You are on page 1of 28

VIỆN KHOA HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


VIỆN HÓA HỌC
---------------------
--------------------

Hà nội, ngày tháng năm 2012


BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN

Số:1.01/VHH-HĐTKCM
Tên đề tài “Nghiên cứu, chế tạo vật liệu và thiết bị quang xúc tác sử dụng ánh sáng
mặt trời để xử lý các chất ô nhiễm gây mùi trong không khí”
Nhiệm vụ thuê khoán chuyên môn: Báo cáo: “Xây dựng đề cương”
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Tuyến
Người thực hiện: TS.Nguyễn Đình Tuyến.
BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ
1. Vấn đề ô nhiễm không khí và tình trạng ô nhiễm mùi trong không khí trên
thế giới và ở Việt nam.
Trong những thập niên trở lại đây cùng với sự phát triển kinh tế quá mức thì
vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn.Tổn thất do ô nhiễm môi
trường tại Việt Nam hiện lên tới 5,5% GDP là đánh giá của Ngân hàng Thế giới.
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong
năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD ước tính trong 76 tỷ USD của GDP trong năm
2008; đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng
đồng vì ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tổn thất về kinh tế trên các mặt con
người, mùa màng và đánh bắt thủy sản sau mỗi vụ thảm họa, hoặc một sự cố do ô
nhiễm môi trường. Theo một dự án"Dự án quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp
thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy," của Chính phủ thì từ nay đến năm
2018 Việt Nam sẽ chi gần 60 triệu USD để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trung Quốc trong năm 2010 đã có 1,2 triệu người chết vì nguyên nhân ô nhiễm
không khí, Bắc Kinh đã quyết định chi 16 tỷ USD để làm sáng bầu trời. Cùng với
rất nhiều nước trên thế giới thì gánh nạn về môi trường luôn được đặt ra hàng đầu
cho việc phát triển một nền kinh tế bền vững và bảo vệ sự sống trên trái đất.
Các nguồn chính gây ô nhiễm không khí bao gồm khí thải từ các nhà máy của các
khu công nghiệp ( nhiệt điện, luyện kim, xi măng, hóa chất..), các lò đốt rác thải
công cộng, rác thải y tế, các phương tiện giao thông vận tải như ôtô, xe máy...
Những nguồn này ngoài tạo ra các chất rất độc như: HCl, HF, NO x, SOx, CO..và cả

1
dioxin, furan là các chất cực kỳ độc hại. Ngoài các các nguồn phát thải ô nhiễm
không khí chủ yếu từ các hoạt động các ngành công nghiệp nặng nói trên thì đặc
biệt có các khí gây mùi ô nhiễm không khí như: NH3, H2S, mercaptan, các hợp chất
chứa lưu huỳnh, trimethylene sulfide, methyl disulfide, thiophene, propylene
sulfide, các hợp chất amin, các hợp chất đa vòng phân tử thấp, các chất hữu
cơ dễ bay hơi (VOCs ) [1-4] ... Các chất ô nhiễm mùi này thường được phát thải từ
các trang trại chăn nuôi, các nhà máy chế biến thủy hải sản, thức ăn gia súc, nhà
máy đường giấy, rượu bia, chế biến mủ cao su...v.v.. Những chất ô nhiễm mùi, với
những đặc trưng như: ngưỡng gây mùi (odor thresholds) và chỉ số gây mùi (odour
Indices) khác nhau, đều ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người lao động trực
tiếp tại các cơ sở sản suất cũng như dân cư các khu vưc lân cận với cự ly phát tán
hàng chục km và ngày càng nghiêm trọng gây bất ổn định đời sống nhân dân và an
ninh trật tự xã hội. [1-5]
Các chất gây ô nhiễm mùi và một số đặc trưng chủ yếu được trình bày ở bảng
1[ 1,3] .
Bảng1: Một số nguồn phát thải các chất ô nhiễm mùi

