................................................................................................. 18
5 bước để trở thành một Price Action Trader ................................................................................................ 19
Bước 1: Học cách trân trọng cái đẹp của Price Action ................................................................................. 19
Bước 2: Bắt đầu học ..................................................................................................................................... 19
Bước 3: Thay thế các indicator đang xài ...................................................................................................... 20
Bước 4: Hình thành 1 phương pháp giao dịch Price Action của riêng mình ................................................ 21
Bước 5: Lặp lại và bước tới ........................................................................................................................... 22
Price Action là gì và nguồn gốc của nó
Hành Động Giá, và là phương pháp đã làm biết bao Trader mê đắm bởi sự đơn giản đến mức thuần khiết
của nó. Các Price Action Trader tin rằng giá là nguồn thông tin duy nhất mà chúng ta cần để có thể xây
dựng nên 1 phương pháp giao dịch cung cấp 1 lợi thế cho mình, từ đó có thể đọc hiểu được thị trường và
kiếm lợi nhuận. Price Action loại bỏ gần như hoàn toàn các thông tin gây nhiễu khác và chỉ tập trung vào
Giá để phân tích.

Các bài viết về Price Action trên forum có rất nhiều, nhưng rời rạc và chưa được tổng hợp đầy đủ, nên
@Nhật Hoài quyết định mở 1 series về Price Action chuyên sâu, từ cơ bản đến nâng cao, để cho tất cả
anh em mới bắt đầu tìm hiểu về Price Action có thể học phương pháp giao dịch này 1 cách toàn diện
nhất, tránh việc đọc lượm lặt mỗi bài 1 ít rồi ráp lại 1 cách gượng gạo, thiếu chắc chắn.

Series Price Action chuyên sâu này sẽ bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất, đơn giản nhất, để cho anh
em chưa biết gì về Price Action đều có thể đọc hiểu và luyện tập; từ đó sẽ đi đến các kỹ thuật Price
Action chuyên sâu hơn, cách đọc hiểu thị trường bằng Price Action. Trước khi đọc series này, anh em có
thể tham khảo Lớp học Price Action của TraderViet để có cái nhìn sơ về Price Action, và đương nhiên an
tâm rằng những nội dung mình viết trong series Price Action chuyên sâu sẽ không lặp lại các bài đã có
trong Lớp học của Traderviet.

Nội dung của series Price Action chuyên sâu sẽ gồm 5 phần chính, mỗi phần được chia làm nhiều kỳ với
các nội dung nhỏ hơn (khi xuất thành ebook sẽ được gọi là tập):
 Phần 1: Price Action cho người mới bắt đầu: Trong phần này anh em sẽ biết về những khái niệm
cơ bản nhất của Price Action, các mẫu hình Price Action cơ bản, và cách đọc hiểu Price Action ở
mức độ cơ bản.
 Phần 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng: Phần này chuyên sâu về các công cụ mà chúng ta
sẽ sử dụng khi dùng Price Action để giao dịch, ví dụ đường xu hướng, kênh giá, vùng giá giằng
co (congestion), từng thanh nến.
 Phần 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch: phần này tập trung vào kỹ năng
của 1 Price Action Trader, cách vào lệnh, thoát lệnh, cách lên kế hoạch, ghi nhật ký, tất tần tật
những gì mà 1 Price Action Trader cần phải biết làm, và làm cho thật giỏi.
 Phần 4: Các quy tắc của một Price Action Trader: Phần này sẽ dành thời gian bàn về những qui
tắc bất biến của một price action trader, cách vào lệnh tối ưu hay những khung thời gian tốt nhất
để giao dịch.
 Phần 5: Các chiến lược giao dịch Price Action: Phần này đến lúc Trader phải biết vận dụng
những kiến thức và công cụ đã học vào 1 chiến lược thực sự để kiếm lợi nhuận, cách phân tích thị
trường theo chiến lược, cách vào lệnh và thoát lệnh. Phần này gồm khá nhiều kỳ, mỗi kỳ là 1
chiến lược Price Action riêng biệt, anh em chỉ nên chọn cho mình 1 chiến lược rồi rèn luyện nó
cho thật thành thục, đừng học tất cả nhé. Ở đây mình sẽ trình bày hết cho các anh em lựa chọn,
nhưng nhớ là chỉ chọn 1 thôi;
 Phụ lục: Các nguồn sách và tài liệu Price Action để nghiên cứu sâu thêm.

Vài dòng cuối, mình sẽ dành cho nguồn gốc của phương pháp Price Action. Price Action có nguồn gốc
tương tự phân tích kỹ thuật cổ điển, tức là bắt nguồn từ Lý thuyết Dow của Charles Dow - được mệnh
danh là cha đẻ của phân tích kỹ thuật.

Charles Dow

Dow cho rằng giá phản ánh mọi thứ, và là kết quả cuối cùng của tất cả các yếu tố và thông tin khác trên
thị trường, và giá được biểu hiện lên biểu đồ giá. Price Action nghiên cứu hành động của giá cả, từ đó
đọc hiểu được tâm lý của những con người đang tham gia thị trường và dự đoán hành động tiếp theo. Đó
là lý thuyết và nền móng vững chãi nhất của Price Action.
Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action

Mô hình nến
Sau khi Steve Nison giới thiệu mô hình nến Nhật cho thế giới phương Tây, những hành động giá ngắn
hạn được gọi là mô hình đó bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Kể từ đó, mô hình nến trở thành 1 trong các
phương pháp phân tích quan trọng nhất của Price Action hiện đại.

Một cây nến đơn giản như vậy nhưng lại ẩn chứa trong nó rất nhiều tâm tư nguyện vọng. Đuôi nến trên
và dưới (hay còn gọi là bóng nến, râu nến) sẽ cho chúng ta thấy lực bán và lực mua. Trong khi đó thân
nến cho thấy tâm lý thị trường hiện tại. Nói 1 cách đơn giản nhất, nếu nến đóng cửa cao hơn thì thị
trường đang tăng giá, ngược lại là giảm giá. Nhưng nếu giá đóng gần bằng hoặc bằng giá mở, nôm na gần
như không có thân nến, thì tâm lý là chưa xác định được. Cây nến này gọi là Doji.

Khoảng cách giữa đỉnh và đáy nến cho thấy độ biến động trong phiên giao dịch đó. Do đó nến càng dài
tức là thị trường đang có biến động lớn. Bò Gấu choảng nhau xoành xoạch.

Nếu đọc hiểu được câu chuyện mà 1 cây nến muốn kể, thì dần dần Price Action Trader sẽ hiểu được câu
chuyện thị trường muốn kể.

Phân Tích từng thanh nến


Tuy nhiên để đọc hiểu thị trường, đâu chỉ có đọc hiểu 1 cây nến là đủ. Price Action Trader phải biết cách
đọc từng cây nến một trong một chuỗi, rồi ghép lại các mảnh nhỏ thành 1 câu chuyện. Đó gọi là phân tích
từng thanh nến (bar-by-bar analysis). Tuy nhiên chúng ta phải đi từ từ, không có gì phải vội cả.
Anh em nghĩ thị trường đang kể câu chuyện gì?

Người giao dịch Theo Price Action đã lâu, khi nhìn vào 1 chuỗi các cây nến, sẽ thấy ngay câu chuyện mà
chúng muốn kể, 1 trận đánh giữa Bò và Gấu hiện rõ ngay trong đầu, ai thắng thế, ai thua hay thế trận
chưa ngả ngũ sẽ kể được ngay. Không cần indicator hay chỉ báo gì cả, bản thân giá và nến là đã cho rất
nhiều thông tin rồi.

Price Action áp dụng được trên các thị trường nào?


Price Action áp dụng được trên tất cả các thị trường có người giao dịch, có người mua kẻ bán, vì bản chất
quá đơn giản của nó là chỉ cần mỗi giá và nến làm thông tin nên nó có khả năng tuyệt vời này.

Tuy nhiên, thị trường thanh khoản càng cao (nôm na nếu bạn muốn mua ở bất cứ giá nào thì vẫn có
người chấp nhận bán, việc mua bán được diễn ra dễ dàng) thì Price Action càng phát huy thế mạnh. Thị
trường thanh khoản cao, nến càng cho thấy rõ ràng câu chuyện đằng sau, Price Action Trader càng có lợi.

Các khái niệm Price Action quan trọng


1. Mô hình giá
Mô hình giá nghe qua có vẻ như là 1 phương pháp giao dịch khác (Trader 40 năm kinh nghiệm Peter
Brandt kiếm trung bình 40%/năm nhờ phân tích Mô hình giá cổ điển), nhưng nó là 1 phần quan trọng
của phương pháp Price Action. Trong phân tích Price Action, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng
các Mô hình giá cổ điển làm căn cứ để phân tích, vì cơ bản Mô hình giá cũng là biến động của thị trường
lặp lại trong quá khứ, do đó chúng có khả năng tái diễn trong tương lai, và vẫn giữ được sự thuần khiết
của giá, nên Price Action đều sử dụng tới cả.

Anh em sẽ thường xuyên gặp các Mô hình giá đơn giản như hai đỉnh, hai đáy, vai đầu vai, cốc và tay
cầm, vv. Hãy trang bị các kiến thức cơ bản về mô hình để có thể vận dụng trong Price Action.

2. Xu hướng và các điểm đảo chiều

Thị trường không di chuyển 1 cách ngẫu nhiên, nó đi theo xu hướng: tăng, giảm, hoặc đi ngang. Phải
hiểu về xu hướng và các điểm đảo chiều - swing point, gồm swing high và swing low - mới có thể phân
tích Price Action được.
Xu hướng tăng gồm các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn (higher high-higher low), Xu hướng giảm gồm các
đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn (lower high-lower low). Xu hướng tăng bị phá vỡ khi giá phá xuống swing
low cấu trúc gần nhất. Xu hướng giảm bị phá vỡ khi giá phá lên swing high cấu trúc gần nhất.

Thị trường đi ngang khi không xuất hiện 1 cặp đỉnh đáy cao hơn, thấp hơn nào rõ ràng. Đi ngang có 2
dạng chính: đi ngang kiểu range giá nằm ngang, hoặc đi ngang tích luỹ theo tam giác.

3. Hỗ trợ và kháng cự

Đây là các khái niệm cực kỳ quan trọng trong Price Action. Chúng ta sẽ buy sell Theo các vùng hỗ
trợ, kháng cự để có xác suất thắng cao hơn. hỗ trợ ngăn cho giá không giảm xuống thấp hơn, và kháng
cự ngăn cho giá không tăng lên cao hơn. Giao dịch Price Action có thành công hay không phụ thuộc vào
việc xác định hỗ trợ kháng cự có đúng hay không.

4. Đường xu hướng và kênh giá


Đường xu hướng và kênh giá là các chuyển động rất đẹp của thị trường theo xu hướng. Tuy nhiên do là
các cản nằm chéo (so với hỗ trợ kháng cự nằm ngang) nên chúng sẽ không đáng tin cậy bằng hỗ
trợ kháng cự. Ta vẫn dùng chúng, nhưng để mục đích tham khảo là chính.
Các phương pháp giao dịch theo Price Action
Nói 1 cách chuẩn xác thì Price Action không phải là 1 phương pháp giao dịch nào cố định, riêng biệt và
mới hoàn toàn cả. Price Action là giao thoa giữa phân tích mô hình nến, phân tích mẫu hình giá cổ điển
và nhiều công cụ phân tích khác. Đôi khi nó còn được kết hợp với nhiều công cụ khác như fibonacci,
thậm chí cả indicator. Nhưng có 2 đặc điểm mà nhìn vào là anh em sẽ nhận ra ngay 1 phương pháp có
phải là Price Action hay không, đó chính là:

 Vào lệnh tại các vùng hỗ trợ kháng cự;


 Rất ít hoặc hầu như không có indicator.

Trong đó, điều đầu tiên là quan trọng nhất. Tất cả các Price Action Trader đều phân tích và vào lệnh tại
các vùng hỗ trợ kháng cự, nơi lực cung cầu tăng mạnh và tăng cơ hội thắng so với việc vào lệnh tại 1
điểm ngẫu nhiên trên biểu đồ. Ngoài ra, Price Action Trader nếu có sử dụng indicator thì sẽ hạn chế đến
mức tối đa, vì họ tin rằng các biến động của giá thể hiện qua biểu đồ là đủ thông tin cho họ rồi, và thường
các indicator được sử dụng đó chỉ là các indicator lọc xu hướng, đường trung bình đơn giản. Bản thân
mình vẫn sử dụng các đường trung bình và keltner channel để hỗ trợ việc phân tích, và đương nhiên
không phải là công cụ cho tín hiệu vào lệnh.

Dưới đây là vài trường phái Price Action nhỏ trong thế giới Price Action rộng lớn:
Price Action thuần tuý

Tức là chỉ có biểu đồ giá, ngoài ra không còn cái gì khác hết. Không có indicator nào, thậm chí không
cần đến volume nếu là Forex Trader. Nial Fuller với blog về Price Action nổi tiếng learntotradethemarket
là điển hình cho trường phái này. Các Trader Theo Price Action thuần tuý thường rất nhạy về mô hình
nến, vì nến là nguồn thông tin quan trọng nhất với họ. Ngoài ra khả năng xác định các vùng hỗ trợ kháng
cự của các Trader này cũng đạt tới độ thượng thừa. Trader Theo Price Action thuần túy không tin tưởng
lắm vào đường xu hướng, vì theo họ các vùng cản chéo như đường xu hướng sẽ không đáng tin cậy bằng
cản ngang, vốn thể hiện lực cung cầu mạnh mẽ.

Price Action với volume

Volume có thể là nguồn thông tin rất hữu ích đặc biệt với Stock Trader, vì theo lý thuyết của ông tổ
Dow, xu hướng đi kèm volume tăng mạnh sẽ là xu hướng đáng tin cậy, và khi có sự phân kỳ (lệch nhau)
giữa xu hướng và volume, xu hướng đã yếu và chuẩn bị đảo chiều. Do đó phân tích Price Action cùng
với volume sẽ cho ra 1 vũ khí rất mạnh.
Price Action với volume cũng là nguồn gốc của trường phái volume spread analysis, vốn dựa trên công
trình của Richard Wyckoff về mối quan hệ giữa volume và khoảng cách (spread) giữa đỉnh đáy của 1
thanh nến.

Price Action với indicator

Các Price Action Trader có sử dụng indicator vẫn hiểu rõ tầm quan trọng của việc phân tích hành động
giá, nhưng họ vẫn thấy giá trị trong việc sử dụng các indicator.
Cái indicator được nhiều Price Action Trader sử dụng nhất là đường trung bình động. Trong sách Price
Action của AI Brooks, ông có hướng dẫn cách kết hợp Price Action với đường trung bình hàm mũ (ema)
20 chu kỳ. Do đó, Price Action không có nghĩa là loại bỏ hết indicator, chỉ là hạn chế tối đa mà thôi.
Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action?
Đối với các Trader vừa mới tìm hiểu về trading, thì Price Action là phương pháp tốt nhất để bắt đầu, đó
là quan điểm của mình. Trader mới nên bắt đầu học về Hành Động Giá, không phải Indicator.

Mình viết vậy không hề nhằm chỉ trích indicator và các Trader sử dụng indicator. Indicator vẫn có những
giá trị rất riêng mà hành động giá hay các phương pháp khác không thể thay thế được. Tuy nhiên đối
với Trader mới, indicator không phải là nơi lý tưởng để bắt đầu. Chúng sẽ khiến cho các Trader này bị ảo
tưởng về khả năng của chúng, và đương nhiên là sẽ thua lỗ sấp mặt.

Rất nhiều Trader chuyên nghiệp đã giao dịch lâu năm vẫn đang sử dụng indicator, nhưng là bởi vì họ đã
trading đủ lâu để hiểu được toàn bộ bản chất của indicator mà họ xài, và họ dễ dàng thấy được những cái
sai của indicator để không bị mắc bẫy. Trader mới thì không, họ sẽ liên tục bị indicator lừa hết lần này tới
lần khác, cho tới khi nản và bỏ cuộc.

Price Action, khi được nghiên cứu và học tập đúng đắn, sẽ cho Trader mới thấy được và hiểu được 1 cách
căn bản cách mà thị trường vận hành, vì Price Action chỉ lấy giá làm nguồn “nguyên liệu” đầu vào duy
nhất, không biến chất, không thay đổi. Từ đó họ bắt đầu có các kỳ vọng thực tế hơn: Trader mới học về
Price Action đầu tiên sẽ không thích bắt đỉnh đáy, không thích đi ngược xu hướng, và có những nền tảng
đầu tiên rất vững chắc về cách phân tích cấu trúc thị trường. Thêm nữa, họ cũng không cần đi tìm kiếm
chén thánh hay indicator tuyệt đỉnh gì cả, họ hiểu các thông tin từ giá đã là quá đủ.

Giúp Trader tiết kiệm thời gian


Chặng đường trở thành 1 Trader có lợi nhuận đều đặn rất dài, và chúng ta phải tiết kiệm thời gian, tập
trung học những thứ quan trọng nhất, thay vì lang thang kiếm chén thánh.
Trader mới phải tập trung vào việc học cách vận hành của thị trường, quan sát nó và cố gắng hiểu được
tâm tính của nó. Price Action giúp chúng ta làm được chuyện đó. Và tin mình đi, anh em sẽ nhanh chóng
thấy được hành vi của thị trường ở mức độ cơ bản nhanh hơn là tìm được cho mình 1 indicator ưng ý.

Khuyến khích tư duy và thái độ tốt của 1 Trader

Nói nôm na Price Action sẽ giúp Trader có các kỳ vọng bớt ảo tưởng hơn, thực tế hơn.

Với 1 Trader mới, indicator sẽ khiến anh ta cảm thấy mọi thứ sao mà dễ dàng quá. Buy khi RSI giảm
xuống 30, và sell khi nó tăng lên 70. Hậu quả thế nào chắc anh em đều biết.

Về bản chất, indicator khiến 1 Trader tập trung hơn vào TÍN HIỆU VÀO LỆNH, và khiến Trader đó phải
vào lệnh khi có tín hiệu. Đây là 1 khởi đầu rất tệ hại của 1 Trader mới. Anh ta được indicator “dạy” cho
các thời điểm nên vào lệnh.

Nhưng đối với 1 Trader mới, điều đầu tiên nên học là khi nào không nên vào lệnh. Price Action làm được
chuyện đó.

Trader cần quan sát, học hỏi, và thấy được câu chuyện đang diễn ra trên thị trường, và hiểu được hoàn
cảnh của câu chuyện lúc đó. Hành động vào lệnh hay không phải diễn ra sau khi Trader hiểu được câu
chuyện. Price Action dạy Trader cách đọc câu chuyện mà thị trường muốn kể, thay vì đưa ra các tín hiệu
mù mờ.
Nói cách khác, phương pháp Price Action nhấn mạnh vào khả năng phân tích và sự kiên nhẫn, thay vì các
tín hiệu buy sell.

Xác định rõ ràng rủi ro

Mỗi mẫu hình Price Action khi xuất hiện đều xác định rõ ràng mức stop loss hợp lý nên đặt. Với pin bar,
ta có thể đặt stop loss 1 khoảng so với đuôi nến. Với inside bar, stop loss nên được đặt vài pip so với nến
mẹ. Các stop loss này rất chặt và cho tỷ lệ risk:reward vô cùng hấp dẫn. Price Action Trader luôn cân
nhắc kỹ càng rủi ro trước khi vào lệnh, và khả năng quản lý vốn của họ cũng rất tốt.

Ngược lại, indicator rất khó có các mức stop loss rõ ràng và hợp lý như vậy. Đó là chưa kể các repainting
indicator (indicator tự vẽ lại) vốn tự thay đổi tín hiệu khi nó thấy tín hiệu bị sai.

Suy cho cùng, bài này không phải là để tâng bốc Price Action hay phê phán indicator, vì mỗi phương
pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Price Action cũng có nhược điểm. Nhưng ưu điểm của nó là giúp
các Trader mới không bị ảo tưởng, và tập trung vào những cái quan trọng trước tiên.
5 bước để trở thành một Price Action Trader
Để trở thành 1 Price Action Trader, chúng ta cần bỏ ra thời gian, công sức để luyện tập. Tuy nhiên toàn
bộ quá trình luyện tập đó có thể được tóm gọn trong 5 bước, mà mình sẽ trình bày với anh em trong bài
viết này. Bài này giống như là bước lên kế hoạch, ta phải biết sắp tới ta sẽ trải qua các bước nào, mỗi
bước phải làm cái gì để sau quá trình đó, ta có thể tự tin vận dụng Price Action để KIẾM TIỀN trên thị
trường, chứ không phải là chém gió cho vui.

Bước 1: Học cách trân trọng cái đẹp của Price Action
Nhiều Trader bắt đầu học Price Action với những ngộ nhận, và kết thúc ê chề với sự thất vọng. Price
Action chỉ là 1 phương pháp, không phải chén thánh. Nó vẫn có những nhược điểm. Người học Price
Action phải trân trọng vẻ đẹp của nó bên cạnh những nhược điểm đó.

Sức mạnh của Price Action đến từ sự đơn giản. Một sự tập trung duy nhất lên giá cho chúng ta các thông
tin cần thiết để đưa ra các quyết định giao dịch hợp lý.

Trước tiên, phải xác định xem bản thân anh em có phù hợp với Price Action hay không. Nếu anh em ưa
thích sự đơn giản, thì hãy chọn Price Action. Nếu anh em thích công thức, tự động hoá, thống kê, con số,
thì hãy chọn Indicator.

Sau khi xác định được rồi, chúng ta phải nhìn vào sự thật phũ phàng: học cách phân tích Price Action
chưa chắc giúp anh em kiếm được lợi nhuận. Lợi nhuận đến được từ quản lý vốn, quản lý cảm xúc nữa,
không chỉ đơn thuần là phân tích.

Bước 2: Bắt đầu học


Hãy học từ từ, bắt đầu từ những kiến thức đơn giản nhất, về xu hướng, phân tích kỹ thuật cơ bản.

Đừng cố gắng bắt đầu với những kiến thức này: mô hình inside bar, fakey, nến nhận chìm, pin bar, vv.
Rồi hăm hở đem nó đi trading liền.

Hãy bắt đầu với:

 1 cây nến: giá mở, giá đóng, giá cao, giá thấp;
 Tâm lý thị trường thể hiện qua đuôi nến và thân nến;
 Điểm đảo chiều - swing point;
 Xu hướng - trend;
 Hỗ trợ - kháng cự.

Với 1 nền móng vững chắc về Price Action, anh em có thể tiến tới các khái niệm phức tạp hơn 1 cách dễ
dàng. Anh em cũng sẽ biết cách thấy được logic và tâm tư đằng sau mỗi mô hình Price Action và không
gặp khó khăn trong việc nhớ chúng.

Bước 3: Thay thế các indicator đang xài


Nếu anh em đã giao dịch với indicator trước kia, việc này có thể hơi khó, nhưng hãy cố gắng bỏ bớt
những indicator bị “thừa” để rèn luyện khả năng đọc hiểu Price Action được nhanh nhạy hơn.
Hãy làm theo các bước sau

Liệt kê các indicator đang xài


1. Với mỗi indicator, viết ra tác dụng của nó
2. Anh em có thực hiện được việc đó bằng Price Action không?
3. Nếu có thể, hãy bỏ indicator đó đi

Chúng ta không phải loại bỏ đi những thứ quan trọng, chúng ta đang loại đi những thứ thừa thãi, nếu anh
em xác định Price Action là phương pháp giao dịch chính của mình.

Ví dụ, anh em đang lọc xu hướng bằng 1 đường ema 50. Liệu có thể dùng Price Action để thấy xu
hướng không? Có thể, anh em sẽ học được kỹ năng này trong các bài chia sẻ sau của mình trong series
này. Lúc đó anh em sẽ thấy đường ema 50 thừa thãi ngay thôi.

Bước 4: Hình thành 1 phương pháp giao dịch Price Action của riêng
mình

Với những công cụ đã học, hãy vận dụng chúng hình thành nên 1 phương pháp của riêng anh em. Nên
nhớ:

 Hãy giữ nó đơn giản NHẤT CÓ THỂ;


 Chọn 1 phong cách và bám lấy nó. Nếu anh em thích pin bar, hãy CHỈ TRADE khi thấy pin bar;
 Giữ lấy 1 indicator, nếu anh em thấy nó quan trọng.
Bước 5: Lặp lại và bước tới

Khi đã chọn được phương pháp rồi, giờ là tới bước khó nhất: áp dụng nó lên thị trường. Biết được
phương pháp thôi chưa đủ, anh em phải biết cách thành thục nó, biến nó thành 1 vũ khí của anh em để đi
ra chiến đấu.

Vũ khí của anh em chỉ là công cụ, bản thân người cầm vũ khí mới là yếu tố quyết định. Anh em phải học
cách phát triển độ nhạy, khả năng đọc hiểu thị trường như 1 Trader, những thứ này chỉ có thể có được khi
đã thực chiến hoặc ít nhất là giao dịch demo.

