You are on page 1of 16

EBOOK

BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI


EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

CONTENTS

LỜI MỞ ĐẦU 3

Trò chuyện xã giao là gì 4

Làm sao để nói chuyện xã giao khi networking 4

10 chủ đề networking gợi ý cho người hướng nội 5

Danh sách câu hỏi hay để bắt chuyện 9

1. Đối với khách hàng tiềm năng 9

2. Dành cho khách hàng hiện tại 10

3. Đối với đối tác và người quen 10

Cách nói chuyện xã giao với người lạ 12

Cách kết thúc cuộc trò chuyện 13

Làm thế nào để nói chuyện xã giao tốt hơn 13

1. Tìm kiếm cơ hội để nói chuyện xã giao 14

2. Tưởng tượng như bạn đang nói chuyện với một người bạn 14

3. Cho bản thân nghỉ ngơi 14

4. Đặt mục tiêu 15

Tránh nói chuyện xã giao 15

2
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

LỜI MỞ ĐẦU

Phần lớn người hướng nội không thích những cuộc trò chuyện xã giao, đặc biệt là trong các sự kiện
kết nối nhiều người (networking). Chúng ta thường muốn biết mọi người ở mức độ thân mật và sâu
sắc hơn những gì đạt được khi tham gia vào những buổi nói chuyện như vậy.

“Bạn khoẻ không?”


“Hôm nay nóng quá ha!”

Những câu hỏi nghe đơn giản như thế lại thường khiến chúng ta lúng túng. Chúng ta sẽ chẳng thể
nói với họ chúng ta thực sự cảm thấy thế nào. Dù chúng ta không khoẻ, chúng ta cũng chỉ mỉm cười
và nói “Mình khoẻ, bạn thì sao?”. Và về thời tiết thì, “Ừ, nóng ghê!”. Tiếp theo là gì nhỉ?

Câu chuyện đằng sau sự lựa chọn nghề nghiệp hiện tại của bạn là gì? Đâu là điểm khác nhau cơ
bản giữa những bộ phim bạn thích hay không thích? Bạn đang đọc những cuốn sách nào? Bạn đã
có trải nghiệm nào thú vị đáng nhớ gần đây nhất? Đây mới là những điều chúng ta quan tâm.
Người hướng nội chỉ tham gia trò chuyện khi họ biết rằng cuộc trò chuyện đó đang được thực hiện
với sự chú ý và nghiêm túc mà họ xứng đáng được nhận. Nhưng nhiều cuộc nói chuyện xã giao, dù
không phải là tất cả, thường có nhịp độ nhanh và không cho phép chúng ta hướng về những nội
dung như thế.

Tuy nhiên, dù muốn hay không, nói chuyện xã giao tốt là yếu tố không thể thiếu góp phần vào
thành công của bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn là người đi làm.

Cho dù bạn đang networking mở rộng mối quan hệ, trò chuyện với một khách hàng tiềm năng hay
giữ liên lạc mở mức độ hợp lý với khách hàng hiện tại, bạn cần có khả năng xây dựng mối quan hệ
bằng những cuộc trò chuyện xã giao.

Ebook “Bí quyết Networking cho người hướng nội” này sẽ cho bạn những gợi ý và giúp bạn
thành thạo kỹ năng quan trọng này. Hãy cùng xem các hướng dẫn toàn diện về cách bắt chuyện,
các bộ câu hỏi, các chủ đề nên đề cập và nên tránh, cách kết thúc cuộc trao đổi một cách tinh tế thế
nào nhé!

3
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

TRÒ CHUYỆN XÃ GIAO LÀ GÌ


Trò chuyện xã giao là cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, gần gũi. Nó thường được sử dụng khi bạn nói
chuyện với một người mà bạn không biết rõ cũng như tại các sự kiện và các tương tác xã hội khác.
Trò chuyện xã giao là tương tác không thể thiếu trong các sự kiện networking, khi bạn cần bắt
chuyện với những người lạ hoặc chỉ quen biết chút ít, hoặc khi ai đó bắt đầu nói chuyện với bạn.