Nguồn phát thải Vị trí phát thải ô nhiễm mùi Các chất gây ô nhiễm mùi
Trong khu vực nhà xưởng CH3 SH
Chế biến giấy Sau quạt hút khí thải CH3SH, Mercaptans
Trên miệng ống khói thải H2S, Mercaptans
Trong khu vực nhà xưởng
Sản suất phân bón Sau quạt hút khí thải NH3, SO2
Trên miệng ống khói thải
Chế tạo thuốc trừ sâu - CH3CHO, NH3, H2S
Trong khu vực nhà xưởng NH3, H2S
Thuộc da, sơn Sau quạt hút khí thải NH3, H2S
Trên miệng ống khói thải Các hợp chất VOC
Sản xuất đường rượu Trong khu vực nhà xưởng H2S
Trên miệng ống khói thải NH3
Sản xuất nhựa , sơn - NH3 H2S, Cl2,

Nhà máy dệt nhuộm chế Mercaptans


NH3, H2S, ,&Mercaptans,
Phenols,
-
biến thực phẩm amin
Trong khu vực nhà xưởng
Sản xuất dược phẩm
Sau quạt hút khí thải H2S, SO2, Mercaptans, VOC
Pharmaceuticals
Trên miệng ống khói thải
Các nhà máy xử lý nước Trong khu vực nhà xưởng H2S & Mercaptans , NH3
thải Sau quạt hút khí thải
H2S, Phenol, Clo
Treatment Plant Trên miệng ống khói thải
Trong khu vực nhà xưởng H2S, Mercaptans, VOC,
Xử lý chất thải rắn , Bãi rác
Sau quạt hút khí thải
sinh hoạt NH3
Trên miệng ống khói thải

2
Trong khu vực nhà xưởng
NH3,CH4, H2S, Mercaptans,
Chăn nuôi, chế biến cá, Sau quạt hút khí thải
Trên miệng ống khói thải Amin , VOC

Việc đánh giá mức độ ô nhiễm mùi về nguyên tắc theo các giá trị đo đạc theo
tiêu chuẩn qui định của nhà nước.Phần lớn các đánh giá mức độ ô nhiễm mùi dựa
trên nồng độ H2S, NH3 và mercaptan và sử dụng phương pháp cảm quan.
Hiện nay ở nước ta tình trạng ô nhiễm mùi không khí là rất trầm trọng. Các
khí gây mùi ô nhiễm không khí thường được phát thải từ các nhà máy chế biến
thủy hải sản, thức ăn gia súc, nhà máy đường giấy, rượu bia, chế biến mủ cao
su...v.v... Cùng với việc phát triển nhanh của các trang trại chăn nuôi gia súc gia
cầm tập trung thì sản lượng khí thải gây ô nhiễm cũng rất lớn ước lượng 10.000
m3/h đối với mỗi trang trại 600 con lợn. Khí thải này được thoát ra do quá trình
thông gió trong chuồng trại lợn có mùi hôi gây ra bởi các chất gây mùi như
amoniac, mercaptan, hiđrosunfua, các hợp chất amin …rất cần được xử lý để bảo
đảm cho sự phát triển ổn định ngành nông nghiệp và sức khỏe của nhân dân các
vùng nông thôn trên đất nước ta.
Thành phần các khí gây mùi từ các nhà máy sản xuất cá , thực phẩm, thuộc da
nói chung thường bao gồm chủ yếu các khí vô cơ với nồng độ trung bình vào
khoảng NH3 ~ 2,5mg/m3 , H2S ~ 2,5mg/m3 ; và hữu cơ (Mercaptan ~ 0,157mg/m3,
hợp chất amin ~ 0,135mg/m3, các axít hữu cơ dễ bay hơi ~ 0,157mg/m3 ~) phát
tán rộng trong môi trường không khí nếu không được xử lý gây ô nhiễm nghiêm
trọng [1-5].
Bảng 2: Thành phần khí và vị trí nguồn phát thải chất gây mùi trong khu
vực trang trại chăn nuôi [5]
Đơn vị: mg/m3
TT Thông số xác Vi trí trong khu vực trang trai Tiêu chuẩn về không
định Cửa ra Vị trí cách khí QCVN
Trong nhà quạt hút cửa ra quạt 6:2009/BTNMT và
500 m TCVN 5937, 5938 , 5940-
2005
1 Bụi 3,91 4,50 3,11 0,15 (bụi chứa silic)
2 NH3 1,3 2,34 0,2(**) QCVN 6:2009
0, 01
3 H2S 0,083 0,142 0,0783 0,042(**)
4 CH3-S 0,11 0,157 0,093 0,05(***) QCVN 6:2009
5 CH3-CH2-SH 0,92 0,135 0,078 0,015(***)QCVN 6:2009

