You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

2.2. Trang bìa Đề cương Luận v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Tên đề tài:
Nghiên cứu chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức
bảo vệmôi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa
bàn thành phố Hội An

GVHD : ThS. Nguyễn Văn Khánh


SVTH : Nguyễn Văn Hùng
Lớp : 21CTM

Đà Nẵng, tháng 6/2022


1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ đã dẫn tới sự ra đời của một
loại vật liệu giá rẻ, bền bỉ và dễ dàng gia công thành các vật dụng phổ biến trong đời sống
hàng ngày chính là nhựa. Mặt trái của sự phát triển trên là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác
thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn môi trường toàn cầu, nhận được sự quan tâm đặc biệt
từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên khắp thế giới, cũng như sự quan tâm rộng rãi
của người dân. Đây cũng là một vấn đề khoa học đòi hỏi sự chung tay của các nhà nghiên cứu
trong nhiều lĩnh vực. Lượng rác nhựa thải ra môi trường chủ yếu có nguồn gốc từ rác thải sinh
hoạt ở khu dân cư đang tích tụ ngày một nhiều không chỉ trong môi trường sống của chính
chúng ta mà còn trong môi trường sinh thái tự nhiên dẫn tới nhiều hậu quả lớn đối với mỹ
quan, du lịch và kinh tế của các quốc gia. Mặt khác, về lâu dài, ô nhiễm rác thải nhựa gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường đất, nước cũng như làm suy thoái hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất
đặc biệt là hệ sinh thái biển và trên hết, việc tích tụ rác thải nhựa gây ra nhiều hậu quả khôn
lường đến đời sống và sức khỏe con người.
Hiện nay, Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung đang ráo
riết nghiên cứu để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm trên ở khía cạnh công nghệ, xử
lý, tái chế, tìm kiếm các loại vật liệu có khả năng thay thế nhựa nhưng vẫn thân thiện với môi
trường để giảm thiểu lượng phát sinh chất thải nhựa độc hại vốn đang ngày càng vượt quá sức
chịu đựng của môi trường. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Luật bảo vệ môi trường
năm 2014 nhắm đến việc quản lý rác thải nhựa thông qua các chính sách hướng tới việc cắt
giảm sử dụng dần dần vật dụng từ nhựa và tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân. Để người
dân có thể nhận thức rõ ràng trách nhiệm của bản thân đối với vấn nạn môi trường trên, nhất
thiết phải đưa ra các hình thức xử phạt kịp thời cũng như truyền thông nhằm cung cấp kiến
thức đúng đắn và hữu ích nhất để cùng chung tay khắc phục hậu quả và giảm thiểu lượng chất
thải nhựa thải ra môi trường.
Các năm gần đây, công tác truyền thông bảo vệ môi trường đã không còn quá xa lạ đối
với người dân trên toàn đất nước Việt Nam. Đây được xem như một công cụ quản lý hiệu quả
và có ảnh hưởng lớn tới ý thức chung của người dân. Thế nhưng, độ phủ sóng cũng như mức
độ ảnh hưởng của các phương pháp truyền thông này tại Việt Nam chưa được đánh giá một
cách đầy đủ, chínhxác. Trong các đối tượng mà truyền thông bảo vệ môi trường nhắm tới, đối
tượng học sinh các cấp đang ngày càng trở thành đối tượng tiềm năng nhất do các tính chất
đặc trưng: số lượng đông, cần thiết phải được giáo dục phù hợp để bảo vệ tương lai của
chínhmình và có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới phụ huynh, cộng đồng. Nhận ra tầm quan
trọng của nhóm đối tượng này, ngày 08/05/2019, Chương trình phối hợp về công tác bảo vệ
môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2019-
2025 đã được ban hành trong đó tập trung chủ yếu tới các vấn đề truyền thông nâng cao nhận
