You are on page 1of 7

2.

Cảm nhận về tình cha con qua đoạn mở đầu tác phẩm (từ đầu… như bị
gãy)

a. Lời của người kể chuyện (nhân vật bác Ba):

- Giới thiệu về nhân vật bác Ba:

+ Tuy không phải là người trong cuộc, nhưng bác Ba lại là người chứng kiến
từ đầu đến cuối cuộc gặp gỡ éo le, xúc động của cha con ông Sáu, đồng thời cũng
là người chứng kiến tất cả niềm mong ngóng, nỗi nhớ con da diết của ông Sáu suốt
những năm tháng phải xa con.

+ Là người thấu hiểu với hoàn cảnh của cả hai cha con ông Sáu, đồng cảm
và sẻ chia với người bạn chiến đấu của mình về nỗi éo le của chiến tranh - bác Ba
như một tri kỉ, sau này như một thành viên trong gia đình của ông Sáu.

- Qua đoạn văn mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu:

+ Nhân vật bác Ba là người kể chuyện, kể lại cuộc gặp gỡ của cha con ông
Sáu.

+ Bác Ba là người đang giữ chiếc lược ngà - kỉ vật thiêng của ông Sáu dành
cho con, điều đó khiến bác Ba luôn cảm thấy “băn khoăn và ngậm ngùi” bởi lẽ
“trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc
chia tay nhưng chưa bao giờ bị xúc động như lần ấy”. Chính tình cha con vừa xúc
động vừa thiêng liêng, vừa được đặt trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến
tranh đã khiến bác Ba không thể nào quên được.

+ Kể lại hoàn cảnh của cha con ông Sáu: Bác Ba cùng ông Sáu tham gia
kháng chiến từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cho tới cuộc
kháng chiến chống Mĩ. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh chưa đầy một tuổi, từ
đó đến khi anh được về phép mấy ngày, đã 8 năm ròng anh chưa được gặp con, chỉ
được nhìn thấy con qua tấm ảnh.

+ Thấu hiểu những cảm xúc của ông Sáu: “Đến lúc được về, cái tinh người
cha cứ nôn nao trong người anh” và cả những nỗi bàng hoàng, đau đớn của ông
Sáu khi bé Thu sợ hãi, từ chối: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi
đau đớn khiến nét mặt anh sầm lại trông thật đáng thương hai tay buông xuống
như bị gãy” .

-> Mượn lời bác Ba - người kể chuyện, nhà văn đã giúp bạn đọc hình dung được
phần nào tình cảnh và tình cảm của ông Sáu đối với con trong lần đầu tiên gặp con
sau 8 năm ròng xa cách.

b. Nhân vật ông Sáu

* Hoàn cảnh của ông Sáu:

- Tham gia kháng chiến từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, phải
xa gia đình, vợ con suốt 8 năm ròng. Suốt 8 năm ấy, ông luôn khao khát được về
thăm con, được ôm con vào lòng, được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé.

-> Hoàn cảnh của ông Sáu là hoàn cảnh chung của nhiều người cha trong chiến
tranh, của hàng vạn gia đình chịu những tổn thương, những hi sinh mất mát vì
chiến tranh. Vì đất nước, họ phải nén tình riêng lại.

- Được nghỉ phép 3 ngày - khoảng thời gian thật ngắn ngủi so với thời gian phải xa
con đã 8 năm, cái tình người cha trong ông nôn nao và thôi thúc, khiến ông Sáu
càng mong ngóng được gặp con hơn.

-> Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh (gây nên bao cảnh chia li cha - con,
chồng - vợ) không làm nguôi ngoai, mất đi, nhạt phai những tình cảm thiêng liêng
của con người (trong đó có tình cha con).
* Tâm trạng của ông Sáu khi được nghỉ phép về thăm con:

- Khi xuồng chưa cặp bến: Vì nôn nóng được gặp con nên dù xuồng chưa cập
bến, ông Sáu đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”, “bước vội vàng
những bước dài” để đến gọi con: “Thu! Con!”

-> Hành động vội vàng, gấp gáp của ông Sáu và tiếng gọi con như kìm nén
suốt 8 năm ròng, nay mới có dịp được cất lên, cho ta thấy khao khát được gặp con
trong ông thật cháy bỏng, mãnh liệt. Nó đã phải kìm nén lâu quá rồi, nay khi thấy
con, ông không thể chần chừ, thậm chí không thể giữ nỗi bình tĩnh thêm một giây
phút nào nữa. Sâu xa hơn của sự khao khát gặp con ấy là tình yêu thương sâu nặng,
tha thiết dành cho con.

