You are on page 1of 5

Nghĩa 3 – Maria Nguyễn Mỹ Linh

PHÚC ĐƯỢC SỐNG TỰ DO TRONG HỘI THÁNH (buổi 1)


Chuẩn bị

Cầu nguyện đầu giờ

Giới thiệu bài mới

Bước thứ nhất: XEM

Tiếp cận vấn đề

Nhiều quốc gia có những truyền thuyết, thần thoại riêng về ngồn gốc của mình.

VD:

Truyền thuyết Nhật Bản: 2 vị thần xuống trần gian để tạo dựng trời và sinh sôi nảy nở. Theo thầ n
thoạ i Nhậ t Bả n trong Cổ Sự Kí (Kojiki- 古事記) viết vào đầ u thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có
hình thù. Có tớ i tám trăm vạ n thầ n linh, số ng ở trên Cánh Đồ ng Trờ i, từ đó nhìn xuố ng chỉ thấ y bóng
tố i, sương mù và nướ c. Hai vị thầ n trong tuổ i thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhậ n
nhiệ m vụ “làm cho mặ t đấ t đi theo đờ i số ng mà sinh sôi nẩ y nở ”. Họ bướ c qua Thiên Phù Kiều, là
chiếc cầ u nố i trờ i và đấ t, “quậ y sóng” cho kế t đọ ng lạ i thành đả o Onogoro và xuố ng đó, đây là sáng
tạ o đầ u tiên củ a họ . Họ bắ t tay dự ng trụ trờ i và xây nhà trên quê hương mớ i.

Rồ i hai vị thầ n trẻ quên mình là thầ n linh, số ng như con ngườ i, kết hôn vớ i nhau sinh “con” đầ y
đàn… Trong lúc Izanagi đang rử a mặ t, thì bỗ ng nhiên từ mắ t trái sinh ra Thiên Chiế u Đạ i Thầ n
(Amaterasu Omikami -天照大神), nữ thầ n củ a nhan sắ c và ánh sáng tượ ng trưng cho phụ nữ Nhậ t
Bả n) và từ mắ t phả i sinh ra Thầ n Mặ t Trăng (Tsukiyom -月読命). Sau đó là Thầ n Bão (Susanoo- 素戔
嗚尊) từ mũi củ a mình.

Sau đó, nữ thầ n Mặ t Trờ i phái cháu trai củ a mình là Ninigi giáng thế, chinh phụ c vùng Izumo. Ninigi
gặ p và lấ y con gái xinh đẹp củ a thầ n Oyamatsumi, sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori.

Truyền thuyết con rồng cháu Tiên. Nói về nguồn gốc của người VN. Đọc sách trang 126

Khảo sát vấn đề

Theo quan điểm nhà sử học Dương TQ: Con rồng cháu tiên có ý nghĩa như thế nào với người
VN?

Nhu cầu thấu hiểu về nguồn gốc của mình

Chứng minh dân tộc ta có cội nguồn, có nền văn minh, không phải từ 1 quốc gia nào khác.

Tồn tại giá trị lịch sử

Vậy ngay từ khi còn nhỏ, nếu có niềm tin vào dòng dõi Tổ Tiên, chúng ta nhận được gì?
Chung 1 cội nguồn, giá trị cốt lõi của dân tộc được trân quý

Lòng tự hào về dân tộc VN

Gắn kết tình yêu thương

Ý thức bảo vệ dân tộc

Bước thứ 2: XÉT

Các em nghĩ như thế nào về truyền thuyết con rồng cháu tiên?

Các em nghĩ như thế nào về quan điểm của nhà sử học?

Là một người Kito hữu, chúng ta có cần thể hiện quan điểm yêu nước không?

Có / không

Trước khi xét vấn đề trên, theo em yêu nước theo tinh thần Kito Hữu là như thế nào ?

VD: khi biển Đông bị TQ lộng quyền.

Nếu lấy quyền lợi làm nền tảng => tranh chấp, xung đột, hơn thua, so sánh.