thức của học sinh. Thế nhưng dễ dàng nhận thấy, ảnh hưởng của các phương thức truyền
thông môi trường khác nhau lên các nhóm đối tượng có độ tuổi, điều kiện sống khác nhau là
không đồng đều và việc lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp với từng loại đối tượng
cụ thể đang là một thách thức lớn trong công tác bảo vệ môi trường nói chung. Để chương
trình có thể được phát động hiệu quả cần có những nghiên cứu sâu hơn về tầm ảnh hưởng của
các phương pháp truyền thông môi trường khác nhau tới học sinh ở các cấp học sống trong
các khu vực có sự khác biệt tương đối về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội mà cụ thể và khu vực
thành thị phát triển nước ta (thành phố Hội An với GRDP hơn 3.856 tỷ đồng ) nhằm tạo được
sự chuẩn bị tốt hơn cho công tác giáo dục nâng cao ý thức về môi trường áp dụng trong điều
kiện văn hóa, kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Chính vì vậy, để đánh giá mức độ hiệu quả của các công tác truyền thông môi trường
trước đây cũng như so sánh sự khác biệt của các phương pháp truyền thông khác nhau đến
nhận thức và hành động của học sinh ở các độ tuổi khác nhau trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường nói chung và rác thải nhựa nói riêng từ đó đưa ra được đề xuất, giải pháp để tối ưu hóa
quá trình truyền thông môi trường tới từng đối tượng cụ thể, nên em đưa ra đề tài “Nghiên
cứu chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường về vấn đề rác thải
nhựa của học sinh trên địa bàn thành phố Hội An”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1Học sinh là đối tượng tiềm năng trong lĩnh vực truyền thông môi trường
Trên thế giới, vào những năm 1990, truyền thông môi trường đã phụ thuộc nhiều hơn
vào xã hội khi chính bản thân người dân là những người đưa ra vấn đề và giải pháp bảo về
môi trường thay vì chính quyền như trước kia. Cũng từ thời điểm này, người ta bắt đầu nhận
ra tiềm năng lớn của các trường tiểu học trong việc truyền thông môi trường. Thế nhưng,
trước năm 1994, khi tham gia lĩnh vực này trẻ em có rất ít hoạt động để thực hiện cũng như
có rất ít nghiên cứu hay phản ánh về tác động của các hoạt động đó đối với nhận thức của trẻ
em. Trong thời điểm này, chỉ có một số ít nghiên cứu có giá trị liên quan đến sự tham gia của
trẻ em vào việc bảo môi trường sống và cộng đồng được thunhận được ở Peru, Ecuador,
England, Sri Lanka và Mĩ. [1]
Đối tượng học sinh bắt đầu được quan tâm đặc biệt để trở thành mục tiêu cho các nội
dung giáo dục về Phát triển bền vững bao gồm cả lĩnh vực môi trường từ năm 2005 khi Liên
hợp quốc phát động Thập kỉ Giáo dục về Phát triển bền vững. [2]
Đến năm 2016, UNICEF ban hành Khung chiến lược về Môi trường Bền vững cho trẻ
em, trong đó nêu rõ trẻ em, đặc biệt là những trẻ em thiệt thòi nhất, rất dễ bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố của biến đổi khí hậu và môi trường. Khung chương trình cho thấy, thông qua việc
lắng nghe trẻ em và thanh thiếu niên, có thể nhận ra được mối quan tâm rất lớn của đối
tượng này đối với lĩnh vực môi trường nhất là trong việc thúc đẩy phát triển “hành tinh
xanh” và “cộng đồng xanh” cho tương lai. Khung chương trình cũng chỉ rõ, cần thiết phải
tăng cường cơ hội cho trẻ em được phát triển và nhận được lợi ích từ việc tiếp xúc với các
vấn đề môi trường bền vững, bước đầu xem trẻ em là một phần không thể thiếu của các chính
sách môi trường trong tương lai. [3]
Ở Việt Nam, học sinh là đối tượng rất cần cho truyền thông về môi trường vì những lý
do sau đây:
Để thực hiện Chương trình phối hợp Số: 01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT, Ngày 08 tháng