LÀM SAO ĐỂ NÓI CHUYỆN XÃ GIAO KHI NETWORKING


Có bốn chiến lược sẽ giúp bạn xã giao tốt trong mọi tình huống.

4
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

● Đầu tiên, hãy hỏi những câu hỏi mở. Hầu hết mọi người đều thích nói về bản thân
họ. Các câu hỏi mở tạo ra một cuộc trò chuyện thú vị, năng động và khuyến khích
người đang trò chuyện cùng bạn cởi mở hơn.
● Thứ hai, luyện tập lắng nghe tích cực. Đôi khi bạn sẽ bị thôi thúc chen ngang
trong lúc người kia đang nói, nhưng bạn sẽ tạo ra các kết nối mạnh mẽ hơn nhiều nếu
bạn thực sự chú ý lắng nghe. Người khác sẽ nhận thấy bạn có vẻ gần gũi và chú tâm đến
những điều họ nói như thế nào. Ngoài ra, việc đặt các câu hỏi liên quan và ghi nhớ
những điều đối phương chia sẻ sẽ cực kỳ hữu ích.
● Thứ ba, cất điện thoại đi. Chúng ta có xu hướng rút điện thoại ra khi cảm thấy
không thoải mái hoặc lúng túng trong các tình huống xã hội, nhưng nó sẽ vô hình
chung giết chết cuộc trò chuyện và mạch cảm xúc. Đơn giản là khi bạn mở điện thoại
của mình ra lướt tin tức hay nhắn tin cho ai đó khác, bạn đang gửi thông điệp đến đối
phương rằng họ không đủ thú vị để bạn tiếp tục trò chuyện.
● Thứ tư, hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn. Hãy xem những cuộc trò chuyện này là
cơ hội để tìm hiểu thêm về những người khác. Bạn không bao giờ biết mình sẽ có được
những kết nối thế nào hoặc họ sẽ chia sẻ cho bạn những điều gì – vì vậy hãy nắm lấy cơ
hội.

10 CHỦ ĐỀ NETWORKING GỢI Ý CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI


Việc chuẩn bị sẵn những chủ đề trò chuyện thú vị trước khi tham gia networking sẽ không chỉ giúp
bạn bắt đầu trò chuyện suôn sẻ hơn mà còn giúp giảm bớt phần nào sự lo lắng của bạn. Bạn hãy ghi
chú lại những chủ đề này vào một cuốn sổ tay nhỏ và xem qua danh sách này trước khi đến sự kiện
hay buổi gặp nhé.

5
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

1. Địa điểm của buổi gặp

Bạn và đối phương có thể thảo luận về môi trường xung quanh. Bạn đang ở trong một khách sạn
đẹp, nhà riêng hoặc khu vực hội nghị? Gần đây bạn có ghé thăm một nơi nào đó thú vị đáng nhớ
không? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn và hỏi người kia về điều tương tự.

2. Hoạt động thư giãn

Nói về những gì bạn thích gần đây như bộ phim trên Netflix mà bạn đang xem say sưa, cuốn sách
bạn đang đọc, podcast bạn đang nghe, các hoạt động thư giãn vào dịp cuối tuần v.v.

3. Nghệ thuật

Nếu người mà bạn đang nói chuyện yêu thích nghệ thuật, hãy hỏi họ rằng họ đã đến hoặc muốn
tham quan bảo tàng nào, các cuộc triển lãm yêu thích của họ, họ là fan của nghệ sĩ nào v.v.

Bạn cũng có thể thảo luận về những thay đổi trong thế giới nghệ thuật. Có bất kỳ xu hướng mới nào
đang phát triển mà họ quan tâm (như “nghệ thuật hậu internet”) không? Suy nghĩ của họ là gì?

4. Ẩm thực

6
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Ẩm thực là một trong những chủ đề nói chuyện xã giao hay nhất (và dễ nhất), vì hầu hết mọi người

đều thích thưởng thức các món ăn. Hỏi xem họ muốn giới thiệu nhà hàng nào và các món ăn bạn

nên gọi là gì. Nếu họ không thường xuyên đi ăn ngoài, hãy hỏi xem họ thích tự nấu món nào ở nhà.