Điều cuối cùng mà mình muốn nói, là hãy giữ cho mình 1 cuốn nhật ký giao dịch, ghi lại hay chụp màn
hình chart TẤT CẢ các phân tích của anh em. Nó sẽ trở thành 1 vật báu.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
Giới thiệu:
Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC

Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến.................................................................................. 5
Price Action - Đọc hiểu một thanh nến .......................................................................................................... 5
Price Action - Độ dài nến (range) ................................................................................................................... 6
Price Action - Thân nến .................................................................................................................................. 7
Price Action - Bóng trên.................................................................................................................................. 8
Price Action - Bóng dưới ................................................................................................................................. 8
Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua cụm nhiều nến ................................................................................... 9
Hai thanh nến ................................................................................................................................................. 9
Hoàn cảnh thị trường ..................................................................................................................................... 9
Thử giá .......................................................................................................................................................... 10
Đọc hiểu 3 cây nến ....................................................................................................................................... 11
10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết ............................................................................................... 12
Mẫu hình Price Action đảo chiều: ................................................................................................................ 12
Mẫu hình Price Action biến động: ................................................................................................................ 12
Nến đảo chiều (reversal bar) ........................................................................................................................ 12
Nến đảo chiều chủ chốt (Key reversal bar) .................................................................................................. 14
Nến đuối sức (exhaustion bar) ..................................................................................................................... 16
Pin bar (pinocchio bar) ................................................................................................................................. 18
Nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal) ................................................................................................... 19
Nến đảo chiều 3 thanh (three-bar reversal)................................................................................................. 20
3 nến hồi lại (three-bar pullback) ................................................................................................................. 22
Inside Bar ...................................................................................................................................................... 23
Outside bar ................................................................................................................................................... 24
NR7 ............................................................................................................................................................... 26
Price Action Trading với hỗ trợ kháng cự ....................................................................................................... 28
Tại sao giao dịch tại hỗ trợ kháng cự lại mạnh mẽ đến thế? ....................................................................... 28
Price Action - Các xác định hỗ trợ kháng cự................................................................................................. 29
1. Swing high và swing low................................................................................................................ 29
2. Vùng giằng co và vùng giá có nhiều sự từ chối ............................................................................. 29
3. Vùng số tròn .................................................................................................................................. 31
4. Dùng đường MA............................................................................................................................ 31
5. Fibonacci retracement .................................................................................................................. 31
6. Hỗ trợ chuyển thành kháng cự và ngược lại ................................................................................. 32
7. Xác định hỗ trợ kháng cự từ khung thời gian lớn trở xuống ........................................................ 32
Các bước thiết lập một chiến lược Price Action Trading ................................................................................. 33
Nhận định và hoàn cảnh thị trường ............................................................................................................. 33
Cách nhận định thị trường bằng các công cụ đơn giản................................................................................ 35
1. Xu hướng đa khung thời gian........................................................................................................ 35
2. Cấu trúc thị trường ....................................................................................................................... 35
3. Đường xu hướng ........................................................................................................................... 36
4. Hỗ trợ kháng cự ............................................................................................................................ 36
5. Volume .......................................................................................................................................... 37
Trading setup và cách thoát lệnh bằng Price Action........................................................................................ 39
Hiểu hơn về Price Action trading setup........................................................................................................ 39
Thoát lệnh bằng Price Action ....................................................................................................................... 40
1. Thoát lệnh dựa vào hỗ trợ kháng cự ............................................................................................ 41
2. Thoát lệnh bằng cách đo mục tiêu ................................................................................................ 41
3. Thoát lệnh bằng các mẫu hình Price Action đảo chiều ................................................................. 42
Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến
Như vậy là chúng ta đã đi qua tập 1 của series Price Action chuyên sâu - Giới thiệu và chuẩn bị về Price
Action cho người mới bắt đầu. Anh em có thể tìm lại tập 1 tại đây.

Giờ chúng ta qua tập 2 - Các công cụ mà Price Action tận dụng. Trong phần này, chúng ta sẽ lần lượt học
cách vận dụng các công cụ đơn giản như từng thanh nến, hỗ trợ, kháng cự, đường xu hướng, kênh giá, để
đọc và hiểu Price Action. Mục tiêu là sau phần này, tất cả các anh em phải có kỹ năng đọc hiểu Price
Action sử dụng các công cụ trên 1 cách thành thạo, và phải hiểu ngay câu chuyện hành động giá mà thị
trường đang kể trong 3 phút đầu tiên khi nhìn biểu đồ. Anh em đừng lo, mình sẽ hướng dẫn anh em từng
bước.

***

Đọc hiểu Price Action có nghĩa là hiểu được thị trường đã làm những gì và nó đang làm cái gì ở hiện tại.
Bằng cách này, ta có thể tăng xác suất đoán đúng những gì nó sẽ làm ở tương lai.

Tới đây thì nếu anh em chưa đọc phần 1, mình khuyên anh em cực kỳ nên đọc. Đừng nôn nóng mà bỏ
qua các bài học đầu tiên.

Rất nhiều Trader cố gắng sử dụng mô hình nến để đọc Price Action, và vấn đề của nó là họ bị gắn liền
quá nhiều vào các tên gọi rườm rà khó nhớ, có thiên hướng đi tìm các cây nến trùng khớp với lý thuyết 1
cách máy móc. Việc đọc hiểu Price Action phải thật nhẹ nhàng, giống như đọc 1 cuốn sách vậy.

Sau bài viết này, anh em sẽ hiểu được đọc hiểu Price Action nó đơn giản tới mức nào.

Price Action - Đọc hiểu một thanh nến

Một thanh nến thể hiện dữ liệu giá trong 1 khoảng thời gian cố định. Cái này nhiều anh em biết rồi.

Ta cần 4 mẩu thông tin để hình thành nên 1 cây nến


1. Giá mở (Open - O)
2. Giá cao nhất (High - H)
3. Giá thấp nhất (Low - L)
4. Giá đóng (Close - C)

OHLC là 4 mẩu thông tin cơ bản của 1 thanh nến. 4 mẩu thông tin này cho chúng ta các thông tin quan
trọng của hành động giá diễn ra trong thời gian xảy ra cây nến đó:

1. Độ dài nến (range)


2. Thân nến
3. Bóng trên (râu/đuôi trên)
4. Bóng dưới (râu/đuôi dưới)

Price Action - Độ dài nến (range)

Độ dài, hay còn gọi là range nến cho thấy tổng chiều dài của toàn bộ hành trình mà hành động giá đã đi
qua, trong thời gian cây nến đó hình thành.

Nó cho chúng thấy mức độ biến động của thị trường trong khoảng thời gian đó. Nến càng dài thì thị
trường càng biến động. Nến càng ngắn thì thị trường càng yên tĩnh.

Bây giờ thì anh em bỏ đi Bollinger Bands được rồi, nếu anh em chỉ dùng nó để đo độ biến động.

Price Action - Thân nến

Thân nến đánh dấu nơi mà phe bò gấu đã đánh nhau, nó cho chúng ta biết kẻ nào đang thắng thế, hoặc là
bất phân chiến bại.

Thân nến cho thấy sức mạnh của cây nến.

Nếu nến đóng cửa cao hơn mở cửa, vậy thì ta không cần quan tâm trong thời gian đó đã xảy ra chuyện gì,
ta chỉ cần biết kết quả là phe bò đang thắng thế. Ngược lại với nến giảm.

Nến tăng có thân càng dài, tức là sức mạnh của phe Bò vượt xa phe Gấu. Ngược lại nến giảm càng dàng,
thì phe Gấu đang vượt xa phe Bò.

Nếu giá đóng (gần) bằng giá mở, bò gấu đang bất phân chiến bại. Thị trường đơn giản là chưa quyết định
được nó sẽ đi đâu. Đây gọi là nến doji (bên phải hình), còn bên trái là bullish marubozu. Nhưng thôi mấy
cái tên đó không quan trọng, miễn sao chúng ta hiểu nó đang kể câu chuyện gì.

Nhìn xong 1 cây nến, anh em phải trả lời cho được 2 câu:

 Thị trường đang tăng hay giảm?


 Độ tăng giảm đó có mạnh mẽ không?
Price Action - Bóng trên

Bóng trên đại diện cho đoạn đường mà thị trường ĐÃ TĂNG LÊN ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG THỂ
VƯỢT QUA ĐƯỢC. Thị trường không thể vượt qua được vùng giá đó do tại đó thì phe bán hung hãn
hơn, đã đạp thị trường đi xuống.

Tức là sao, tức là bóng trên của cây nến thể hiện LỰC BÁN. Bóng trên càng dài, lực bán càng mạnh
trong khoảng thời gian cây nến tồn tại.

Price Action - Bóng dưới

Ngược lại với bóng trên, bóng dưới là đoạn thị trường đã giảm xuống, nhưng lại không thể giảm thấp hơn
được, tức là có lực mua ở bên dưới đẩy giá lên. Bóng dưới càng dài, lực mua càng mạnh.

Bóng trên và bóng dưới của cây nến là tiền đề quan trọng của 2 khái niệm chấp nhận giá - acceptance, và
từ chối giá - rejection. Bóng ngắn thể hiện giá đã chấp nhận tăng lên, hoặc giảm xuống. Bóng dài thể hiện
giá từ chối tăng lên, hoặc từ chối giảm xuống.

Nhưng 1 cây nến chưa đủ cấu tạo nên toàn bộ Price Action. Trong phần sau chúng ta sẽ học cách đọc
hiểu nhiều thanh nến.
Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua cụm nhiều nến

Tuy nhiên từng thanh nến là chưa đủ để hiểu được câu chuyện mà hành động giá đang kể, ta phải biết
cách đọc hiểu Price Action qua nhiều thanh nến gộp lại. Bài này sẽ hướng dẫn anh em làm điều đó.

Hai thanh nến

Khi qua tới phần này, ta cần phải hiểu về 2 khái niệm: hoàn cảnh (context) và thử giá (testing, hoặc
retest).

Hoàn cảnh thị trường

Thị trường không vận hành bằng từng thanh nến. Hành động giá cũng vậy, nó phải dựa trên từng thanh
nến và hoàn cảnh thị trường thời điểm đó để di chuyển. Do vậy ta cũng phải hiểu được hoàn cảnh thị
trường.

Trong cụm 2 thanh nến, ta có thể thấy được hoàn cảnh cho cây nến thứ hai. Cây nến đầu tiên cung cấp 1
thước đo, mà từ đó ta dựa vào để hiểu cây nến tiếp theo.

Trong bài trước, chúng ta đã biết rằng cây nến càng dài thì độ biến động của thị trường trong thời điểm
đó càng lớn. Nhưng dài là dài thế nào? Bao nhiêu gọi là dài? Lúc này ta cần dựa vào cây nến liền trước
nó để đánh giá và so sánh. Bằng cách này, chúng ta trở nên khách quan hơn, chứ không đơn thuần nói dài
một cách vô nghĩa.
Trong ví dụ trên, thử phân tích các cặp nến từ trái sang phải:

1. Range nến sau ngắn hơn nến trước, tức là độ biến động của thị trường đang giảm dần;
2. Thân nến ngắn lại - thị trường chuyển từ bullish sang phân vân, chưa xác định. Bóng nến trên dài
ra, cho thấy lực bán đang tăng dần;
3. Thử phân tích xem anh em? Thân nến dài ra, tức là độ biến động tăng lên. Tuy nhiên nến lại đổi
màu từ tăng sang giảm, tức là phe bán đang lật ngược thế cờ.
Đọc hiểu 2 thanh nến là kỹ năng tối quan trọng, khi thành thạo nó sẽ giúp anh em xác định các swing
high/swing low và điểm kết thúc con sóng hồi.

Thử giá
Thử giá - testing - tức là khi thị trường di chuyển tới 1 mức giá xác định trước đó để “thử” (test) xem
mức đó có chấp nhận cho giá đi qua không. Nếu không thì là test thất bại, tức là từ chối giá (rejection).

Giá cao nhất và thấp nhất của 1 cây nến đơn là những hỗ trợ kháng cự 1 cách tự nhiên. Hành động thử tại
các mức đỉnh đáy này là 1 hành động quan trọng của thị trường mà chúng ta cần phải hiểu.

Trong cùng biểu đồ trên, nhưng lần này ta tập trung vào việc cây nến sau test đỉnh đáy của cây nến liền
trước, để xem câu chuyện thế nào:

1. Nến thứ hai vượt lên trên đỉnh của nến trước nhưng bị từ chối (bearish)
2. Nến thứ hai vượt xuống đáy của nến trước và giảm mạnh (bearish)
3. Anh em thử phân tích xem sao. Nến trước là giảm mạnh, nến sau đục thủng đáy nến trước nhưng
lại đóng cửa cao hơn và để lại râu bên dưới, tức là có lực mua (bullish)
Anh em thấy đó, mỗi cây nến kể 1 câu chuyện của riêng nó, nhưng khi kết hợp với cây nến trước nó hoặc
sau nó, ta có 1 bức tranh đầy đủ hơn của hành động giá.
Đọc hiểu 3 cây nến

Đọc hiểu 3 cây nến là mức độ mà 1 Price Action Trader cần phải đạt được, trước khi có thể ra quyết định
vào lệnh dựa trên hành động giá.

Như chúng ta vừa học, đọc hiểu 2 cây nến sẽ cho ta thấy bức tranh đơn giản của thị trường vào thời điểm
đó, nhưng chưa đủ để vào lệnh. Cây nến thứ 3 sẽ là cây nến xác nhận có nên vào lệnh hay không. Thường
khi thấy 2 cây nến đầu, ta đã đủ cơ sở để kỳ vọng về nến thứ 3.

Cũng cùng biểu đồ trên, thử phân tích cụm 3 nến từ trái sang phải:

1. Hai nến đầu tiên giảm với lực khá tốt (vì độ dài nến tốt), hơn nữa nến thứ 2 vượt xuống nến đầu
(test thành công). Do vậy ta kỳ vọng nến thứ 3 sẽ là nến giảm. Đúng như vậy, nến thứ 3 giảm và
cố gắng vượt lên đỉnh nến trước nó nhưng thất bại.
2. Hai nến đầu ngược hẳn với 2 nến đầu của cụm nến 1, tăng mạnh và nến sau vượt lên hẳn nến
trước. Tuy nhiên nến thứ 3 bị đỉnh nến trước từ chối và cho thấy lực bán tăng qua cái đuôi trên dài
và thân nến hầu như không có;
3. Tự làm nào anh em. Nến giảm thứ 2 đã xoá sạch đà tăng của nến trước đó, nên ta kỳ vọng giá sẽ
giảm sâu hơn. Tuy nhiên nến thứ 3 lại là tăng. Như vậy khả năng đảo chiều tăng là có thể.
Giờ anh em thử mở biểu đồ ra và tập phân tích cụm 3 nến, xem câu chuyện chúng đang kể là gì nhé. Hy
vọng bài này sẽ giúp anh em hiểu phần nào về cách đọc hiểu hành động giá - Price Action.
10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết

Phần này chúng ta sẽ đi qua 10 mẫu hình Price Action quan trọng nhất mà bất kỳ Price Action Trader nào
cũng cần phải biết. Các mẫu hình gồm như sau:

Mẫu hình Price Action đảo chiều:


1. Nến đảo chiều (reversal bar)
2. Nến đảo chiều chủ chốt (key reversal bar)
3. Nến đuối sức (exhaustion bar)
4. Pinocchio bar (pin bar)
5. Nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal)
6. Nến đảo chiều 3 thanh (three-bar reversal)
7. Nến hồi lại 3 thanh (three-bar pullback)

Mẫu hình Price Action biến động:

8. Inside bar
9. Outside bar
10. NR7

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua toàn bộ 10 mẫu hình Price Action quan trọng này, và chủ yếu là anh em phải
hiểu được câu chuyện mà mỗi mẫu hình muốn kể, chứ không phải thuộc nằm lòng một cách máy móc.

Nến đảo chiều (reversal bar)

Nến đảo chiều tăng (bullish reversal bar) có đáy thấp hơn nến trước nhưng lại đóng cửa tăng.

Nến đảo chiều giảm có đỉnh cao hơn đỉnh nến trước nhưng lại đóng cửa giảm.
Câu chuyện: Đối với nến đảo chiều tăng, thị trường đã tìm được hỗ trợ dưới đáy của cây nến trước.
Không chỉ vậy, hỗ trợ này còn mạnh để đủ sức đẩy giá đóng cửa tăng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của 1 sự
đảo chiều từ giảm sang tăng.

Đối với nến đảo chiều giảm, thị trường đã bị kháng cự đè xuống trên đỉnh nến trước, và kháng cự này đủ
mạnh để giá đóng cửa giảm.

Cách trade:

1. Buy khi đỉnh nến reversal bar bị phá vỡ lên trong xu hướng tăng
2. Sell khi đáy nến reversal bar bị phá vỡ xuống trong xu hướng giảm
Nến đảo chiều chủ chốt (Key reversal bar)

Một nến đảo chiều chủ chốt là 1 dạng của nến đảo chiều như trên, nhưng cho thấy dấu hiệu đảo chiều rõ
ràng hơn và đáng tin cậy hơn.

Nến đảo chiều chủ chốt tăng (bullish key reversal bar) mở cửa thấp hơn giá mở của cây nến trước nó,
nhưng đóng cửa cao hơn giá đóng của cây nến trước nó.

Nến đảo chiều chủ chốt giảm (bearish key reversal bar) mở cửa cao hơn giá mở của nến trước nó, nhưng
đóng cửa thấp hơn giá đóng của cây nến trước nó.
Nôm na cây nến sau nhận chìm cây nến trước, tương tự cây nến engulfing của các Trader Nhật. Tuy
nhiên trong Price Action, chúng ta không phân biệt màu sắc của các cây nến.

Câu chuyện: Đối với nến tăng, giá mở của nó thấp hơn cây nến trước thể hiện động thái thọt xuống của
giá quan trọng. Tuy nhiên sau đó nến này lại tăng vượt giá đóng của nến trước, cho thấy sự từ chối giảm
mạnh mẽ. Tâm lý lúc này đã gần như chuyển hoàn toàn sang bullish.

Giải thích tương tự với nến đảo chiều giảm chủ chốt.

Cách trade:

1. Buy stop tại đỉnh cây nến đảo chiều tăng chủ chốt. Để cho chắc có thể đợi giá đóng cửa hẳn trên
mức này rồi mới buy
2. Sell stop tại đáy cây nến đảo chiều giảm chủ chốt. Để cho chắc có thể đợi giá đóng cửa hẳn thấp
hơn mức này rồi sell.
Nến đuối sức (exhaustion bar)

Nến đuối sức tăng (bullish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap (khoảng trống giá hướng xuống), nhưng
lại đóng cửa cao hơn.

Nến đuối sức giảm (bearish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap hướng lên, nhưng lại đóng cửa thấp
hơn.

Trong cả 2 trường hợp, gap đều không được lấp đầy, và volume tăng vọt thường xuất hiện tại cây nến
đuối sức.
Câu chuyện: Cái tên đã nói lên tất cả. Nến này thể hiện sự đuối sức (hụt hơi) khi tạo ra cái gap, và việc
giá đóng cửa cao hơn trong nến đuối sức tăng cho thấy thị trường đã không thể giảm thấp hơn được nữa.
Hoặc việc giá đóng cửa thấp hơn trong nến đuối sức giảm cho thấy thị trường không thể tăng cao hơn
được nữa.

Cách trade:

1. Buy trên nến đuối sức tăng


2. Sell dưới nến đuối sức giảm

Hôm nay tạm ngưng tại đây cho anh em từ từ tiêu hoá, thứ hai tuần sau chúng ta lại đi tiếp các mẫu hình
Price Action còn lại nhé.
Tiếp tục là các mẫu hình Price Action quan trọng nhất mà bất kỳ Price Action Trader nào cũng phải nhận
ra và biết cách giao dịch khi chúng xuất hiện.

Pin bar (pinocchio bar)

Pin bar là cây nến được tin dùng bởi rất nhiều Price Action Trader nổi tiếng trên thế giới. TraderViet
cũng có 1 lớp học chuyên về Pin bar, anh em có thể nghiên cứu sâu hơn.

>> Lớp học Pin Bar

Pin bar mô phỏng lại cái mũi dài của cậu bé người gỗ Pinocchio. Nó có 1 cái đuôi dài, càng dài thì càng
gọi là Pin bar tốt. Đuôi còn lại của Pin bar phải gần với phần thân nến, càng gần càng tốt.

Đố với pin bar tăng giá (bullish pin bar), đuôi dưới chiếm phần lớn chiều dài nến. Với pin bar giảm giá
(bearish pin bar), đuôi trên chiếm phần lớn chiều dài nến.

Câu chuyện: Cái đuôi của pin bar cho thấy 1 sự từ chối giá rất mạnh. Khi hình thành cái đuôi này, giá đã
tạm thời phá được 1 vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, nhưng lực mua lên hoặc bán xuống đã mạnh hơn và đủ
sức đẩy cây nến đóng cửa về phía còn lại.

Cách trade:

1. Buy khi phần đầu của bullish pin bar bị phá vỡ lên
2. Sell khi phần đầu của bearish pin bar bị phá vỡ xuống
Trên đây chỉ là kiến thức cơ bản về cách nhận biết và giao dịch khi gặp pin bar, tuy nhiên trên thực tế ta
cần nhiều điều kiện hơn mới có thể không bị thua lỗ. Rất nhiều trường hợp giá hình thành pin bar nhưng
lại không hề đảo chiều. Anh em nên nghiên cứu sâu hơn về lớp học pin bar để có được kỹ năng giao
dịch pin bar chuyên sâu nếu yêu thích cây nến này.

Nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal)

Nến đảo chiều 2 thanh gồm 2 cây nến mạnh, có đuôi ngắn và đóng cửa ngược hướng nhau.

Nến đảo chiều 2 thanh tăng (bullish two-bar reversal) gồm 1 cây nến giảm mạnh Theo sau bởi 1 cây nến
tăng mạnh. Nến đảo chiều 2 thanh giảm thì ngược lại.
Câu chuyện: Tất cả các mẫu hình đảo chiều đều hoạt động theo 1 câu chuyện như sau: nếu là đảo chiều
tăng, thì sẽ xuất hiện 1 cây nến giảm, sau đó là 1 cây nến tăng bật lên, xoá đi đà giảm của nến trước.
Ngược lại với đảo chiều giảm.

Ở nến đảo chiều 2 thanh là dạng đơn sơ nhất của nến đảo chiều: nến giảm cho thấy lực bán xuống, nhưng
sau đó thị trường lại bật lên mạnh và đóng cửa cao hơn, cho thấy phe mua đang nhập cuộc.

Cách trade:

1. Với nến đảo chiều 2 thanh tăng, buy khi đỉnh cao nhất trong 2 nến bị phá vỡ lên
2. Với nến đảo chiều 2 thanh giảm, sell khi đáy thấp nhất trong 2 nến bị phá vỡ xuống

Nến đảo chiều 3 thanh (three-bar reversal)

Theo thứ tự, 1 cụm nến đảo chiều tăng 3 thanh sẽ gồm:

 1 nến giảm;
 1 nến có đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn nến trước;
 1 nến tăng với đáy cao hơn và đóng cửa cao hơn đỉnh của nến trước nó.
1 nến đảo chiều giảm 3 thanh sẽ gồm:

 1 nến tăng;
 1 nến có đỉnh cao hơn và đáy cao hơn nến trước;
 1 nến giảm với đỉnh thấp hơn và đóng cửa thấp hơn nến trước.
Nói ngắn gọn 3 cây nến này hợp thành 1 cú đảo chiều hình chữ V (V-shaped bottom). Khi phóng sang
chart khung nhỏ hơn có thể thấy cụm nến này giống mô hình vai đầu vai (ngược).

Cách trade:

1. Buy khi đỉnh cao nhất của cụm nến bị phá vỡ lên;
2. Sell khi đáy thấp nhất của cụm nến bị phá vỡ xuống.
3 nến hồi lại (three-bar pullback)

Đối với mẫu hình tăng, sẽ có 3 nến giảm nhỏ liên tiếp xuất hiện trong xu hướng tăng khi giá hồi lại. Với
mẫu hình giảm, có 3 nến tăng nhỏ liên tiếp xuất hiện trong xu hướng giảm khi giá hồi lại.

Câu chuyện: Khi thị trường có xu hướng, 1 đoạn giá hồi lại ngược hướng gồm 3 cây nến nhỏ là dấu hiệu
thị trường chuẩn bị kết thúc đoạn hồi và quay trở lại xu hướng chủ đạo. Đây cũng là quy tắc số 3: hồi lại
3 nhịp và tăng 1 nhịp.
Cách trade:

1. Trong xu hướng tăng, đợi 1 đoạn hồi xuất hiện 3 cây nến giảm nhỏ liên tiếp, sau đó là 1 cây nến
tăng. Buy ngay khi đỉnh cây nến tăng này bị phá vỡ.
2. Trong xu hướng giảm, đợi 1 đoạn hồi xuất hiện 3 cây nến tăng nhỏ liên tiếp, sau đó là 1 cây nến
giảm. Sell ngay khi đáy cây nến giảm này bị phá vỡ.

Inside Bar

Một Inside bar bắt buộc phải nằm toàn bộ trong cây nến vừa trước nó, được gọi là nến mẹ - mother bar.
Nói cách khác, nến Inside bar phải có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn nến trước.
Câu chuyện: một Inside bar cho thấy sự chững lại, phân vân, không biết đi về đâu của giá. Sau khi Inside
bar bị phá vỡ, giá có thể đi rất mạnh theo 1 hướng.

Lưu ý Inside bar chỉ là 1 sự tạm ngưng của hành động giá, không phải đảo chiều.