5 năm 2019 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất ký kết
về công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025. Hai Bộ có thống nhất một trong những
nội dung phối hợp: Tăng cường triển khai các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức,
ý thức, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục.
Để thực hiện nội dung này Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo:
Tổ chức triển khai chương trình truyền thông, các khóa tham quan dã ngoại, nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường tại các cơ sở giáo dục; đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường
xuyên việc thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học;
Huy động các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học
viên, học sinh tích cực hưởng ứng, tham gia và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhân
các ngày lễ, ngày kỷ niệm về môi trường;
Lựa chọn các các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đàotạo quản lý tham gia các
khóa tập huấn, tham quan thực tế do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức;
Đẩy mạnh phong trào sinh viên, học sinh, học viên nghiên cứu khoa học về các biện
pháp, giải pháp, công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học;
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong việc thực
thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành giáo dục.
Học sinh là mầm non, sẽ nắm giữ những trọng trách của đất nước trong tươnglai, là
đối tượng dễdàng thay đổi nhận thức và thói quen sửdụng vật dụng hàng ngày. Học sinh có
nhiều mối liên hệ với nhiều đối tượng như người thân, hàng xóm, bạn bè ở nhiều trường,
nhiều lớp, nhiều cấp học, không những các em có ý thức giữgìn vệsinh môi trường mà chính
các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo
sức lan tỏa cho cảcộng đồng. Học sinh hầu hết đều có sử dụng mạng xã hội, tạo sự lan tỏa,
thông điệp rất nhanh và hiệu quả.
2.2Một số nghiên cứu và hoạt động truyền thông môi trường cho học sinh trên thế
giới
Sau khi phát động Thập kỉ Giáo dục về Phát triển bền vững, UNESCO đã đưa ra
nhiều phương pháp truyền thông môi trường dành riêng cho học sinh như lựa chọn bối cảnh
trò chơi, câu chuyện, workshop và các hoạt động ngoài trời phù hợp với độ tuổi giúp phát
triển đồng đều cả kiến thức, kĩ năng và khả năng ứng dụng thực tế; phát triển cộng đồng thân
thiện nơi học sinh có thể nói lên suy nghĩ của mình; phát triển các câu lạc bộ dưới sự hỗ trợ
của cáctình nguyện viên, thầy cô giáo; giáo dục thông qua phim ảnh phù hợp với lứa tuổi...
[4]
Dưới sự phát động của chương trình, cho đến nay đã có nhiều hoạt động nghiên cứu
và truyền thông về môi trường cho học sinh ở mọi độ tuổi trên toàn thế giới.
Vào năm 2017, nghiên cứu ở Thụy Điển đã cho thấy tác động lớn của các hoạt động
truyền thông đối với đối tượng trẻ em từ 5 đến 6 tuổi ngay cả khi chúng chưa được làm quen
với khái niệm “môi trường” và mặc dù các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn từ các
trường học có quan tâm nhiều/ít tới môi trường, nhận thức của trẻ em trong các trường hợp
này là tương đối giống nhau. [5]
Trước đây, phần lớn hoạt động truyền thông môi trường cho trẻ em chủ yếu nhắm vào
việc nâng cao nhận thức chung về môi trường và hoạt động biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của
truyền thông đối với nhận thức của học sinh về vấn đề rác thải nhựa trên thế giới chưa được
nghiên cứu kĩ càng. Tuy nhiên đã có rất nhiều hoạt động được báo cáo. Ở cấp Tiểu học, các