Nếu sắp tới, bạn chủ trì một bữa tiệc tại gia, hãy hỏi lời khuyên từ đối phương thử xem. Ví dụ:

“Mình sắp chịu trách nhiệm về món tráng miệng cho bữa tiệc tân gia. Có 10 khách tổng cộng, trong

đó hai người ăn chay trường, một người bị dị ứng với các loại hạt và một người khác không ăn bột

ngọt. Bạn có gợi ý nào cho mình không?”

5. Sở thích

Đây là một chủ đề cực kỳ an toàn và tạo ra nhiều hướng mở rộng cho cuộc trò chuyện. Đối phương

sẽ nhiệt tình nói về những điều họ yêu thích và bạn sẽ có cơ hội kết nối với họ ở mức độ sâu hơn.

Hỏi xem họ làm gì trong thời gian rảnh rỗi, họ tham gia hoạt động nào ngoài công việc (và họ tham

gia như thế nào), sở thích thời thơ ấu của họ so với bây giờ có gì khác nhau không, liệu họ có đang

tham gia bất kỳ lớp học nào không và họ muốn thử trải nghiệm điều gì mới như học cắm hoa, viết

lách, nhảy salsa, chèo SUP không.

6. Công việc

Thay vì hỏi những câu hỏi chung chung như “Bạn làm việc ở đâu?” “Bạn làm việc ở đó bao lâu rồi?”
và “Bạn có thích công việc đó không?”, bạn hãy sử dụng những câu thú vị, bất ngờ như:

● “[Cháu gái của tôi muốn trở thành một [nghề]. Bạn có lời khuyên nào cho nó không? ”
● “Bạn yêu thích điều gì nhất ở công việc hiện tại? Tại sao bạn quyết định làm việc trong
[lĩnh vực X]? ”
● “Nhiều khách hàng của tôi trong [vai trò X] nói với tôi [Y thông tin chi tiết về công việc].
Điều đó có đúng trong trường hợp của bạn không? “
● “Kỹ năng nào bạn sử dụng nhiều nhất trong công việc của mình? Điều đó có đạt kỳ vọng
của bạn không? ”

7
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

7. Thể thao

Một số người có thể nói về thể thao cả ngày, có người thì lại không mấy hứng thú. Do đó, nếu có từ
ba người trở lên, hãy đảm bảo rằng mọi người đều là người yêu thích thể thao. Bởi vì chúng ta
không muốn loại trừ ai ra khỏi cuộc trò chuyện cả, đúng không?

8. Thời tiết

Khi không biết nói gì, chúng ta thường


nói về thời tiết. Đây thường không phải
là cách bắt đầu cuộc trò chuyện hấp dẫn
nhất, nhưng với một chút sáng tạo, bạn
có thể khơi dậy một số cuộc thảo luận
khá thú vị. Ví dụ, bạn có thể hỏi về kế
hoạch của người kia theo thời tiết. Nếu
trời mưa, họ có định ở nhà và xem phim
không? Nếu trời nắng, họ có ra ngoài đi
dạo, đi ăn tối không?

Bạn cũng có thể thảo luận về kiểu khí hậu hay mùa yêu thích của họ và lý do tại sao họ thích nó. Từ
đây, ta có thể chuyển hướng sang một cuộc thảo luận về tính cách của họ. Một cách khác là hỏi họ
về khí hậu ở quê hương họ. Nó có khác với nơi họ đang sống bây giờ không? Họ thích thời tiết nào
hơn? Nếu họ có thể chọn sống ở bất cứ đâu chỉ dựa vào điều kiện thời tiết, thì đó sẽ là nơi nào?

Các lễ hội và truyền thống theo mùa cũng là những chủ đề đáng được đề cập. Họ có làm điều gì đặc
biệt vào thời điểm này trong năm không? Họ thích đến thăm địa điểm nào, gặp gỡ ai hay tham gia
những hoạt động nào vào dịp này dịp kia.

