You are on page 1of 4

Những lý thuyết và quan điểm, chính sách

có ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác Việt


Nam – Trung Đông – Phần II
3/ Lý thuyết về tự do thương mại

Cùng thời kỳ với Ricardo, rất ít đại biểu Quốc hội Anh hiểu được lý thuyết thương mại tự
do của ông, đó là lý thuyết về lợi thế so sánh Ricardo.

Trong thời đại Ricardo, các chúa đất “thì thầm” với các chính trị gia để nhờ Quốc hội duy
trì sự bảo vệ, cấm nhập khẩu ngũ cốc từ bên ngoài. Giá ngũ cốc tăng vọt một phần do
cấm vận của đế chế Napoleon và các chúa đất muốn được hưởng lợi. Do đó, các chủ đất
đã vận động Quốc hội thông qua Luật cấm nhập khẩu ngũ cốc vào 1815, được gọi là Luật
ngô (bao gồm cả lúa mỳ, yến mạch và lúc mạch). Lúc đó, Ricardo đã nhìn thấy hai hướng
đi cho nước Anh. Thứ nhất, theo quan điểm của những người thiển cận theo phái bảo hộ
sẽ tự cô lập mình, tách khỏi thị trường hàng hóa thế giới. Nếu nước Anh lựa chọn hướng
đi này, nền kinh tế sẽ sụp đổ. Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith thì
khi hàng hóa của các nước khác sản xuất rẻ hơn hàng hóa cùng loại của mình, thì nên
mua hàng hóa của các nước khác và bản thân mình hãy dùng các nguồn lực để sản xuất ra
các hàng hóa có lợi thế so sánh hơn. Thứ hai, với tư cách là một nhà buôn hướng ngoại,
theo Ricardo, nước Anh cần phải chuyên môn hóa sản xuất để nâng cao năng lực cạnh
tranh. Theo ông thương mại tự do là hoàn toàn có thể thực hiện được với những hộ gia
đình nhiều hàng hóa hơn. Ricardo đã cổ vũ cho chính sách mở cửa, trong khi những
người thợ thủ công, thợ làm bánh mỳ, thợ may đòi hỏi chính phủ phải bảo hộ cho họ.
Ricardo cho rằng việc ngăn cấm nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các chủ thuê
mướn và công nhân, bởi vì hàng hóa rẻ sẽ cải thiện cuộc sống của họ. Bất chấp sức mạnh
trí tuệ và nhiều cách thuyết phục của ông, Luật ngô vẫn tồn tại cho tới năm 1846. Ông
tuyên bố với Quối hội Anh là bảo hộ chỉ có lợi cho một số người và sẽ có hại cho hầu hết
các lĩnh vực của nền kinh tế.