hoạt động truyền thông chủyếu nhằm cung cấp khái niệm ban đầu vềbảo vệmôi trường thông
qua các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động ngoài trời như dựánkết hợp giữa khoa học
và nghệ thuật “Gyre: The Plastic Ocean” của bảo tàng Anchorage và các trường Tiểu
học hay hoạt động Schoolyard Cleanup Day của California Coastal Commission đã gây
ảnh hưởng tới hơn 100 quốc gia trên thếgiới [6]
Đối với học sinh THCS và THPT, các hoạt động truyền thông thường ở dạng câu lạc
bộ cộng đồng hay thông qua các phong trào, cuộc thi lớn. Việc vận dụng Quyền trẻ em trong
lĩnh vực truyền thông môi trường cũng cho thấy nhiều lợi ích: các nhà hoạt động môi trường
ở độ tuổi thanh thiếu niên đã lập ra nhiều phong trào mang tính toàn cầu để đối phó với các
vấn đề môi trường như Greta Thunberg (15 tuổi người Thụy Điển) vào năm 2018 đã phát
động phong trào diễu hành của học sinh trong độ tuổi đến trường nhằm đòi hỏi các hành
động cụ thể của chính phủ đến các vấn đề môi trường đang cấp thiết. Hay như học sinh ở độ
tuổi thanh thiếu niên cũng đang dần được giao trọng trách điều hành các kênh truyền thông
mạng xã hội của các tổ chức lớn như UNESCO giúp cho họ có cơ hội được tiếp cận với hơn
20 triệu người quan tâm trên toàn thế giới như trường hợp của Alexandria Villaseñor (14
tuổi đến từ New York) với chiến dịch #FridaysForFuture. Trong việc giảm thiểu rác
thải nhựa, phong trào The Indonesia Plastic Bag Diet đã thu hút sự tham gia của học sinh
ở hơn 25 trường THPT ở Indonesia. [7]
2.3Một số hoạt động truyền thông môi trường cho học sinh tại Việt Nam
Việt Nam Sạch và Xanh hướng đến các hoạt động nâng cao nhận thức của người Việt
Nam về tác hại của việc xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng cách. Thông qua hoạt động vệ
sinh môi trường với các chương trình giáo dục và nâng cao hiểu biết về rác thải, Việt Nam
Sạch và Xanh dần mang lại những thay đổi tích cực trong ý thức của người dân. Những hoạt
động tiêu biểu của Việt Nam Sạch và Xanh là Ruy băng xanh, dọn rác vì cộng đồng và Ngày
Trái Đất với sự hợp tác của rất nhiều các tổ chức tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam Sạch
và Xanh còn hướng đến giáo dục cho các em tiểu học thông qua các sự kiện dành cho trẻ nhỏ
hoặc trò chơi tương tác [8]
Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, ngày 28/11/2019 Trường THCS
Nguyễn Bỉnh Khiêm TP Hội An đã tổ chức tuyên truyền tới các em học sinh về tác hại của sự
ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Thông qua buổi tuyên truyền kêu gọi toàn thể học sinh và
giáo viên trong nhà trường hãy cùng nhau tựgiác giữ vệ sinh môi trường và chống rác thải
nhựa bằng cách tuyên truyền tới cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm do rác thải nhựa để cùng
nhau từng bước tiến tới từbỏthói quen sửdụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy và sản
phẩm nhựa sử dụng một lần. [9]
Từ vài tháng nay, Lê Huy Thông, học sinh lớp 6/5 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
(phường Tân An, TP Hội An) đã không còn mang chai nhựa đựng nước đến trường, thay vào
đó là một chai thủy tinh xinh xắn.
“Từ đầu năm cô chủ nhiệm nói chúng em không được mang chai nhựa đến trường vì
như thế là ô nhiễm môi trường, do nhựa rất độc hại và lâu phân hủy. Bây giờ thì tất cả bạn
trong lớp ai cũng làm theo lời cô”, Huy Thông nói.
Em Lê Huy Thông chỉ là 1 trong số 860 học sinh của Trường THCS Nguyễn Bỉnh
Khiêm nói không với rác thải nhựa. Đến nay, hầu hết học sinh trường đều ý thức được tác hại
của rác thải nhựa nên trong sinh hoạt, học tập hằng ngày các em đã biết từ chối những vật
dụng bằng nhựa.

