You are on page 1of 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp

tác Việt Nam – Trung Đông: Phần đầu


1/ Ảnh hưởng về lý thuyết và quan điểm phát triển

Dựa vào các lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, các quốc gia Đông Á, nghèo
tài nguyên thiên nhiên, lại bị chiến tranh tàn phá, mức phát triển đầu thập niên 1950 chỉ
ngang bằng với Camerun ở châu Phi vào cùng thời điểm đó – đã đề ra các chiến lược
phát triển nhằm phát huy lợi thế động nhờ vào sáu lĩnh vực then chốn là: (1) đầu tư vào
giáo dục; (2) nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; (3) tạo lập các doanh nghiệp có sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới; (4) thiết lập hệ thống tài chính ngân hàng thu hút vốn đầu tư
nhập khẩu công nghệ mới; (5) phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước; (6) mở cửa thị
trường hướng về xuất khẩu.

Lợi thế tĩnh của các quốc gia Trung Đông là tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa – chính
trị chiến lược. Ngoài ra, một số quốc gia Trung Đông còn có những lợi thế khác như
nguồn tài chính tích lũy được qua khai thác và xuất khẩu dầu khí, nổi bật là Arập Xê út,
Kuwait, Qatar. Còn lợi thế của Việt Nam chủ yếu là nguồn tài nguyên nông sản nhiệt đới
phong phú, nguồn lao động dồi dào, năng lực công nghệ và trình độ học vấn của lực
lượng lao động được nâng lên trong ba thập niên đổi mới, mở cửa, hội nhập. Việt Nam đã
thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, là nước xuất khẩu gạo
thứ hai thế giới và hiện đại hóa một số ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu
(dệt may, giày dép, điện tử gia dụng). Từ đó, Việt Nam có thể hợp tác với các nước
Trung Đông trong các lĩnh vực như nông nghiệp (vì Trung Đông là vùng đất xấu, năng
suất cây trồng thấp), xuất khẩu lao động và tham gia thực hiện các dự án đầu tư khai thác
dầu khí tại Trung Đông. Ngoài ra, Trung Đông là một khu vực có tỷ lệ người nghèo cao
dựa vào sản xuất nông nghiệp, sức mua thấp, Việt Nam có thể xuất khẩu các mặt hàng
dệt may, giày dép, hàng điện tử gia dụng, nông sản qua chế biến. Ngược lại, một số quốc
gia Trung Đông có thể đầu tư khai thác các khu du lịch, dịch vụ tại các thành phố ven
biển của Việt Nam với quy mô lớn (theo mô hình khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế). Đặc
biệt, Israel là quốc gia có sức mạnh về nguồn nhân lực và công nghệ cao, có thể hợp tác
giúp Việt Nam đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và chuyển giao một số công
nghệ sản xuất nông nghiệp cho Việt Nam. Về lâu dài, muốn tham gia vào mạng lưới sản
xuất toàn cầu, Việt Nam phải lựa chọn và tập trung phát triển một số ngành công nghiệp
chủ lực, trong đó công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà Việt Nam đã bước đầu phát huy
khá tốt, nhưng chưa hết tiềm năng.

2/ Ảnh hưởng của các tôn giáo đến khả năng hợp tác

Hiến pháp Việt Nam (1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định rõ việc bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân, do đó ở Việt Nam có nhiều tôn giáo cùng hoạt
động, cộng đồng các tôn giáo tăng nhanh, đặc biệt là người theo đạo Thiên chúa và đạo
Tin lành. Người theo đạo Hồi ở Việt Nam không nhiều, có khoảng 20 vạn người, tập
trung ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và rải rác ở một số tỉnh, thành phố khác. Cộng
đồng người Hồi giáo tại Việt Nam phần lớn là người Chăm, hình thành từ thế kỷ V khi
Vương quốc Chăm phát triển hàng hải, có sự giao lưu văn hóa, buôn bán với người
Indonesia và Malaysia  theo đạo Hồi. Vương triều của người Chăm suy yếu, niềm tin vào
Hindu giáo giảm sút nên đạo Hồi đã dần bám rễ vào đời sống của người Chăm. Do vị trí
địa lý, điều kiện sống và sự giao lưu của người Chăm với bên ngoài, với thế giới Hồi
giáo, nên ở Việt Nam đã hình thành hai phái Hồi giáo khác biệt nhau. Hồi giáo vùng
Ninh Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo không chính thống (Chăm Bani), mang sắc thái bản
địa, không có liên hệ với Hồi giáo thế giới. Hồi giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, An
Giang, Đồng Nai, Tây Ninh là Hồi giáo chính thống (Chăm Islam), thường xuyên liên hệ
với Hồi giáo ở Malaysia và Campuchia. Mặc dù khác nhau nhưng hai giáo phái này
không có sự kỳ thị như các giáo phái hoặc các tôn giáo khác. Hồi giáo tại Việt Nam vừa
tuân phục các luật lệ khắt khe của Hồi giáo, có liên hệ với thánh đại Mecca, vừa thực
hiện nghĩa vụ công dân, tôn trọng pháp luật của Nhà nước. Đồng bào Chăm đang sống tại
những vùng khó khăn, được chính quyền đại phương giúp đỡ.

Đường lối ngoại giao của Việt Nam là “tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều
sâu… Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng
giềng có chung biên giới…; mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực
và thế giới”. Trong khi triển khai các chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
hợp tác với các nước trong khu vực, các bạn bè truyền thống bằng các hiệp định song
phương, đa phương. Việt Nam cũng chú ý tạo lập quan hệ với các nước Trung Đông
nhiều tiềm năng. Đáng chú ý trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng thêm quan
hệ với một số đối tác quan trọng tại Trung Đông là các quốc gia Hồi giáo như Các tiểu
vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait trên các lĩnh vực thương mại, tài
chính, đầu tư, nông nghiệp, lao động. Thực chất các yếu tố tôn giáo hiện nay ít có những
tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước Trung Đông. Trong khi
mâu thuẫn giữa các quốc gia Arập và Israel không ngừng căng thẳng, gay gắt, Việt Nam
vẫn mở rộng quan hệ hợp tác với Israel trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển giao công
nghệ và đào tạo.

Sự phát triển các quan hệ hợp tác trên có thể được giải thích bởi một số lý do. Thứ nhất,
mâu thuẫn và xung đột giữa các giáo phái, đặc biệt là Thiên chúa giáo và Hồi giáo tại
Việt Nam không xảy ra. Thứ hai, Việt Nam vẫn duy trì quan hệ hợp tác truyền thống với
các nước Hồi giáo như Indonesia, Malaysia trong ASEAN; Palestine, Iraq ở Trung Đông,
việc mở rộng quan hệ hợp tác sang các quốc gia khác là tương đối thuận lợi. Thứ ba, nhu
cầu hợp tác ở cả hai phía đang trở nên cấp thiết, vì cả Việt Nam và các quốc gia Trung
Đông đều là những nước đang phát triển cần có các hiệp định hợp tác trên cơ sở phát huy
lợi thế so sánh và bổ sung cho nhau. Một số quốc gia Trung Đông đang muốn đầu tư,
phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, nông nghiệp, lao động, văn hóa với Việt
Nam, bởi đây là thị trường đông dân, tăng trưởng cao và an ninh chính trị ổn định; trong
khi đó Việt Nam cũng muốn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Đông nhằm
tăng cường hợp tác các quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, tranh thủ các yếu tố và
khả năng bổ sinh kinh tế, giao lưu văn hóa.

(còn tiếp) 
TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Đỗ Đức Định (cb) – Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp
tác với Việt Nam – NXB CTQG 2013.

You might also like