You are on page 1of 7

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN


Mục tiêu
❖ Kiến thức
+ Xác định được vị trí trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử,
cấu tạo phân tử, số oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm halogen.
+ Chứng minh được tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm halogen là tính
oxi hóa mạnh, vì sao tính chất lí, hóa học của các halogen biến đổi có quy luật.
❖ Kĩ năng
+ Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, số oxi
hóa và phản ứng oxi hóa – khử để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất của
halogen.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn
Nhóm halogen thuộc nhóm VIIA gồm các nguyên tố flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I) và atatin (At).
Halogen theo tiếng La tinh nghĩa là sinh ra muối. Atatin không gặp trong thiên nhiên. Như vậy nhóm
halogen được nghiên cứu ở đây bao gồm flo, clo, brom và iot.
2. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
Lớp ngoài cùng có 7 electron.
Phân tử gồm hai nguyên tử liên kết cộng hóa trị không cực.
Liên kết của phân tử X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành hai nguyên tử X. Trong phản ứng hóa học,
các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ bị thu thêm 1 electron, do đó tính chất hóa học cơ bản của
các halogen là tính oxi hóa mạnh.
Nguyên tố F Cl Br I
halogen
Cấu hình electron 2s22p5 3s23p5 4s24p5 5s25p5
lớp ngoài cùng
Cấu tạo phân tử F:F Cl : Cl Br : Br I:I
(liên kết cộng hóa (F2) (Cl2) (Br2) (I2)
trị không cực)
Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.
3. Sự biến đổi tính chất
a. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất
Đi từ flo đến iot ta thấy:
Trạng thái: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.
F2 (k); Cl2 (k); Br2 (I); I2(r)

Trang 1
Màu sắc: Đậm dần.
F2 (lục nhạt); Cl2 (vàng lục); Br2 (nâu đỏ); I2 (đen tím)
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Tăng dần.
b. Sự biến đổi độ âm điện
Độ âm điện tương đối lớn.
Độ âm điện: F(3,98); Cl(3,16); Br(2,96); I(2,66).
Đi từ flo đến iot độ âm điện giảm dần.
Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hóa −1.
Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hóa −1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
c. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất
Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất
do chúng tạo thành.
Vì lớp electron ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau (ns2np5)
Halogen là những phi kim điển hình. Đi từ flo đến iot, tính oxi hóa giảm dần.
Tính oxi hóa là khả năng nhận electron để trở thành ion âm.
Các đơn chất halogen oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua, oxi hóa khí hiđro tạo ra
những hợp chất khí không màu hiđro halogenua. Những chất khí này tan trong nước tạo ra dung dịch axit
halogenhiđric.
Tính oxi hóa là khả năng nhận electron để trở thành ion âm.
Trong hợp chất, các halogen có thể nhận thêm 1 electron để có số oxi hóa là −1.
X + 1e → X −

..ns 2 np5 ..ns 2 np 6


Ngoài ra các halogen như clo, brom, iot trong hợp chất còn có các số oxi hóa khác như +1, +3, +5, +7.

Trang 2
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

NHÓM VIIA

Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5

F ( Z = 9) (7 e lớp ngoài cùng)

Bán kính nguyên tử tăng

Độ điện âm giảm
Cl ( Z = 17 )
Tính phi kim giảm

Tính oxi hóa giảm


Br ( Z = 35)
Tính khử tăng

Tính axit của HX tăng

Tính khử của HX tăng


I ( Z = 53)