Cách trade:

1. Nếu là trade kiểu tiếp diễn xu hướng (phổ biến hơn), ta đặt buy stop tại đỉnh mother bar trong xu
hướng tăng, hoặc sell stop tại đáy mother bar trong xu hướng giảm.
2. Nếu là trade kiểu đảo chiều tại 1 vùng giá quan trọng, ta thực hiện ngược lại với các trade trên,
nhưng cũng tuân thủ quy tắc chỉ vào lệnh khi inside bar bị phá vỡ.
3. Hoặc có thể đợi 1 cú phá vỡ giả của inside bar rồi vào lệnh Theo hướng ngược lại (được gọi
là fakey - inside bar false breakout)

Outside bar

Một Outside Bar là hình ảnh ngược lại với Inside Bar. Chiều dài của nó phải bao bọc toàn bộ cây nến liền
trước nó, tức là phải có đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn.
Các nến Inside Bar và Outside Bar đều không cần phân biệt màu sắc, nhưng nếu màu 2 cây nến ngược
nhau thì sẽ đáng tin cậy hơn.

Câu chuyện: Đó là 1 sự mở rộng trong ngắn hạn của biến động giá. Nó cho thấy sức mạnh về cả 2 phía.
Trong phần lớn trường hợp, ta không chắc được là phe bò hay phe gấu đang thắng thế. Điều chắc chắn
duy nhất là biến động thị trường đang tăng lên.

Cách trade:

1. Trade cú false breakout của outside bar: đợi 1 bearish outside bar phá vỡ xuống, rồi đợi cho tới
khi 1 cây nến tăng xuất hiện, đặt buy stop trên đỉnh đầu cây nến tăng đó. Ngược lại đợi 1 bullish
outside bar phá vỡ lên, rồi đợi 1 cây nến giảm và đặt sell stop dưới đáy cây nến giảm đó.
2. Nếu outside bar đóng cửa gần đáy hay đỉnh, hãy vào lệnh Theo đúng hướng phá vỡ vì khi đó
outside bar sẽ không bị false break.

NR7

Mẫu hình NR7 cần tới 7 cây nến. Nếu cây nến cuối cùng trong chuỗi 7 cây nến này có độ dài ngắn nhất,
thì nguyên cụm đó được gọi là NR7.

Độ dài ở đây là chiều dài từ đỉnh tới đáy của cây nến.

Câu chuyện: tương tự với inside bar, NR7 cho thấy độ biến động thị trường đang giảm xuống.
Độ biến động giảm xuống này xảy ra trong hoàn cảnh 7 cây nến thay vì 2 nến như inside bar, do đó NR7
thể hiện 1 dấu hiệu mạnh hơn của tích luỹ.

Khi NR7 xuất hiện, nó cho thấy thị trường đang chờ đợi 1 cú nổ, do đó tốt hơn hết là đứng ngoài.

Cách trade:

1. Nếu xu hướng là tăng, ta đặt buy stop tại đỉnh cây nến cuối cùng
2. Nếu xu hướng là giảm, ta đặt sell stop tại đáy cây nến cuối cùng
Như vậy chúng ta đã đi qua toàn bộ 10 mẫu hình Price Action. Một điều quan trọng mà anh em cần biết
là chỉ những mẫu hình này thôi thì chưa thể đem lại lợi nhuận được, và 1 hệ thống chỉ dựa vào mô hình
nến để giao dịch thì sẽ thất bại trong phần lớn trường hợp. Vì thiếu 2 yếu tố, đó là vị trí của mô hình nến,
và xu hướng hiện tại. Ta sẽ sử dụng mô hình nến làm yếu tố kích hoạt trade, khi mọi điều kiện khác về
Price Action đã thoả.
Price Action Trading với hỗ trợ kháng cự

Hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 chủ đề cực kỳ quan trọng, làm nền cho tất cả các bài viết về Price Action
sau này - Price Action Trading tại các hỗ trợ kháng cự.

Tại sao giao dịch tại hỗ trợ kháng cự lại mạnh mẽ đến thế?

Hỗ trợ và kháng cự là các mức giá mà có khả năng tạm ngưng hay đảo chiều hành động giá liên tục trước
đó của xu hướng khi giá tiếp cận. Khi xu hướng là giảm, các vùng Hỗ trợ được tạo ra mà tại đó phe bán
tạm thời (hoặc mãi mãi) bị đuối sức và không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa. Ngược lại, trong xu
hướng tăng, các mức giá mà phe mua không thể đẩy cao hơn được là các kháng cự.

Như vậy, hỗ trợ kháng cự là các vùng giá mà phe mua hoặc phe bán hung hăng hơn, sẵn sàng mua nhiều
hơn hoặc bán nhiều hơn, do đó có khả năng chặn đứng đà tăng hoặc giảm trước đó của giá. Khi vào lệnh
tại các vùng giá này, xác suất thắng lệnh của anh em sẽ tăng lên rất nhiều so với tại 1 vùng ngẫu nhiên
trên biểu đồ.

Nếu biết kết hợp với các mẫu hình Price Action tại các vùng giá này, thì anh em sẽ có 1 phương pháp
giao dịch xác suất thắng rất cao, và các setup luôn có tỷ lệ risk:reward hấp dẫn do stop loss thường được
đặt rất chặt. Ví dụ, 1 nến pin bar xuất hiện tại 1 hỗ trợ mạnh trong xu hướng tăng là 1 setup buy rất đẹp,
cho khả năng lướt được đoạn sóng dài sau nó, thường giá sẽ bật lên ngay lập tức sau khi pin bar hình
thành.
Price Action - Các xác định hỗ trợ kháng cự

Dưới đây là vài cách hiệu quả để xác định chính xác các hỗ trợ kháng cự:

Swing high và swing low


Swing high và swing low là các điểm đảo chiều của thị trường trước đó, do đó chúng về bản chất là các
vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Nối các swing high, swing low nằm ngang lại với nhau thì ta có được
các vùng hỗ trợ kháng cự.

2. Vùng giằng co và vùng giá có nhiều sự từ chối


Những con người trên thị trường đã thực hiện rất nhiều lệnh mua và bán tại các vùng giằng co của giá, do
đó họ đã tạo thành 1 mối liên kết về mặt tâm lý hoặc sự ưa thích giao dịch tại các vùng giá này. Do đó
khi giá có cơ hội retest các vùng giằng co trong tương lai, chúng sẽ trở thành các hỗ trợ kháng cự rất
mạnh 1 cách rất tự nhiên và đáng tin cậy.
Hoặc anh em có thể tìm hỗ trợ kháng cự dựa vào các vùng giá có nhiều sự từ chối (rejection). Khi nói tới
sự từ chối giá, anh em phải liên tưởng ngay tới những cây nến có bóng trên bóng dưới thật dài,
như doji, pin bar, long tailed candles, long legged doji. Những cái đuôi này cho thấy giá đã cố gắng vượt
qua khỏi vùng đó nhưng bị đẩy ngược về, chứng tỏ đây là các vùng cung cầu rất mạnh.

Trên biểu đồ BTCUSD, mình đã xác định vùng buy tiềm năng bằng cách quan sát các cây nến lân cận
xem có sự từ chối xảy ra thường xuyên không, cách này thực sự rất hiệu quả:

Các cây nến khoanh đỏ tạo nên 1 vùng giá có nhiều sự từ chối, có thể buy tại đây.
3. Vùng số tròn
Con người, về bản năng có 1 sự liên kết với các con số tròn. Do đó các vùng giá số tròn là các hỗ
trợ kháng cự mang tính tâm lý, và thường chúng rất mạnh. Ví dụ vùng 1300 của gold (XAUUSD), 20k
của Bitcoin (BTC). Nên để ý các vùng số tròn khi vào lệnh và tránh đặt stop loss tại số tròn, vì rất dễ bị
stop hunt.

4. Dùng đường MA

Đường MA (moving average) là các hỗ trợ kháng cự động. Ma càng lớn thì hỗ trợ kháng cự càng mạnh.

5. Fibonacci retracement
Fibonacci hồi lại cũng là 1 cách tốt để xác định hỗ trợ kháng cự, được cái nó tiện lợi và nhanh. Các hỗ
trợ kháng cự quan trọng anh em cần để ý là 61.8, 50 và 38.2.
6. Hỗ trợ chuyển thành kháng cự và ngược lại
Đây là 1 khái niệm quan trọng: khi 1 hỗ trợ bị giá phá vỡ, nó sẽ trở thành kháng cự trong tương lai, và
ngược lại.

7. Xác định hỗ trợ kháng cự từ khung thời gian lớn trở xuống
Các hỗ trợ kháng cự trên khung thời gian lớn sẽ rất mạnh, do đó cần được đánh dấu khi trade trên các
khung nhỏ hơn. Đây là kiểu phân tích top-down, nhìn nguyên cánh rừng rồi mới nhìn cây. Nếu anh em
trade H4, hãy xác định hỗ trợ kháng cự trên D1. Nếu trade H1, hãy xác định hỗ trợ kháng cự trên H4
trước.

Ở phần sau mình sẽ đi sâu hơn vào cách giao dịch sử dụng Price Action kết hợp hỗ trợ kháng cự.
Các bước thiết lập một chiến lược Price Action Trading

Chúng ta sẽ đi qua 1 nội dung quan trọng: Thiết lập nên 1 chiến lược Price Action hoàn chỉnh.

Rất nhiều các chiến lược Price Action trading đều xoay quanh 1 mẫu hình nào đó như pin bar, inside
bar, fakey, … làm chúng ta lầm tưởng rằng mẫu hình Price Action chính là chiến lược. Tuy nhiên, thực ra
mẫu hình chỉ là 1 phần nhỏ của chiến lược mà thôi. Nếu anh em vào lệnh chỉ dựa trên 1 mẫu hình nào đó
1 cách mù quáng mà không cần phân tích, không lên chiến lược, không sớm thì muộn cũng sẽ từ bỏ vì
thua lỗ quá nhiều. Một chiến lược Price Action đầy đủ rộng hơn 1 mẫu hình đơn giản rất nhiều.

Một chiến lược Price Action trading phải trả lời được các câu hỏi sau

 Làm sao để nhận định thị trường?


 Setup vào lệnh của chúng ta là gì?
 Vào lệnh tại đâu, thoát lệnh tại điểm nào?

Nhận định và hoàn cảnh thị trường

Thị trường luôn di chuyển theo 1 trong 3 trường hợp: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi
ngang (không có xu hướng, hoặc tích luỹ). Nhận định được xu hướng thị trường là thứ tạo ra cho chúng
ta 1 lợi thế. Nó có ảnh hưởng rất quan trọng lên sự thành công của cú trade của chúng ta, quan trọng hơn
rất nhiều so với các mẫu hình nến Price Action.

Cùng xem các mẫu hình Price Action sẽ có kết quả thế nào trong các hoàn cảnh thị trường khác nhau:

Mô hình bearish NR4 trong xu hướng giảm:


Mô hình bullish pin bar trong xu hướng giảm:

Mô hình nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal) trong xu hướng giảm:
Anh em có thể thấy các mẫu hình bullish trong xu hướng giảm thất bại rất nhiều, ngược lại các mẫu hình
bearish trong xu hướng giảm có xác suất thành công cao hơn. Như vậy xu hướng chính là thứ quyết định
mẫu hình của anh em có phát huy tác dụng hay không. Trước khi xác định mẫu hình Price Action để
trade, anh em phải xác định xu hướng 1 cách chính xác.

Anh em có thể học cách xác định xu hướng trong lớp học giao dịch Theo xu hướng của TraderViet:

Cách nhận định thị trường bằng các công cụ đơn giản

Anh em có thể nhanh chóng đưa ra được nhận định thị trường bằng các công cụ đơn giản như sau:

1. Xu hướng đa khung thời gian


Xu hướng trên các khung thời gian lớn có tác động mạnh tới Xu hướng trên các khung nhỏ. Do đó trước
khi nhận định khung thời gian chính mà anh em giao dịch, anh em có thể xem qua Xu hướng trên khung
lớn hơn để tránh giao dịch trúng vào các vùng điều chỉnh của Xu hướng lớn.

2. Cấu trúc thị trường


Cấu trúc thị trường được tạo nên bởi các điểm xoay chiều (swing high, swing low). Xu hướng tăng được
tạo nên bởi các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn. Xu hướng giảm được tạo nên bởi các đỉnh thấp hơn, đáy thấp
hơn. Bản thân các swing high, swing low cũng chính là các vùng hỗ trợ kháng cự 1 cách tự nhiên, vì thị
trường đã không thể đi tiếp được khi gặp các vùng này.
3. Đường xu hướng
Đường xu hướng là 1 công cụ có thể dùng để tham khảo khi xác định xu hướng, tuy nhiên khi và chỉ khi
nó đi qua nhiều điểm swing của xu hướng đó. Một cú break phá vỡ đường xu hướng có thể là dấu hiệu
đầu tiên của 1 xu hướng sắp đảo chiều. Tuy nhiên, không nên lạm dụng đường xu hướng vì độ tin cậy của
nó thấp hơn nhiều so với hỗ trợ kháng cự và các vùng cung cầu.

4. Hỗ trợ kháng cự
Đây là thành phần không thể thiếu khi anh em đưa ra nhận định trong 1 chiến lược Price Action. Anh em
có thể xem sâu hơn về cách xác định các hỗ trợ kháng cự trong bài viết dưới
Ngoài hỗ trợ kháng cự, anh em cần xác định các vùng có sự Từ Chối giá mạnh, nôm na là các vùng xuất
hiện nhiều cây nến đuôi dài như pin bar, doji, doji bóng dài (long legged doji), long tailed candles. Đó là
các vùng cung cầu mạnh và có khả năng chặn đứng đà tăng giảm của giá khi tiếp cận.

5. Volume
Volume là 1 thành phần không thể thiếu của rất nhiều chiến lược Price Action trading, với 1 quy tắc đơn
giản: volume phải đồng thuận với xu hướng thì xu hướng mới bền vững. Nếu volume giảm trong xu
hướng tăng, ta có thể canh xu hướng đảo chiều để sell.

Nhận định thị trường thôi chưa đủ, ta cần 1 trading setup (thiết lập vào lệnh) để tăng thêm lợi thế chiến
thắng. Ta sẽ bàn về trading setup trong phần sau.
Trading setup và cách thoát lệnh bằng Price Action

Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu hơn về các setup trading Price Action, tại sao chúng ta cần phải có 1 trading
setup để chiến thắng trong dài hạn, và những cách thoát lệnh bằng Price Action. Đây là những kiến thức
cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng nếu anh em muốn sử dụng Price Action làm phương pháp giao dịch
chính và vận dụng được nó để kiếm tiền.

Hiểu hơn về Price Action trading setup

Một trading setup là 1 bộ gồm nhiều hành vi của thị trường mà chúng ta cần xem xét trước khi vào 1 lệnh
bất kỳ nào đó.

Trong hầu hết các chiến lược sử dụng Price Action, 1 setup luôn bao gồm 1 mẫu hình nào đó. Các mẫu
hình Price Action ngắn hạn và có xác suất rất cao như pin bar, fakey, inside bar, … hoặc đó cũng có thể
là 1 mẫu hình dài hạn như hai đáy (double bottom), vai đầu vai (head & shoulders).

Trong bài trước, chúng ta đã bàn luận với nhau rằng việc nhận định thị trường sẽ cho chúng ta 1 lợi thế
trước khi vào lệnh. Vậy tại sao chúng ta không vào lệnh luôn sau khi nhận định, mà phải cần tới 1 mẫu
hình như pin bar hay inside bar - cái gọi là setup?

Nói cách khác, tại sao chúng ta cần 1 trading setup?


Thật ra Theo lý thuyết, anh em hoàn toàn có thể vào lệnh ngay khi giá tiếp cận điểm vào lệnh kỳ vọng
theo phân tích của anh em mà không cần tới 1 setup nào cả. Một khi nhận định của anh em thay đổi thì
thoát lệnh.

Tuy nhiên, giao dịch kiểu này cần 1 lượng vốn cực kỳ khủng, bởi vì độ biến động của giá kể từ lúc anh
em vào lệnh cho tới lúc nhận định của anh em thay đổi sẽ cực kỳ lớn, đôi khi lên tới vài trăm pip. Chúng
ta chỉ được phép rủi ro 1 số tiền vừa phải trên mỗi trade (thường là 1-2% mỗi lệnh) nên vào lệnh mà
không có trading setup cũng giống như quăng tiền qua cửa sổ vậy.

Mục đích tối thượng của 1 trading setup chính là kiểm soát rủi ro.

Vào lệnh khi trading setup xuất hiện, ta có thể chỉ ra chính xác 1 điểm stop loss mà tại đó khi giá chạm
tới thì setup của chúng ta chắc chắn bị sai. Các setup Price Action đều có entry và stop loss chính xác,
nên rủi ro anh em phải chịu mỗi khi vào lệnh được giới hạn, trong khi lợi nhuận tiềm năng có thể rất lớn.

Biểu đồ trên cho thấy điểm stop loss cực kỳ chặt của 1 setup pin bar, tuy nhiên lợi nhuận có được có thể
từ 4R đến 6R, rất là bá đạo.

Thoát lệnh bằng Price Action

Stop loss thì dễ rồi, nhưng thoát lệnh sẽ làm anh em đau đầu đấy. Thường trong các chiến lược Price
Action, ta có 3 cách thoát lệnh như sau:
1. Thoát lệnh dựa vào hỗ trợ kháng cự

Hỗ trợ kháng cự là các vị trí hợp lý và rất tự nhiên để thoát lệnh, vì đó là các nơi mà giá có thể đảo chiều.
Ta sẽ thoát lệnh tại kháng cự gần nhất nếu là buy, và Hỗ trợ gần nhất nếu là sell.

Tuy nhiên nếu khoảng cách này chia cho khoảng cách từ entry tới stop loss mà không đạt 2:1 hoặc 1.5:1
thì setup đó anh em nên bỏ qua. Kiếm kèo khác hấp dẫn hơn mà vào.

2. Thoát lệnh bằng cách đo mục tiêu


Đo mục tiêu cũng là 1 cách thoát lệnh rất hay. Mỗi 1 mẫu hình đều có 1 mục tiêu tác dụng của nó, khi
chạm mục tiêu thì tác dụng của mẫu hình cũng không còn, thoát lệnh là vừa.
Ví dụ trên là đo mục tiêu của giá bằng độ dài của sóng đẩy trước đó, với kỳ vọng rằng giá sẽ có động lực
bằng với sóng đẩy gần nhất.

3. Thoát lệnh bằng các mẫu hình Price Action đảo chiều
Nếu anh em vào lệnh bằng 1 bullish pin bar, thì hãy thoát lệnh khi thị trường xuất hiện 1 bearish pin bar,
hoặc bearish engulfing. Nên nhớ phải là 1 mẫu hình đảo chiều mạnh, không phải là các mẫu hình thể hiện
sự phân vân như doji hay inside bar.

Công thức chung của 1 chiến lược Price Action là như vậy, anh em nhận định xu hướng thị trường, xác
định vùng tiềm năng để vào lệnh, chờ giá vào vùng tiềm năng hình thành 1 setup và bùm, vào ngay khi
setup phá vỡ. Sau đó thoát lệnh bằng 1 trong các cách trên. Thuần thục lặp đi lặp lại các bước này, anh
em sẽ kiếm được lợi nhuận bằng Price Action, đương nhiên là phải biết quản trị cảm xúc và quản lý vốn.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
Giới thiệu:
Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC
6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục ................................................................................................. 5
Tìm các điểm xoay chiều (swing point) .......................................................................................................... 5
Xác định xu hướng 1 cách chính xác .............................................................................................................. 6
Vẽ đường xu hướng ....................................................................................................................................... 9
Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại ....................................................................... 9
Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến ..................................................................................... 10
Đặt ra các mục tiêu giá khả thi ..................................................................................................................... 11
Trend Bar: Cách đơn giản để thấy được hành động giá .................................................................................. 13
Trend Bar là gì? ............................................................................................................................................. 13
Cách đọc hiểu Price Action với Trend Bar .................................................................................................... 13
Ví dụ đọc hiểu Price Action bằng Trend Bar ................................................................................................. 14
Price Action Swing Trading với đường xu hướng ........................................................................................... 17
Cách vẽ đường xu hướng đúng .................................................................................................................... 17
Tại sao đường xu hướng lại hữu dụng để swing trade?............................................................................... 18
Swing trading với đường xu hướng .............................................................................................................. 19
Ví dụ biểu đồ UTX: ........................................................................................................................................ 19
Sự nhất quán là chìa khoá ............................................................................................................................ 21
Price Action trading với kênh giá ................................................................................................................... 22
Giao dịch theo xu hướng với kênh giá.......................................................................................................... 22
Giao dịch ngược xu hướng với kênh giá ....................................................................................................... 22
Giao dịch trong range với kênh giá............................................................................................................... 23
Giao dịch breakout (phá ngưỡng) với kênh giá ............................................................................................ 24
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade.................................................................................................. 26
Đường trung bình với Price Action ............................................................................................................... 26
Kênh giá với Price Action .............................................................................................................................. 28
So sánh 2 phương pháp xác định xu hướng trong ngày............................................................................... 28
3 cách sử dụng vùng giằng co ........................................................................................................................ 30
Vùng giá giằng co là các hỗ trợ kháng cự tự nhiên ...................................................................................... 30
Vùng giằng co để thoát lệnh......................................................................................................................... 31
Vùng giằng co dài là các vùng giá nguy hiểm ............................................................................................... 32
Phân tích hành động giá qua từng thanh nến chuyên sâu ............................................................................... 33
Phân tích từng thanh nến là gì? ................................................................................................................... 33
Các quy tắc cơ bản........................................................................................................................................ 34
Ví dụ 1: HD D1 (NYSE) ....................................................................................................................... 34
Ví dụ 2: CL 3M (NYMEX) .................................................................................................................... 36
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng Price Action ...................................................................... 39
Sử dụng các khung thời gian cao hơn .......................................................................................................... 39
Đường xu hướng .......................................................................................................................................... 40
Cách xác định xu hướng nào là tốt nhất? ..................................................................................................... 41
6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục
Vậy là chúng ta đã đi xong tập 2 của series Price Action chuyên sâu, tập trung vào cách đọc hiểu
Price Action qua từng thanh nến, các mẫu hình Price Action quan trọng cần nắm, và cách thiết
lập nên một chiến lược Price Action Trading.

Và trong tập 3 này chúng ta sẽ đi tìm hiểu công cụ mà Price Action tận dụng. Anh em với vai trò
là 1 Price Action Trader phải biết xài thành thục các công cụ này. Chúng bao gồm các thứ đơn
giản nhưng quan trọng như các điểm xoay chiều, xu hướng, hỗ trợ kháng cự, đường xu hướng,
vùng giá giằng co. Anh em phải luyện tập thành thạo các kỹ năng dưới đây:

Tìm các điểm xoay chiều (swing point)


Giá di chuyển theo các sóng, các sóng đảo chiều tạo nên các điểm xoay chiều. Xác định các điểm
xoay chiều này tức là chúng ta đang xác định cấu trúc thị trường. Đó là các dấu hiệu đơn giản mà
chính xác nhất của hỗ trợ kháng cự.

Cấu trúc thị trường giống như chiến trận vậy. Đó là trận địa mà anh em sẽ đánh kẻ thù tại đó.
Càng thấu hiểu về địa hình của trận địa, lợi thế anh em càng lớn.

Hãy quan sát các điểm xoay chiều của sóng giá, chúng sẽ cho anh em thấy:

 Xu hướng chủ đạo;


 Hỗ trợ kháng cự - vùng vào lệnh tiềm năng.
Ví dụ:
1. 2 điểm swing đầu tiên là các swing point quan trọng
2. mặc dù trước đó là đoạn giảm giá mạnh, giá vẫn được hỗ trợ tốt bởi vùng 2 điểm swing
point trước đó đi qua
3. sóng giảm số 3 này sẽ phóng to trong chart bên dưới

1. Quan sát các swing high và swing low. Chúng thấp dần. Các cố gắng vượt lên điểm swing
trước đó đều thất bại. Đây là xu hướng giảm.
2. Giá chạm vùng hỗ trợ trước đó trên chart đầu tiên và hình thành 1 long tailed candle - từ
chối giảm
Có anh em dùng chỉ báo ZigZag để xác định các swing point. Đừng như vậy, hãy tự xác định để
tập cho mắt nhạy hơn với hành động giá.

Xác định xu hướng 1 cách chính xác


Nói thì nghe dễ, nhưng phần lớn chúng ta xác định xu hướng 1 cách rất cảm tính, cứ thấy giá
tăng 1 đoạn thì bảo là xu hướng tăng, hoặc giá giảm mạnh 1 phát là bảo xu hướng giảm.

Có rất nhiều trường hợp giá đang giảm nhưng đó chỉ là sóng hồi của xu hướng tăng chủ đạo.
Ngược lại giá đang tăng nhưng chỉ là sóng hồi của xu hướng giảm lớn trước đó. Đôi khi chúng ta
còn bị rối khi phân tích đa khung, thậm chí không xác định được xu hướng thật sự là gì.