9. Du lịch

Việc hỏi xem gần đây họ có chuyến đi nào đáng nhớ sẽ gợi mở ra nhiều câu chuyện hay ho khác, từ
các chuyến đi cuối tuần, đến các kỳ nghỉ lớn. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu câu hỏi này có thể
khiến những người dè dặt nhất chia sẻ về những kỷ niệm khó quên của mình hoặc những cuộc
phiêu lưu thú vị sắp tới.

8
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Bạn hãy duy trì câu chuyện với một số câu hỏi tiếp theo xoay quanh những gì họ dự định làm trong
chuyến đi của mình, chẳng hạn những món ăn họ muốn thử và những món quà lưu niệm họ định
mang về nhà.

10. Quê hương

Trước một cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng hay đối tác, bạn nên tra cứu một số thông tin
về người bạn sẽ gặp gỡ từ bất cứ kênh nào mà bạn biết. Hãy tìm hiểu xem quê của họ ở đâu, nhà
hàng nào nổi tiếng nhất ở đó, thời tiết hiện tại như thế nào và địa danh nào mà người dân địa
phương yêu thích. Việc này sẽ giúp đối phương cảm thấy thoải mái, cho họ thấy bạn quan tâm đến
những gì họ quan tâm và sẵn lòng xây dựng mối quan hệ thân tình hơn ngay lập tức.

Cho dù bạn có thích nói chuyện xã giao hay không, thì những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn bắt đầu
cuộc trò chuyện và khai thác thời gian networking tối đa. Chúc may mắn với những dịp networking
sắp tới của mình nhé.

DANH SÁCH CÂU HỎI HAY ĐỂ BẮT CHUYỆN

1. Đối với khách hàng tiềm năng

1. “Điều thú vị nhất về công ty của anh/chị là gì ạ?”


2. “Điều thú vị nhất về sản phẩm của anh/chị là gì ạ?”
3. “Điều thú vị nhất về team của anh/chị là gì ạ?”
4. “Điều thú vị nhất về ngành của anh/chị là gì ạ?”
5. “Thay đổi quan trọng nhất tại công ty anh/chị trong sáu tháng qua là gì?”
6. "Nếu anh/chị có thể quay ngược thời gian một năm, mình có muốn thay đổi điều gì
không ạ?"
7. “Thử thách lớn nhất mà anh/chị từng đối mặt tại [tên công ty].”
8. “Ưu tiên lớn nhất của anh/chị lúc này là gì ạ?”
9. “Chỉ số đo lường quan trọng số một của anh/chị là gì?”

9
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

10. “Em có thể làm gì để giúp anh/chị đạt được [mục tiêu X] ạ?”

2. Dành cho khách hàng hiện tại

11. "Thời gian qua mình sử dụng sản phẩm/dịch vụ ổn không ạ?"
12. “Đối với [mục tiêu X] thì tiến độ của mình đang như thế nào ạ?”
13. "Công việc kinh doanh của anh/chị đã thay đổi như thế nào kể từ lần cuối mình nói
chuyện ạ?"
14. "Có điều gì mình đang băn khoăn cân nhắc ạ?"
15. "Anh/chị đang hài lòng nhất về điều gì ạ?"
16. “Anh/chị dự định tham dự những sự kiện nào trong ngành?”
17. “Những nỗ lực của anh/chị trong [lĩnh vực kinh doanh liên quan] như thế nào?”
18. “Cuộc sống ở [thành phố] thế nào ạ?”
19. “Em có thể làm gì để giúp anh/chị thành công hơn nữa?”

3. Đối với đối tác và người quen

20. “Ngành của bạn hiện tại như thế nào?”


21. "Bạn có cần tôi kết nối giới thiệu với ai không?"
22. “Là một chuyên gia trong [lĩnh vực], tôi muốn nghe suy nghĩ của bạn về [sự kiện, thông
báo, thay đổi lớn].”
23. “Thành tích nào bạn đã gặt hái được trong thời gian gần nhất?”
24. “Bạn đang đọc những nguồn tin tức nào để cập nhật thông tin về [chủ đề]?”
25. “Bạn vẫn là một trong những người duy nhất mà tôi biết [đã đạt X, đạt Y].”

