You are on page 1of 1

CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Bài 1:
a) Viết cấu hình e của Br (Z=35); Cu (Z=29); Cr (Z=24).
b) Viết cấu hình e của Fe, Fe2+, Fe3+(Z=26).
c) Viết cấu hình e của S, S2-(Z=16).
d) Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Xác định tên nguyên tố X,
Y.
Bài 2: Viết cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tử có cấu hình phân lớp ngoài cùng là
a) 3p5 b) 4p5 c) 4s1
Bài 3: Viết cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tử có phân lớp ở mức năng lượng cao nhất là:
a) 4s1 b) 3d6 c) 3d5
Bài 4: Cho 2 nguyên tố A và B có cấu hình e phân lớp ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3p5. Xác định số
điện tích hạt nhân, viết cấu hình e đầy đủ của A và B. Biết rằng phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn
kém nhau 1 electron.
Bài 5: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B
có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Xác định tên nguyên tố và viết
cấu hình A, B.
Bài 6: Ba nguyên tố A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51.
Hãy viết cấu hình e và cho biết tên của chúng.
Bài 7: Tổng số hạt mang điện trong ion AB32- là 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên
tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử
của hai nguyên tố A và B. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A và B.
Bài 8: X và Y là 2 nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử ngoài cùng là 3s1 và 4s1. Biết X có 12
nơtron và Y có 20 nơtron.
1) Viết cấu hình electron đầy đủ của X,Y. Xác định tên của hai nguyên tố X,Y.
2) Cho 6,2g hỗn hợp X,Y vào H2O, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thành phần phần
trăm của X,Y về khối lượng trong hỗn hợp ban đầu?
Bài 9: Cấu hình electron ngoài cùng của một nguyên tử X là 5p5. Tỉ số notron và proton của nguyên
tử đó là 1,3962. Số notron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số notron của nguyên tử nguyên tố Y. Khi
cho 1,0725g Y tác dụng với lượng dư X thu được 4,565 g sản phẩm có công thức XY.
a. Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử nguyên tố X.
b. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố X, Y.
c. X, Y nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim.
Bài 10: Cho một dung dịch chứa 8,19 g muối NaX tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu
được 20,09 g kết tủa.
a. Tìm khối lượng nguyên tử và gọi tên X.
b. Viết cấu hình electron và sự phân bố theo AO của nguyên tử X, từ đó giải thích các hóa trị
có thể có của X trong các hợp chất.
c. X có hai đồng vị tự nhiên trong đó đồng vị thứ nhất có số nguyên tử nhiều hơn đồng vị
thứ hai 50%. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai hai nơtron.
Tìm số khối của mỗi đồng vị.
Bài 11: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 82 trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu, số khối và tên nguyên tố của X. Từ đó viết cấu
hình electron của nguyên tử nguyên tố X và các ion tạo thành từ X.
Bài 12: Cho biết tổng số electron trong AB32- là 42. Trong các hạt nhân A và B số proton bằng số
notron.
a) Tính số khối của A và B.
b) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron trong các obitan của các nguyên tố A và B. Từ
đó suy ra cấu hình electron của A2- và B2-.
Bài 13: Hợp chất A được cấu tạo từ ion M+ và X22-. Trong một phân tử A tổng số hạt (p, n, e) là 164.
Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn số khối
của X là 23. Tổng số hạt (p, n, e) trong ion M+ nhiều hơn trong ion X22- là 7 hạt.
a) Tìm công thức phân tử của A.
b) Viết cấu hình electron của ion M+, của M và X.
ltdche@yahoo.com.vn

You might also like