Xu hướng tăng gồm các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn (higher high-higher low), Xu hướng giảm
gồm các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn (lower high-lower low). Như vậy để có được 1 Xu
hướng tăng, ta phải thấy ít nhất 1 cặp đỉnh cao hơn-đáy cao hơn, và ngược lại.
Bây giờ mạn phép mượn nội dung và hình của bác @Hà Trí Quyền để minh hoạ cho anh em:

Trong 1 xu hướng tăng chúng ta có 2 thành phần chính là: sóng tăng và sóng điều chỉnh (sóng
giảm). Trong hình vẽ thể hiện 2 xu hướng tăng, những bước sóng (1-2), (3-4), (5-6) là những
sóng điều chỉnh trong 1 xu hướng tăng. Những khung hình chữ nhật được vé ra từ (đỉnh 1-đáy 2),
(đỉnh 3-đáy 4) được gọi là vùng điều chỉnh của 1 xu hướng. Thông thường trong 1 xu
hướng tăng, sóng điều chỉnh sẽ có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh (hình A), xu
hướng này được cho là xu hướng tăng thường, độ bền vững cao, độ tin cậy cao (các đáy khó bị
phá vỡ, nếu vỡ là vỡ luôn xu hướng). Với hình (B), ta thấy sóng điều chỉnh không có giá đóng
cửa nằm trong vùng điều chỉnh, xu hướng tăng này được cho là xu hướng tăng mạnh, quá gấp rút
nên thường không bền vững, độ tin cậy thấp (các đáy dễ bị phá vỡ, vỡ rồi chưa chắc xu
hướng vỡ).
Với hình (A), xu hướng tăng bị phá vỡ khi giá đóng cửa dưới đáy 6. Với hình (B), khi giá đóng
cửa dưới đáy 4 hay 6 thì vẫn chưa chắc xu hướng bị phá vỡ, vì rất có thể xảy ra trường hợp như
hình (B’):
Chúng ta tiếp tục đi qua các kỹ năng quan trọng tiếp theo mà Price Action Trader cần phải có,
bên cạnh xác định các điểm xoay chiều và xác định xu hướng chính xác.

Vẽ đường xu hướng
Đường xu hướng là 1 hình tượng tự nhiên của 1 xu hướng, nó nối các điểm xoay chiều với nhau.
Nếu xu hướng tôn trọng đường xu hướng, đó là 1 xu hướng mạnh và bền vững.

 Đường xu hướng cho ta biết xu hướng hiện tại là gì, có bền vững không;
 Có thể coi là 1 hỗ trợ hay kháng cự thứ cấp;
 Cho chúng ta 1 cảm nhận về động lực của xu hướng.

Để vẽ đường xu hướng tốt, Trader trước tiên phải xác định chính xác các điểm xoay chiều, từ đó
vẽ 1 đường nối chúng với nhau từ trái sang phải. Luôn luôn vẽ đường xu hướng từ trái sang phải
nhé anh em. Đường xu hướng có thể nối các đỉnh đáy của cây nến hoặc giá đóng cửa của cây nến
đều được. Miễn sao khi vẽ xong anh em cảm thấy rằng đường xu hướng đó đang được tôn trọng,
và có khả năng được tôn trọng thêm lần nữa trong tương lai.

Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại

Nếu anh em kỳ vọng 1 vùng hỗ trợ sẽ giữ được, anh em sẽ buy khi giá test vùng hỗ trợ. Ngược
lại nếu kỳ vọng vùng đó sẽ không giữ được, anh em sẽ sell khi giá phá khỏi hỗ trợ và đi xuống.
Giữ được hay thất bại? Quyết định này sẽ thay đổi chiến lược của anh em.

Chìa khoá để cho 1 quyết định đúng là Kiên Nhẫn. Nếu còn nghi ngờ, hãy chờ đợi thêm cho
nhiều tín hiệu hành động giá hơn xuất hiện. Price Action Trader nào cũng quen với việc chờ đợi
cả. Thực ra việc chờ đợi đem lại cho chúng ta nhiều lợi hơn hại, chúng ta ít khi thua lỗ vì chờ đợi
mà sẽ thường thua lỗ vì hấp tấp nhiều hơn.

Anh em xem thử phân tích sau:

1. Các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn gợi ý 1 đợt giảm giá tiếp diễn
2. Giá phá xuống đường xu hướng, ta vẫn chưa biết đây là 1 cú phá vỡ đường xu hướng hay
chưa
3. Nếu kiên nhẫn, chúng ta có thể thấy được 1 swing low cao hơn xuất hiện, tức là vùng hỗ
trợ này vẫn còn tốt và có thể buy được. Cú bật lên là 1 nến đảo chiều chủ chốt (key
reversal bar)

Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến

Lực mua và lực bán đều thể hiện tất cả trên biểu đồ. Price Action Trader phải biết đọc các dấu
hiệu đó và thấy được lực mua và lực bán có mạnh không, lực nào mạnh hơn, phe nào đang thắng
thế.
Anh em có theo dõi các bài phân tích trong “hôm nay trade coin gì” của mình sẽ thấy mình
thường xuyên “kể” câu chuyện giữa bò và gấu, đánh nhau thế nào, con nào đang thắng thế.
Giống như đọc trong sách ra vậy. Đó là kỹ năng nhận ra lực mua và lực bán. Các phương pháp
đọc hiểu từng thanh nến trong Price Action cũng đã được chúng ta bàn qua khá nhiều trong phần
2 của series.

Anh em có nhận ra được lực mua và lực bán trong biểu đồ này không?

Lực bán thể hiện qua các bóng trên của nến, lực mua thể hiện qua các bóng dưới của nến. Chiều
dài cả cây nến chính là độ biến động. Chiều dài thân nến cho thấy phe nào đang thắng thế. Cả
bóng trên, bóng dưới, chiều dài nến đều cung cấp cho chúng ta 1 mảnh thông tin giá trị.

Đặt ra các mục tiêu giá khả thi

Chốt lời là 1 kỹ năng thường bị bỏ qua trong các phương pháp giao dịch. Price
Action Trader phải biết đặt ra các mục tiêu giá khả thi để khả năng đạt được là cao nhất. Các
cách để chốt lời sử dụng Price Action mình đã trình bày trong bài viết dưới
Như vậy, tổng kết lại, 1 Price Action Trader cần phải có những kỹ năng sau:

1. Tìm các điểm xoay chiều (swing point)


2. Xác định xu hướng 1 cách chính xác
3. Vẽ đường xu hướng
4. Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại
5. Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến
6. Đặt ra các mục tiêu giá khả thi để có thể thoát lệnh với lợi nhuận
Trend Bar: Cách đơn giản để thấy được hành động giá

Hiểu được Price Action - hành động giá, không phải là điều gì quá khó khăn.

Mình chưa bàn tới chuyện kiếm được tiền với Price Action, chỉ là đọc hiểu nó thôi. Không quá
khó để hiểu được câu chuyện đang xảy ra trên thị trường và những điều mà nó muốn nói.

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu 1 cây nến cực kỳ quan trọng, mà nhờ nó anh em có thể nhanh chóng
thấy được hành động giá của thị trường hiện tại. Cây nến này là Trend Bar.

Trend Bar là gì?

Trend Bar là 1 khái niệm Price Action được đưa ra trong các quyển sách của AI Brooks - Thánh
Price Action Trader.

Một Trend Bar phải có thân nến chiếm nhiều hơn 50% toàn bộ chiều dài của nó.

Nếu Trend Bar đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nó là Bullish Trend Bar. Nếu Trend Bar đóng cửa
thấp hơn giá mở cửa, nó là Bearish Trend Bar.

Cách đọc hiểu Price Action với Trend Bar


Có 3 quy tắc cần ghi nhớ:

 Các Trend Bar xuất hiện liên tục Theo cùng 1 hướng thể hiện sức mạnh. Hãy tìm các trend
bar này;
 Các Trend Bar ngược hướng nhau thể hiện 1 trận chiến giữa bò và gấu. Hãy xác định xem
ai là kẻ chiến thắng;
 Các Trend Bar đứng 1 mình, riêng lẻ là những cái bẫy tiềm năng. Bẫy thì rất là rủi ro.

Ví dụ đọc hiểu Price Action bằng Trend Bar

Giờ chúng ta sẽ lấy 2 ví dụ chi tiết để anh em thấy được cách phân tích hành động giá dựa trên
Trend Bar. Trong 2 ví dụ này:

 Nền xanh là các Trend Bar;


 Khoanh tròn xanh - các Trend Bar liên tiếp cùng 1 hướng;
 Khoanh tròn hồng đứt nét - các Trend Bar ngược hướng;
 Mũi tên xanh lá nhỏ - Bearish Trend Bar riêng lẻ (các bull trap tiềm năng);
 Mũi tên đỏ nhỏ - Bullish Trend Bar riêng lẻ (các bear trap tiềm năng).

Ví dụ 1: Biểu đồ SPY khung ngày


1. Vùng chiến sự rõ rệt với các Trend Bar ngược hướng nhau xuất hiện liên tục. Đang có
đánh lộn thì chớ vào lệnh
2. Bò đang cố gắng lật ngược thế cờ
3. Gấu quay trở lại mạnh mẽ hơn
4. 2 cụm nến Trend Bar ngược hướng cho thấy 2 trận chiến, ngay sau 2 cụm nến này thì xuất
hiện 2 cụm Bullish Trend Bar liên tục. Rõ ràng Bò đã chiến thắng, thị trường sẽ đi lên sau
các Trend Bar này
5. Sức mạnh của bò, điều này chúng ta đã kỳ vọng từ các Trend Bar trước đó
6. Bò Gấu lại đánh lộn nữa khi giá tiến vào 1 vùng giằng co tiếp Theo. Chưa xác định được
là phe nào thắng thế, do cú đẩy của Bò vừa rồi chưa vượt được đỉnh cao nhất trước đó
7. 2 nến bearish trend bar liên tục và dài, cho thấy Gấu đã thắng.

Giờ anh em có thể để ý các nến trend bar đứng riêng lẻ, đánh dấu bằng các mũi tên xanh đỏ nhỏ,
chúng là các bull trap - bẫy giá tăng, hay bear trap - bẫy giá giảm nguy hiểm.

Ví dụ 2: Biểu đồ ES 5 phút

1. Phiên bắt đầu khi bò chiếm ưu thế


2. Giá bắt đầu chững lại khi gấu nhập chiến trận
3. Gấu đẩy 1 cú mạnh, nhưng vẫn yếu hơn khi so với cú đẩy của bò đầu phiên, và cú đẩy này
cũng chưa đưa giá ra khỏi vùng giằng co
4. Bear trap rất đẹp (còn được gọi là bullish pin bar, cái đuôi của nó thể hiện sự từ chối giảm
tiếp)
5. Bò đã chiến thắng trận đấu nhỏ này sau khi đẩy giá lên phía trên
6. Tiếp tục giằng co và bò đã chiến thắng
7. Giá tiếp cận 1 kháng cự mạnh khi bò không thể đẩy lên cao hơn, về cuối phiên gấu đã táng
bò sml bằng 2 nến trend bar giảm liên tiếp
Ví dụ 3: biểu đồ BTCUSD khung tuần

1. Nến doji cho thấy trong suốt tuần, bò và gấu đã ngang tài ngang sức. Giá phân vân chưa
biết đi về đâu
2. Nến bullish engulfing với nến sau bao trùm toàn bộ đà giảm của nến trước, bò tạm thời
thắng. Giá có thể tăng lên từ đây
3. Là 1 bearish pin bar, giá đã tăng vọt lên cao nhưng bị đẩy xuống và phải đóng cửa bên
dưới, khả năng cao là giá sẽ giảm sau nến này
4. Tuy nhiên giá không giảm mà chấp nhận tăng tiếp
5. Inside bar xuất hiện, cho thấy sự phân vân của giá. Do trước đó là 1 đoạn tăng nên có thể
giá sẽ phá lên Inside bar để tăng tiếp
6. Inside bar đã phá lên tốt
7. Nến trend bar mạnh, bò toàn thắng trong trận chiến này
Anh em thử phân tích hành động giá theo cách trên xem sao.
Price Action Swing Trading với đường xu hướng

Chúng ta sẽ đi qua 1 công cụ khác của Price Action - Đường xu hướng, hay còn gọi là trendline.

Đường xu hướng, mặc dù mang tính chủ q uan và chỉ là công cụ thứ cấp so với hỗ trợ kháng cự,
vẫn là 1 công cụ mạnh và nhiều hữu ích nếu biết vẽ chính xác và kết hợp với những thành tố
khác để tạo nên 1 setup vào lệnh.

Đừng bỏ quên đường xu hướng khi phân tích Price Action, nếu thấy vị trí nào phù hợp, hãy vẽ
đường xu hướng, anh em sẽ thấy được xu hướng, động lực, các vùng vào lệnh tiềm năng, và 1 chỉ
báo sớm cho sự đảo chiều của xu hướng.

Cách vẽ đường xu hướng đúng


Ta cần 2 điểm trên biểu đồ để vẽ được 1 đường xu hướng.
Cách vẽ đường xu hướng tăng:

1. Chọn 2 điểm hỗ trợ hoặc swing low trên chart


2. Điểm swing low sau phải dốc lên (cao hơn so với điểm trước)
3. Nối 2 điểm này với nhau, ta được đường xu hướng tăng. Đường này càng đi qua nhiều
swing low càng tốt, và các hoàn toàn có thể cắt ngang các cây nến (khi đó có thể coi đó là
các false breakout, phá vỡ giả)
Cách làm ngược lại đối với đường xu hướng giảm. Đường xu hướng giảm hoàn toàn có thể cắt
ngang vài cây nến, khi đó các cây nến này chính là các false breakout.

Anh em có thể thấy vẽ đường xu hướng đúng hay sai phụ thuộc vào cách chọn 2 điểm swing low
đầu tiên. Đó phải là 2 swing low quan trọng trên chart, thể hiện qua số cây nến nằm ở 2 bên nến
swing low đó: càng nhiều nến ở 2 bên cao hơn nến swing low thì swing low đó càng quan trọng.
Tương tự đối với swing high. Các điểm swing này không quá khó để phát hiện.

Và nến nhớ, luôn luôn vẽ đường xu hướng từ trái sang phải.

Tại sao đường xu hướng lại hữu dụng để swing trade?

Swing trader kỳ vọng kiếm lợi nhuận từ các sóng (swing) của thị trường. Cách phổ biến nhất là
vào lệnh tại điểm cuối của sóng điều chỉnh và kiếm lời từ sóng tăng hoặc giảm lớn sau đó.

Đường xu hướng giúp swing trader xác định xu hướng chủ đạo để buy hay sell.

Độ dốc của đường xu hướng cho thấy sức mạnh của xu hướng hiện tại. Đường xu hướng không
dốc cho thấy các hành động giá sideway tiềm năng và khó kiếm lợi nhuận. Đường xu hướng dốc
đứng cho thấy 1 xu hướng không bền vững và dễ đảo chiều, chỉ nên vào khi xu hướng dạng này
vừa mới bắt đầu, không nên đu theo quá lâu. Cái ta cần tìm kiếm là những xu hướng có độ dốc
vừa phải, càng gần với 45 độ thì càng tốt, đó là các xu hướng bền vững.

Đường xu hướng chính là 1 hỗ trợ hay kháng cự thứ cấp. Ta sẽ vào lệnh tại các lần giá test
đường xu hướng tại vị trí hợp lưu với 1 vùng hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang. Kết hợp với 1
setup xác suất cao của price action như pin bar, fakey tại đường xu hướng, ta đã có 1 cú trade đẹp
với rủi ro được hạn chế và lợi nhuận tốt.

Đường xu hướng cũng chính là chỉ báo sớm cho sự đảo chiều của xu hướng. Nếu đường xu
hướng bị phá vỡ, đặc biệt nếu bị phá bởi 1 nến mạnh ngược chiều, ta có thể cân nhắc thoát các
lệnh trước. Tuy nhiên, cần cẩn trọng bởi các false breakout của trendline xuất hiện rất nhiều.

Swing trading với đường xu hướng

Ví dụ biểu đồ UTX:
1. Nối 2 điểm swing high ta kỳ vọng 1 đường xu hướng giảm nét đứt
2. Giá hồi phục và tạo 1 đỉnh mới, từ đó ta vẽ thêm được 1 đường xu hướng tăng
3. Giá quay trở lại test giao điểm của cả 2 đường xu hướng, đây cũng là 1 vùng hỗ trợ, do đó
ta có 3 yếu tố hợp lưu cho 1 lệnh swing buy

Biểu đồ UTX:

1. Chính là ví dụ ta vừa phân tích


2. Khi giá di chuyển cao hơn, ta điều chỉnh sang 1 đường xu hướng khác (màu nâu) bằng
cách nối điểm swing low đầu tiên với swing low vừa được tạo ra. Tiếp tục swing buy khi
giá test lại đường xu hướng mới này
3. Tiếp tục điều chỉnh đường xu hướng bằng cách nối điểm đầu tiên với swing low mới nhất,
ta được đường xu hướng tím. Tiếp tục swing buy khi giá quay về retest đường xu
hướng mới này
4. Giá phá đường xu hướng 1 cách chắc chắn, thoát lệnh khi thấy xu hướng đã đảo chiều
Áp dụng phương pháp vẽ trendline thế này, anh em sẽ phát hiện rất nhiều cơ hội vào lệnh swing
trading, nhưng nhớ phải kết hợp với hỗ trợ kháng cự và các setup price action, thì khả năng thắng
của lệnh mới cao được.

Sự nhất quán là chìa khoá


Không có cách vẽ đường xu hướng nào là hoàn hảo và chính xác trong mọi trường hợp cả. Trên
đây chỉ là 1 trong nhiều cách vẽ đường xu hướng khác nhau, và đương nhiên sẽ có lúc nó sai.

Nhưng nếu anh em liên tục áp dụng nó trong thời gian dài, luôn áp dụng nó để vẽ đường xu
hướng, thì kết quả đem lại sẽ rất tốt. Chìa khoá chính là sự nhất quán. Đừng hôm nay vẽ kiểu
này, mai vẽ kiểu khác. Hãy chọn 1 kiểu và chỉ xài nó thôi. Sự nhất quán cũng chính là chìa khoá
để trading thành công.
Price Action trading với kênh giá
Chúng ta sẽ tiếp tục bàn về cách sử dụng kênh giá kết hợp với Price Action để tạo ra 1 chiến lược
giao dịch xác suất thắng cao.

Giao dịch theo xu hướng với kênh giá


Đây là chiến lược đi Theo xu hướng, do đó điều kiện tiên quyết là thị trường đang có 1 xu
hướng lành mạnh, và anh em vẽ được 1 kênh giá gồm 2 đường xu hướng song song theo nó:

1. Vẽ đường xu hướng giảm bằng cách nối 2 swing high cấu trúc gần nhất
2. Vẽ đường song song với đường vừa vẽ và dịch chuyển nó sao cho đi qua nhiều swing low
nhất, ta được 1 kênh giá giảm
3. Giá hồi lên test lại trendline, trùng với vùng giằng co trước đó. Như vậy ta có 3 yếu tố hợp
lưu cho 1 lệnh sell: cạnh trên kênh giá giảm + vùng giằng co + giá vừa mới thoát ra khỏi
vùng giằng co. Ta sell với setup bearish inside bar (gồm nến tăng dài bao bọc toàn bộ nến
giảm đằng sau nó) bằng cách sell stop tại đáy mother bar và stop loss tại đỉnh mother bar
4. Thoát lệnh khi giá chạm cạnh dưới của kênh giá

Giao dịch ngược xu hướng với kênh giá


Khi giá thoát hẳn ra khỏi kênh (thoát ra khỏi cạnh dưới của kênh giá giảm, hoặc cạnh trên
của kênh giá tăng), đó là dấu hiệu đuối sức của xu hướng: đoạn giá thoát ra khỏi kênh đó chỉ là
do những con bò (hoặc gấu) cuối cùng cố gắng đẩy giá theo xu hướng cũ, nhưng lại không thành
công và giá nhanh chóng bật ngược lại vào trong. Ta có thể đánh đảo chiều khi gặp các trường
hợp thế này, nhưng vẫn phải đảm bảo 1 vài thứ để giảm thiểu xác suất thua của kèo trade:

 Đảm bảo rằng kênh giá đi ngược lại với xu hướng của khung thời gian cao hơn, ví dụ
khung H1 đang có kênh giá giảm, thì anh em phải chắc chắn là H4 đang có xu hướng tăng
mới được vào. Như vậy đoạn giảm của H1 chỉ là sóng hồi trong xu hướng tăng H4, nếu
bắt được lần đảo chiều của sóng hồi này thì ta có thể thu lợi nhuận rất lớn từ nguyên 1
sóng tăng mới;
 Kênh giá vẽ ra càng dốc càng tốt, Kênh giá dốc thường dễ bị phá vỡ;
 Sự từ chối đi tiếp mạnh mẽ khi giá vượt ra khỏi kênh, như setup outside bar (nến sau
là pin bar) của ví dụ trên.

Giao dịch trong range với kênh giá

Anh em có thể sử dụng các kênh giá động như Keltner Channel hay Bollinger Bands để giao dịch
range giá đi ngang rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với các setup thắng cao của price action khi giá
chạm band trên hoặc band dưới.

Ví dụ sau sử dụng Price Action kết hợp Bollinger Bands để giao dịch range:
1. Giá chạm band 3 lần mà không phá vỡ, chứng tỏ thị trường đã chuyển sang trạng thái đi
ngang
2. Setup Gimmee bar hiếm gặp. Đây có thể coi là 1 bearish outside bar
3. Thoát lệnh khi giá gặp band dưới
Đương nhiên mình không ưu tiên giao dịch các thị trường đi ngang vì lợi nhuận tiềm năng không
hấp dẫn.

Giao dịch breakout (phá ngưỡng) với kênh giá

Kênh giá cũng có thể tạo ra các setup breakout rất đẹp để vào lệnh với xác suất thắng cao, tuy
nhiên việc đánh giá các breakout dựa trên Kênh giá cần tới kinh nghiệm để tránh các false break
khiến chúng ta thường xuyên dính đỉnh đáy:

 Để ý tới volume nếu trade breakout. Các cú breakout thật thường đi kèm volume tăng vọt;
 Các cây nến breakout phải có độ dài lớn hơn các nên lân cận;
Ý tưởng là buy ngay khi giá breakout ra khỏi kênh giá để tận dụng đà FOMO và ăn lợi nhuận
trong thời gian ngắn:
Anh em thấy chỉ với kênh giá đơn giản mà ta đã có 4 loại setup để vào lệnh, và tất cả đều cho
chúng ta 1 lợi thế (edge) trên thị trường. Tuy nhiên anh em đừng bao giờ cố gắng tận dụng hết tất
cả các setup này, chỉ nên chọn 1 setup để thuần thục nó, để trách việc overtrade và tăng xác suất
của mỗi lệnh lên cao nhất.
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade

Chúng ta sẽ đi qua các phương pháp xác định xu hướng trong ngày để Day Trade với Price
Action.

Đối với tất cả Trader, xu hướng là bức tranh toàn cảnh. Nhưng đối với Day Trader, xu
hướng trong ngày là thứ tạo ra sự khác biệt giữa các lệnh lời và các lệnh lỗ. xu hướng trong ngày
có đặc điểm là không bền vững và kết thúc nhanh, đặc biệt khi nó là sóng điều chỉnh ngược lại
với xu hướng lớn.

Ta hoàn toàn có thể sử dụng các indicator như đường trung bình để xác định xu hướng trong
ngày. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp indicator với Price Action, chúng ta có thể tạo được các kết
quả tốt hơn. Trong bài này chúng ta sẽ bàn về 2 indicator có thể dùng để xác định xu hướng trong
ngày, bài sau sẽ là 2 phương pháp không đụng tới indicator.

Đường trung bình với Price Action

Ta sẽ dùng đường SMA 20 (simple moving average) kết hợp với Price Action để xác định xu
hướng trong ngày. Ta sẽ tìm 1 đoạn pull back nông tiếp nối bởi 1 đỉnh/đáy để xác nhận 1 xu
hướng tăng/giảm.

Để xác nhận 1 xu hướng tăng trong ngày, ta sẽ tìm kiếm các điều kiện sau:
1. Giá chạm đường ma (lúc này giá đang tạo vùng giá nền)
2. Giá nằm trên đường ma ít nhất 1 thanh nến (bullish)
3. Giá hồi xuống đường ma mà không có 1 thanh nến nào có đỉnh nằm dưới ma (không có sự
tham gia của phe gấu hoặc lực bán yếu)
4. Xu hướng tăng được xác nhận khi giá vượt lên và đóng cửa trên đỉnh cao nhất gần nhất
(xác nhận cấu trúc của 1 Xu hướng tăng)

Tương tự, để xác định 1 xu hướng giảm trong ngày, ta sẽ tìm kiếm những điều kiện sau

1. Giá chạm đường ma


2. Giá nằm dưới đường ma ít nhất 1 thanh nến (bearish)
3. Giá hồi lên đường ma mà không tạo ra thanh nến nào có đáy nằm trên đường ma (không
có sức mạnh của bò)
4. Xu hướng giảm xác nhận khi giá rớt xuống và đóng cửa dưới đáy thấp nhất gần nhất (xác
nhận cấu trúc giảm giá)

Cùng xem ví dụ sau cho đỡ mơ hồ nhé anh em

Phiên mở đầu với 1 bullish gap.

1. Thay vì dự đoán cú gap này sẽ mở đầu cho xu hướng tăng hay sẽ bị lấp đầy, chúng ta chờ
đợi giá quay về đường SMA
2. Giá chạm đường SMA
3. Nến này nằm dưới SMA, xác nhận thiên hướng giảm (chưa phải xu hướng)
4. Nến này hồi lên nhưng chưa chạm được SMA
5. Khi giá xuyên thủng và đóng cửa dưới đáy thấp nhất lân cận, ta xác nhận 1 xu hướng giảm
trong ngày đã hình thành
Kênh giá với Price Action

Trong cách thứ 2 này, thay vì sử dụng 1 đường ma, chúng ta sẽ sử dụng 1 kênh giá gồm 2 đường
ma. kênh giá này sẽ cho chúng ta thấy xu hướng trong ngày.