Nghiêm trọng hơn, Ricardo còn cho rằng chủ nghĩa bảo hộ ở các quốc gia giàu đẩy các
nước nghèo rơi vào tình trạng trì trệ. Việc hỗ trợ cho các nước nghèo hàng trăm triệu
đôla, dưới các khoản vay ưu đãi hoặc viện trợ chẳng có tác dụng gì nếu những hàng rào
thuế quan thương mại ở các nước giàu tiếp tục tăng lên. Lịch sử thế giới chứng minh rằng
không có quốc gia nào giàu lên bằng tự cung, tự cấp. Ricardo đã cảnh báo các tác động
tiêu tực của thuế quan vì nó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Do đó, những lời khẩn
cầu của ông trước Quốc hội và các nhà kinh tế là nên giúp đỡ người tiêu dùng, tăng thêm
việc làm bằng cách dựa vào các quan điểm thương mại tự do. Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, nhiều quốc gia đã gia nhập Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT), một tổ chức được lập ra nhằm mục đích thúc đẩy thương mại tự do. Tuy nhiên,
nguy cơ về chủ nghĩa bảo hộ vẫn còn tồn tại.
Trong suốt một thời kỳ dài, từ đầu thế kỷ XIX đến thập niên 1970, lý thuyết thương mại
quốc tế được xây dựng dựa trên ý tưởng của Ricardo về lợi thế so sánh, sau đó được phát
triển thông qua lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Porter. Giáo sư Paul Krugman – Đại
học Princeton – được trao giải Nobel kinh tế năm 2008 nhờ công trình nghiên cứu về vai
trò của lý thuyết thương mại trong hoạt động kinh tế, đặc biệt trong thương mại quốc tế
và địa lý kinh tế. Các lý thuyết thương mại trước đây thường cho rằng, thương mại quốc
tế diễn ra trên cơ sở các điều kiện khác biệt giữa các quốc gia có các yếu tố sản xuất khác
nhau. Một số nước dư thừa lao động nhưng thiếu vốn, trong khi một số nước khác thừa
vốn mà lại thiếu lao động. Kết quả là những nước tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và
xuất khẩu được cho là có lợi thế so sánh về xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh và
đổi lại đã nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế. Càng ngày người ta càng nhận thấy các
lý thuyết này không thể giải thích được hiện tượng diễn ra trong thương mại quốc tế ở
nhiều nơi. Một trong những hiện tượng đó là thương mại nội ngành công nghiệp (Intra
Industry Trade), như Mỹ xuất khẩu ôtô sang Nhật Bản và châu Âu, nhưng cũng nhập
khẩu ôtô từ các nước này. Nếu dựa vào lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong
ngành công nghiệp này không thể xảy ra, bởi vì mặt hàng chỉ có một chiều thương mại từ
nơi có lợi thế đến nơi không có lợi thế. Lý thuyết lợi thế so sánh cũng không thể giải
thích được tại sao Đài Loan, Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu
quần áo, giày dép ở thập niên 1960 sang xuất khẩu máy tính cá nhân, ôtô đến thị trường
Mỹ hiện nay.

Năm 1976, trong một lần nghe Solow – nhận giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1956 –
thuyết trình, Krugman hiểu được thế nào là cạnh tranh độc quyền, đó là sự cạnh tranh khi
các nhà sản xuất có lợi thế cạnh tranh độc quyền ở những sản phẩm có thương hiệu. Ý
tưởng vận dụng khái niệm cạnh tranh độc quyền trong thương mại quốc tế chợt xuất hiện
và ông đã trình bày ý tưởng mới đó nhưng bị các tạp chí từ chối đăng tải. Mãi tới năm
1979, bài báo 10 trang của ông mới được đăng trên tạp chí Kinh tế quốc tế, lập tức gây
được sự chú ý trong giới học thuật. Krugman trở thành cha đẻ của lý thuyết thương mại
mới khi ông 26 tuổi. Trong bài báo đó, ông đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới về thương mại
quốc tế, giải thích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên giả định về lợi thế theo quy
mô, với nhận xét sản xuất trên quy mô lớn đã làm cho chi phí giảm. Bên cạnh lợi thế quy
mô sản xuất ông còn dựa trên giả thiết người tiêu dùng cũng quan tâm tới tính đa dạng
của sản phẩm. Do hai đặc tính này mà lợi thế theo quy mô của nhà sản xuất và sự ưa
chuộng về tính đa dạng của người tiêu dùng đã tạo điều kiện cho nhà sản xuất trở thành
nhà sản xuất độc quyền với những sản phẩm của mình, kể cả khi họ chịu áp lực cạnh
tranh từ các nhãn hiệu hàng hóa khác.