Đơn chất X2 có màu sắc đậm dần,


nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần

Trang 3
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Các câu hỏi lý thuyết
Phương pháp giải
Nắm vững các quy luật biến đổi tuần hoàn.
Từ cấu tạo suy ra tính chất.
Ví dụ:
Đi từ F − Cl − Br − I :
Bán kính nguyên tử tăng dần.
Độ âm điện giảm dần.
Tính oxi hóa giảm dần.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho các phát biểu sau:
(a) Các nguyên tử halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
(b) Các halogen chỉ có tính oxi hóa.
(c) Các halogen vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(d) Trong hợp chất các halogen chỉ có số oxi hóa −1.
(e) Trong hợp chất các halogen ngoài số oxi hóa −1 còn có số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
(f) Đi từ flo đến iot độ âm điện giảm dần, tính oxi hóa giảm dần.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải
(a) đúng vì các halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng (ns2np5).
(c), (e) sai vì flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có tính oxi hóa và chỉ có số oxi hóa −1 trong hợp chất.
(b), (d) sai vì clo, brom, iot ngoài tính oxi hóa còn có tính khử. Ngoài số oxi hóa −1 còn có số oxi hóa
+1, +3, +5, +7.
(f) đúng vì từ flo đến iot độ âm điện giảm dần, tính oxi hóa giảm dần.
→ Có hai phát biểu đúng.
→ Chọn B.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về sự biến đổi một số đặc điểm sau của các halogen (từ flo đến iot)?
(1) Nhiệt độ nóng chảy. (2) Nhiệt độ sôi.
(3) Màu sắc. (4) Độ âm điện.
(5) Bán kính nguyên tử. (6) Số electron ở lớp ngoài cùng.
A. (1), (2), (3), (4) tăng; (5) giảm. B. (1), (2), (3), (5) tăng; (4) giảm.
C. (1), (2), (3), (5) tăng; (6) giảm. D. (1), (2), (3), (5), (6) tăng; (4) giảm.
Trang 4
Câu 2: Trong các hợp chất, số oxi hóa của clo, brom, iot có thể là:
A. −1;0; +1; +3; +5; +7. B. −1;0; +1; +2; +3; +5.
C. −1; +1; +3; +5; +7. D. 0; +1; +3; +5; +7.
Câu 3: Trong các nguyên tố dưới đây, nguyên tử của nguyên tố nào có xu hướng kết hợp với electron là
mạnh nhất?
A. Photpho. B. Clo. C. Cacbon. D. Brom.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Clo là chất khí tan vừa phải trong nước. B. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot.
C. Clo có số oxi hóa −1 trong mọi hợp chất. D. Trong tự nhiên clo chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
Câu 5: Trong các halogen, clo là nguyên tố
A. Có nhiệt độ sôi thấp nhất. B. Có tính phi kim mạnh nhất.
C. Có độ âm điện lớn nhất. D. Tồn tại trong vỏ Trái Đất với trữ lượng lớn nhất.
Câu 6: Khả năng oxi hóa của các halogen luôn
A. Tăng dần từ clo đến iot, trừ flo. B. Tăng dần từ flo đến iot.
C. Giảm dần từ clo đến iot, trừ flo. D. Giảm dần từ flo đến iot.
Câu 7: Đặc điểm chung của các nguyên tố halogen là
A. Là những chất khí ở điều kiện thường. B. Tác dụng mạnh với nước.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Có tính oxi hóa mạnh.
Dạng 2: Bài toán tìm halogen
Phương pháp giải
Dựa vào giả thiết để tìm NTK (khối lượng mol) rồi tìm ra.
Ví dụ: M X = 35,5 → X là Cl.

Dựa vào giả thiết tìm số hiệu nguyên tử.


Ví dụ: ZX = 17 → X là Cl.

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Nguyên tử X có cấu hình electron như sau: 1s22s22p5
Nguyên tử của X là
A. flo. B. clo. C. iot. D. brom.
Hướng dẫn giải
Nhận thấy: X có 9 electron → X có 9 proton.
Do đó, X là F (flo).
→ Chọn A.
Ví dụ 2: Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19,0 gam muối. Cũng m gam X2
cho tác dụng với Al dư thu được 17,8 gam muối. X là
A. flo. B. clo. C. iot. D. brom.
Hướng dẫn giải
Gọi số mol của halogen X2 là a mol

Trang 5
Xét phản ứng của X2 với Mg:
Phương trình hóa học:
X 2 + Mg → MgX 2

a → a mol

19
Ta có: m muoái = m MgX = a. ( 24 + 2M X ) = 19 gam → a = (1)
2
24 + 2M X

Xét phản ứng của X2 với Al:


Phương trình hóa học: 3X 2 + 2Al → 2AlX 3

2a
a → mol
3
2a 17,8.3
Ta có: m muoái = m AlX = . ( 27 + 3M X ) = 17,8gam → a = (2)
3
3 2 ( 27 + 3M X )

