You are on page 1of 7

SĐTD đề 1: Cảm nhận về ông Hai qua đoạn trích sau: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại

… để nhục nhã thế này”


Nhà văn Kim Lân là gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi hiện dại Việt Nam, niềm tự hào của quê hương Kinh Bắc. Với vốn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người
nông dân nên những tác phẩm của ông thường xoay quanh những nếp sinh hoạt, cảnh ngộ, phong tục truyền thống của người nông dân Bắc Bộ. Một trong những tác phẩm tiêu
biểu nói về đè tài này chính là truyện ngắn “Làng”. Tác phẩm được coi là một trong những tác phẩm hay nhất trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính – ông Hai
Mở bài trong tác phẩm được xây dựng thành công với hình tượng người nông dân chất phác, giản dị, giàu lòng yêu làng, yêu nước. Những phẩm chất tốt đẹp đó của ông được thể hiện
rõ trong đoạn trích miêu tả tâm trạng của ông Hai khi bất ngờ nghe tin quê hương ông - làng Chợ Dầu đã Việt gian theo Tây.

-Tác phẩm “Làng” ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948) tại chiến khu Việt Bắc, sau khi nghe tin tức về làng Chợ Dầu
của mình, tình yêu làng, yêu nước dâng trào, tạo cảm hứng mãnh liệt để giúp ông viết ra tác phẩm này.

-Vị trí và nội dung đoạn trích:


1.Giới thiệu tác giả,
tác phẩm, đoạn trích. +Vị trí đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện ngắn “Làng”, sau khi ông Hai từ phòng thông tin ở nơi tản cư, bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo
giặc từ một ngừơi đàn bà tản cư từ Gia Lâm lên.

+Nội dung: Đoạn trích miêu tả tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn, xấu hổ nhân vật ông Hai sau khi nghe tin dữ về làng.

a)Hoàn cảnh của ông Hai

-Ông Hai là người làng Chợ Dầu – Bắc Ninh. Vốn là người nông dân rất yêu làng của mình, nên đi đâu ông cũng tự hào khoe làng. Trước kia ông
khoe làng bở sự giàu có của nó nhưng từ khi kháng chiến chống Pháp nổ ra và làng ông trở thành làng kháng chiến thì tinh thần bất khuất, kháng
chiên của người dân làng Chợ Dầu chính là thứ để ông một lần nữa hãnh diện. Bản thân ông cũng cùng anh em tham gia kháng chiến. Tuy nhiên, vì
có lệnh tản cư nên ông đành buồn lòng phải đưa gia đình của mình đi lên Bắc Giang lánh nạn.

-Ở nơi tản cư, ông mong ngóng từng giây từng phút một để có được những tin tức dù là ít nhất về tình hình của làng Chợ Dầu. Buổi trưa hôm ấy,
ông Hai vừa rời phòng thông tin với tâm trạng náo nức, phấn khởi về tình hình khả quan ở làng trong lúc đánh giặc. Nhưng sau đó không lâu thì
ông gặp một đoàn người tản cư từ Gia Lâm lên. Có vẻ họ đang bàn tán về chuyện gì đó rôm rả lắm! Ông Hai nghe thấy có vẻ họ đang nói về làng
Chợ Dầu bị giặc tiến tới nên cũng tò mò “quay quắt lại, lắp bắp hỏi” : “Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?” Trong
tâm thức của ông cũng chỉ mong tin tốt lành về làng Chợ Dầu của mình.

Chính vì vậy niềm tự hào, hãnh diện về làng của ông Hai như bị đập đổ thành đồng đổ nát khi tin “sét đánh ngang tai” của người đàn bà nói với
ông: “Có giết được thằng nào đâu? Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!”

Thân bài
b)Tâm trạng của ông Hai qua đoạn trích:

* Bàng hoàng, sửng sốt, nghẹn lại vì quá bất ngờ, quá “sốc” trước tin dữ về làng.
2.Cảm nhận về nhan vật
-Nét mặt, cử chỉ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.”
ông Hai qua đoạn trích.
+ Khi nghe tin dữ về làng, phản ứng đầu tiên của ông Hai được thể hiện qua nét mặt, cử chỉ. Những chi tiết miêu tả của nhà văn phần nào
nói lên tâm trạng bàng hoàng, đau đớn đến nghẹt thở của ông Hai khi nghe tin "sét đánh". Câu nói của người đàn bà cho con bú như gáo
nước lạnh dội thẳng vào tâm trạng hưng phấn và niềm tự hào của ông về làng Chợ Dầu. Nó khiến ông như chết lặng cả người: “Cổ ông lão
nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.”

+Những từ ngữ: "nghẹn ắng hẳn lại" "lặng đi", "không thở được" đồng thời diễn tả tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt, quá "sốc" của ông Hai.
Đây quả thực là một cú sốc tinh thần quá lớn, quá sức tưởng tượng đối với ông.