Lý thuyết của Krugman cũng giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn cứ diễn ra giữa
những nước có lợi thế tương đối về công nghệ với các yếu tố sản xuất tương tự nhau. Ví
dụ, Mỹ và châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ, nhưng ôtô Ford của
Mỹ xuất khẩu sang châu Âu, mặt khác Mỹ nhập khẩu xe BMW của Đức. sự ưa thích tính
đa dạng về nhãn hiệu của người tiêu dùng giúp cho cả hai quốc gia cùng có lợi thế tương
đương nhau nhưng đều có thể sản xuất và trao đổi các hàng hóa cùng loại của mình.
Ngoài ra, Krugman còn là người đi tiên phong trong lý thuyết địa lý kinh tế. Luận điểm
quan trọng của lý thuyết này là các hãng có xu hướng xác định vị trí sản xuất của mình
tại trung tâm đông đúc dân cư và dồi dào vốn, họ vừa là người tham gia sản xuất, vừa là
người tiêu dùng. Điều đó giúp tạo ra các hàng hóa đa dạng về chủng loại với giá cả rẻ
hơn. Mặt khác, muốn giảm chi phí vận chuyển hàng hóa cần lập ra nhiều trung tâm sản
xuất, chính nó là điều kiện thúc đẩy đô thị hóa và tập trung hóa sản xuất. Lý thuyết
thương mại mới của ông đã trở thành một bộ phận chủ yếu trong lý thuyết thương mại
quốc tế, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.

4/ Các quan điểm mới về chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa kiến tạo,
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế tri thức

Từ cuối thập niên 1980, nhất là sau Chiến tranh lạnh, đã có sự phát triển của một số lý
thuyết và quan điểm mới về quan hệ quốc tế, trong đó nổi bật là chủ nghĩa tự do, chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa kiến tạo, chủ nghĩa hậu thực dân, chủ nghĩa hậu hiện đại, các
quan điểm toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế tri thức. Các lý thuyết và quan điểm
này góp phần làm phong phú và đa dạng hơn các quan điểm và cách tiếp cận về quan hệ
quốc tế. Dưới đây sẽ xem xét những lý thuyết và quan điểm mới nổi bật nhất trong số đó.

Khác với thuyết tự do thương mại chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh tế, chủ nghĩa
tự do  (liberalism) là một luận thuyết triết học, với cách tiếp cận đa ngành và liên ngành,
cho rằng mỗi quốc gia đều có nhiều mục tiêu và lợi ích khác nhau, bao gồm cả quyền lực
chính trị, lợi ích kinh tế và các lợi ích về văn hóa, xã hội, giá trị tinh thần. Các lợi ích đa
dạng này có sự tương tác chặt chẽ với nhau, trong đó lợi ích văn hóa – xã hội tuy có thể
không quan trọng bằng lợi ích chính trị, kinh tế, nhưng lại đang có xu hướng ngày càng
mở rộng và có khả năng tác động ngày càng nhiều đến hai lĩnh vực chính trị, kinh tế, vì
thế không thể không chú ý tới các lĩnh vực này trong các hoạt động quốc tế. Rộng hơn
nữa, chủ nghĩa tự do mới còn cho rằng các chủ thể trong quan hệ quốc tế hiện nay không
chỉ bao gồm các quốc gia, mà còn có cả các chủ thể phi quốc gia là những chủ thể sẽ
ngày càng tăng lên về số lượng cũng như nội dung hoạt động, góp phần làm giảm tính tự
trị của quốc gia. Trong số các chủ thể phi quốc gia này, cần kể tới cả những tổ chức tôn
giáo, phong trào tôn giáo cũng như các nhóm khủng bố quốc tế.