Hình 2.1.
Theo thầy Trần Hoàng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngay từ đầu
năm học nhà trường đã phổ biến đến giáo viên, học sinh không dùng các vật dụng sử dụng
một lần. Cụ thể, học sinh đến trường không được mang hộp xốp, nhựa đựng thức ăn; văn
phòng trường thay đổi các chai nhựa bằng bình gốm, thủy tinh… đựng nước trong tiếp khách.
Đặc biệt, trường đã vận động học sinh sử dụng bao vở bằng giấy ngay từ đầu năm học
mới, và đây cũng là một tiêu chí ưu tiên trong quá trình chấm vở sạch chữ đẹp của thầy cô.
Kết quả, rác thải nhựa trong trường đã giảm khoảng 90% so với trước đây. Với những thành
công này, sắp tới trường sẽ tiếp tục vận động học sinh mang pin đã qua sử dụng đến trường
đổi ấy bình thủy tinh đựng nước nhằm tạo thói quen cho các em không vứt pin bừa bãi ra môi
trường. [10]

Hình 2.2: Bao vở bằng giấy

3. Mục tiêu đề tài


3.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quảcủa công tác truyền thông môi trường trong quá khứ đối với nhận
thức, mức độ quan tâm của nhóm học sinh khác nhau ở cả 3 cấp học (Tiểu học, THCS,
THPT).
3.2 Mục tiêu cụ thể
Dùng các phương pháp truyền thông khác nhau để nâng cao nhận thức của học sinh
vềvấn đềmôi trường đặc biệt là rác thải nhựa. Nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp này
đến công tác truyền thông trong giáo dục từ đó đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa nhận thức
của học sinh trong từng điều kiện cụ thể.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát nhận thức của học sinh về Môi trường và vấn đề ô nhiễm rác
thải nhựa
Nội dung 2: Áp dụng và đánh giá hiệu quảcủa các công cụtruyền thông để nâng cao
nhận thức của học sinh
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp truyền thông
5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
5.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức và hành động về Môi trường nói chung và vấn đềrác thải nhựa
nói riêng của học sinh thuộc 3 cấp học (Tiểu học –khối lớp 3, THCS –khối lớp 8 và THPT –
khối lớp 10, 11, 12)
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp truyền thông môi trường
Sau khi khảo sát mức độ nhận thức của học sinh các cấp, lập kế hoạch và tiến hành
thực hiện các phương pháp truyền thông môi trường.
5.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo: phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu
thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn để làm cơ sở, phục vụ quá trình nghiên cứu của
đề tài.
Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận
nhóm...). Đối với phương pháp này số liệu sẽ được thu thập trực tiếpmà cụ thể là thông qua
bảng hỏi khảo sát về mức độ quan tâm và hiểu biết về môi trường. Bảng câu hỏi sẽ được gửi
đi với hình thức là gửi trực tiếp bằng phiếu khảo sát.
5.2.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Phương pháp này nhằm xử lý số liệu đã thu thập trong quá trình thực hiện khảo sát
của đề tài. Bằng cách sử dụng chức năng của phần mềm, IBM SPSS statistics 20,
MicrosoftExcel 2016 để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,so sánh sự khác biệt mức độ
nhận của học sinh giữa các cấp học.
6. Kế hoạch thực hiện
Nội dung công việc Năm 2022 Năm 2023 Kết quả dự kiến
6 7 8 9 10 1 12 1 2 3 4
1
Xây dựng đề cương nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được duyệt
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, bản khảo Chuẩn bị được các đồ dùng cần thiết cho
sát cho nghiên cứu nghiên cứu
Khảo sát nhận thức của học sinh về Khảo sát thành công
Môi trường và vấn đề ô nhiễm rác
thải nhựa
Áp dụng và đánh giá hiệu quả của các Thấy được hiệu quả của việc áp dụng và đánh
công cụ truyền thông để nâng cao giá các công cụ truyền thông và nâng cao nhận
nhận thức của học sinh thức của học sinh
Đề xuất các giải pháp truyền thông Nhận thêm nhiều giải pháp truyền thông
Viết báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


7 .Tài liệu tham khảo
[1] R. Hart. "Children's role in primaryenvironmental care," Childhood. Vol. 2, pp. 92-
102, 2016.
[2] UNESCO. "Un Decade of ESD." Internet: https://en.unesco.org/themes/education-
sustainable-development/what-is-esd/un-decade-of-esd,20/11/2020
[3] Unicef. "Unicef Strategic Framework on Environmental Sustainability for Children
2016.2017."Internet:https://www.unicef.org/environment/files/Framework_on_Environ
mental_Sustainability_final_as_approved_by_OED_3Dec15.pdf, 30/11/2020
[4] Unesco. "Education for sustainable development in action: good practices."
Internet:https://www.google.com/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjUya7yl4
_uAhXNc94KHXr0CDUQFjAAegQIAhAC&url=https%3A%2F
%2Funesdoc.unesco.org%2Fimages
%2F0015%2F001533%2F153319e.pdf&usg=AOvVaw1P1L41J-qoWG8eHMW9aaUd,
30/11/2020
[5] F. Borg et al."Preschool children’s knowledge about the environmental impact of
various modes of transport," Early Child Development and Care. Vol. 189, no. 3, pp.
376-391, 2017
[6]P.P.Coalition."Grades4.6(ages9.12)."Internet:https://
plasticpollutioncoalition.zendesk.com/hc/en-us/articles/226213628, 30/7/2020
[7] S. Youth."Envirochallenge movement in Bandung and Bali to reduce plastic
pollution." Internet: https://sdsnyouth.org/blog-posts/12/18/envirochallenge-movement-
in-bandung-and-bali-to-reduce-plastic-pollution, 30/01/2020.
[8] Việt Nam sạch và xanh. "Việt Nam sạch và xanh." Internet:
https://vietnamsachvaxanh.org/vi/get-involved/, 30/01/2020.
[9] [10] Trường học ở Hội An nói không với rác thải nhựa Internet:
https://www.sggp.org.vn/truong-hoc-o-hoi-an-noi-khong-voi-rac-thai-nhua-631538.html

You might also like