Nếu lấy lương tâm làm nền tảng => ai cũng yêu gia đình, yêu quê hương, yêu giống nòi, yêu
thiên nhiên, yêu môi trường sống của mình, nơi đó đã hình thành một nhân cách, thể hiện qua
tình cảm, nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người. => trở thành một nghĩa vụ vô vị lợi

Vậy Yêu nước là :

trong luân lý Kitô giáo dạy mọi tín hữu phải có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với tha
nhân và xã hội. 

nó mang tính thiêng liêng, nhưng rất cụ thể. Đây không phải là một chủ nghĩa yêu nước hay
chủ nghĩa dân tộc, mà là một thứ tình cảm cao đẹp đặt nơi con người như một tiếng nói trong
lương tâm.

bất kể là ai, không phải vì quyền lợi hay do sự áp đặt nào cả như nhiều người nhầm tưởng. 

Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”,  “giặc đến nhà đà bà cũng phải đánh”. 

Chúa Giesu cũng tôn trọng luật pháp

Luật pháp của Rôma: “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho ông Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa
thì hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt. 22, 21).

Cũng như Đức Giêsu tôn trọng quyền lề luật trần thế, Ngài nói với Philatô: “Ngài không có
quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng
hơn.” (Ga 18, 11).
Tinh thần yêu nước bị bóp méo: những trở ngại, những lệch lạc, những sai lầm, những lối sống
nghịch với tinh thần yêu nước.

VD: cộng đồng mạng. Người dân lao động nước ngoài. Tham nhũng, lạm quyền, chạy chức, lợi
ích riêng cho bản thân,….

Không bàn về chính trị, nêu quan điểm của Tòa Thánh về Ucraina :

Giữ thái độ đứng giữa các phe, Tòa Thánh có một lập trường bao quát và trung dung hơn. Lên
tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 23/2. ĐTC bày tỏ đau buồn và nói: “Mặc dù có
những cố gắng ngoại giao trong những tuần lễ gần đây, nhưng hiện nay đang mở ra những cảnh
tượng ngày càng đáng báo động hơn. Cũng như tôi, bao nhiêu người trên toàn thế giới, đang cảm
thấy âu lo. Một lần nữa hòa bình của tất cả mọi người lại bị đe dọa vì những lợi lộc phe phái. Tôi
muốn kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm chính trị, hãy nghiêm túc xét mình trước mặt
Chúa, là Thiên Chúa của hòa bình chứ không phải của chiến tranh; là Cha của tất cả mọi
người, chứ không phải của riêng người nào, Chúa muốn chúng ta là anh chị em của nhau, chứ
không phải là kẻ thù...” “Những cảnh tượng thê thảm mà tất cả chúng ta đều e sợ rất tiếc là nay
đang trở thành sự thực. Nhưng vẫn còn thời giờ cho thiện chí, còn chỗ cho việc thương thuyết,
vẫn còn chỗ để thực thi khôn ngoan ngăn cản sự lấn át của những lợi lộc phe phái, bảo vệ những
khát vọng hợp pháp của mỗi người và tránh cho thế giới khỏi sự điên rồ và khủng khiếp của
chiến tranh. Các tín hữu chúng ta không mất hy vọng về một tia sáng lương tâm của những
người đang nắm giữ vận mệnh của thế giới”.

Rồi ĐTC mời gọi tất cả mọi người hãy cử hành Ngày ăn chay cho hòa bình vào 2/3 thứ Tư lễ tro. ngày
25/2 đã có chuyến thăm Đại sứ quán Nga tại Vatican để bày tỏ quan ngại về diễn biến tại Ukraine.

Đây là lần đầu tiên Tòa thánh đi ngược lại các nghi thức ngoại giao. ABC News cho hay, chuyến thăm bất
ngờ và chưa có tiền lệ của Giáo hoàng tới Đại sứ quán khiến nhiều người theo dõi Vatican ngạc nhiên.