10
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Những nội dung thảo luận ở trên là những chủ đề tuyệt vời cho các buổi trò chuyện xã giao với
khách hàng và đối tác, nhưng có thể bạn cần thêm những câu hỏi cụ thể, gần gũi và ít mang tính
chất công việc hơn. Dưới đây là một số câu hỏi chi tiết hơn mà bạn có thể tham khảo:

12 CÂU HỎI TẠO KHÔNG KHÍ GẦN GŨI

1. “Điều nào thú vị đáng nhớ nhất trong [ngày, tuần, tháng] của bạn cho đến nay là gì?”
2. "Từ nhà bạn đến đây có xa không?"
3. “Bạn đang ăn/uống món gì đó, vị như thế nào?”
4. “Với bạn thì phần đáng nhớ nhất của [tên sự kiện] này là gì?”
5. “Bộ phim gần nhất bạn xem ở rạp là gì? Bạn thấy bộ phim thế nào?"
6. “Bạn đã từng đi xem kịch hay hòa nhạc lần nào chưa? Bạn thấy thế nào về hoạt động
này?"
7. “Bạn đã chọn ngành [lĩnh vực] này như thế nào? Nếu bạn có thể quay ngược thời gian,
bạn có lựa chọn như vậy một lần nữa không? ”
8. "Bạn có khuyên con cái của bạn đi vào [lĩnh vực] không?"
9. “Nếu bạn được chọn sở hữu một siêu năng lực, thì đó sẽ là gì và tại sao?”
10. “Chương trình hay bộ phim nào phản ánh gần nhất cuộc sống của bạn?”
11. “Gần đây bạn có thử điều gì đó mới mẻ không? Lần đầu trải nghiệm điều đó bạn cảm
thấy thế nào? ”
12. “Nếu bạn tổ chức sự kiện này, [bạn sẽ mời ai để nói chuyện, bạn sẽ chọn chủ đề nào,
bạn sẽ làm gì khác]?”

CÁCH NÓI CHUYỆN XÃ GIAO VỚI NGƯỜI LẠ

Nói chuyện với người lạ thường khiến hầu hết mọi người căng thẳng, ngay cả khi bạn khá lôi cuốn
và tự tin.

11
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Vậy, kỹ thuật số một ở đây là gì? Vẫn là các câu hỏi. Điều đó dễ dàng hơn nhiều so với việc bạn cố
gắng giải trí bằng những câu chuyện của riêng bạn.

Bạn lưu ý là chúng ta không nên chỉ hỏi một câu rồi lại tiếp tục chuyển sang một câu hỏi khác
không liên quan. Điều này trông có vẻ như bạn đang thẩm vấn họ vậy. Khi người kia đã trả lời xong,
bạn nên hỏi để đào sâu thêm về chủ đề vừa trao đổi.

Ví dụ, nếu bạn hỏi, "Quê bạn ở đâu?" và họ trả lời, “Nha Trang,” bạn có thể hỏi tiếp, “Bạn chuyển
vào Hồ Chí Minh sống từ bao giờ?”, “Bạn cảm thấy thích sống ở nơi nào hơn?”, “ Đâu là địa điểm
yêu thích nhất của bạn ở Nha Trang? ”,“ Nếu tôi đến Nha Trang, bạn gợi ý tôi nhất định phải ăn
những món nào? ”, Hoặc các câu hỏi khác tập trung vào Nha Trang.