+Đặc biệt, Kim Lân còn dùng cảm giác về xúc giác để diễn tả khoảnh khắc quá bất ngờ và đau đớn của nhân vật qua hình ảnh "da mặt tê rân
rân". Có cảm giác như lúc này mặt ông lão có thể đang chán bạch ra hoặc đỏ ửng lên trước tin quá dữ về làng.

-Giọng nói: “Một lúc lâu sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hót, giọng lạc hẳn đi : “Liệu có thật không hở bác?
Hay là chỉ lại …”

+Những từ ngữ miêu tả giọng nói của ông Hai “rặn è è”, “giọng lạc hẳn đi” cũng đủ khiến ta cảm nhận được ông Hai đang cố kìm nén tâm
trạng đau đớn, bàng hoàng của mình (nuốt một cái gì vướng ở cổ) để xác minh lại điều mình vừa nghe thấy. Dường như người nông dân yêu
làng hơn cả bản thân mình đang bị mất tinh thần nên “giọng lạc hẳn đi”. Nhà văn Kim Lân không những thấu hiểu mà dường như còn nhập
thân,nhập vai vào ông Hai mà nói hộ tâm trạng, cú sốc tinh thần quá lớn đó.

+Câu hỏi “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …” thể hiện nỗi bàng hoàng, không thể tin, không muốn tin vào những gì mình vừa
nghe được về làng. Ông muốn xác minh lại đồng thời cũng hi vọng rằng đó không phải là sự thật, chỉ là tin đồ, tin nhảm. Dấu chấm lửng ở
cuối câu lời thoai của nhân vật như diễn tả sự ngập ngừng, rất muốn hỏi, rất muốn phủ định tin làng mình Việt gian nhưng lại không dám.
Trong câu hỏi của ông Hai chất chứa một nỗi sợ hãi, phấp phỏng.

*Đánh trống lảng, xấu hổ, lầm lũi đi về nhà:

-Đánh trống lảng: “Ông Hai trả tiền nước, dùng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói toi Hà, nắng gớm, về nào... Ông lão
và và đừng làng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.”

+Trong cuộc sống, có nhiều tình huống mà chúng ta phải né tránh, đánh trống lảng sang chuyện khác. Đó có thể là điều khó nói, hoặc một
điều tế nhị nhạy cảm không muốn nói, hoặc vì xấu hổ mà không thể nói. Trong trường hợp của ông Hai chính là vì khó nói, hoặc một điều tế
nhị nhạy cảm không muốn nói, vì lo sợ, vì xấu hổ mà phải đánh trống lảng, không thể tiếp tục hỏi và nói chuyện về làng Chợ Dầu được nữa.
(Ông Hai sợ những người tản cư mới lên kia phát hiện ra ông là người làng Chợ Dầu, sợ họ sẽ hắt hủi ông, không còn tin vào lòng yêu
kháng chiến của ông nữa…)

+Ông Hai đã tìm cách lảng đi chỗ khác, rồi đi thẳng như đang chạy trốn khỏi đám người tản cư. Nhưng bên tai ông vẫn văng vẳng tiếng
chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú chửi đổng những nhười làng Việt gian theo Tây:”Cha mẹ tiên sư chúng nó!” Đói khổ ăn cắp ăn
trộm bắt được người ta còn thương. Cai giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát.”
Chắc là người nông dân yêu làng, lúc nào cũng tự hào là người làng Chợ Dầu ấy phải kìm nén ghê lắm, cố gắng lắm mới có thể nghĩ
cách đánh trống lảng để rời đám đông. Ông sợ người ta phát hiện mình là người làng Chợ Dầu? Hay ông sợ người ta nghĩ mình cũng là
Việt gian theo Tây? Có lẽ làcủa mình. cả hai. Lúc này, tiếng “cười nhạt” của ông mà ta tưởng như người đàn ông ấy không khóc nổi mà
đành cười vậy thôi – cái cười ra nước mắt.

*So sánh: Chỉ mới cách đó không lâu, “gặp ai ông lão cũng níu lại, cười cười: Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!”… rồi chỉ tay vè phía tiếng
súng, phía đồn Tây. Thế mà lúc này, ông phải tìm cách lảng khỏi đám đông, đi thẳng về nhà. Nỗi sửng sốt bàng hoàng đã trở thành nỗi đau,
nỗi xấu hổ và tủi nhục khiến ông không dám đối diện.