2 đường ma này gồm 1 đường SMA 20 tính bằng các đỉnh (high) của cây nến, đường còn lại
là SMA 20 tính bằng các đáy (low) của cây nến. Như vậy khi thêm SMA, anh em vào phần thông
số chọn mục Apply to là High và Low.

Cách phân tích kênh giá này khá đơn giản: khi có 2 cây nến nằm hẳn bên trên (không chạm đuôi
hay thân nến) của kênh giá, ta xác nhận xu hướng tăng. Ngược lại khi có 2 cây nến vượt hẳn ra
ngoài kênh giá, ta xác nhận xu hướng giảm.

Trong ví dụ trên, đầu phiên ta có xu hướng tăng, nhưng từ giữa trở về cuối là xu hướng giảm.

So sánh 2 phương pháp xác định xu hướng trong ngày

Cả phương pháp sử dụng đường SMA và kênh giá đều vận dụng các indicator để xác định xu
hướng trong ngày, nhưng logic của 2 cái thì khác nhau. Anh em phải hiểu được logic của chúng.

Phương pháp SMA tập trung vào việc tìm kiếm sự yếu đi của động lực từ các đoạn giá hồi (pull
back) để xác định xu hướng, với ý tưởng đoạn pull back sẽ có momentum yếu dần
Phương pháp kênh giá tìm kiếm các đoạn tăng/giảm mạnh mẽ đẩy thị trường vượt lên 2 band và
bắt đầu 1 xu hướng mới.

Trong phần sau, chúng ta sẽ đi nốt 2 phương pháp còn lại để xác định xu hướng trong ngày bằng
Price Action thuần tuý, không có indicator.
3 cách sử dụng vùng giằng co
Khi thấy các kiểu Price Action đi ngang, hay còn gọi là các vùng giá giằng co, anh em nghĩ gì?
Nó là cơ hội, vùng nguy hiểm, hay chẳng có gì? Đừng bỏ phí chúng. Các vùng giá giằng co thực
ra có khá nhiều ứng dụng. Hãy tận dụng vùng giá giằng co để tăng khả năng đọc hiểu hành động
giá của anh em.

Vùng giá giằng co là các hỗ trợ kháng cự tự nhiên


Vùng giá giằng co hoàn toàn có thể dùng như các hỗ trợ kháng cự rất tốt, và độ mạnh của chúng
đôi khi còn tốt hơn hỗ trợ kháng cự nối các swing point với nhau.

Biểu đồ dưới đây là ES 5 phút trải qua 3 phiên giao dịch, các ô đóng khung là 2 vùng giằng co
của giá.

1. Giá giằng co tại cuối phiên giao dịch đầu tiên


2. Thời gian đầu của phiên tiếp Theo giá vượt lên trên vùng giằng co, retest vùng này bằng
các cây nến đuôi dài cho thấy sự từ chối giảm mạnh mẽ và bật lên. Như vậy sức đẩy giá
lên từ vùng giằng co này là rất lớn
3. Trong đầu phiên tiếp Theo, giá lại retest vùng giằng co này và bật lên ngay lập tức
4. Quay ngược về phiên thứ 2 1 chút, ta thấy 1 vùng giằng co tiếp Theo đang hiện ra, đây có
thể là 1 hỗ trợ tiềm năng trong tương lai
5. Phiên tiếp Theo giá mở gần vùng này, để lại 1 cái đuôi trên cho thấy sự từ chối tăng và
giảm xuống ngay
6. Giá retest vùng bằng 1 cây pin bar giảm xuống nhưng lại hồi lên phá thủng vùng, như vậy
vùng giằng co này không mạnh bằng vùng bên dưới.

Phương pháp này tương tự cách sử dụng các vùng giá mà volume tập trung tại đó làm hỗ
trợ kháng cự tiềm năng: khi thị trường đi ngang tạo nên các vùng giằng co, khối lượng giao dịch
tập trung quanh đó rất dày đặc, từ đó hình thành nên 1 vùng hỗ trợ hay kháng cự. Phương pháp
này còn mạnh mẽ ở chỗ nó tập trung hơn vào sức mạnh và sự chấp nhận của đám đông ở hiện tại,
hiện tại đám đông đang chấp nhận vùng nào là hỗ trợ kháng cự, do đó sẽ chính xác hơn xác định
các vùng hỗ trợ kháng cự dựa trên các swing point trong quá khứ.

Vùng giằng co để thoát lệnh


Phần lớn các xu hướng không đảo chiều ngay lập tức. Chúng thường chuyển sang sideway trước
khi tiếp diễn hoặc đảo chiều.

Nếu anh em đã lướt được 1 phần của con sóng, hãy sử dụng các vùng giằng co để làm dấu hiệu
thoát lệnh.

Day trader có thể kết hợp vùng giằng co với thời điểm trong ngày để thoát lệnh hiệu quả hơn.
Các tín hiệu vùng giằng co thường xuất hiện thời điểm giữa ngày, và từ đó cho tới cuối phiên sẽ
tạo ra các tín hiệu thoát lệnh rõ ràng hơn.

Ví dụ biểu đồ ES:
1. Đoạn sideway này khiến thị trường bước vào giai đoạn không xác định. Nếu anh em đã
sell từ trước, đây có thể là thời điểm hợp lý để thoát lệnh
2. Giá vượt lên mạnh mẽ sau khi thoát ra khỏi vùng giằng co, như vậy anh em có lợi khi đã
thoát lệnh từ trước
3. Đoạn giằng co tiếp Theo là cơ hội thoát lệnh
4. Giá đảo chiều sau khi thoát ra khỏi vùng giằng co này

Vùng giằng co dài là các vùng giá nguy hiểm


Khi thị trường giằng co trong 1 thời gian dài, đó là dấu hiệu nguy hiểm. Bất kỳ lệnh nào anh em
vào tại lúc này đều không hấp dẫn và có thể bị thua lỗ. Thị trường tích luỹ dài, tất sẽ chứa đựng
năng lượng, và ta sẽ không bao giờ biết được giá sẽ phá theo hướng nào cho tới khi phá vỡ xảy
ra.

Tốt nhất là không nên vào lệnh tại các vùng giằng co này. Hãy đứng ngoài.
Phân tích hành động giá qua từng thanh nến chuyên sâu
Phân tích hành động giá qua từng thanh nến (bar by bar analysis) là phần khó nhất của Price
Action Trading. Rất nhiều Trader đã tìm các cách để phân tích từng thanh nến dễ hơn, từ việc ghi
nhớ các mô hình cho tới việc tạo ra các danh sách (checklist).

Nó không phải là chén thánh hay 1 công cụ, nó là 1 kỹ năng cần được mài giũa bằng thời gian và
kinh nghiệm. Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra 2 ví dụ để anh em hình dung được về phân
tích hành động giá qua từng thanh nến và sức mạnh của nó.

Phân tích từng thanh nến là gì?


Phân tích từng thanh nến không có nghĩa là coi trọng toàn bộ các cây nến trên biểu đồ. Tức là
anh em không nhất thiết phải gán 1 ý nghĩa gì đó cho tất cả cây nến.

Nhưng có 1 quy tắc bất di bất dịch, đó là mỗi cây nến đều có thể quan trọng.

Có thể quan trọng. Đó là lý do ta cần để ý tới từng thanh nến một.

Có thể quan trọng. Đó là lý do ta không được phân tích quá mức. Anh em có thể cố gắng gắn cho
mỗi cây nến 1 ý nghĩa nào đó, tuy nhiên cuối cùng sẽ không đáng và đem lại lợi ích gì. Càng
phân tích nhiều chỉ làm cho anh em rối hơn. Trong các phân tích bên dưới, ta sẽ bỏ qua khá nhiều
thanh nến nếu thấy nó không quan trọng.

Phân tích hành động giá qua từng thanh nến tức là:

 Hiểu được chuyện gì đang xảy ra để


 Hình thành các kỳ vọng về tương lai, làm nền tảng để
 Đánh giá chính xác những gì đang xảy ra và
 Nhận định chuyện gì sắp diễn ra.

Các quy tắc cơ bản


Trong các ví dụ này, chúng ta sẽ:
1. Chọn 1 phần ngẫu nhiên của chart
2. Tập trung phân tích 20 cây nến
3. Sử dụng các swing point lân cận để kỳ vọng 1 kịch bản sắp tới

Ví dụ 1: HD D1 (NYSE)
Hoàn cảnh hành động giá: Trong ô đỏ, anh em sẽ thấy 20 thanh nến được đánh dấu, 2 đường
chấm chấm là vị trí các swing point lân cận

Phân tích từng thanh nến: Hơi nhiều chữ, anh em bấm vào hình để thấy rõ hơn
1. Bearish outside bar cố gắng chạm swing low trước đó
2. Nó thất bại, và market bật ngược lên trở lại
3. Nến outside bar trước đó là lần test xem lực tăng có giữ được không. Bullish outside bar
này xuất hiện xác nhận động lực tăng
4. Pin bar test swing high trước đó và thất bại, cho thấy sự từ chối tăng
5. Market thất bại không thể tăng tiếp được và rơi vào range giá đi ngang. 4 cây nến tăng
không vượt được range giá của nến đầu tiên, ta kỳ vọng giá sẽ giảm theo đà giảm trước đó
6. Giá chính xác đã giảm
7. Tuy nhiên giá bật lên rất mạnh sau khi test hỗ trợ dưới

Hành động giá tiếp sau đó: Vùng đỏ là vùng ta mới vừa phân tích. Xem giá đã hành động thế nào
sau khi phân tích.
Ví dụ 2: CL 3M (NYMEX)
Hoàn cảnh: tương tự ví dụ 1, chọn 20 thanh nến trong ô đỏ để phân tích dựa trên các swing point
trước đó
Phân tích:

1. Nến này là 1 cú break rất mạnh vượt lên trên đỉnh trước đó. Phe Bò có thể bị kiệt sức sau
cú này
2. Lực bán thể hiện rõ qua các nến có bóng trên dài
3. Market cố đẩy giá rơi thấp hơn
4. Tuy nhiên không có nến nào giảm tiếp theo, 2 nến tăng này cho thấy phe bò vẫn còn đang
kiểm soát thế trận
5. Các bóng nến trên này rất quan trọng. Nó cho thấy lực bán đè xuống quanh các bóng nến
trên trước đó. Như vậy lực bán xuất hiện 2 lần tại cùng 1 chỗ, cho thấy tín hiệu bearish
6. 3 nến tăng này thực ra không đạt được động lực tăng tốt cho lắm, đó chỉ là 1 lần cố gắng
vượt đỉnh thất bại, nến thứ 3 có bóng trên dài
7. Market không xác định sẽ đi Theo hướng nào

Hành động giá tiếp theo: Anh em thấy giá giảm rất mạnh sau khi phá ra khỏi đoạn tích luỹ.
Anh em có thể thấy ta không hề đưa ra dự đoán là chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, ta chỉ đọc những
gì đang diễn ra ở hiện tại. Từ đó không khó để kỳ vọng về 1 kịch bản hợp lý tiếp theo.
Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng Price Action
Trước khi đọc tiếp, anh em có thể đọc lại cách xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng
2 công cụ indicator kết hợp một chút Price Action.

Mình sẽ ghi lại 2 cách để xác định xu hướng trong ngày nhằm Day Trade bằng Price Action
thuần tuý, không sử dụng đến indicator. Đương nhiên mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm
riêng của nó, và tuỳ vào anh em thích hay phù hợp với phương pháp nào mà sử dụng.

Sử dụng các khung thời gian cao hơn


Xu hướng là bức tranh toàn cảnh. Nó là 1 góc nhìn cao hơn, rõ ràng hơn của thị trường, giống
như anh em đang đứng trên đỉnh núi nhìn xuống vậy. Tất cả mọi biến động nhiễu của market khi
nhìn trên khung thời gian lớn đều bị loại bỏ đi hết. Do đó 1 cách rất hay để xác định Xu
hướng Day Trade trong ngày là nhìn trên khung thời gian lớn.

Ví dụ dưới đây sẽ cho anh em thấy cách sử dụng các đỉnh đáy của cây nến giờ để tìm Xu
hướng trong ngày của chart 5 phút.

Phần chart nằm trên là chart 5 phút, tương ứng với từng cây nến giờ nằm dưới:

1. Nến giảm này tạo 1 đáy thấp hơn và xác định 1 xu hướng giảm trong ngày
2. Nến tăng này tạo đỉnh cao hơn và chuyển xu hướng trong ngày từ giảm thành tăng
Phương pháp áp dụng khung thời gian cao hơn để xác định xu hướng cho khung thấp hơn được
sử dụng rất thành công trong chiến lược giao dịch Day Trading với đường Stochastic %K của
Kane. Ví dụ như sau:

Trên đây là biểu đồ ES 5 phút. Phần chart dưới cùng cho thấy 1 nến giảm khi cây nến giờ tạo 1
đáy thấp hơn. Ngược lại nếu tạo 1 đỉnh cao hơn thì tại đây sẽ xuất hiện 1 nến xanh.

Phần chart chính giữa là đường %K của Stochastic.

1. Chart H1 xuất hiện 1 nến giảm tạo đáy thấp hơn, xác nhận 1 xu hướng giảm trong ngày
2. Stoch %K tiến về mốc 80 và tạo 1 đỉnh cao hơn trong khi giá không thể. Đây là 1 tín
hiệu phân kỳ kín (hidden divergence) phù hợp cho 1 lệnh sell của chúng ta
3. %K vượt lên trên 80 chính thức. Ta sẽ đặt lệnh sell stop bên dưới cây nến tín hiệu.

Cách phân tích đa khung thời gian cũng được áp dụng triệt để trong hệ thống giao dịch Triple
Screen được giới thiệu trong cuốn sách The New Trading For a Living của tiến sỹ Alexander
Elder, anh em muốn nghiên cứu kỹ hơn có thể xem bên dưới

Trong hệ thống 3 màn hình này, tiến sỹ sử dụng cùng lúc 3 khung thời gian để phân tích, tìm tín
hiệu và vào lệnh. 1 cặp 3 khung đẹp có thể là 1 phút-5 phút-25 phút, trong đó khung 25 phút để
phân tích xu hướng lớn, 5 phút để tìm điểm vào lệnh và 1 phút để timing (tính chính xác thời
điểm vào lệnh và đặt stop loss). Ngoài ra anh em có thể áp dụng trên cặp 3 khung D1-H4-H1.

Đường xu hướng
Đường xu hướng rất hữu ích để xác định xu hướng trong ngày cho Day Trader. Nó cho chúng ta
thấy xu hướng cũng như độ mạnh yếu, động lực của xu hướng đó.

Ngoài ra, anh em cũng sẽ biết được tín hiệu sớm nhất của 1 xu hướng bị phá vỡ, đó là đi
đường xu hướng bị xuyên thủng.

Trong ví dụ trên, anh em thấy xu hướng giảm bị phá vỡ sau khi đường xu hướng giảm bị phá vỡ,
tức là anh em đã dự đoán được trước điều này xảy ra và tránh được các lệnh sell thua lỗ sau thời
điểm đó.

Cách xác định xu hướng nào là tốt nhất?

Không có các xác định xu hướng trong ngày nào là tốt nhất hết anh em. Mỗi cách đều có ưu và
nhược điểm của nó. Đó cũng là lý do chúng ta cần các trading setup (thiết lập vào lệnh) để xác
định thời điểm vào lệnh và hạn chế rủi ro.

Điều cần thiết ở đây là anh em chọn cho mình 1 phương pháp yêu thích và sử dụng nó cho tới khi
cực kỳ nhuần nhuyễn, thuần thục. Cố gắng đừng sử dụng qua loa và kết luận rằng nó không có
hiệu quả.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
Giới thiệu:
Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC
10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader ..................................................................................... 5
Hãy phân tích giá đầu tiên .............................................................................................................................. 5
Đừng cố gắng bỏ toàn bộ indicator ................................................................................................................ 6
Giữ chart sạch sẽ và đơn giản ........................................................................................................................ 6
Đừng quan tâm tới những cái tên mỹ miều của mô hình .............................................................................. 8
Không giao dịch các thị trường thanh khoản thấp ......................................................................................... 8
Phải tôn trọng xu hướng hiện tại ................................................................................................................... 9
Phải tôn trọng các hỗ trợ và kháng cự ........................................................................................................... 9
Chỉ được vào lệnh khi xuất hiện setup ......................................................................................................... 10
Sự thấu hiểu market đang trade .................................................................................................................. 11
Hãy có riêng cho mình một quan điểm ........................................................................................................ 12
6 quan niệm sai lầm về Price Action............................................................................................................... 13
Price Action là con đường duy nhất để trading thành công ........................................................................ 13
Price Action rất khó học, nhưng học được rồi thì dễ áp dụng ..................................................................... 14
Price Action là tất cả thứ cần thiết để trade ................................................................................................ 14
Price Action là chỉ báo sớm duy nhất ........................................................................................................... 15
Price Action là phương pháp có xác suất cao............................................................................................... 16
Price Action chỉ là về mô hình nến ............................................................................................................... 16
Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2)........................................................................................... 18
Re-Entry là gì? ............................................................................................................................................... 18
Chiến lược Price Action Re-Entry ................................................................................................................. 19
Ví dụ chiến lược Price Action Re-Entry ......................................................................................................... 20
Điểm yếu của Price Action Re-Entry ............................................................................................................. 21
3 quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action ............................................................................... 22
Tránh vào lệnh tại các vùng giằng co............................................................................................................ 22
Sử dụng các nến nhỏ để xác định rủi ro ....................................................................................................... 23
Không bao giờ đi ngược lại động lực giá ...................................................................................................... 24
Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp .................................................................................... 26
Các loại lệnh thường dùng ........................................................................................................................... 26
Sử dụng đúng loại lệnh trong các trường hợp ............................................................................................. 27
Cách Price Action Trader ghi nhật ký giao dịch ............................................................................................... 30
Ghi lại hành động giá .................................................................................................................................... 30
Ghi lại trực giác của bản thân trước mỗi trade ............................................................................................ 32
Khung thời gian nào là tốt nhất để trade Price Action? .................................................................................. 34
Bạn ưa thích độ biến động bao nhiêu? ........................................................................................................ 34
Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho trading? ...................................................................................... 35
Tốc độ phân tích Price Action của bạn? ....................................................................................................... 35
Độ cứng về tâm lý của bạn? ......................................................................................................................... 36
10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader

Chúng ta đã đi qua toàn bộ nội dung của tập 3, và bây giờ bước qua phần 4. Ở phần này, chúng ta
sẽ tập trung hơn vào các kỹ năng của 1 Price Action Trader, từ thiết lập setup vào lệnh đến ghi
chép nhật ký giao dịch. Mình tin rằng phần này cũng sẽ hữu ích đối với các anh em trading theo
phương pháp khác Price Action, vì nó liên quan đến con người nhiều hơn là market.

Hãy phân tích giá đầu tiên


Nhìn vào biểu đồ, anh em hãy nhìn vào giá đầu tiên và trả lời câu hỏi, giá đang làm gì?

Nhìn vào giá trước. Phân tích giá trước. Trước khi anh em liếc mắt vào đường trung bình yêu
thích của anh em. Hay nhìn vào cái bollinger bands chẳng hạn. Anh em phải tìm nền tảng thông
tin ban đầu dựa vào giá, từ đó có riêng cho mình 1 cái bias, rồi mới nên phân tích indicator.

Cũng vì không muốn các thông tin từ indicator làm ảnh hưởng tới bias về market của mình, nên
hiện tại mình đã xoá toàn bộ indicator trên chart, chỉ giữ lại giá và volume. Việc này làm cho khả
năng nhận định và đọc giá của mình chính xác hơn, ít bị chủ quan cảm tính hơn. Nếu anh em có 1
cái indicator yêu thích nào đó, đừng bỏ nó đi, chỉ đảm bảo là hãy nhìn vào giá đầu tiên mà thôi.
Đừng cố gắng bỏ toàn bộ indicator
Price Action Trader không phủ nhận công dụng của các indicator và không cho rằng toàn bộ
indicator là vô dụng. Họ sẽ thoải mái giữ lại 1 hay 1 vài indicator giúp ích cho việc nhận định và
vào lệnh của họ, trong khi vẫn đảm bảo khả năng phân tích hành động giá.

Trước khi bỏ 1 indicator, anh em hãy tự hỏi:

 Tại sao mình xài indicator này?


 Xài nó có gì lợi hơn là chỉ phân tích giá?
 Giá trị của nó đối với việc nhận định market là gì?

Nếu thấy nó vẫn còn hữu dụng, hãy sử dụng nó. Đừng để cái mác Price Action Trader làm ảnh
hưởng đến sự thoải mái của anh em trong phân tích với 1 indicator nào đó.

Giữ chart sạch sẽ và đơn giản


Mục tiêu của chúng ta là luôn giữ cho hành động giá nổi bật nhất có thể, nên đừng làm rối nó với
các indicator thế này:
Hay các đường trendline như thế này:

Bất kể là anh em vẽ bao nhiêu đường hay thêm bao nhiêu indicator lên chart, anh em chỉ có 2 con
mắt và 1 bộ não. Nó sẽ không giúp việc phân tích của anh em tốt hơn đâu. Thay vào đó, hãy giữ
chart sạch sẽ và dễ thấy được giá nhất. Và dành năng lượng cho việc lên kế hoạch vào lệnh, kiểm
soát tâm lý và gồng lời nếu có.
Đừng quan tâm tới những cái tên mỹ miều của mô hình

“Nó có phải là pin bar không? À không nó là bullish engulfing.”


“Cái này chắc là coiling inside bar, mà không chắc nữa.”

Anh em đang cố gắng ghi nhớ những cái tên này? Nghe chúng rất mỹ miều và có vẻ như việc
thuộc lòng chúng sẽ mang đến lợi nhuận cho anh em. Nhưng không, cái tên không có giá trị gì,
và ngay cả mẫu hình cũng không có giá trị gì nếu nó xuất hiện ngược xu hướng và tại các vị trí
ngẫu nhiên trên chart.

Đừng quan tâm tới việc cây nến đó tên gì, hãy tập trung vào ý nghĩa của nó, điều mà nó muốn
nói. Lực mua, lực bán, biến động giá, phe nào đang thắng thế.

Đừng cố gắng tìm các pin bar, thay vào đó hãy tìm lực mua, lực bán, sự từ chối tăng, từ chối
giảm.

“Cái tên là gì? Bất kể bạn gọi 1 bông hồng bằng 1 cái tên khác, nó vẫn ngọt ngào như thường.”
- William Shakespeare.

Không giao dịch các thị trường thanh khoản thấp


Thị trường thanh khoản càng cao, Price Action càng phát huy tác dụng. Các đồng coin hay cổ
phiếu thanh khoản thấp có các hành động giá cực kỳ ngẫu nhiên mà chẳng ai phân tích nổi.

Ngoài ra, Price Action còn phát huy tác dụng trên các khung thời gian cao hơn. Do đó trade
khung càng cao thì càng tốt, lý tưởng nhất là D1.
Phải tôn trọng xu hướng hiện tại

Xu hướng chính là thứ quyết định Price Action của anh em có chính xác và kiếm được tiền hay
không.

Nhiều Trader đã thử phân tích và trade bằng Price Action, nhưng nhiều lần thất bại và kết luận
rằng Price Action là vô dụng. Đó là do họ quá tập trung vào các setup hay mẫu hình Price Action,
như pin bar, inside bar, fakey, mà quên mất Xu hướng chính là thứ quyết định các mẫu hình đó
có tác dụng hay không.

Lợi thế của Price Action trading đến từ nhận định về Xu hướng của anh em, còn các setup chỉ là
dấu hiệu để ta vào lệnh và đặt stop loss mà thôi.

Như trong chart dưới, anh em có thể thấy các setup bullish thất bại rất dễ dàng, bởi vì Xu
hướng chính là giảm:

Phải biết tôn trọng xu hướng, mới tính đến chuyện trade và kiếm tiền bằng Price Action.

Phải tôn trọng các hỗ trợ và kháng cự

Các Price Action Trader coi hỗ trợ kháng cự như thánh, chỉ sau xu hướng.
Vì xu hướng có thể bị chặn đứng và đảo chiều bởi 1 hỗ trợ hay kháng cự mạnh.

Hỗ trợ kháng cự là các vị trí mà bò sẽ mua nhiều hơn, gấu sẽ bán mạnh hơn, hăng hơn. Như vậy
khả năng giá đảo chiều khi chạm các vùng này là rất cao. hỗ trợ kháng cự là thứ tăng thêm lợi thế
cho mỗi lệnh của Trader.

Một lần nữa, khi cân nhắc vào lệnh bởi các setup Price Action, Trader cần phải xác định xem
setup đó xuất hiện tại VỊ TRÍ nào trên chart. Một setup pin bar xuất hiện tại 1 vị trí ngẫu nhiên
không quan trọng thường sẽ không có ý nghĩa. Nhưng nếu nó xuất hiện tại 1 hỗ trợ mạnh, nó
thành 1 setup buy đẹp.

Chỉ được vào lệnh khi xuất hiện setup


Đây là điểm mấu chốt của Price Action trading. Price Action Trader không bao giờ vào lệnh khi
không thấy 1 setup quen thuộc đối với anh ta, bất kể xu hướng có ủng hộ, vùng vào lệnh là 1
vùng quan trọng như thế nào đi chăng nữa.

Việc phân tích xu hướng và các vùng tiềm năng đã cho Trader 1 phần lợi thế so với những tay
chơi khác rồi. Tuy nhiên các setup - mẫu hình Price Action, mới chính là thứ tạo ra độ bá đạo của
Price Action Trader. Các setup như pin bar, inside bar, fakey, pin bar-inside bar combo chính là
tín hiệu bật đèn xanh cho Trader vào lệnh.