Khi bạn bắt đầu cuộc trò chuyện lần đầu tiên, bạn hầu như không biết gì về người này. Đó là lý do
tại sao bạn nên chọn những chủ đề chung cho cả hai vào thời điểm đó. Một số gợi ý bạn có thể tham
khảo:

● Nói về không gian xung quanh: Tìm kiếm điều gì đó đáng bình luận xung quanh như kiến
​trúc, một tác phẩm nghệ thuật thú vị, bài hát đang phát, v.v.
● Trang phục của người kia: Bạn có thể nói những điều đại loại như, “Đôi giày của bạn trông
hay hay, bạn mua nó ở đâu?" và “Tôi thích thiết kế áo sơ mi của bạn. Bạn thường xuyên mặc
kiểu trang phục nào? ” Đối với người hướng nội, việc khen ngợi xã giao khi bạn không thực
cảm thấy thế là một điều khó khăn, bạn sẽ trông không tự nhiên khi nói ra lời khen. Vì vậy,
hãy nói điều gì mà bạn cảm thấy thật lòng nhé.

Bạn có thể tham khảo lại ở phần 10 chủ đề networking gợi ý cho người hướng nội ở trên nhé.

Ngoài ra, khi người kia pha trò, bạn hãy mỉm cười ngay cả khi bạn thấy điều đó không buồn cười
lắm. Hãy coi đó là một hành động cổ vũ về mặt tinh thần và thoải mái với điều đó. Tất nhiên, bạn
có thể hỏi lại nếu chưa hiểu lắm điều đối phương vừa chia sẻ. Trên hết thì chính sự chân thành mới
là chìa khoá mở được cánh cửa kết nối.

12
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

CÁCH KẾT THÚC CUỘC TRÒ CHUYỆN

Nếu cuộc trò chuyện đang có những khoảng lặng, hoặc chỉ đơn giản là nó đã đến lúc kết thúc, bạn
hãy sử dụng những câu nói này để tạm biệt một cách tinh tế:

1. “Cảm ơn bạn vì đã cho tôi biết thêm về X. Bạn có namecard không?”


2. “Tôi rất muốn biết [sáng kiến, dự án, quyết định cá nhân] của bạn sẽ diễn ra như thế
nào! Bữa tới kể cho tôi nghe nhé. ”
3. “Tôi sẽ đi lấy [một chút thức ăn, thức uống]. Rất vui được gặp bạn. ”
4. “Kia là [bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng], chắc tôi nên qua đó chào một tiếng. Bạn có
namecard không? ”
5. “Buổi học tiếp theo sắp bắt đầu rồi, giờ tôi đi tìm phòng của mình. Rất vui được gặp
bạn! ”
6. “Xin lỗi, tôi vào nhà vệ sinh một chút. Enjoy nha. ”
7. “Chà, rất vui vì chúng ta có cơ hội kết nối qua [chủ đề]. Giờ chắc tôi sẽ đi chọn vài đồ ăn
nhẹ và dạo quanh một chút. ”
8. “Có điều gì tôi có thể hỗ trợ bạn không?”

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÓI CHUYỆN XÃ GIAO TỐT HƠN

Bạn nói xã giao tệ đến mức nào không quan trọng: Chỉ cần luyện tập và có các chiến lược phù hợp,
bạn hoàn toàn có thể cải thiện. Xã giao cũng là một kỹ năng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác.

1. Tìm kiếm cơ hội để nói chuyện xã giao


Vốn dĩ bạn làm điều gì càng thường xuyên, bạn càng cảm thấy thoải mái hơn. Với việc chủ động
nắm bắt các cơ hội giao tiếp với mọi người, bạn cũng sẽ nhanh chóng biết được chủ đề nào thu hút
nhất trong các buổi trò chuyện như vậy, cách đánh giá tâm trạng và tính cách của một người bằng

13
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

ngôn ngữ cơ thể và giọng nói của họ, thời điểm nên chuyển sang các chủ đề khác và các dấu hiệu
kết thúc một cuộc trò chuyện.

Bạn có thể bắt đầu với những sự kiện, những buổi gặp ít áp lực hơn như tham dự một sự kiện
networking thân mật trong ngành, tham dự một buổi gặp mặt hoặc nhờ bạn bè dẫn bạn đến các sự
kiện trong ngành của họ.

Bạn cũng có thể tự “huấn luyện” bằng cách bắt chuyện vài ba câu với người lạ khi bạn ra ngoài, như
ở một quán ăn, một quán cafe hay siêu thị chẳng hạn.