Xem clip về hậu quả chiến tranh

Công bố Lời Chúa

Cầu nguyện

PHÚC ĐƯỢC SỐNG TỰ DO TRONG HỘI THÁNH (buổi 2)


Chuẩn bị

Cầu nguyện đầu giờ

Nhắc lại bài đầu


Tiếp nối buổi 1

Sống tự do trong Hội Thánh

Là KiTo Hữu, chúng ta không những được sinh ra làm công dân VN, mà còn là công dân nước Trời.
chúng ta không những chịu ảnh hưởng tới môi trường, mà còn ảnh hưởng trên môi trường. Ảnh hưởng
có thể tác động tiêu cực hay tích cực còn tùy thuộc vào khả năng đưa ra những quyết định tự do của
chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Xem clip về bài học tích cực

Bằng lối sống hoàn thiện bản thân, chu toàn trách nhiệm gia đình, tôn trọng sự sống, bổn phận
vun đắp Giáo hội trần gian, gìn giữ và xây dựng xã hội con người, tuân thủ luật công bằng, tôn
trọng và tuân phục mọi quyền bính chính đáng, hợp pháp của thế tục.

Người giữ đạo Công giáo chân chính rất nghiêm túc thi hành luật công bằng, họ tin rằng,
nếu lỗi luật, sẽ phải đền trả cả đời này và đời sau. o đó, nếu được phép nắm giữ vai trò lãnh đạo,
họ sẽ chu toàn trách nhiệm thật nghiêm minh. Ngay người giáo dân bình thường, họ cũng ý thức
rất rõ về vấn đề này đối với gia đình và xã hội. Nên chẳng lạ gì nếu làm một cuộc điều tra xã hội,
sẽ thấy rằng vấn đề tệ nạn xã hội, phá thai, gia đình đổ vỡ, ly dị, người Công Giáo chiếm tỉ lệ
thấp nhất, nhưng mặt bằng về giáo dục lại cao nhất.

Theo tinh thần đó, Đại hội HĐGMVN lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2001 – 2004), ra Thư Chung, nêu
lên tinh thần trách nhiệm của Giáo hội đối với sự phát triển của đất nước: “Để yêu thương và
phục vụ, trước hết ta phải tiếp tục đường hướng đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy
vọng và thăng tiến con người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục
như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần
giải quyết, hầu cho mọi người đựơc sống và sống dồi dào” (M, 8). C. Người Công giáo đã đóng
góp rất nhiều cho đất nước trên mọi lãnh vực, trong những công việc từ thiện, xóa đói giảm
nghèo, làm sạch nguồn nước, lớp học và nhà tình thương, quỹ tương trợ thiên tai, mở mang giáo
dục, bệnh viện, truyền thông… Tình yêu Chúa và yêu nước này đã đã được hiện thực hóa bằng
những hình ảnh rất cụ thể qua đời sống và việc làm thật rõ nét.

HĐGMVN đã xác định về việc người Công giáo phải có bổn phận chung lo xây dựng một xã hội
tốt đẹp cả đời lẫn đạo… Không nên hiểu một cách tai hại rằng, yêu nước là phải làm chính trị,
mà chính trị phải thủ đoạn, nghĩa là phải khéo léo, lươn lẹo, mánh khóe, lừa đảo, ma mãnh, phản
bội, đấu tranh vũ lực như họ thường thấy trong mặt trái của nó…, nên họ tránh né “việc yêu
nước”, chẳng yêu nước làm chi cho thiệt thân mà lại mang tội. Thực ra làm chính trị (chính trị
học) không có nghĩa là như thế.

Phương pháp Lectio Divina


Làm trong sách

Trong đoạn thư này, Thánh PhaoLo cho chúng ta thất mỗi KiTo hữ là chỉ thể trong Thần Mình
mầu nhiệm của Đức Kito và là chi thể với nhau. Như một chi thể, mỗi người đều được Chúa ban
cho 1 đặc sủng và đặt vào một vai trò trong cộng đoàn: ơn làm ngôn sứ, ơn phục vụ, giảng dạy,
khuyên bảo, phân phát, làm bác ái,… Việc phục vụ này phải lấy tự do mà hiến dâng thân mình
làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa. Việc phục vụ bắt nguồn từ việc thờ phượng
Chúa, nếu không nó có nguy cơ không là việc của Chúa mà là việc của chúng ta, kết quả không
đem lạm niềm vui và bình an, mà đem lại nỗi buồn bất ổn cho cộng đoàn.

Làm

Mẫu gương Mẹ Teresa Calcutta

Quyết tâm

Thi hành sứ vụ trong gia đình, xã hội và Cộng đoàn.

Củng cố

Trong sách

You might also like