Vì sao? Vì các setup này có 2 nhiệm vụ: xác định thời điểm (timing) vào lệnh và kiểm soát rủi ro.
Khi các setup này xuất hiện, Trader biết rằng giá sẽ có khả năng cao là đi đúng ý mình, như vậy
là đủ điều kiện đặt lệnh.

Chúng cũng xác định chính xác rủi ro mà mỗi lệnh phải chịu. Và thường lượng rủi ro này cực kỳ
nhỏ so với số lợi nhuận có thể đạt được. Price Action Trading lợi hại ở chỗ đó.

Như ví dụ trên, anh em có thể thấy 1 setup pin bar rất đẹp xuất hiện tại ngay kháng cự trong xu
hướng giảm, như vậy ta đã đủ điều kiện để sell. Lệnh sell stop được đặt tại mũi pin bar với stop
loss trên đuôi pin bar 1 chút, cực kỳ chặt chẽ và đem lại lợi nhuận lớn.

Sự lợi hại của Price Action Trading là nó vừa có xác suất thắng cao, vừa có thể đạt được
risk:reward cao. Rõ ràng ít có phương pháp nào đạt được cả 2 mục tiêu này.

Sự thấu hiểu market đang trade


Price Action không phải thánh. Nó không thể áp dụng 1 cách máy móc trên tất cả mọi market.
Thực ra nó rất nghệ thuật và phụ thuộc vào người sử dụng nó là chính.

Bạn có hiểu được market đang trade hay không? Bạn có biết độ biến động của nó bao nhiêu
không? Các mẫu hình Price Action có hiệu quả trên market đó không? Tất cả những điều này góp
phần quan trọng vào sự thành công của Price Action Trading, mà chỉ có thể biết được khi
người Trader thấu hiểu market mà anh ta đang trade.
Hãy có riêng cho mình một quan điểm

Các Price Action Trader sống được lâu trên market đều cực kỳ độc lập. Họ ít khi trade Theo kèo
của người khác.

Khi đọc phân tích của người khác, đầu óc chúng ta vừa đồng ý, vừa phản kháng. Rồi cuối cùng
thành phân vân và bối rối.

Phân tích của Nial Fuller

Nên đọc phân tích của những tiền bối về Price Action Trading để học hỏi cách phân tích của họ.
Và chỉ nên chọn 1 người để đọc. Mỗi tuần mình đều đọc bài phân tích Price Action của Nial
Fuller để học cách cảm nhận market của anh, nhưng mình vẫn giữ quan điểm của mình.
6 quan niệm sai lầm về Price Action

Có rất nhiều Trader có những quan niệm sai lầm về Price Action Trading, tệ hại nhất là lợi dụng
nó để trục lợi, lùa gà những Trader mới. Trong bài viết này, mình sẽ ghi lại những quan niệm sai
lầm về Price Action Trading, mà tất cả những Price Action Trader phải bỏ đi các suy nghĩ này
mới thấy được Price Action đẹp đẽ như thế nào.

Price Action là con đường duy nhất để trading thành công


Nhiều Trader khẳng định rằng Price Action là con đường duy nhất để thành công trong trading.
Đây chỉ là những kẻ chỉ biết khoe môi múa mép để lùa gà. Thật ra Price Action chỉ là 1 trong
nhiều phương pháp giao dịch có xác suất cao, và cũng như nhiều phương pháp khác, nó cũng có
lúc sai và gây thua lỗ.

Có rất nhiều phương pháp giao dịch rất hay mà hàng triệu Trader trên thế giới đang sử dụng và
kiếm lợi nhuận hàng ngày, bao gồm phân tích cơ bản, indicator, Ichimoku, mô hình giá cổ điển,
giao dịch định lượng (quantitative trading). Price Action trading chỉ là 1 trong số đó, và chưa ai
dám khẳng định nó có hiệu quả cao hơn, hay cao nhất, so với các phương pháp khác.

Vấn đề ở đây là phương pháp nào phù hợp với cá tính và phong cách giao dịch của anh em. Nếu
tìm chưa ra, hãy cứ đi tìm và thử nghiệm bằng tài khoản demo. Hãy giao dịch với bất kỳ phương
pháp nào mà anh em cảm thấy thoải mái, đừng ép buộc bản thân phải học Price Action khi nó
không hợp.
Price Action rất khó học, nhưng học được rồi thì dễ áp dụng

Ngược lại anh em ạ, Price Action và các khái niệm của nó cực kỳ dễ học. Anh em nếu đã đọc
serie Price Action chuyên sâu của mình từ bài đầu tiên tới bài này thì cũng đã nắm các khái niệm
cơ bản đủ dùng trong phân tích rồi.

Cái khó ở đây là ứng dụng Price Action để kiếm được lợi nhuận.

Price Action là 1 công cụ rất đơn giản. Nhưng công cụ càng đơn giản thì cần người sử dụng có
trình độ cao. Anh em thử nghĩ giữa 1 con dao phay với 1 cái máy làm sushi xịn sò, cái nào dễ sử
dụng để làm sushi hơn? Rõ ràng là con dao cần 1 đầu bếp làm sushi trình độ cao, còn cái máy thì
ai cũng bấm nút được.

Khi đã nắm các kiến thức về Price Action, anh em cần rèn luyện chính bản thân mình để sử dụng
được nó. Price Action rất dễ học, nhưng lại khó để kiếm được lợi nhuận từ nó, nếu người sử dụng
nó chưa đủ trình độ.

Price Action là tất cả thứ cần thiết để trade

Price Action chỉ là 1 cách để hiểu thị trường. Để kiếm tiền từ thị trường 1 cách đều đặn, anh em
cần hiểu nhiều hơn.

Anh em cần phải hiểu bản thân mình, tức là phải biết về tâm lý giao dịch.

Anh em cần phải hiểu về rủi ro. Tức là phải biết quản lý vốn, làm sao để tài khoản tăng dần đều
theo thời gian.
Cuối cùng, anh em phải biết cách kết hợp mọi thứ lại: sử dụng Price Action để phân tích thị
trường và vào lệnh, vận dụng quản lý vốn để vào lệnh khối lượng hợp lý, và xài tâm lý giao dịch
để quản lý lệnh từ lúc mở ra đến đóng lệnh.

Rồi sau mỗi lệnh, anh em còn phải ghi nó lại vào nhật ký để rút ra được cho mình điều gì đó. Mỗi
lệnh là 1 bài học, đừng để nó tuột khỏi tay anh em.

Price Action là chỉ báo sớm duy nhất


Price Action, Theo đúng nghĩa đen, là 1 chỉ báo HIỆN TẠI và QUÁ KHỨ. Nó khá là chuẩn xác,
nhưng nó không bao giờ dẫn dắt thị trường.

Thị trường tạo nên từ giá. Giá chính là thị trường. Làm sao thị trường tự nó dẫn dắt nó được?

Giá không dẫn dắt thị trường, nhưng nó cho chúng ta cập nhật sát nhất với những gì đang diễn ra
trên thị trường. Chúng ta học Price Action, tức là học về những hành vi của giá.
Price Action là phương pháp có xác suất cao
Cái này chỉ đúng một phần. Xác suất cao hay không còn phụ thuộc vào cách anh em dùng nó để
trade như thế nào nữa.

Price Action có thể có xác suất rất cao nếu anh em vào lệnh thuận xu hướng sau 1 đoạn pull
back; xác suất đó sẽ giảm đi nếu anh em đánh đảo chiều. Price Action có xác suất thấp nhất khi
lệnh được vào 1 cách ngẫu nhiên theo setup, không cân nhắc các yếu tố khác.

Price Action chỉ là về mô hình nến

Mô hình nến rất hiệu quả. Các setup Price Action đúng là các mô hình nến. Nhưng còn nhiều hơn
thế.
Price Action là học cách nhận biết khi nào 1 mô hình nến có hiệu quả và khi nào nó không hiệu
quả. Việc này cần kinh nghiệm và sự quen thuộc nhất định với Price Action Trading.

Price Action đẹp là vì nó vẫn có nhược điểm, vì nó không hề hoàn hảo. Price Action đẹp là vì nó
phụ thuộc phần lớn vào người sử dụng.
Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2)

Re-Entry trading là 1 chiến lược xác suất cao trong Price Action. Nó là 1 khái niệm đơn giản
nhưng lại rất mạnh mẽ, và có thể áp dụng được trên mọi thị trường.

Re-Entry là gì?

Trước khi vào chiến lược thì anh em thử xem tình huống sau có quen thuộc hay không:

1. Sau khi phân tích thị trường kỹ càng, anh em đặt lệnh trade setup pin bar trên cặp
EURUSD
2. Theo quy tắc vào lệnh cơ bản thì anh em đặt stop loss ngay dưới đáy của pin bar
3. Không lâu sau đó lệnh của anh em dính stop loss
4. Ngay lập tức giá bật ngược trở lên và tăng đúng dự định của anh em. Tức vcl

Liệu trong trường hợp đó, anh em có dám vào lệnh lại không, ngay khi thấy lệnh pin bar đẹp của
mình vừa bị stop out? Anh em thấy mình chẳng có lỗi gì cả, lỗi là tại xui xẻo hay bữa đó quên
cúng Bà mà thôi.

Trong các trường hợp như thế này, ý tưởng là ta sẽ bỏ qua cơ hội vào lệnh đầu tiên và chỉ vào
khi giá Re-Entry, tức là test lại vùng đó 1 lần nữa. Như vậy xác suất thắng lệnh của ta sẽ cao hơn
rất nhiều.
Một chiến lược Re-Entry sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

1. Tìm 1 trading setup Theo Price Action mà anh em yêu thích. Đó có thể là pin bar, inside
bar, fakey hay bất kỳ setup nào khác mà anh em thấy đáng trade
2. Đừng vào lệnh tại setup đầu tiên này
3. Đợi cho những Trader vào lệnh trước bị stop out đã
4. Vào ngay khi market đảo chiều và đi đúng hướng của setup ban đầu

Khi các Trader bị stop out sau khi vào lệnh theo setup đầu tiên, họ sẽ tìm kiếm cơ hội vào lệnh
lại, cộng thêm các Trader khác chưa có cơ hội vào lệnh đầu tiên. Các yếu tố này sẽ tạo ra động
lực cho giá đi đúng hướng theo setup ban đầu.

Chiến lược Price Action Re-Entry

Trong chiến lược này, mình sẽ sử dụng pin bar là setup đầu tiên, anh em có thể thay nó bằng
nhiều setup khác nhau mà thấy thoải mái khi vào lệnh.

Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Buy:


1. Xác định các setup pin bar tại vị trí đẹp và hợp với xu hướng (bullish pin bar trong xu
hướng tăng)
2. Nến tiếp Theo phải vượt lên trên đỉnh của pin bar này
3. Nến tiếp Theo nữa phải vượt xuống dưới đáy pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa
4. Buy khi giá vượt qua 1 cây nến tăng bất kỳ. Tức là nếu cây nến hiện tại là nến tăng khi nó
đóng cửa thì đặt lệnh buy stop trên đỉnh của nó 1 chút, ngược lại nếu nến hiện tại là nến
giảm thì đợi cho tới khi 1 cây nến tăng xuất hiện và đặt buy stop trên đỉnh của cây nến đó

Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Sell:

1. Xác định bearish pin bar trong xu hướng giảm tại các vị trí đẹp (kháng cự)
2. Nến tiếp Theo phải vượt xuống dưới đáy của pin bar này
3. Nến tiếp Theo nữa phải vượt lên trên đỉnh pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa
4. Sell khi giá vượt qua 1 cây nến giảm bất kỳ. Quy tắc tương tự bên trên nhưng làm ngược
lại

Chiến lược Re-Entry giải thích:

1. Setup đầu tiên (không vào setup này)


2. Setup đầu tiên được kích hoạt
3. Setup đầu tiên bị dính dừng lỗ
4. Xác nhận rằng setup đầu tiên chỉ là báo động giả (lúc này ta Re-Entry)
Ví dụ chiến lược Price Action Re-Entry

Trong các ví dụ dưới đây ta dùng đường EMA 20 kết hợp với setup pin bar làm tín hiệu vào lệnh

Price Action Re-Entry lệnh thắng: biểu đồ EURUSD 30 phút:

1. Bullish pin bar setup xuất hiện tại EMA 20, cho thấy sự từ chối giảm của đường EMA rất
tốt. Đây là 1 setup đẹp trong Price Action, nhưng do chúng ta đang theo chiến lược Price
Action Re-Entry nên ta sẽ không vào setup này.
2. Setup này được kích hoạt khi giá vượt lên trên pin bar đầu tiên
3. Tiếp Theo, giá rớt xuống và kích hoạt stop loss của setup pin bar đầu tiên khiến cho
các trader Theo setup này bị stop out
4. Giá hồi phục nhanh chóng và hình thành 1 bullish pin bar thứ 2, đây chính là cơ hội vào
lệnh của chúng ta. Đặt buy stop trên đỉnh của pin bar này

Anh em thấy giá tăng lên ngay lập tức khi phá vỡ pin bar thứ 2.

Price Action Re-Entry lệnh thua: JPYUSD H1:


1. Bullish pin bar chạm bật đường EMA. Đây chính là setup đầu tiên.
2. Pin bar này bị kích hoạt và vài trader đã buy với stop loss dưới đáy Pin bar
3. Giá vọt lên theo đúng pin bar. Như vậy setup đầu tiên này đã thành công, nhưng lúc này ta
vẫn chưa vào lệnh
4. Nến xanh ta đang chờ đợi xuất hiện, buy stop tại đỉnh nến xanh này
5. Tuy nhiên giá không tăng lên như mong đợi, đó là vì động lực tăng từ pin bar đầu tiên đã
xuất hiện và kết thúc

Tuy nhiên nếu tinh ý 1 chút, anh em có thể phát hiện lần Re-Entry trong lệnh thua này xuất hiện
BÊN DƯỚI đường EMA, như vậy đó là 1 dấu hiệu cho thấy động lực tăng không còn nữa. Còn
trong ví dụ đầu tiên, nến Re-Entry vẫn NẰM TRÊN đường EMA. Như vậy đường EMA có tác
dụng lọc ra setup đẹp rất tốt.

Còn thêm 1 dấu hiệu nữa, đó là tam giác cân trong ví dụ 2 sau khi phá lên đã chạm tới mục tiêu
của nó, như vậy market không còn lý do gì để tăng thêm nữa, cộng thêm lực chốt lời từ
các trader đã vào lệnh trước làm cho động lực tăng mất dần và không còn nữa.

Điểm yếu của Price Action Re-Entry

Điểm yếu của chiến lược này là ta có khá ít các cơ hội vào lệnh nếu tuân thủ 1 cách chặt chẽ, và
anh em sẽ gặp nhiều trường hợp tiếc nuối khi giá không hề tạo cơ hội vào lệnh thứ 2 mà đi theo
setup đầu tiên luôn. Nhưng đó là sự hy sinh cần thiết để anh em có lợi thế cao hơn trên thị
trường.
3 quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action

Price Action có khả năng phát huy tác dụng rất tốt ngay cả khi anh em day trade, tức là kiếm lời
dựa trên biến động giá trong ngày. Điều này là bởi vì nếu anh em day trade, việc xác định thời
điểm (timing) là cực kỳ quan trọng. Timing tốt sẽ quyết định anh em có lợi nhuận hay không.

Tiếp theo đây mình sẽ ghi lại 3 quy tắc tối thượng buộc phải tuân theo nếu anh em vận dụng
Price Action để Day Trade. Chúng sẽ giúp anh em tránh các thua lỗ không đáng có.

Tránh vào lệnh tại các vùng giằng co


Tránh vào lệnh khi market đang trong trạng thái giằng co, tích luỹ chưa xác định được xu
hướng rõ ràng. Các vùng giằng co hầu như không cung cấp setup nào đáng vào lệnh với tỷ lệ lời
lỗ hấp dẫn.

Nếu day trade, nhiều anh em thường dễ nôn nóng vào lệnh, và cảm xúc này sẽ cực kỳ nguy hiểm
nếu market đang đi trong 1 đoạn giá giằng co.

Lưu ý là mình đang nói tới việc tránh vào lệnh TRONG KHI giá đang giằng co nhé anh em, việc
này khác với việc tận dụng các vùng giằng co trong giao dịch Price Action. Mình đã có bài viết
về cách tận dụng các vùng giằng co rồi, thực ra chúng khá là hữu ích

Một lưu ý nữa là chúng ta đang nói tới day trade chứ không phải scalping. Các vùng giá giằng co
có thể là cơ hội kiếm lời tốt cho các anh em scalper chỉ ăn vài pip rồi thoát, còn nếu day trade thì
ta vẫn dựa vào xu hướng để kiếm lời là chính.

Vậy làm sao để biết khi nào market đang giằng co mà tránh?

Mỗi phiên giao dịch đều có độ biến động khác nhau. Market thường có sóng chạy lớn tại vài thời
điểm trong ngày và thường biến động ngắn trong thời gian còn lại. Khi market biến động ít, anh
em có thể coi đó là giằng co. Có thể dùng ATR (average true range) để xác định mức độ biến
động này. Phần lớn các trường hợp giằng co có thể được xác định bằng mắt thường, thể hiện qua
các cây nến nhỏ, bị nhốt trong 1 mẫu hình hay hộp tích luỹ nào đó.
Ví dụ chart trên là ES 10 phút:

1. Phiên bắt đầu với các sóng kéo dài


2. Tới giữa ngày, market bắt đầu giằng co với các đoạn nến ngắn và nhỏ. Như vậy không nên
kiếm kèo lúc này
3. Market breakout ra khỏi vùng giằng co, như vậy có thể buy khi có setup
4. Giá tiếp tục tăng mà không bị giằng co

Sử dụng các nến nhỏ để xác định rủi ro

Các nến nhỏ có thể là cơ hội kiếm lợi nhuận lớn với rủi ro cực kỳ thấp. Các setup dựa trên nến
nhỏ có thể đem lại lợi nhuận tới 5R.

Có 1 ngoại lệ quan trọng với mục này: đó là không trade các setup nến nhỏ trong 1 đoạn giá
giằng co. Nôm na anh em chỉ được vào các setup nến nhỏ khi giá đã thoát ra hẳn 1 vùng tích luỹ
nào đó, hoặc giá đang nằm trong 1 sóng swing điều chỉnh:

Ví dụ setup NR7:
1. Phiên bắt đầu với 1 đoạn giằng co nhỏ, đây không phải lúc để vào lệnh
2. Market thoát ra khỏi đoạn giằng co
3. Setup NR7 xuất hiện. NR7 là narrow bar 7, cây nến có độ dài nhỏ hơn 6 cây nến trước nó.
Đây là 1 setup đẹp trong price action
4. Đặt stop loss tại đỉnh NR7 với lệnh sell stop tại đáy, setup này có RR cực tốt

Không bao giờ đi ngược lại động lực giá


Một trong những sai lầm lớn nhất của 1 day trader là trade ngược lại xu hướng trong ngày.

xu hướng trong ngày bắt đầu gần 1 điểm cực của phiên và kết thúc gần điểm cực còn lại của
phiên. xu hướng tăng trong ngày mở gần đáy của nó và đóng gần đỉnh, ngược lại với xu
hướng giảm.

Sell trong 1 phiên đang tăng là chiến lược tệ hại nhất. Nhiều trader cho rằng cuối cùng giá cũng
phải giảm, họ chỉ cần chờ cho tới lúc đó. Thường họ làm vậy là vì: 1) họ không chấp nhận rằng
họ đã sai, nên cứ tiếp tục sai tiếp. 2) họ bị hấp dẫn bởi khả năng sell trúng đỉnh của phiên đó, như
vậy có thể cứu được các lệnh lỗ trước đó. Nhưng rất tiếc khả năng này cực kỳ thấp.

Để tránh các sai lầm kiểu đó, hãy nhìn vào động lực giá (momentum).
Chart trên cho thấy 1 xu hướng tăng trong ngày

1. Nến vượt lên đỉnh nến trước với động lực tốt
2. Các nến giảm nhỏ và yếu, cho thấy động lực giảm hầu như không có
3. Nến giảm lớn nhất trong phiên không thể vượt nổi swing low, như vậy động lực rõ ràng là
tăng
Đó là các dấu hiệu của động lực tăng, chúng rất dễ thấy với các Price Action trader nhiều kinh
nghiệm.

Nên nhớ đừng trade ngược động lực giá.


Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp

Tưởng tượng market vừa hình thành 1 pin bar tại 1 vùng hỗ trợ. Bạn đánh giá xu hướng thị
trường là tăng và quyết định vào lệnh.

Bạn sẽ vào lệnh bằng

1. Lệnh thị trường (market)


2. Lệnh stop
3. Lệnh giới hạn (limit)
4. Có sự khác biệt gì không?

Price Action Trader không chỉ biết về các mẫu hình Price Action, anh ta còn phải biết vào lệnh
với các mẫu hình đó sao cho đúng.

Các loại lệnh thường dùng


Phần lớn các broker và nền tảng giao dịch đều cung cấp 3 loại lệnh phổ biến: lệnh stop, lệnh
market, và lệnh limit. Nếu anh em muốn trade Price Action hiệu quả, phải phân biệt kỹ các loại
lệnh này.

Lệnh market:

Lệnh market (thị trường) sẽ được khớp ngay lập tức, nhưng bạn sẽ không xác định được trước
chính xác là lệnh sẽ được khớp tại giá nào.

Khớp lệnh là chắc chắn, nhưng giá thì không chắc. Thường lệnh này sẽ có spread cao hơn do bạn
đang lấy đi thanh khoản thay vì tạo ra thanh khoản.
Lệnh limit:

Lệnh buy limit sẽ được đặt với giá thấp hơi giá market hiện tại, ngược lại lệnh sell limit sẽ được
đặt với giá cao hơn giá market hiện tại. Nếu market chạy lên khớp với lệnh limit sell, thì lệnh sẽ
được khớp; tương tự nếu giá chạy xuống đi qua lệnh limit buy thì lệnh cũng sẽ được khớp.

Với lệnh limit, bạn biết chính xác lệnh sẽ được khớp tại giá nào (nếu có khớp), nhưng bạn không
chắc rằng lệnh đó có được khớp hay không.

Lệnh stop:

Lệnh buy stop được đặt tại giá cao hơn giá market hiện tại. Lệnh sell stop được đặt tại giá thấp
hơn giá market hiện tại. Khi giá chạm vào các lệnh stop được đặt sẵn, lệnh stop đó sẽ trở thành 1
lệnh market và được khớp ngay lập tức.

Như vậy chúng ta cũng không chắc chắn được giá sẽ khớp lệnh tại mức nào, tuy nhiên chênh
lệch sẽ không nhiều so với giá kỳ vọng khớp.

Sử dụng đúng loại lệnh trong các trường hợp

Lệnh stop dành cho trade break out và lệnh limit dùng để trade đảo chiều (hay còn gọi là pull
back - hồi lại).

Break out trade với lệnh stop:

Nếu bạn cho rằng giá sẽ đi tiếp cùng hướng sau khi phá vỡ 1 mức giá nào đó thì hãy dùng lệnh
stop.
Ví dụ 1 setup vào lệnh với lệnh stop:
1. Setup bearish inside bar. Ta kỳ vọng giá sẽ rơi xuống sâu hơn sau khi phá vỡ xuống inside
bar này
2. Do đó ta đặt lệnh sell stop ngay dưới đáy của inside bar
3. Lệnh sell stop được kích hoạt và giá tiếp tục rơi sau khi phá inside bar

Tức là ta đang nương nhờ vào động lực phá vỡ của market để kiếm lợi nhuận. Lệnh stop cực kỳ
phù hợp với các setup mang tính tích luỹ như inside bar, hay các mô hình giá thể hiện sự tích luỹ.

Lệnh stop có lợi thế là sự xác nhận và tránh bỏ lỡ các cú phá vỡ tiềm năng đem lại lợi nhuận.
Gần như chắc chắn lệnh sẽ được kích hoạt khi có phá vỡ.

Lệnh stop chỉ được kích hoạt khi có sự bùng nổ của giá, do đó ta đã đạt được mục đích là vào
lệnh ngay khi market có sự bùng nổ, tức là có sự xác nhận. Nếu sự xác nhận không xảy ra, lệnh
của ta sẽ không được khớp.

Lệnh stop là cách hiệu quả nhất để trade breakout. Nếu ta đợi cho sự phá vỡ xảy ra rồi mới vào
lệnh bằng tay, khả năng bị trượt giá (slippage) là rất cao. Ngược lại khi đặt lệnh stop, lệnh sẽ tự
biến thành lệnh market và được khớp ngay lập tức khi có break out.

Do đó khi trade các mẫu hình price action thể hiện sự tích luỹ, như inside bar, fakey (inside
bar false breakout), coiling inside bar, hộp Darvas, các mô hình giá, vv. thì nên sử dụng lệnh
stop.

Pull back trade với lệnh limit:


Nếu bạn cho rằng giá sẽ đảo chiều sau khi chạm vào 1 mức giá nhất định, hãy dùng lệnh limit.
Ví dụ:

1. Giá đi không xác định kể từ khi phiên bắt đầu


2. Với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều sau khi phá vỡ lên, ta đặt sell limit phía trên đỉnh của phiên
3. Giá đảo chiều sau khi phá lên

Sử dụng limit order cần kinh nghiệm và sự quen thuộc nhất định với market, vì về bản chất bạn
đang kỳ vọng giá sẽ đảo chiều khi chạm vào 1 mức nào đó, như vậy nó là giao dịch đảo chiều, và
luôn luôn rủi ro hơn là giao dịch tiếp diễn.