19 17,8.3
Từ (1) và (2) suy ra: = → M X = 35,5 ( Cl )
24 + 2M X 2 ( 27 + 3M X )

Do đó: X là Cl (clo).
→ Chọn B.
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Cho khí clo dư tác dụng với 0,46 gam kim loại, thu được 1,17 gam muối kim loại hóa trị I. Kim
loại đó là
A. K. B. Na. C. Li. D. Rb.
Câu 2: Cho 4,6 gam một kim loại M (hóa trị I) phản ứng với khí clo, thu được 11,7 gam muối. Kim loại
M là
A. Li. B. K. C. Na. D. Ag.
Câu 3: Cho 20,7 gam kim loại R phản ứng với khí clo dư, thu được 52,65 gam muối clorua. Biết kim loại
R có hóa trị I. Tên kim loại R là
A. natri. B. xesi. C. rubiđi. D. kali.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một kim loại hóa trị III trong khí clo. Sau phản ứng thu được 5,34
gam muối clorua. Kim loại đem đốt cháy là
A. Au. B. Al. C. Fe. D. Ga.
Câu 5: Clo hóa 33,6 gam một kim loại X ở nhiệt độ cao, thu được 97,5 gam muối XCl3. Kim loại X là
A. Al. B. Cr. C. Au. D. Fe.
Câu 6: Cho 3,90 gam Zn tác dụng hết với một phi kim ở nhóm VIIA, thu được 8,16 gam muối. Phi kim
đó là
A. flo. B. iot. C. brom. D. clo.
Câu 7: Cho 1,03 gam muối natri halogen (NaX) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết
tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. X là
A. iot. B. brom. C. flo. D. clo.
Bài tập nâng cao
Trang 6
Câu 8: Để trung hòa hết 200 gam dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6%. Người ta phải dùng 250 ml
dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit ở trên là dung dịch
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 9: Cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7 gam muối. Kim loại M là
A. Cr. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 10: Nguyên tố X có hóa trị I trong hợp chất khí với hiđro. Trong hợp chất oxit cao nhất X chiếm
38,8% khối lượng. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của X lần lượt là:
A. F2O7, HF. B. Cl2O7, HClO4. C. Br2O7, HBrO4. D. Cl2O7, HCl.
Câu 11: Thể tích hơi của 19,2 gam một halogen đúng bằng thể tích của 3,84 gam khí oxi (ở cùng điều
kiện t, p ). Halogen đó là
A. Br2. B. Cl2. C. F2. D. I2.
Câu 12: Cho khí hiđro halogenua M lội vào dung dịch NaOH 20% (vừa đủ), thu được dung dịch muối có
nồng độ bằng 24,74%. Tổng số electron trong phân tử chất M là (Cho số đơn vị điện tích hạt nhân của F,
Cl, Br, I lần lượt là 9, 17, 35, 53)
A. 18. B. 10. C. 54. D. 36.
Câu 13: Nhỏ dung dịch axit halogenhiđric (dư) vào muối CaCO3, thu được dung dịch X và 3,36 lít khí
CO2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 16,65 gam muối khan. Công thức phân tử của axit là
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 14: Nhỏ lượng dư AgNO3 vào dung dịch chứa 13,19 gam hỗn hợp natri của hai halogen ở hai chu kỳ
liên tiếp thấy có 28,7 gam kết tủa. Trong hỗn hợp hai muối chắc chắn có
A. NaCl. B. NaI. C. NaBr. D. NaF.
Câu 15: Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí clo, thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Al.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam một kim loại M (chưa rõ hóa trị) trong bình chứa khí clo nguyên
chất. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội thì thu được 20,25 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Zn.

ĐÁP ÁN – LỜI GIẢI


Dạng 1: Các câu hỏi lý thuyết
1–B 2–C 3–B 4–C 5–D 6–D 7–D
Dạng 2: Bài toán tìm halogen
1–B 2–C 3–A 4–B 5–D 6–D 7–B 8–B 9–B 10 – B
11 – A 12 – A 13 – C 14 – A 15 – C 16 – C

Trang 7

You might also like