- Khi nhìn thấy con:

+ Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ 8 tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc
quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, ông
Sáu bằng sự linh của một người cha đã đoán biết ngay đó là con gái mình. Có lẽ,
trong tâm trí ông lúc này chỉ có hình ảnh của con, cho nên mới thoáng nhìn từ xa,
ông đã nhận ra hình hài máu mủ ruột thịt của mình.

+ Ông Sáu “vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Có lẽ “với
lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy lại xô vào lòng anh,
sẽ ôm chặt lấy cổ anh” cho nên “anh không ghìm nổi xúc động”

-> Nhà văn miêu tả từ hành động đến tâm trạng của ông Sáu một cách tỉ mỉ mà vẫn
gấp gáp, khẩn trương, dường như đang tác giả cũng đang gấp gáp dùng ngôn từ để
diễn tả tình cảm của người cha lúc này.
+ Nỗi xúc động sâu xa khiến cho “vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần
giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh
chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: “Ba đây con! Ba đây con!”

-> Nếu như khi mới lên xuồng, ông Sáu “bước vội vàng những bước dài”
đến để gọi con thì lúc này đây, bước chân ông như kìm lại trong giây phút quá xúc
động, hay vì ông đang mong chờ đứa con gái mình sẽ chạy lại “xô vào lòng anh,
ôm chặt lấy cổ anh” để ông được hưởng cái cảm giác hạnh phúc của một người
cha. Một hạnh phúc đơn sơ, giản dị với tất cả những cha trong cuộc sống thường
nhật, nhưng với ông Sáu, đó lại là khoảnh khắc thiêng liêng.

Giọng ông trở nên “lặp bặp run run: Ba đây con! Ba đây con!”. Đó là nỗi
xúc động mãnh liệt trong lòng ông lúc này, sau 8 năm xa cách con với lòng mong
nhớ khuôn nguôi, với những tình cảm bị kìm nén… ông Sáu dường như không kìm
nổi lòng mình nữa. Người đàn ông đã hàng chục năm tham gia kháng chiến, đã
từng vào sinh ra tử, đã từng đối mặt với sự sống và cái chết trước kẻ thù … chưa
khi nào thấy mình xúc động, run run đến thế. Tâm trạng ấy của ông Sáu không có
ngôn từ nào diễn tả hết được. Nhà văn chỉ dồn nén lại trong hai từ láy “lặp bặp run
run”, mà ta thấy tình cha con thật xúc động.

- Khi bị con từ chối:

+ Với lòng mong ngóng thiết tha của ông Sáu, chúng ta ngỡ sẽ được chứng
kiến cuộc hội ngộ đầy xúc cảm và hạnh phúc của hai cha con. Tuy nhiên, bé Thu
lại không chạy ra ôm chầm lấy ba như ông Sáu nghĩ, như ông mong. Nó giật mình
ngơ ngác, hốt hoảng và bỏ chạy, kêu thét lên “Má! Má!”. Điều đó không chỉ khiến
ông Sáu bất ngờ mà còn đau đớn và hụt hẫng tột cùng.

+ “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến nét mặt
anh sầm lại trông thật đáng thương hai tay buông xuống như bị gãy” .
-> Không có từ ngữ nào diễn tả được nỗi đau đớn, bất lực, sự hẫng hụt của ông Sáu
lúc này. Với một người lính đã từng trải qua những khắc nghiệt sinh tử, chưa bao
giờ cảm xúc lại lộ rõ trên khuôn mặt của người đàn ông ấy như lúc này. Khuôn mặt
ông “sầm lại” vì đau đớn, còn hai tay “buông xuống như bị gãy”. Thái độ của bé
Thu như một gáo nước lạnh dội vào đầu anh trong khi anh đang náo nức, nôn nóng
được ôm con vào lòng, thì đứa con lại xa lánh, hoảng sợ trước anh. Trong hoàn
cảnh ấy ông Sáu trở nên thật đáng thương, tội nghiệp. Chắc hẳn, dẫu 8 năm xa con,
có tưởng tượng, nhung nhớ về con tới mức nào thì ông Sáu cũng không thể hình
dung được cuộc gặp gỡ lại diễn ra như thế.