3
Thời gian vừa qua ở Việt nam, tại rất nhiều các địa phương từ Hải phòng,
Thái bình, Thanh hóa , Nghệ an tới Đà nẵng , Thành phố HCM, Đồng nai, Lâm
đồng ...có hàng loạt các vụ việc kiến nghị của người dân đến các cơ quan chức năng
và kiện cáo tập thể liên quan tới ô nhiễm mùi gây ra từ các cơ sở sản xuất. Hàng
loạt các nhà máy buộc phải cưỡng chế ngừng hoạt động hoăc phải di chuyển do
không xử lý ô nhiễm mùi triệt để làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh
hoạt dân cư khu vực . Vì vậy vấn đề nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, tiết
kiệm năng lượng, phù hợp để xử lý ô nhiễm mùi là rất cần thiết và cấp bách nhằm
ỏn định sản suất, đảm bảo an toàn sức khỏe nhân dân và an ninh trật tự xã hội.
2. Các phương pháp công nghệ và thiết bị xử lý khí thải gây mùi
Các phương pháp công nghệ và thiết bị xử lý khí thải gây mùi thoát ra từ các nguồn
phát thải khác nhau đã được một số nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam áp dụng,
tuỳ theo qui mô về năng suất khối lượng và nồng độ các chất gây mùi trong pha khí
[1-5]:
- Phương pháp oxy hoá có và không xúc tác nhiệt độ cao
- Ngưng tụ, làm lạnh
- Hấp thụ hóa học bằng các dung môi chọn lọc,
- Hấp phụ bằng các vật liệu hấp phụ (than hoạt tính, zeolit, silica...),
- Công nghệ ô-zôn
- Công nghệ lọc sinh học bằng chế phẩm sinh học ( vi khuẩn, enzyme)
- Phương pháp quang xúc tác.
- Công nghệ màng
- Công nghệ plasma nguội
Tình hình sử dụng một số các công nghệ xử lý mùi khác nhau trên thế giới
được mô tả trên hình 1. Việc lựa chọn các phương án công nghệ và thiết bị xử lý tối
ưu cần phải phù hợp với khoảng nồng độ và năng suất khi thải ô nhiễm mùi đồng
thời đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cũng như hiệu quả xử lý môi trường
khí và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

Hình 1: Tình hình sử dụng các phương pháp công nghệ xử lý mùi hiện nay
Các phương án công nghệ và thiết bị xử lý mùi tối ưu cần phải đáp ứng các tiêu chí
sau :

4
- Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật ( Vốn đầu tư, vận hành, chất lượng và giá thành
xử lý )
- Hiệu quả xử lý môi trường khí (theo tiêu chuẩn qui định hiện hành)
- Không gây ô nhiễm thứ cấp
- Khả năng ứng dụng công nghệ sạch
- Tiết kiệm năng lượng
- Phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương

Hình 2: Các phương pháp công nghệ xử lý mùi theo qui mô và nồng độ trong khí
thải
Tuỳ theo qui mô về khối lượng khí thải ( m 3/h) và nồng độ các chất gây mùi trong
khí thải (g/m3) người ta áp dụng các công nghệ khác nhau (hình 2):
- Ở vùng nồng độ cao với năng suất lớn của khí ô nhiễm thường áp dụng công
nghệ oxy hóa, phân hủy nhiệt (có hoặc không có xúc tác), hấp phụ và ngưng
tụ.
- Ở vùng nồng độ và năng suất trung bình thì thường áp dụng công nghệ hấp
thụ pha lỏng, lọc sinh học và xúc tác quang hóa .

