You are on page 1of 1

hiện tại để bán cho khách hàng hiện tại.

Doanh nghiệp không thay đổi hay phát triển sản


phẩm mới mà tìm cách tăng doanh thu thông qua các phương tiện thúc đẩy hoặc tái định
vị sản phẩm của mình thông qua việc thuyết phục khách hàng tiềm năng và chuyển
hướng đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác, trong chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đẩy
mạnh việc bán các sản phẩm hiện tại thông qua những nỗ lực marketing bền vững ở thị
trường hiện tại, như áp dụng chiến dịch giảm giá, mở rộng các điểm phân phối trên thị
trường hiện tại, nỗ lực bán hàng hay chương trình khuyễn mãi …
Với chiến lược này, công ty sẽ thúc đẩy khách hàng tăng số lần mua và số lượng sản
phẩm trong mỗi lần mua, đồng thời thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh để gia
tăng lượng khách hàng cho doanh nghiệp mình. Đây là bốn phương pháp chính để doanh
nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng của sản phẩm hiện tại, cụ thể là: (1) tăng tần suất
mua, (2) tăng số lượng mỗi lần mua hàng, (3) bán cho khách hàng của đối thủ cạnh tranh
và (4) bán cho khách hàng mới. Ví dụ điển hình là các thương hiệu Coca Cola và Pepsi
sau khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong những năm đầu 2000 đã tiến hành các
chiến dịch marketing, khuyến mại rầm rộ để chiếm lĩnh thị trường, Coca tại miền Bắc và
Pepsi tại miền Nam.
Chiến lược phát triển thị trường gồm các hoạt động đẩy mạnh bán những sản phẩm
hiện tại trên các thị trường mới, như các khu vực mới, địa bàn mới, quốc gia mới. Thị
trường mới cũng có thể hiểu là thị phần mới bằng những sản phẩm đã được điều chỉnh
cho phù hợp hay bằng các kênh phân phối hoặc truyền thông mới.
Sự khác biệt giữa chiến lược phát triển thị trường và chiến lược thâm nhập thị trường là
sự mở rộng về quy mô thị trường tổng thể của doanh nghiệp. Nói cách khác, trong khi
quy mô thị trường của chiến dịch thâm nhập thị trường không thay đổi thì ở chiến dịch
phát triển thị trường này, tiềm năng và quy mô thị trường phải được tăng cường và mở
rộng. Chẳng hạn như Coca-Cola mang sản phẩm của mình sang Nga chào bán tức là
họ đã mở rộng thị trường của mình đồng thời tăng thêm thị trường tiềm năng cho hãng
này.
Tuy nhiên, chiến lược phát triển thị trường cũng có những rủi ro nhất định, như thiếu kiến
thức về nhu cầu và thị hiếu của đối tượng khách hàng mới. Ví dụ, Office Max quyết định
sử dụng chiến lược phát triển thị trường tại Nhật Bản và xây dựng các siêu thị lớn, vốn
là mô hình đã rất thành công tại Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm vì người tiêu dùng

You might also like