You are on page 1of 2

IV.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN

1. Điện trường, Cường độ điện trường:


Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liện
với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó Một
điện tích Q nằm tại một điêm trong không gian sẽ gây ra xung quanh nó một điện
trường. Một điện tích q nằm trong điện trường đó sẽ bị Q tác dụng một lực
điện.Ngược lại, q cũng gây ra một điện trường tác dụng lên Q một lực trực đối.
- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của
điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác
dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
2. Từ trường:
- Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự
xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.
Nam châm và dây dẫn mang dòng điện sinh ra trong khoảng không gian xung quanh
nó một từ trường. Để phát hiện sự tồn tại của từ trường trong một khoảng không gian
nào đó, người ta sử dụng kim nam châm nhỏ, đặt tại những vị trí bất kì trong khoảng
không gian ấy. Nếu không có tác dụng của từ trường của dòng điện hay một nam
châm thì kim nam châm nói trên luôn nằm theo hướng nam - bắc. Khi có tác dụng
của từ trường của một dòng điện hay một nam châm, kim nam châm nói trên sẽ quay
đến một vị trí cân bằng xác định; vị trí này phụ thuộc vào chỗ đặt kim nam châm
trong từ trường.
3. Sóng hài:
- Sóng hài là một dạng nhiễu không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng lưới điện và cần được chú ý tới khi tổng các dòng điện hài cao hơn mức độ giới
hạn cho phép. Dòng điện hài là dòng điện có tần số là bội của tần số cơ bản.Ví dụ
dòng 250Hz trên lưới 50Hz là sóng hài bậc 5.Dòng điện 250Hz là dòng năng lượng
không sử dụng được với các thiết bị trên lưới. Vì vậy, nó sẽ bị chuyển hoá sang dạng
nhiệt năng và gây tổn hao.
4. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
- Khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch kín xuất hiện sức điện
động cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ
thông qua mạch kín (khung dây) biến thiên.
5. Hiện tượng Hỗ cảm:
- Hiện tượng hỗ cảm là hiện tượng xuất hiện từ trường trong một cuộn dây do
dòng điện biến thiên trong cuộn dây khác tạo nên.
6. Hiện tượng tự cảm:
- Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch điện
có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của
cường độ dòng điện qua mạch. Khi trong mạch điện có cường độ dòng điện biến
thiên thì trong mạch xuất hiện suất điện động tự cảm.
7. Hiện tượng ngắn mạch:
- Là hiện tượng mà vì lý do (cây đổ vào đường dây, …) mạch điện bị chập lại ở
một điểm nào đó là cho tổng trở nhỏ đi và dòng điện trong mạch tăng cao đột ngột và
dẫn đến hai hậu quả nghiêm trọng:
+ Làm xuất hiện lực điện động rất lớn có khả năng phá hủy kết cấu của các
thiết bị điện, tiếp tục gây chạm chập cháy nổ.
+ Làm tăng nhiệt độ lên cao phá hủy các đặc tính cách điện, từ đó cũng gây
phá hủy kết cấu của các thiết bị điện, tiếp tục gây chạm chập cháy nổ.
- Các loại ngắn mạch: ngắn mạch 3 pha, ngắn mạch 2 pha, ngắn mạch 2 pha chạm
đất, ngắn mạch một pha chạm đất…
8. Tần số:
Ký hiệu: f ; đơn vị tính là hec (ký hiệu: hz)
Tần số là số lần cùng một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian.
Để tính tần số, chọn một khoảng thời gian, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng
trong thời gian ấy, rồi chia số này cho khoảng thời gian đã chọn.
Như vậy đơn vị đo tần số là nghịch đảo đơn vị đo thời gian. Trong hệ đo lường
quốc tế, đơn vị này là Hz đặt tên theonhà vật lý Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz
cho biết tần số lặp lại của sự việc đúng bằng 1 lần trong mỗi giây:

Việt Nam chọn tần số lưới điện là 50Hz (điện áp sin là tối ưu nhất)

You might also like