Tuy nhiên nếu giao dịch thuần thục, lệnh limit cho lợi thế rất lớn về vị trí vào lệnh, người đặt
lệnh limit có thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho lệnh đó, từ đó đạt được tỷ lệ lời lỗ tối ưu
nhất.

Như vậy limit order nên được dùng với các setup hình thành khi market đang yên lặng, và có khả
năng đảo chiều cao, như pin bar hay các long tailed bar (nến đuôi dài). Mình vẫn dùng lệnh stop
với pin bar do mình muốn chắc chắn có sự phá vỡ mới vào lệnh, nhưng phải hy sinh tỷ lệ lời lỗ.
Cách Price Action Trader ghi nhật ký giao dịch

Ai cũng biết ghi lại nhật ký giao dịch là quan trọng để tăng kỹ năng trading, nhưng chi tiết cách
ghi thế nào thì chưa chắc ai cũng biết.

Đương nhiên mỗi người sẽ có 1 cách ghi nhật ký giao dịch khác nhau, không có 1 quy chuẩn nào
chung cả. Có người thấy lịch sử của sàn là đủ, có người ghi lại nguyên nhân ra vào mỗi lệnh, có
người ghi lại cảm xúc lúc vào lệnh.

Nhưng có những thứ bắt buộc phải có trong nhật ký của các trader lấy Price Action làm phương
pháp chính, vì nếu thiếu chúng thì họ khó mà tiến bộ được. Đó là Hành Động Giá, và Trực Giác.

Ghi lại hành động giá


Price Action Trader có được lợi thế trading từ chuyển động của giá. Như vậy muốn trở thành 1
Price Action Trader giỏi hơn, ta phải ghi lại các chuyển động của giá trong nhật ký.

Chuyển động giá ở đây không chỉ đơn giản là điểm vào, điểm thoát, lời lỗ, mà là các phân tích
về hành động giá của riêng anh em. Hãy ghi ra bằng lời văn các phân tích trong đầu của anh em.

Phân tích hành động giá không chỉ là 1 cây pin bar, 1 setup inside bar. Nó là lời văn diễn tả lại
hành động của giá thời điểm đó, bất kể việc anh em có quyết định vào lệnh hay không. Giống
như bài phân tích trade coin của mình hàng ngày vậy. Kèm thêm cái chart nữa là đẹp luôn. Kiểu
như vầy, ngắn gọn thôi không cần dài dòng:

cụm nến đóng khung 2 - reversal bar, kết thúc sóng điều chỉnh, chuẩn bị sóng tăng tiếp theo.
Cụm nến cuối - multiple inside bar, market chuẩn bị tiếp diễn tăng, buy cú break của inside bar.

Sau đó kèm thêm cái chart kết quả của phân tích xem có đúng không.

Anh em có thể thấy tuy ngắn nhưng đoạn trích trên đã diễn giải lại hành động giá bao gồm các
cấu trúc giá, mẫu hình, và thông qua nó anh em thấy được hành động giá hiện tại và kỳ vọng của
anh em về chúng.

Viết nhật ký kiểu này có 2 lợi ích quan trọng: 1) qua thời gian, những lời nhận định này sẽ trở
thành nền tảng cho các quy tắc trading của anh em, những quy tắc thực sự chi tiết và không hề
chung chung. Ví dụ cặp EURUSD sau khi hình thành pin bar thì nên sell ngay không nên chờ
pull back, hay GBPUSD gặp doji là buy được rồi, vv. Những quy tắc này không thể có được nếu
anh em không tự rút ra cho mình.

2) ghi nhật ký giúp anh em không bị mắc kẹt với các phân tích trong quá khứ, tức là chỉ nhận ra
vấn đề sau khi nó đã xảy ra. Ví dụ anh em chỉ phát hiện cây pin bar sau khi giá đã phá vỡ xuống
và chạy 1 đoạn xa, rồi tiếc hùi hụi phải chi mình nhận ra sớm hơn. Anh em sẽ không bị rơi vào
cái bẫy tâm lý của việc nhìn vào chart quá khứ và tự ảo tưởng về khả năng phân tích của mình.
Nếu anh em đã thành thục kỹ năng phân tích Price Action, những cái chart và phân tích của anh
em trong nhật ký sẽ làm chứng. Với quyển nhật ký này, anh em sẽ cực kỳ tự tin khi vào lệnh
trong tương lai.

Ghi lại trực giác của bản thân trước mỗi trade
Price Action mang tính nghệ thuật rất cao, vì quyết định buy sell do chính Trader đặt ra, không
phải nhờ vào tín hiệu máy móc nào cả. Do đó Trực Giác đóng vai trò quan trọng trước mỗi quyết
định.

Nếu anh em trade có trực giác, anh em ra quyết định không phụ thuộc hoàn toàn vào các quy tắc
trong hệ thống. Hoặc đơn giản là các quy tắc của anh em không chi tiết và chặt chẽ. Anh em tạo
được 1 trực giác qua thời gian giao dịch, và đôi khi ra quyết định mà không cần lý do gì, chỉ bởi
vì “tôi cảm thấy như vậy”.

Vấn đề bắt đầu từ đây, khi anh em vận dụng trực giác, liệu nó chính xác hay là sai? Anh em cho
nó là trực giác hay đó chỉ là cái cớ cho việc không tuân theo quy tắc?

Giải quyết vấn đề này bằng cách ghi lại Trực Giác cho mỗi trade xem sao.

Với mỗi trade, ghi lại là trade đó hoàn toàn tuân theo quy tắc trong hệ thống, hay là nó đã bị anh
em vận dụng trực giác khiến anh em bẻ cong quy tắc 1 chút, có thể gắn nhãn cho mỗi trade là
Trực Giác, hoặc Hệ Thống. Nhớ là ghi trước khi cái trade có kết quả nhé.
Sau khi được tầm vài chục lệnh, thử xem lại các trade mang tính Trực Giác đó có đem lại lợi
nhuận cho anh em không, hay chỉ đem lại thua lỗ. Từ đó quyết định có sử dụng tới Trực Giác cho
các trade tiếp theo hay không.

Price Action Trader ghi nhật ký như vậy đó anh em.


Khung thời gian nào là tốt nhất để trade Price Action?

Một trong các câu hỏi phổ biến nhất của những Trader học Price Action là khung thời gian nào là
tốt nhất. Thực ra không hề có khung thời gian tốt nhất cho tất cả mọi người, cũng như không có
phương pháp nào là phù hợp với mọi Trader. Anh em cần phải tự trả lời vài câu hỏi để xác định
khung thời gian phù hợp nhất với bản thân mình.

Bạn ưa thích độ biến động bao nhiêu?


Price Action Trader thường vào lệnh dựa trên các mẫu hình và setup nến, với stop loss đặt tại đầu
còn lại của setup đó. Như vậy dễ hiểu rằng setup trên các khung thời gian lớn thì có độ biến động
lớn, kéo dài từ 100 tới vài trăm pip, ngược lại các setup trên khung thời gian nhỏ thì độ biến động
nhỏ, thường từ vài đến vài chục pip.

Bảng dưới đây là thống kê ngẫu nhiên của đường ATR 233 cho các khung thời gian khác nhau
của cặp EURUSD:
Tuy nhiên, có 1 điều quan trọng cần lưu ý là anh em hoàn toàn có thể trade các khung thời gian
lớn mà không cần tài khoản quá lớn. Ở đây bất kể là biến động vài pip hay vài trăm pip, chúng ta
hoàn toàn có thể điều chỉnh khối lượng giao dịch sao cho số tiền rủi ro trên mỗi trade nằm ở mức
hợp lý và có thể chịu đựng được. Nếu anh em thích trade trên D1 nhưng chỉ có tài khoản nhỏ
(dưới 1000 USD), hãy mở tài khoản cent với lựa chọn mini lot thay vì standard lot.

Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho trading?


Khung thời gian càng nhỏ cần càng nhiều thời gian quan sát biểu đồ và quản lý lệnh. Dưới đây là
bảng thống kê sơ bộ:

Khung thời gian Cam kết dành thời gian cho trading

Dưới 30 phút Cả ngày, hoặc suốt thời gian vào lệnh

Trên 30 phút Vài lần trong ngày

Ngày Một lần mỗi ngày

Tuần Một lần mỗi tuần

Hãy xem lại thời gian biểu làm việc của anh em mỗi ngày và xác định thời gian anh em có thể
dành cho trading, rồi lựa chọn.

Tốc độ phân tích Price Action của bạn?


Bạn có thể nhìn vào các cây nến trong quá khứ và phân tích cực nhanh, setup này nọ. Nhưng nếu
các cây nến đang hình thành với tốc độ 15 phút 1 cây thì bạn có hiểu và phân tích chúng kịp
không?

Khung thời gian càng thấp càng yêu cầu khả năng phân tích price action nhanh nhạy. Tốc độ
phân tích này còn bao gồm khả năng nhận diện các setup Price Action và xác định chính xác
điểm vào, stop loss. Nếu bạn cảm thấy mình chỉ có thể phân tích được thoải mái khi có nhiều thời
gian, hãy trade các khung từ H4 trở lên.
Về cơ bản, các khung thời gian thấp mang áp lực rất lớn, vì anh em vừa phải theo dõi market, xác
định xu hướng, xác định setup và vào lệnh. Đôi khi chưa kịp làm xong quy trình trên thì market
đã chạy mất rồi.
 Nếu bạn thường xuyên phân tích bị sai, thì khung thời gian đó đang quá nhanh đối với
bạn;
 Nếu bạn thường xuyên bỏ lỡ các setup vào lệnh do phân vân, hãy chọn khung thời gian
thấp hơn;
 Nếu thấy tự tin vào khả năng và tốc độ phân tích vào lệnh của mình, thì chọn khung thấp
hơn.

Lời khuyên ở đây là nếu bạn mới bắt đầu học phân tích Price Action, hãy chọn khung D1. Nó đủ
chậm để bạn nhận ra được xu hướng chính và các setup vào lệnh, cũng không yêu cầu xem chart
quá nhiều lần trong ngày.

Độ cứng về tâm lý của bạn?

Trade trên các khung thời gian thấp cực kỳ căng thẳng và đầy áp lực, do đó yêu cầu
những Trader rất cứng về tâm lý. Ngược lại, các khung cao như H4 và D1 thì thoải mái hơn do
tốc độ chậm. Day trading thực sự không phải là món dành cho các Trader mới đặt chân vào
market, vì các khung thấp chứa đựng nhiều biến động giá nhiễu (noise), bạn phải đủ kinh nghiệm
để phân biệt các biến động nhiễu này với các hành động giá có ý nghĩa.

Một lần nữa, nếu bạn mới học Price Action, hãy bắt đầu với D1. Các setup trên D1 có độ chính
xác cực kỳ cao do đã loại bỏ toàn bộ biến động nhiễu, và mỗi cây nến đã chứa đựng toàn bộ biến
động của 1 ngày giao dịch.

Với mình, mình chọn khung D1 do các setup ưa thích của mình hoạt động tốt nhất trên D1, và
D1 làm cho việc trading của mình chiếm rất ít thời gian, ít căng thẳng mà vẫn hiệu quả.

Còn anh em thì sao, khung ưa thích của anh em là gì?

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
Giới thiệu:
Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC

Chiến lược Trend Bar thất bại.......................................................................................................................... 5


Trend Bar là gì? ............................................................................................................................................... 5
Ý tưởng chiến lược Trend Bar thất bại ........................................................................................................... 6
Ví dụ................................................................................................................................................................ 7
Chiến lược vận dụng Inside Bar để Day Trade ................................................................................................ 11
Khung thời gian để Day Trade ...................................................................................................................... 11
Chiến lược Inside Bar Day Trading ............................................................................................................... 11
Ví dụ.............................................................................................................................................................. 12
Đánh giá chiến lược Inside Bar Day Trading ................................................................................................. 13
Chiến lược Inside Bar NR4 cho những ngày ít biến động ................................................................................ 15
Inside Bar và NR4 là gì? ................................................................................................................................ 15
Quy tắc vào lệnh Inside Bar NR4 .................................................................................................................. 16
Ví dụ chiến lược Inside Bar NR4 ................................................................................................................... 16
Đánh giá chiến lược Inside Bar NR4 ............................................................................................................. 19
Chiến lược NR7 kiếm lời từ động lực phá vỡ ................................................................................................. 20
NR7 là nến gì? ............................................................................................................................................... 20
Quy tắc vào lệnh chiến lược NR7 ................................................................................................................. 20
Ví dụ chiến lược NR7 .................................................................................................................................... 21
Đánh giá chiến lược NR7 .............................................................................................................................. 22
Mô hình tiếp diễn Yum-Yum chuyên đánh Break Out ..................................................................................... 24
Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là gì? ............................................................................................................... 24
Ví dụ mô hình tiếp diễn Yum-Yum................................................................................................................ 24
Đánh giá mô hình tiếp diễn Yum-Yum.......................................................................................................... 26
PHỤ LỤC – 10 bộ sách hay nhất về Price Action .............................................................................................. 28
Trading Price Action của A.I.Brooks ............................................................................................................. 28
Forex Price Action Scalping của Bob Volman ............................................................................................... 29
YTC Price Action của Lance Beggs ................................................................................................................ 30
Bộ sách Price Action của Galen Woods ........................................................................................................ 31
Martin Pring on Price Pattern....................................................................................................................... 32
Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison ....................................................................... 33
Integrated Pitchfork Analysis - Basic to Intermediate bởi Mircea Dologa ................................................... 34
A complete guide to Volume Price Analysis của Anna Coulling ................................................................... 35
Trend Qualification and Trading của L. A. Little ........................................................................................... 36
The Art and Science of Technical Analysis của Adam Grimes ...................................................................... 37
Chiến lược Trend Bar thất bại

Chúng ta đang bước qua tập 5 của series Price Action chuyên sâu – Phần chiến lược giao dịch
Price Action. Có lẽ đây là phần anh em mong chờ nhất, vì có thể áp dụng kiếm lợi nhuận ngay.

Chân thành cảm ơn các anh em đã theo dõi và ủng hộ series Price Action của Hoài cho tới tận
bây giờ, Hoài thật sự rất vui.

Thôi giờ vô chiến lược nhé anh em.

Trend Bar là gì?

Trend Bar là cây nến chứa đựng 1 xu hướng nhỏ trong khung thời gian nhỏ hơn. Nó mở và đóng
tại 2 đầu của toàn cây nến.

Một Trend Bar tăng giá mở cửa gần giá thấp nhất và đóng cửa gần giá cao nhất. Một Trend Bar
giảm giá mở cửa gần giá cao nhất và đóng cửa gần giá thấp nhất.

Câu chuyện của Trend Bar: Trend Bar cho thấy Trader đã “cam kết” đi Theo 1 hướng nào đó.
Trong 1 giao dịch được khớp, số lượng người mua và người bán là hoàn toàn bằng nhau, như vậy
để cho giá tăng lên thì TÂM LÝ của người mua là mạnh mẽ hơn, muốn mua nhiều hơn là người
bán. Ngược lại cũng vậy.

Trend Bar phải có thân nến lớn hơn 50% toàn bộ chiều dài cây nến.
Ý tưởng chiến lược Trend Bar thất bại

Trong 1 xu hướng tăng, các nến Trend Bar giảm giá đại diện cho các trader đi ngược xu
hướng cố gắng đảo ngược xu hướng. Như vậy khi các trader này thất bại trong việc đảo ngược xu
hướng (thường là sẽ thất bại vì xu hướng luôn có khả năng tiếp diễn cao hơn đảo chiều), xu
hướng sẽ được tiếp diễn. Như vậy các Trend Bar giảm giá trong xu hướng tăng sẽ có xác suất
thất bại cao. Ta sẽ tận dụng các Trend Bar thất bại này để vào lệnh khi xu hướng tiếp diễn.

Chiến lược của chúng ta sẽ được hỗ trợ bởi vì khi các trader ngược xu hướng nhận ra rằng họ đã
sai, họ sẽ thoát lệnh bằng lệnh buy, cộng thêm lệnh buy từ các trader thuận xu hướng hiện tại, sẽ
làm cho giá tăng lên.

Chiến lược Trend Bar thất bại

Ta sẽ vào lệnh khi 1 Trend Bar ngược xu hướng thất bại, tức là lúc xu hướng chính được tiếp
diễn.

Nếu 1 Trend Bar không xuất hiện sau 1 Trend Bar trước đó, chúng ta sẽ chuẩn bị cho sự xuất
hiện của cây Trend Bar thất bại.

Quy tắc vào lệnh Buy:


1. EMA 20 hướng lên, hoặc xu hướng hiện tại là tăng
2. Trend Bar giảm giá xuất hiện
3. Đáy của Trend Bar giảm này bị phá thủng, nhưng giá không hình thành 1 Trend Bar giảm
giá tiếp theo
4. Đặt lệnh buy stop phía trên đỉnh của nến hiện tại
5. Huỷ lệnh nếu không được kích hoạt trong cây nến tiếp Theo

Quy tắc vào lệnh Sell:

1. EMA 20 hướng xuống, hoặc xu hướng hiện tại là giảm


2. Trend Bar tăng giá xuất hiện
3. Đỉnh của Trend Bar tăng này bị phá thủng, nhưng giá không hình thành 1 Trend Bar tăng
giá tiếp theo
4. Đặt lệnh sell stop phía dưới đáy của nến hiện tại
5. Huỷ lệnh nếu không được kích hoạt trong cây nến tiếp Theo

Ví dụ

Ví dụ lệnh ES Futures M5:

Các Trend Bar được đánh dấu bằng mũi tên trên biểu đồ:

1. Trend bar giảm mạnh, đằng sau nó là 1 nến nhỏ phá vỡ đáy Trend Bar, nhưng không phải
là 1 Trend Bar giảm. Đây là 1 setup đẹp của chiến lược, nhưng lệnh buy stop không được
kích hoạt vì giá không phá lên đỉnh của cây nến nhỏ này tại cây nến sau nó
2. Nến Trend Bar giảm test đường EMA và không thể giảm sâu hơn. Đáy Trend Bar bị phá
bởi cây nến sau nó, nhưng cây nến này không phải trend bar, như vậy thoả điều kiện đặt
lệnh. Lệnh buy stop được kích hoạt ngay cây nến tiếp Theo và cho lợi nhuận
3. Trend Bar này cũng chính là 1 inside bar. Nến sau nó phá vỡ đáy của nó và không phải là
trend bar, như vậy có thể đặt lệnh buy stop tại đỉnh cây nến này. Lệnh được kích hoạt
ngay cây nến tiếp Theo và cho lợi nhuận rất tốt
4. Nến đằng sau nến marubozu giảm mạnh phá đáy của marubozu, nhưng lệnh buy stop
không được kích hoạt

Nên nhớ, ta sẽ HUỶ LỆNH nếu lệnh không được kích hoạt NGAY CÂY NẾN TIẾP THEO.

Bởi vì các lệnh đẹp nhất thường sẽ cho kết quả ngay lập tức, càng đợi lâu thì setup càng mất đi
tính hiệu quả. Ta sẽ huỷ lệnh để loại bỏ rủi ro các lệnh không đẹp, chỉ vào những lệnh đẹp.

Ví dụ AMEREN CORP D1:

1. Setup buy khi nến sau phá vỡ đáy trend bar giảm, tuy nhiên ta huỷ lệnh vì nến tiếp Theo
không kích hoạt lệnh
2. Setup buy đẹp và lệnh được kích hoạt ngay
3. Setup không được kích hoạt

Ví dụ EURUSD D1:
1. Trend bar giảm, nến tiếp Theo phá đáy trend bar. Lệnh buy stop được kích hoạt
2. Setup buy, lệnh được kích hoạt nhưng bị thua lỗ
3. Trend bar giảm, nến tiếp Theo phá đáy trend bar. Lệnh được kích hoạt và đem lại lợi
nhuận
Ví dụ S&P 500 MN1:

1. Setup buy đẹp, nhưng có thể đem lại thua lỗ nếu anh em không thoát sớm
2. Setup buy đẹp
Trên đây là 1 ý tưởng giao dịch khá đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, ta tận dụng sự thất bại của
Trend Bar để kiếm lời. Nếu tuân thủ đúng quy tắc của hệ thống, anh em hoàn toàn có thể kiếm
lời đều đặn trong dài hạn.
Chiến lược vận dụng Inside Bar để Day Trade

Inside Bar là 1 mẫu hình cực kỳ phổ biến và hấp dẫn trong Price Action, và nếu biết cách ứng
dụng, anh em hoàn toàn có thể Day Trade kiếm lợi nhuận rất tốt bằng Inside Bar.

Khung thời gian để Day Trade

Khung 5 phút - M5 là 1 lựa chọn phổ biến trong giới Day Trader, tuy nhiên nó chỉ là phổ biến.
Anh em hoàn toàn có thể thoải mái day trade với M1, M15, thậm chí H1 cũng có thể day trade.
Cái anh em cần quan tâm ở đây là inside bar nào đáng trade, inside bar nào không.

Trong bài này tác giả Galen Woods trade các setup inside bar của YM Futures trên khung thời
gian 4 phút, tuy nhiên anh em hoàn toàn có thể ứng dụng với forex và trên các khung thời gian
khác nhau.

Chiến lược Inside Bar Day Trading

Các quy tắc vào lệnh sau đây nhằm mục đích bắt được cú hồi đầu tiên trong 1 xu hướng mới
bằng 1 inside bar. Ta xác định xu hướng bằng đường trung bình SMA 21.

Quy tắc vào lệnh buy:

 Từ dưới SMA, giá bắt đầu cố gắng vượt lên trên nó. 1 cây nến phải xuyên thủng và đóng
cửa trên SMA
 Đợi inside bar tăng giá xuất hiện
 Đặt buy stop ngay phía trên inside bar, dừng lỗ phía dưới

Quy tắc vào lệnh sell:

 Từ trên SMA, giá bắt đầu cố gắng vượt xuống dưới nó. 1 cây nến phải xuyên thủng và
đóng cửa dưới SMA
 Đợi inside bar giảm giá xuất hiện
 Đặt sell stop ngay phía dưới inside bar, dừng lỗ phía trên

Ví dụ

YM Futures inside bar giảm giá - lệnh thắng:

1. Market đang nằm trên SMA 21


2. Nến này xuyên thủng và đóng cửa dưới SMA cho dấu hiệu sự thay đổi xu hướng. Lúc này
ta bắt đầu tìm các inside bar giảm giá
3. Sau khi giá rớt khỏi SMA, ta không thấy tín hiệu tăng giá nào, giá không thể hồi lại
chạm SMA, như vậy tâm lý giảm đã rõ ràng
4. Inside bar giảm giá hình thành, ta đặt sell stop tại đáy mother bar (cây nến lớn) với dừng
lỗ tại đỉnh

Có rất nhiều cách để thoát lệnh, vì ta kỳ vọng xu hướng sẽ tiếp diễn nên cách tốt nhất là trail stop
cho tới khi 1 tín hiệu đảo chiều xuất hiện.
YM Futures inside bar tăng giá - lệnh thua:

Nến đầu tiên của biểu đồ này cũng là nến đầu tiên của phiên giao dịch

1. Phiên bắt đầu khi giá nằm dưới SMA 21


2. Trong vòng nửa giờ, giá thành công và vượt lên trên SMA
3. Sóng hồi nhỏ này bị từ chối bởi SMA, cho thấy khả năng tâm lý tăng đã rõ ràng và giá
không thể điều chỉnh thêm nữa
4. Khi market hình thành đỉnh mới, nó chuyển sang trạng thái đi ngang. Các nến này có bóng
trên và bóng dưới dài, cho thấy lực bán và mua khá cân bằng nhau
5. Trong đoạn tích luỹ, 1 setup inside bar hình thành. Ta đặt buy stop tại đỉnh nến mẹ -
mother bar với stop loss tại đáy. Lệnh này bị dừng lỗ ngay sau đó

Đánh giá chiến lược Inside Bar Day Trading

Trong 1 thị trường thanh khoản cao, tại 1 khung thời gian phù hợp, các setup inside bar cung cấp
các cơ hội vào lệnh xác suất cao. Nó vừa là công cụ để timing - xác định thời điểm vào lệnh, vừa
có thể xác định chính xác rủi ro (với dừng lỗ ở vị trí tự nhiên là đuôi còn lại của mother bar). Tuy
nhiên có 2 điểm anh em cần lưu ý khi trade chiến lược này
1. hãy xác định các xu hướng mới hình thành. Bởi vì các cú trade hồi lại tại thời điểm xu
hướng mới hình thành có xác suất thắng cao hơn và cơ hội lợi nhuận lớn hơn
2. Hãy TRÁNH XA các vùng tích luỹ. Đây là điểm rất quan trọng khi trade với inside
bar. inside bar rất thường xuyên xuất hiện tại các vùng giá tích luỹ, và các inside bar thế
này thường vô giá trị, vì khi nằm trong vùng tích luỹ giá rất khó đoán và thường xuyên có
phá vỡ giả. Vấn đề ở đây là phân biệt inside bar có nằm ở vùng tích luỹ hay không.