-> Hình ảnh so sánh: “hai tay buông xuống như bị gãy” là sự ám ảnh khôn nguôi
với bạn đọc. Có cảm giác ông Sáu lúc này như một cây đang xanh tốt mà bị đốn
chặt bất ngờ vậy, không thể đứng vững được nữa. Nỗi đau đớn, bất lực hiện hình
trên dáng vẻ, khuôn mặt, đôi tay của ông.

=> Tình cảnh, tình cảm của ông Sáu với con như thế nào?

Dù hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt, chia cắt nhưng ông Sáu vẫn dành hết
tình yêu thương cho con, mong nhớ, khao khát được gặp con, được ôm con vào
lòng như tất những người cha bình thường khác. Nhưng bé Thu đã không nhận
cha, không chạy lại ôm cha vào lòng như ông mong ước. Chiến tranh không chỉ
gây cho cha con ông nỗi đau xa cách 8 năm, mà còn khiến ông đau đớn rụng rời
khi bị con mình khước từ, hoảng sợ. Nỗi niềm ấy của ông Sáu càng khẳng định
tình cha con sâu nặng của ông, đồng thời cũng nói với chúng ta biết bao điều đằng
sau cuộc chiến. Có những nỗi đau, những bi kịch không nói thành lời.

c. Nhân vật bé Thu:

- Hoàn cảnh của bé Thu: từ khi mới chưa đầy tuổi, bé Thu đã phải xa cha, và suốt
8 năm ròng, em chưa được nhìn thấy, được gặp cha ngoài tấm ảnh chụp chung với
má. Vì thế, tất cả hình dung của một đứa trẻ thơ về ba mình là hình ảnh đẹp, vẹn
nguyên trong tấm hình chụp chung với má ấy. Sự ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ
không chấp nhận bất kì sự khác biệt nào giữa người thật với ảnh. Chắc hẳn, trong 8
năm xa cách ấy, bé Thu cũng rất khao khát được gặp ba, được ba ôm vào lòng.

- Tâm trạng khi lần đầu gặp ông Sáu:

+ “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai”: ngạc
nhiên, ngơ ngác, nó thấy lạ quá vì người đang gọi nó là “con” và xưng là “Ba đây
con” không giống như hình dung, tưởng tượng của nó về ba mình, trong khi khuôn
mặt xúc động của ông Sáu lúc này với “vết thẹo dài đỏ ửng lên giần giật, trông rất
dễ sợ”.

+ “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “Má! Má!” - Sau giây
phút ngạc nhiên, lạ lẫm, bé Thu trở nên hốt hoảng, sợ hãi. Như một phản ứng tự
nhiên khi một đứa trẻ sợ hãi, nó sẽ tìm đến người thân yêu nhất để cầu cứu. Tiếng
thét gọi “Má! Má!” của nó vừa đáng thương, vừa xót xa. Người ba nó mong nhớ
nay đứng mặt nó nhưng lại không giống ba nó trong ảnh, khiến nó hoảng sợ. Đó là
tâm lí hết sức tự nhiên, hợp lí của con trẻ đã được nhà văn miêu tả thật chân thực,
tinh tế.

3. Đánh giá

- ND: Qua đoạn trích, người đọc cảm nhận được tình cảnh éo le của cha con ông
Sáu và tình cảm sâu nặng, thiết tha của ông dành cho con. Tuy cha con chưa có
giây phút hội ngộ hạnh phúc, nhưng tình cha con sẽ là tiền đề để cho tình huống
nhận ba sau này của bé Thu trở nên xúc động hơn, ám ảnh hơn.

- NT:
+ Nhà văn tạo dựng được tình huống gay cấn, bất ngờ, kịch tính nhưng hết
sức tự nhiên, hợp lí - đó là sự thử thách với tình cha con của ông Sáu và bé Thu.

+ NT miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, xúc động

+ Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ.

III. KẾT BÀI - Liên hệ đời sống

Chiến tranh đã qua đi, những hoàn cảnh éo le như cha con anh Sáu cũng
không gặp nữa nhưng câu chuyện cảm động về tình cha con, về chiếc lược ngà vẫn
khiến chúng ta xúc động, vẫn luôn là một lời nhắc nhở thấm thía và cảm động về
tình phụ tử để mỗi người chúng ta phải biết trân trọng hơn mái ấm, hạnh phúc gia
đình mà mình đang có.

BTVN: VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỀ 1 - BÀI CHIẾC LƯỢC NGÀ (GỬI TRƯỚC


TÉT)

You might also like