You are on page 1of 3

Nguyễn Tuấn Minh - 21ST2

Ngày 11 tháng 5 năm 2022


Chương 1

HÀM LỒI TRÊN ĐƯỜNG


THẲNG THỰC
Chương này trình bày khái niệm hàm lồi một biến thực và một số kết quả
liên quan. Các kết quả ở đây vừa hệ thống hóa và tìm hiểu sâu hơn về hàm lồi,
vừa là các kiến thức chuẩn bị cho việc chứng minh các kết quả ở chương 2. Các
khái niệm và kết quả của chương này được tham khảo trong các tài liệu [1, 2, 3,
6].

1.1 Hàm lồi


Tập I được gọi là tập lồi trong R nếu với mọi x, y ∈ I , mọi λ ∈ R, λ ∈ [0, 1]
thì λx + (1 − λ)y ∈ I.
Ví dụ. Các tập I trong R có dạng (a, b); [a, b]; (a, b]; [a, b) là các tập lồi.
Định nghĩa 1.1.1. Hàm số f : I → R được gọi là hàm lồi nếu I là tập lồi và với
mọi x, y ∈ I , mọi λ ∈ R, λ ∈ [0, 1], ta có:

f (λx + (1 − λ)y ≤ λf (x) + (1 − λ)f (y) (1.1)


Hàm f được gọi là lồi chặt nếu bất đẳng thức (1.1) là bất đẳng thức chặt
với x ̸= y, λ ∈ (0, 1).
Nếu hàm −f là hàm lồi (lồi chặt) thì f được gọi là hàm lõm (lõm chặt).
Nếu hàm f vừa lồi, vừa lõm thì f được gọi là hàm affine.

Về mặt hình học: Nếu f : I → R là hàm số lồi, và u, v ∈ I, u < v, thì


đoạn thẳng nối hai điểm (u, f (u)) và (v, f (v)) hoặc là thuộc hoặc là nằm phía
trên đồ thị của hàm số f (x) trên đoạn [u, v]. Ta có :

f (v) − f (u)
f (x) ≤ f (u) + (x − u).
v−u

1
Hình 1.1: Hàm số lồi. Đồ thị nằm dưới dây cung

You might also like