Không những thế, chủ nghĩa tự do mới còn coi quốc gia không phải là một chỉnh thể,
nghĩa là bên trong quốc gia tồn tại nhiều lực lượng khác nhau có ảnh hưởng đến chính
sách đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, không vì thế mà quá đề cao hay đánh đồng các
phong trào tôn giáo và các nhóm khủng bố với các chủ thể phi quốc gia khác. Chủ nghĩa
tự do mới nhìn nhận xung đột văn hóa/văn minh là một thực tế lớn trong đời sống quốc tế
bên cạnh nhiều loại hình xung đột khác, chứ không phải chỉ mỗi xung đột quyền lực như
quan niệm của chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa tự do mới cũng coi những sự va chạm
giữa các nền văn minh hay nhóm tôn giáo hiện nay là xuất phát từ sự xung đột của nhiều
lợi ích/văn minh. Theo hệ phái chức năng (functionalism) của lý thuyết này, việc giải
quyết các vấn đề văn hóa và kinh tế dễ hơn chính trị, bởi các nền văn hóa/văn minh vốn
bình đẳng hơn nên dễ hợp tác hơn so với chính trị là lĩnh vực thường chứa đựng nhiều bất
bình đẳng và rất nhạy cảm. Vì thế, thúc đẩy hợp tác văn hóa –  xã hội và kinh tế trở thành
một cách tiếp cận quan trọng để giải quyết sự va chạm giữa các quốc gia nói chung, giữa
các nền văn minh nói riêng.
Cùng với xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, chủ nghĩa tự do mới nhìn nhận
sự phát triển của các quan hệ quốc tế theo hướng hợp tác ngày càng tăng lên, thay thế dần
cho xung đột. Vì thế, những người theo lý thuyết này cho rằng sự phân chia thế giới
thành những nền văn minh hay văn hóa khác nhau đang là cản trở cho hợp tác và hòa
bình. Với quan điểm hợp tác sẽ ngự trị tương lai của các quan hệ quốc tế, thuyết này cho
rằng tương lai của thế giới là hòa đồng, sự va chạm giữa văn minh phương Tây và Hồi
giáo hiện nay chỉ là hiện tượng tạm thời, hai nền văn minh này sẽ dần tìm được cách
chung sống hòa bình với nhau thông qua việc thúc đẩy giao lưu và hợp tác. Hệ phái gần
đây nhất của chủ nghĩa tự do mới là chủ nghĩa xuyên quốc gia (transnationalism) lại cho
rằng sự phát triển kinh tế thị trường với xu hướng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế mới là cách thức quan trọng để chấm dứt tình trạng xung đột quốc tế. Theo đó, sự phụ
thuộc lẫn nhau sẽ làm giảm xung đột, thúc đẩy hợp tác, làm tăng hội nhập và ngày càng
liên kết các quốc gia thành xã hội quốc tế, đem lại khả năng đưa các nền văn minh vào
chung một cộng đồng.

Cách thức cơ bản mà chủ nghĩa tự do mới hướng tới là giải quyết xung đột nói chung, sự
va chạm giữa các nền văn minh nói riêng, thông qua xây dựng và phát triển các thể chế
quốc tế. Chính vì nhấn mạnh đến điều này mà trường phái lý thuyết này còn được gọi là
chủ nghĩa thể chế tự do (liberal institutionalism). Nói cách khác xung đột sẽ giảm bớt,
hợp tác sẽ tăng lên nhờ vào việc xây dựng các chuẩn mực, nguyên tắc đưa các quan hệ
quốc tế về cùng một hướng bằng những lợi ích chung, tạo ra cơ chế tăng cường hợp tác
và giải quyết tranh chấp một cách hữu hiệu. Đây chính là phương thức để khắc phục
những thách thức mà thực tế đang đặt ra: hiện nay, các quốc gia trong hai nền văn minh
phương Tây và Hồi giáo đều thiên về việc tạo ra những chế độ và thể chế cho riêng mình
hơn là đi tìm cơ chế hợp tác chung. Những chế độ quốc tế chịu ảnh hưởng của phương
Tây thì thường không được các nước Hồi giáo đi theo. Trong những thể chế chung gồm
cả hai nước (như Liên hợp quốc…) sự bất đồng và đấu tranh giữa chúng là khá nhiều,
như vấn đề chống chủ nghĩa thực dân trước kia, vấn đề xung đột Arập – Ixraen gần đây
hay cuộc đấu tranh đòi thiết lập trật tự kinh tế quốc tế hiện nay… Nhìn chung, trong khi
việc hình thành các thể chế riêng rẽ giữa hai nhóm nước đang tạo ra sự ngăn cách thì việc
tồn tại các thể chế gồm cả hai nhóm nước lại làm bộc lộ nhiều bất đồng và đấu tranh giữa
chúng. Xét trên khía cạnh nào đó, thể chế quốc tế trong trường hợp này có tính hai mặt
chứ không một chiều như quan niệm của chủ nghĩa tự do mới.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Đỗ Đức Định (cb) – Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp
tác với Việt Nam – NXB CTQG 2013.

You might also like