Xem lại 2 ví dụ trên, trong lệnh thắng, giá đang hồi lên và bearish sentiment thể hiện rất rõ qua
các bóng nến trên dài, nó không hề tích luỹ. Trong lệnh thua, các bóng nến trên và dưới rất ngang
nhau, như vậy đây là 1 vùng tích luỹ. Các lệnh thua luôn có nguyên do của nó.
Chiến lược Inside Bar NR4 cho những ngày ít biến động

Có 1 điều mình muốn anh em lưu ý trước khi bước vào bài học tiếp theo, đó là chúng ta đã bước
vào Phần 5 của chuỗi bài Price Action chuyên sâu - chuyên về các chiến lược giao dịch Price
Action. Vì là chuyên về chiến lược nên KHÔNG NHẤT THIẾT phải đọc và học hết tất cả các
bài trong phần này, anh em chỉ cần chọn ra cho mình MỘT chiến lược ưa thích, luyện tập nó và
hoàn thiện nó. Đừng đọc quá nhiều, áp dụng quá nhiều rồi tẩu hoả nhập ma.

Những bài về Price Action mà anh em cần đọc hết nằm từ phần 1 - phần 4, anh em chỉ cần bấm
vào link trên là thấy được tất cả các bài trong chuỗi Price Action của Hoài. Từ phần 5 trở đi, anh
em chỉ đọc những chiến lược nào thấy thích và muốn áp dụng mà thôi.

Inside Bar và NR4 là gì?

Inside Bar NR4 là chiến lược được hoàn thiện bởi Toby Crabel, dựa trên 2 mẫu hình Price Action
là Inside Bar và NR4.

Inside Bar thì anh em biết rồi, gồm 2 nến: nến mẹ đứng trước bao bọc toàn bộ đỉnh đáy của
nến Inside Bar đứng sau.

NR4 (Narrow Range 4) là cây nến có chiều dài ngắn nhất trong 4 cây nến gần nhất.
Như vậy, Inside bar NR4 cho thấy thời điểm đó thị trường di chuyển ít và có biến động thấp, tức
là đang bị nén. Khi thấy cặp Inside bar NR4, ta sẽ trade breakout khi biến động quay trở lại.

Quy tắc vào lệnh Inside Bar NR4

Quy tắc vào lệnh buy:

 Xu hướng là tăng
 Một inside bar với cây nến inside bar có chiều dài ngắn nhất trong 4 cây nến gần nhất (so
với 3 cây nến trước đó)
 Đặt lệnh buy stop tại đỉnh của cây nến này
 Đợi break out làm kích hoạt lệnh.

Quy tắc vào lệnh sell:

 Xu hướng là giảm
 Một inside bar với cây nến inside bar có chiều dài ngắn nhất trong 4 cây nến gần nhất (so
với 3 cây nến trước đó)
 Đặt lệnh sell stop tại đáy của cây nến này
 Đợi break out làm kích hoạt lệnh.

Ví dụ chiến lược Inside Bar NR4

Ví dụ lệnh thắng EURUSD D1:


Mũi tên xanh chính là setup inside bar NR4 - cây nến inside bar có chiều dài ngắn nhất so với 3
cây nến trước đó. Setup này xuất hiện tại hỗ trợ trong 1 xu hướng tăng. Như vậy ta đặt lệnh buy
stop tại đỉnh cây nến này, và lệnh này được kích hoạt vào cây nến ngày tiếp theo. Anh em thấy
setup đã dẫn tới 1 sóng tăng rất mạnh và đẹp.

Quan trọng là setup này được hỗ trợ bởi hành động tăng giá trước đó:

1. Pin bar từ chối giá đẩy giá tăng lên


2. Lực tăng được tiếp diễn bởi hành động follow-through của market
3. Setup xuất hiện sau sóng điều chỉnh nhẹ và nằm ngay tại hỗ trợ, như vậy nó đáng để vào

Ví dụ lệnh thua DuPont D1:


Mũi tên xanh là setup của chúng ta. Nó thoả toàn bộ điều kiện của setup. Lệnh buy stop được đặt
tại đỉnh cây nến này nhưng bị thoát dừng lỗ vài ngày sau đó. Anh em cùng xem chuyện gì xảy ra:

1. Sau 1 đoạn giảm dài, market hình thành mẫu hình hai đáy (double bottom) - khả năng đảo
chiều sang tăng
2. Hành động giá tăng từ mẫu hình hai đáy
3. Giá bị từ chối rất mạnh bởi pin bar đuôi dài giảm giá (long-tailed bearish pin bar). Cái
đuôi của pin bar này đã khiến cho khá nhiều Trader đang buy bị đu đỉnh, market để lại
đuôi cho thấy vùng này có lực bán mạnh
Như vậy lý do cho lệnh thua là setup xuất hiện ngay sau khi market bị từ chối tăng, động lực tăng
đã không còn nữa.

Ví dụ: USDJPY D1:


Setup inside bar NR4 rất đẹp của UJ mà Hoài đang theo.

Đánh giá chiến lược Inside Bar NR4

Khác với hành động co thắt dải băng của Bollinger Bands, Inside Bar NR4 chỉ cho thấy biến
động giảm đi của market trong ngắn hạn. Do đó, việc xem xét hành động giá trước các
setup Inside Bar NR4 là cực kỳ quan trọng. Hoàn cảnh của market lúc đó sẽ quyết định là setup
có thắng lợi hay không.

Khi nằm đúng ngữ cảnh là động lực tăng giá đang bị nén lại, Inside Bar NR4 có thể cho 1 setup
rất đẹp với rủi ro thấp. Ngược lại nếu market đang tích luỹ trong 1 range giá đi ngang, khi mà
động lực tăng chưa rõ ràng (như trong ví dụ 2), thì Inside Bar NR4 chỉ là 1 phần trong đoạn tích
luỹ đó, có thể dẫn tới tích luỹ dài hơi dẫn tới thua lỗ, hay thậm chí là bẫy giá.
Chiến lược NR7 kiếm lời từ động lực phá vỡ

Giai đoạn sóng yên biển lặng trước 1 cú phá vỡ của market có thể là thời điểm vào lệnh hợp lý,
từ đó ta có thể kiếm lời từ cú nổ tiếp theo sau đó. Chiến lược NR7 với mẫu hình 7 cây nến có thể
giúp anh em làm được việc này.

NR7 là nến gì?

NR7 là Narrow Bar 7, dùng để chỉ cây nến có chiều dài từ đỉnh tới đáy ngắn nhất trong cụm 7
cây nến gần nhất, tức là so với 6 cây nến trước nó. Cây nến này báo hiệu khả năng phá vỡ của
market sau 1 thời gian tích luỹ.

Nếu anh em hỏi tại sao lại chọn 7 cây nến mà không phải là 8 hay 10 thì cụm 7 cây nến cho xác
suất phá vỡ đúng cao nhất, tựa như NR4 vậy. Người ta đã làm thống kê và chọn ra cụm 4 cây nến
và 7 cây nến là đáng vào lệnh nhất.

Chiến lược ngày hôm nay của Price Action chuyên sâu sẽ bàn về cụm nến NR7 để vào lệnh thuận
theo xu hướng, tận dụng động lực phá vỡ của market sau tích luỹ để kiếm lợi nhuận.

Quy tắc vào lệnh chiến lược NR7

Quy tắc vào lệnh buy:


 6 cây nến trước đó đều nằm trên đường EMA 20
 Buy tại cú phá vỡ đỉnh cây nến NR7 (đặt buy stop tại đỉnh cây nến này)
Quy tắc vào lệnh sell:

 6 cây nến trước đó đều nằm dưới đường EMA 20


 Sell tại cú phá vỡ đáy cây nến NR7 (đặt sell stop tại đáy cây nến này)

Ví dụ chiến lược NR7

Ví dụ lệnh thắng NR7 thuận xu hướng giảm:

Đây là biểu đồ 3 phút của CL futures trên sàn NYMEX. Đường cam là 20 EMA. Các cây
nến NR7 được đánh dấu vàng.

1. Giá rơi xuống khỏi đường EMA bằng 8 cây nến giảm liên tiếp
2. 6 cây nến dẫn tới nến NR7 đều nằm dưới EMA, như vậy thoả mãn điều kiện của hệ thống,
cho thấy động lực giảm vẫn được giữ vững. Mặc dù nến NR7 là nến tăng, nhưng nó vẫn
chưa chạm được tới đường EMA. Ta có thể sell cú break đáy của nến NR7 này bằng lệnh
sell stop
3. Sau khi giá giảm đẹp, market bắt đầu quay lại retest mức hoà vốn của trade. Tuy nhiên cố
gắng phá vỡ ngược trend của sóng tăng này đã thất bại và giá quay đầu giảm tiếp

Anh em để ý nến NR7 thứ hai là 1 doji, do đó nếu đã lỡ kèo đầu tiên thì vẫn có thể sell cú break
của doji này, đánh dấu sóng hồi điều chỉnh kết thúc.
Ví dụ lệnh thua NR7 thuận xu hướng giảm:

Cũng là biểu đồ CL 3 phút, ở ví dụ này ta sẽ xem 1 setup NR7 bị thất bại và phân tích tại sao
lệnh này lại bị dừng lỗ.

1. 6 cây nến dẫn tới NR7 đều nằm dưới EMA, như vậy đủ điều kiện đặt lệnh. Ta đặt sell stop
dưới đáy của NR7. Để ý cụm nến NR7 có tới 5 nến tăng, như giá không thể chạm
tới EMA cho thấy động lực giảm vẫn còn mạnh
2. Lệnh được kích hoạt, tuy nhiên market lại rơi vào trạng thái tích luỹ chặt ngay sau đó
3. Lệnh bị dừng lỗ bởi 1 upthrust - bẫy giá tăng, ngay sau đó lại rơi rất mạnh.

Đánh giá chiến lược NR7

NR7 với NR4 đều là các mẫu hình nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống giao
dịch của nhiều Trader. Trong chiến lược NR7 chúng ta đang bàn, ta đang tìm kiếm các xu
hướng mạnh và sử dụng NR7 như là 1 mẫu hình để vào lệnh thuận xu hướng.

Tuy nhiên không nên tuân theo quy tắc vào lệnh 1 cách máy móc, khả năng thắng phụ thuộc rất
nhiều vào cách anh em đánh giá market tại thời điểm đó. Vài nến NR7 xuất hiện tại đỉnh của 1 xu
hướng tăng hoặc tại đáy của 1 xu hướng giảm. Đó đương nhiên không phải là các vị trí đẹp để
vào lệnh.
Bên cạnh đó, cực kỳ cẩn trọng khi anh em phát hiện nhiều nến NR7 liên tiếp, vì khi đó rất có thể
market đã rơi vào 1 đoạn tích luỹ hẹp, và NR7 trở nên không đáng tin cậy. Tất cả các setup price
action đều không đáng tin cậy nếu nó xuất hiện tại sai vị trí.

NR7 đẹp nhất khi nó xuất hiện tại cuối sóng điều chỉnh của 1 xu hướng.
Mô hình tiếp diễn Yum-Yum chuyên đánh Break Out

Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là 1 setup price action rất đẹp và có xác suất cao, được giới thiệu
trong cuốn sách Ultimate Trading Guide by John R. Hill, George Pruitt, and Lundy Hill. Hôm
nay chúng ta sẽ thử xem mô hình này có thơm ngon như cái tên của nó không.

Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là gì?

Đi thẳng vào vấn đề luôn nhé anh em. Quy tắc vào lệnh Buy với mô hình tiếp diễn Yum-Yum như
sau:

 Xu hướng hiện tại đang là tăng (có thể dùng EMA 21 để xác định Xu hướng)
 Swing high bị phá bởi 1 cây nến có thân dài hơn chiều dài của 10 cây nến trước đó
 Giá đóng cửa của nến này phải gần giá cao nhất, và đương nhiên phải là nến tăng
 Đặt lệnh buy stop tại đỉnh cây nến này. Nếu lệnh không được kích hoạt trong 1-3 cây nến
tiếp Theo thì huỷ lệnh.
Quy tắc vào lệnh sell:

 Xu hướng hiện tại đang là giảm (có thể dùng EMA 21 để xác định Xu hướng)
 Swing low bị phá bởi 1 cây nến có thân dài hơn chiều dài của 10 cây nến trước đó
 Giá đóng cửa của nến này phải gần giá thấp nhất, và đương nhiên phải là nến giảm
 Đặt lệnh sell stop tại đáy cây nến này. Nếu lệnh không được kích hoạt trong 1-3 cây nến
tiếp Theo thì huỷ lệnh.

Ví dụ mô hình tiếp diễn Yum-Yum

Ví dụ lệnh thắng - lệnh sell mô hình tiếp diễn Yum-Yum:


Trên đây là biểu đồ 5 phút của Russell 2000 Futures. Phần biểu đồ nằm dưới cùng là range (chiều
dài) của mỗi cây nến với 1 đường trung bình 10 chu kỳ. Thật ra ta không cần phải sử dụng tới
phần range này, vì mắt thường hoàn toàn có thể phân biệt được cây nến có chiều dài lớn nhất so
với các nến nhỏ trước đó trên biểu đồ.

Xu hướng giảm đang tồn tại trong ngày, như vậy ta có thể canh sell tiếp diễn với mô hình Yum-
Yum tiếp diễn giảm. Anh em cùng xem setup.

1. Phiên giao dịch bắt đầu với 1 xu hướng giảm mạnh, giá chững lại và hình thành 1 tam giác
2. 1 nến giảm mạnh phá cạnh dưới của tam giác, và có range lớn hơn rất nhiều so với các cây
nến trước đó, như vậy đây là 1 cú breakout xuống rất đẹp. Đặt lệnh sell stop tại đáy cây
nến này
3. Lệnh được kích hoạt ngay cây nến tiếp Theo. Điều này cho thấy sự gấp gáp trong lực bán
và xác nhận khả năng tiếp diễn của xu hướng giảm. Dừng lỗ cho lệnh này có thể đặt 1
cách hợp lý phía cạnh trên của tam giác

Ví dụ lệnh thua - lệnh buy mô hình tiếp diễn Yum-Yum:


Biểu đồ ngày của Wal-Mart với mô hình tiếp diễn tăng Yum-Yum bị thất bại, chúng ta cùng xem
tại sao nó thất bại.

1. Xu hướng tăng tồn tại trên khung ngày, điều quan trọng cho 1setup vào lệnh tiếp diễn
2. Nến breakout có range lớn hơn 10 cây nến trước đó nhưng không quá vượt trội, và vượt
hẳn lên trên vùng kháng cự, như vậy có thể vào lệnh tại nến này. Lệnh buy stop được đặt
tại đỉnh nến với dừng lỗ tại swing low gần nhất
3. Lệnh được kích hoạt ngay ngày tiếp Theo, tuy nhiên không có hành động giá tiếp diễn nào
đáng kể. Market đi ngang trong vài ngày tiếp Theo và chạm dừng lỗ.

Điểm mấu chốt ở đây là chiều dài - range của cây nến breakout KHÔNG QUÁ vượt trội so với
chùm nến trước đó. Nôm na ta phải cố gắng 1 chút mới nhận ra sự xuất hiện của nó trong chùm
nến lân cận. Do đó nên sự hứng thú (interest) của phe mua thời gian sau đó nhanh chóng lụi dần,
khiến market đi ngang và chạm dừng lỗ.

Đánh giá mô hình tiếp diễn Yum-Yum

Yum-Yum là mô hình đánh tiếp diễn xu huống. Do đó điều đầu tiên mà anh em cần chắc chắn
khi muốn đánh setup này là market đang tồn tại 1 xu hướng mạnh.

Có 2 cách để đánh Theo xu hướng: 1) vào lệnh khi market đang có sóng hồi ngược với xu
hướng chính, gọi là đánh pullback. 2) vào khi market breakout khỏi đỉnh đáy trước đó, gọi là
đánh breakout. Setup Yum-Yum này dựa vào cách thứ 2, nhưng cải thiện được cách đánh này
bằng 2 cách:
1. nó vận dụng range - chiều dài cây nến để xác nhận cú breakout. Các cú breakout với range
lớn thường có xác suất cao hơn
2. nó giới hạn thời gian cho các hành động giá tiếp sau cú breakout. Nếu lệnh không được
kích hoạt trong vòng 1-3 cây nến sau nến chính, ta sẽ huỷ lệnh do interest đã bị mất đi.

Nhìn chung đây là 1 chiến lược rất thơm, vừa có xác suất cao, vừa có tỷ lệ RR hấp dẫn.
PHỤ LỤC – 10 bộ sách hay nhất về Price Action

Vậy là ta đã đi xong phần các chiến lược Price Action thông dụng, và cuối cùng sẽ là các cuốn
sách và nguồn tài liệu dành cho anh em muốn nghiên cứu sâu thêm. Price Action là 1 phương
pháp giao dịch đơn giản nhưng các tài liệu về nó thì rất là nhiều, việc đọc thêm các tài liệu này sẽ
“mài” cho con dao của anh em ngày càng sắt bén hơn.

Thành công của Price Action Trading chính là nhờ vào con người sử dụng nó, chứ không phải
nhờ vào 1 công cụ, mà con người thì luôn cần được hoàn thiện, mài giũa. Hy vọng rằng
series Price Action chuyên sâu đã phần nào giúp anh em hiểu về Price Action, và tuyệt vời nhất
là vận dụng được vào trading để kiếm lợi nhuận. Cảm ơn anh em đã đồng hành với Hoài để hoàn
thành chuỗi bài viết này.

Trading Price Action của A.I.Brooks

Download tại đây

Bộ sách về Price Action của A.I.Brooks thuộc hàng kinh điển trong sách Price Action trading,
mặc dù Brooks không phải là người phát minh ra Price Action. Đây cũng là bộ sách mà các Price
Action Trader nghiên cứu nhiều nhất khi muốn giao dịch với Price Action.

Trong bộ sách này, Brooks giới thiệu các khái niệm như second entry (vào lệnh lần 2), trend bar
(nến xu hướng), M2B/M2S, cùng những mẫu hình Price Action có xác suất cao khi áp dụng
đúng xu hướng và hoàn cảnh của market. Cái hay của bộ sách này là nó đã kết hợp các mẫu hình
Price Action để hình thành nên các hệ thống giao dịch vững chắc, có thể áp dụng được.
Forex Price Action Scalping của Bob Volman

Download tại đây

Bob Volman tập trung vào 1 phong cách giao dịch price action có lẽ không phù hợp với toàn bộ
mọi người. Ông scalping (lướt sóng ngắn) để kiếm lợi nhuận nhỏ sử dụng khung thời gian 70
tick.

Trong khi Brooks giới thiệu các mẫu hình Price Action mang tính phân tích và ít tập trung hơn
vào các thiết lập giao dịch (trading setup), Bob giải thích 7 thiết lập giao dịch chính xác. Do đó
nếu anh em đang tìm kiếm các trading setup price action để scalping, cuốn sách này là dành cho
anh em.
YTC Price Action của Lance Beggs

Download tại đây

Sau A.I. Brooks thì Lance Beggs là người được nhắc tới nhiều thứ nhì trong giới Price
Action trader. Bộ sách YTC Price Action của Beggs cũng được gọi là cửu âm chân kinh của
Price Action trader, và nó có lợi thế là ngắn hơn và dễ hiểu hơn sách của A.I. Brooks. Mình thì
khuyên anh em nên đọc bộ này trước rồi mới nên đọc Brooks, để tránh việc tẩu hoả nhập ma.

Ngoài viết sách ra thì Lance Beggs cũng có 1 cái blog tên là yourtradingcoach.com , nơi ông ghi
lại các giao dịch và kinh nghiệm của mình. Sắp tới Hoài sẽ khai thác triệt để trang này cho anh
em, vì Beggs viết bài hay và chất lắm.
Bộ sách Price Action của Galen Woods

Download tại đây

Nếu anh em tinh ý thì không khó để nhận ra TOÀN BỘ các bài viết trong chuỗi Price Action
chuyên sâu của Hoài là lược dịch từ chuỗi bài trên trang tradingsetupreview.com của Galen
Woods. Mình chọn đây làm chuỗi bài chính vì nó cực kỳ dễ hiểu, văn phong đơn giản, ví dụ chi
tiết. Galen Woods còn viết sách, và bộ sách này đương nhiên sẽ đầy đủ hơn chuỗi Price Action
chuyên sâu mà Hoài đã lược dịch.

Cảm ơn bác @Hunter287 vì đã chia sẻ bộ sách cực chất này.


Martin Pring on Price Pattern

Download tại đây

Đừng nghe price pattern mà ngán nhé anh em. Các mô hình giá được đưa ra trong sách của
Martin chỉ là các mẫu hình đơn giản, nhưng hay ở chỗ tập trung hơn vào cách xác định các mẫu
hình sao cho đúng, và cách kiếm lợi nhuận từ các mẫu hình đó. Anh em xác định được vai đầu
vai hay hai đỉnh, hay đáy rồi, nhưng làm sao biết cái nào sẽ phát huy tác dụng, cái nào không?
Hoặc nếu đã xác định đúng mô hình nhưng trade như thế nào cho hiệu quả? Đây là các vấn đề
đau đầu, không hề đơn giản đã được Martin trình bày cực kỳ hay và dễ hiểu.

Kỳ này đi tiếp 5 bộ còn lại nhé, chúng ta đang bước vào những kỳ cuối cùng của Price Action
chuyên sâu rồi.
Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison

Download tại đây

Sau khi Steve Nison giới thiệu nến Nhật cho các Trader phương tây, biểu đồ nến đã trở thành
công cụ không thể thiếu cho bất kỳ người nào muốn giao dịch tài chính. Có thể nói việc này đã
lật sang 1 trang mới cho các Trader ở phương tây, trong đó có Price Action Trader.

Cuốn sách này tập trung chuyên sâu về các mô hình nến ngắn hạn, đào sâu hơn các mô hình
thông dụng ta thường thấy. Các cái tên như nến nhận chìm (engulfing), Hammer, Shooting
star giờ đây đã quen thuộc hơn với nhiều Trader. Các chiến lược tiêu biểu bao gồm việc kết hợp
mô hình nến với mô hình giá và các điểm xoay (pivot point).
Integrated Pitchfork Analysis - Basic to Intermediate bởi Mircea Dologa

Download tại đây

Phân tích đường xu hướng là 1 công cụ khá mạnh trong Price Action trading, và cuốn sách này sẽ
hướng dẫn anh em vận dụng đường xu hướng và cây đinh ba huyền thoại Andrew Pitchfork vào
giao dịch Price Action. Có vài quyển viết về phương pháp này, nhưng cuốn sách này của Tiến sỹ
Mircea Dologa là nổi bật hơn cả. Nó được viết và trình bày 1 cách rõ ràng dành cho những người
mới bắt đầu cũng có thể hiểu và vận dụng được. Nếu anh em là fan của cây đinh ba Andrew, anh
em không thể bỏ qua nó.
A complete guide to Volume Price Analysis của Anna Coulling

Download tại đây

Cuốn này xứng đáng được ghi vào danh sách vì rất rất nhiều Price Action Trader có sử dụng
Volume vào phân tích, và thật sự phân tích volume rất mạnh mẽ. Volume khác với các chỉ báo
khác là nó chỉ lấy dữ liệu thô, không hề bị biến đổi qua công thức nào, nên các kết quả mà nó
đem lại cũng thuần khiết tương tự như dữ liệu giá. Volume cũng không hề bị trễ tín hiệu như các
chỉ báo kỹ thuật khác.

Anna Coulling đã viết tất cả những thứ anh em cần biết về phân tích Volume trong cuốn sách
này. Cách cô giải thích khiến cho việc phân tích và áp dụng volume trong trading trở nên dễ dàng
hơn.

Cuốn sách này đặc biệt hữu ích cho các anh em giao dịch trên các thị trường mà volume mang
vai trò quan trọng, như Stock và cryptocurrency.
Trend Qualification and Trading của L. A. Little

Download tại đây

Xác định 1 xu hướng có đang tồn tại hay không trên thị trường là chìa khoá của giao dịch thành
công, vì mọi lợi nhuận ổn định đều kiếm được trên các thị trường có xu hướng. Phân tích xu
hướng là kỹ năng không thể thiếu đối với không chỉ Price Action Trader, mà toàn bộ
các Trader khác. Do đó xu hướng xứng đáng được nghiên cứu nhiều hơn là chỉ đọc 1 cái khái
niệm.

L. A. Little đã dựng nên 1 cái khung để đánh giá chất lượng xu hướng và tìm ra xu hướng đẹp
nhất, chỉ sử dụng giá và volume. Ý tưởng vận dụng giá và volume để xác định xu hướng cực kỳ
hấp dẫn với Price Action Trader, những con người chỉ thích lối giao dịch tối giản.

Chúng ta chỉ xác định xu hướng bằng đường trung bình, hoặc trendline hoặc nhìn bằng mắt,
nhưng tác giả đi sâu hơn và viết ra được cấu trúc của xu hướng để đánh giá chất lượng của nó.
Đọc xong cuốn sách này, anh em sẽ không còn bị bối rối khi xác định xu hướng nữa.
The Art and Science of Technical Analysis của Adam Grimes

Download tại đây

Cuốn sách này nói về “Cấu trúc thị trường, Hành động giá và các chiến lược giao dịch”, những
nội dung không thể thiếu nếu anh em muốn nghiên cứu sâu hơn về Price Action trading.

Cuốn sách này được trình bày Theo 1 hệ thống rất dễ hiểu và bao gồm nhiều ý tưởng giao dịch
hay. Và cái hay của nó còn thể hiện ở chất “nghệ thuật” (Art) của việc giao dịch. Cùng với phần
quản lý rủi ro và phần về “cái tôi cá nhân được định hướng đúng của Trader”, cuốn sách này là 1
trong những tài liệu đầy đủ nhất dành cho Price Action Trader.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

You might also like