You are on page 1of 1

Nhật Bản không thích mua sắm theo phong cách của người Mỹ; Office Max đã không

thực sự hiểu về văn hóa mua sắm của người Nhật, mặc dù họ có kiến thức rất sâu rộng
về phương pháp quản lý công nghiệp.
Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược tăng doanh thu bằng cách tung các sản
phẩm mới ra thị trường hiện tại. Các sản phẩm mới có thể được thay đổi phong cách,
kiểu dáng mẫu mã, nâng cấp phiên bản mới,… và được bán cho khách hàng thông qua
các kênh phân phối hiện có.
Có ba cách chính để thực hiện chiến lược này tùy thuộc vào việc công ty có muốn đặt
tên thương hiệu mới cho sản phẩm này hay không. Đó là: (1) sản phẩm có tính năng,
chất lượng và công nghệ mới nhưng không có tên thương hiệu mới; (2) mở rộng thương
hiệu bằng tên một thương hiệu mới và (3) tên thương hiệu mới với bản sắc riêng. Cần
lưu ý rằng sản phẩm ở phương pháp tiếp cận thứ (2) và (3) cũng cần có những thay đổi
về tính năng, chất lượng hoặc công nghệ. Và để áp dụng được chiến lược này cho khách
hàng hiện tại, sản phẩm mới này phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một tập khách hàng
nào đó. Một ví dụ điển hình cho chiến lược này là Coca-Cola đã bỏ calo trong thành phần
đồ uống của mình để tạo ra một thương hiệu mở rộng được gọi là “Diet Coke” và thêm
hương vị vani để tạo ra “Vanilla Coke”.
Cũng như chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường cũng phải
đối mặt với những rủi ro như xa rời thương hiệu gốc và/ hoặc thương hiệu mới sẽ xóa
bỏ thương hiệu gốc. Ví dụ, thương hiệu Gatorade là một thương hiệu đồ uống và thức
ăn thể thao thuộc Pepsico, lúc đầu có ba thương hiệu là Gatorade, Gatorade Frost,
Gatorade Fierce và Gatorade Propel; mỗi thương hiệu được thiết kế riêng để làm dịu cơn
khát và bổ sung chất cho cơ thể; tuy nhiên, chính việc mở rộng thương hiệu này đã nhấn
chìm thương hiệu gốc Gatorade.
Chiến lược đa dạng hóa: trong chiến lược này, doanh nghiệp cố gắng giới thiệu và phát
triển sản phẩm mới của mình tại các thị trường mới. Đây được coi là chiến dịch mang
nhiều rủi ro khi phải phát triển cùng lúc cả thị trường mới và sản phẩm mới.
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp nhận thấy có
tiềm năng hoặc nhu cầu xuất hiện ngoài các thị trường hiện tại của mình. Chiến lược này
có thể phát triển các hoạt động theo chiều dọc, trong đó tận dụng tối đa các thiết bị công
nghệ quản lý hiện có (chẳng hạn như bán phần mềm bán hàng rồi đến các thiết bị phần

You might also like