2. Tưởng tượng như bạn đang nói chuyện với một người bạn
Nếu bạn cần một mẹo áp dụng nhanh chóng để giảm bớt sự lo lắng của mình, hãy
tưởng tượng người kia là một người bạn của bạn. Sự thay đổi về cách suy nghĩ này
sẽ khiến bạn có vẻ ấm áp và thân thiện hơn. Không biết chừng người đó sẽ trở
thành một người bạn thật sự phải không nào?

3. Cho bản thân nghỉ ngơi


Đừng quá chăm chú hay dằn vặt bản thân vào những khoảnh khắc lúng túng khó xử hoặc những
khoảng thời gian im lặng kéo dài. Tất cả chúng ta đều tập trung và chỉ trích bản thân nhiều hơn bất
kỳ ai khác trong đời này. Bạn có thể suy nghĩ về những trải nghiệm không vui nhiều ngày sau khi
đọc sai tên của ai đó hoặc cố gắng nói đùa mà chẳng vui gì mấy, nhưng rất có thể, mọi người sẽ
quên những điều đó trong vòng chưa đầy hai phút.

Lần tới khi bạn lo lắng về những điều tương tự, hãy tự nhắc mình rằng nó không phải là vấn đề lớn
như bạn nghĩ.

4. Đặt mục tiêu


Có một mục tiêu có thể làm cho cuộc nói chuyện xã giao trở nên có ý nghĩa hơn. Ví dụ: Bạn có thể
đặt mục tiêu là phải gặp gỡ nói chuyện với bốn người tại sự kiện hoặc trao đổi thông tin liên hệ với ít
nhất hai chuyên gia khác trong lĩnh vực của bạn. Khi bạn đã có được một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ

14
EBOOK: BÍ QUYẾT NETWORKING CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI

cảm thấy có động lực và tập trung. Điều này cũng cho phép bạn đo lường thành công của mình một
cách khách quan.

TRÁNH NÓI CHUYỆN XÃ GIAO

Nghe có vẻ kỳ quặc khi một bài viết giới thiệu về các cách để xã giao tốt lại khuyên nên tránh nói
chuyện xã giao đúng không?

Tránh nói chuyện xã giao ở đây nghĩa là tránh những cuộc trò chuyện phiếm nhàm chán, sáo mòn,
vô nghĩa, không tạo thêm giá trị gì cho bạn hoặc cho những người khác. Để tránh biến cuộc trò
chuyện xã giao thành khoảng thời gian vô nghĩa, bạn có thể tham khảo những điều sau:

● Đầu tiên, hãy tò mò. Những người bạn đang nói chuyện rất thú vị. Rất có thể, họ biết rất
nhiều về điều mà bạn quan tâm. Hãy tận dụng điều đó. Tìm ra những gì họ quan tâm và đặt
nhiều câu hỏi, tích cực lắng nghe và tham gia vào câu chuyện khi thích hợp.
● Thứ hai, đặt ra những câu hỏi thú vị và bắt đầu các cuộc thảo luận. Nếu bạn nói
điều gì đó như, "Tuần này lạnh quá", có thể phần trò chuyện sau đó sẽ không có gì hay ho
(trừ khi bạn đang nói chuyện với một nông dân hoặc nhà khí tượng học, họ sẽ có nhiều
thông tin để chia sẻ). Hãy sáng tạo và nếu được thì có thể thêm một chút “gia vị" lạ. Khi ai
đó nói, "Chà, tuần này lạnh quá", hãy trả lời, "Ừ. Bạn lớn lên ở một khu vực ấm hơn phải
không?" Và thế là bạn đang nói về thời thơ ấu của họ và những nơi khác mà họ đã sống.
● Thứ ba, tránh các chủ đề cực kỳ dễ gây tranh cãi hoặc nhạy cảm. Bao gồm:
1. Chính trị
2. Ngoại hình
3. Tôn giáo
4. Tuổi tác
5. Những chủ đề nhạy cảm về giới tính

15
VỀ

You might also like