-Xấu hổ, tủi nhục:

+Trên đường về nhà: ông Hai chẳng thể nào “đi nghênh ngang giữa đường vắng, hai tay vung vẩy, nhấp nhổm” như trước được nữa, mà
“cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà”. Có lẽ lúc này, không thể trốn đi đâu được, không thể độn thổ được nên ông
Hai vẫn phải cúi gằm mặt mà đi trên đường. Có lẽ, chưa khi nào, người đàn ông ấy thấy quãng đường về nhà đáng sợ đến thế, dài đến thế.
Ông xấu hổ tới mức không dám ngẩng mặt lên mà đi, dù trên đường chẳng ai biết ông là người làng Chợ Dầu. Dường như ông bắt đầu thấm
thía nỗi tủi nhục mà người dân làng Việt gian. Ý nghĩ “thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà” càng khiến oogn thấy tủi nhục hơn.

+Khi về đến nhà:

>”Ông Hai nằm vật ra giường”: hành động này không chỉ là sự mệt mỏi về thân xác, nỗi chán chường về tinh thần mà dường như oogn
không còn một chút sức lực nào nữa, như cái cây bị chặt ngang dốc, đổ sụp xuống trước tin dữ về làng_cái làng mà ông yêu và tự hào hơn
cả sinh mệnh.

>”Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra”:

So sánh:Có lẽ, cái ngày bị đá đè ở dinh phần cụ Thượng khi phu phen phục dịch cũng khoogn khiến ông Hai đau đớn, rơi nước mắt như lúc
này. Người đàn ông mạnh mẽ, yêu làng, thương con ấy giờ đây đang khóc, nước mắt cứ giàn ra, không sao kìm nén được. Ông lão khóc vì
thương, vì tủi cho các con của mình:”Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” Trẻ con đâu có tội tình gì, thế mà cũng mang tiếng là Việt gian, bán nước. Nỗi tủi nhục ấy chẳng gì có thể
so sánh được.

>Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rit lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục
nhã thế này?”

Cái nắm chặt tay lại, tiếng rít lên của ông lão chính là tâm trạng đau đớn tủi nhục đến cực độ, mà từ khi nghe tin dữ về làng, bây giờ mới
được cất lên. Nhưng ông lão cũng chẳng dám hét toáng lên, mà chri dám “rít lên” qua kẽ răng trong đau đớn, bất lực. Đang ở nơi tản cư,
ông chẳng thể nào minh oan, thanh minh cho người làng được. Ông cũng không hiểu được tại sao người làng lại đổ đốn ra như thế. Họ bảo
ông: đi tản cư cũng là kháng chiến, dù ông không muốn rời làng một chút nào. Thế mà, họ ở làng lại làm ra điều nhục nhã thế này?

Tâm trạng ông Hai lúc này ngổn ngang trăm mối, đau đớn, tủi nhục cực độ.
-Nội dung:

+Nhân vật ông Hai: Đoạn trích đã miêu tả chân thực, sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc. Đó là nỗi bàng hoàng, sửng sốt, đau đướn đến nghẹt thở, đến không tin vào tai mình. Sau đó là nỗi tủi hổ, nhục
nahx khi nghĩ đến danh dự của làng, của gia đình, của các con, ông Hai đã khóc trong sự đau đớn, bất lực.

+Nhà văn Kim Lân: bày tỏ sự trận trọng đối với tấm lòng yêu làng, yêu nước chân chất, mộc mạc mà sâu sắc, thiêng liêng của
người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đối với những người như ông Hai, danh dự của làng chính là danh dự của
bản thân, được làm người dân làng kháng chiến chính là góp phần mình vào cuộc kháng chiến của cả dân tộc bởi không một ai muốn
đứng ngoài lề cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại ấy.

-Nghệ thuật:
3. Đánh giá
+Tác giả đã thành công khi xây dựng tình huống truyện bất ngờ, kịch tính, đặt nhân vật vào hoàn cảnh thử thách để nhân vật bộc
lộ rõ nhất tình yêu làng yêu nước của mình.

+Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế, sắc sảo. Nhà văn như nhập thân nhập vai vào nhân vật để nói lên những diễn biến tâm trạng, nỗi
đau đớn, bàng hoàng, tủi nhục của ông Hai.

+Hình tượng nhan vật ông Hai là sự hình tượng hoá của cái tôi tác giả, thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của chính nhà văn Kim
Lân.

Đoạn trích trên là một trong những đoạn hay nhất của truyện ngắn “Làng” – kết tinh tư tưởng, tài năng trong tấm lòng yêu làng, yêu
nước của nhân vật ông Hai. Trong khi còn nhiều người trông chúng ta hiện nay chưa thực sự yêu thương và gắn bó với quê hương xứ
sở, thì tình cảm của ông Hai- người nông dân làng Chợ Dầu là một sự nhắc nhở thấm thía đối với mỗi người về tình yêu làng quê,
yêu đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng mà mỗi chúng ta cần giữ gìn, trân quý. Để sau này, dù ở đâu, làm gì thì mảnh đất quê
Kết bài: Đánh giá và
hương cũng đã trở thành 1 phần tâm hồn, máu thịt của chúng ta như nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
liên hệ đời sống
- Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn”.

You might also like