5
Hình 3: Công nghệ oxy hoá có và không xúc tác nhiệt độ cao xử lý mùi nồng độ
cao và khối lượng khí thải lớn

Hình 4: Công nghệ lọc sinh học bằng chế phẩm sinh học ( vi khuẩn, enzyme) xử lý
mùi

6
Hình 5: Công nghệ quang xúc tác xử lý mùi cho trang trại chăn nuôi tại Nhật
Công nghệ quang xúc tác xử lý ô nhiễm mùi hiện nay đang được phát triển
trên thế giới bởi những ưu điểm giá thành rẻ, không độc hại và thân thiện với môi
trường., có khả năng phát huy tác dụng xúc tác quang hóa nhanh ở điều kiện bình
thường (như nhiệt độ phòng, áp suất khí quyển). Phần lớn các thiêt bị quang xúc tác
sử dụng chất xúc tác là TiO2 hoặc xúc tác biến tính trên cơ sở TiO 2. Vật liệu quang
xúc tác TiO2 có rất nhiều ưu diểm vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện nhằm tăng
cường khả năng hoạt động ở vùng ánh sáng chiếu xạ có bước sóng chuyển về
vùng nhìn thấy ( l > 420 nm ) để giảm chi phi cho nguồn sáng UV và nâng cao hoạt
tính quang xúc tác, bằng các biện pháp như :
- Giảm kích thước hạt quang xúc tác tới kích thước nano
- Biến tính bằng gắn (doping) các ion á kim và kim loại trong mạng tinh thể
- Chế tạo vật liệu có cấu trúc kiểu nhân /vỏ (core/shell)
- Doping đồng thời nhiều kim loại (codoping)
- Tổng hợp các hỗn hợp oxit trên cơ sở TiO2
- Phân tán các hạt TiO 2 và cố định trên các chất mang meso TiO2-MCM-41, TiO2-
SBA16, các zeolit, than hoạt tinh, bentonit, diatomit…
Tuy nhiên vấn đề sử dụng công nghệ quang xúc tác xử lý mùi hiện nay vẫn còn tồn
tại những hạn chế :
1. Về vật liệu xúc tác : Phần lớn các vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO 2 cho đến
nay chỉ có hoạt tính cao khi chiếu xạ ánh sáng UV nhưng vẫn chưa thể có hoạt tính
đủ cao dưới bức xạ ánh sáng vùng nhìn thấy và ánh sáng mặt trời, mặt khác giá
thành vật liệu biến tính còn cao vì vậy cần nghiên cứu phát triển các vật liệu quang
xúc tác thế hệ mới có hoạt tính cao dưới ánh sáng mặt trời.
2. Về thiết bị và công nghệ : Các nghiên cứu về động học và thiết bị phản ứng
quang xúc tác chưa được nhiều cho nên việc áp dụng xúc tác quang TiO 2 trên thực
tiễn còn hạn chế.

7
Vì vậy, rất cần thiết có những nghiên cứu tổng hợp vật liệu quang xúc tác mới hoạt
động mạnh hoàn toàn chỉ sử dụng nguồn năng lượng bức xạ ánh sáng trời, đồng
thời cần có các nghiên cứu về động học và thiết bị quang xúc tác áp dụng cho xử lý
môi trường rắn, lỏng, khí và đặc biệt cho việc xử lý ô nhiễm mùi trong không khí,
một vấn đề rất cấp thiết về khoa học vật liệu cũng như ứng dụng hiện nay trên thế
giới và ở Việt nam .
Đây chính là mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra của đề tài này.
3. Cơ sở khoa học của phương pháp công nghệ quang xúc tác xử lý các chất ô
nhiễm mùi.
Một trong những phương pháp triển vọng gần đây thường được áp dụng để xử
lý các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn ( các chất thải có trong
đất) là quá trình quang xúc tác dị thể sử dụng chất xúc tác bán dẫn TiO 2, ZnO,
CdS,.... Đặc điểm của những chất này là dưới tác động của ánh sáng sẽ sinh ra cặp
electron (e-) và lỗ trống (h+) có khả năng tạo ra các gốc radical hydroxyl OH* có
khả năng oxy hóa khử cực mạnh làm phân hủy chất hữu cơ hoặc chuyển hóa thành
những chất “sạch” với môi trường.
Giới thiệu tổng quát về quang xúc tác :
Xúc tác quang hóa đa số là các oxit của các kim loại chuyển tiếp như: TiO 2, ZnO,
WO3, FeTiO3, SrTiO3, …trong đó TiO2 là chất có khả năng xúc tác quang hóa mạnh
nhất và được quan tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều nhất vì những lý do sau:
- Có giá thành rẻ, không độc hại và thân thiện với môi trường.
- Có khả năng phát huy tác dụng xúc tác quang hóa nhanh ở điều kiện bình thường
(như nhiệt độ phòng, áp suất khí quyển).
- Có khả năng oxy hóa được nhiều hợp chất hữu cơ độc hại thành CO2 và H2O.
- Có khả năng chống mốc, diệt khuẩn và khả năng tự làm sạch.
- Có khả năng phân hủy các khí thải độc từ động cơ ô tô, xe máy như NOx thành N2.
- Có khả năng phân hủy quang điện hóa xúc tác H 2O thành H2 và O2 tạo năng lượng
mới.
- Ngoài ra có khả năng khử quang xúc tác khí gây hiệu ứng nhà kính CO 2 thành
nhiên liệu (CH4 và CH3OH).
Cho tới nay, nhiều chất bán dẫn có hoạt tính xúc tác quang đã được nghiên cứu
như: TiO2 (năng lượng vùng cấm bằng 3,2 eV); SrTiO 3 (3,4 eV), Fe2O3 (2,2 eV);
CdS (2,5 eV); WO3 (2,8 eV); ZnS (3,6 eV); FeTiO 3 (2,8 eV); ZrO2 (5 eV); V2O5
(2,8 eV); Nb2O5 (3,4 eV); SnO2 (3,5 eV)... Trong đó TiO2 được nghiên cứu và sử
dụng nhiều nhất vì nó có các tính năng đặc biệt như năng lượng vùng cấm trung
bình, không độc, diện tích bề mặt riêng cao, giá thành rẻ, có khả năng tái chế, hoạt
tính quang hóa cao, bền hóa học và quang hóa...Hình 5 mô tả vị trí bờ năng lượng
vùng dẫn và vùng hóa trị của một số chất bán dẫn thông thường, so sánh với mức
năng lượng trong chân không và thế oxi hóa khử chuẩn của cặp hydro.

8
Hình 6: Vị trí bờ năng lượng vùng dẫn và vùng hóa trị của một số chất bán dẫn
thông thường, so sánh với mức năng lượng trong chân không và thế oxi hóa khử
chuẩn hydro.
Cơ chế cơ bản của xúc tác quang là sự hình thành electron quang sinh và lỗ trống
quang sinh trên chất xúc tác quang dưới tác dụng của các photon ánh sáng và sự
tương tác với nước và oxy đã tạo các gốc radical hydroxyl OH* , *O2 có hoạt tính
cao:
Photocat + hν → h+ + e.
H2O + h+ → OH* + H+
2OH. + 2h* → *O2. + 2H+
2H+ + e. → H2
*
O2. + H+ → HO2*
HO2* → O2 + H2O2
H2O2 + *O2. → *OH + OH. + O2

9
Hình 7: Cơ chế xúc tác quang của chất bán dẫn
Cơ chế phản ứng xử lý các chất gây mùi chủ yếu trên xúc tác quang hóa :
Quang oxy hóa phân hủy các hợp chất gây mùi hydrosulfide và mercaptan
TiO2  TiO2(h+) + e-
e - + O2  O2●
h+ + 2H2O  OH + H3O+

H2 S + 2 O 2  SO42- + 2 H+
SH- + 2 O2  SO42- + H+
S2- + 2 O2  SO42-
SO32- + 1/2 O2  SO42-
S2O32- + 2 O2 + H2O  2 SO42- + 2 H+
NO2- + 1/2 O2  NO3-
NH4+ + 1/2 O2 + H2O  NO3- + H2O + 2 H+

Quang oxy hóa ammoniac NH3


NH3 →NH2 + e + H+
2NH2 →N2H4
N2H4 → N2 + 4H+ + 4e-
4H+ + O2+ 4e- → 2H2 O

10
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

Quang oxy hóa (khoáng hóa) các hợp chất hydrocacbon VOC
H2 O + h +  OH + H+

OH + O2 + CnOmH(2m-4n+5)  nCO2 + (m-2n+3) H2O
TiO2 + hv  TiO2- (ecb - + hvb+)
ecb - + O2(ads)  O2- (ads)
hvb+ + OH(ads) -  OH(ads)
NO(g) + 2 OH  NO2(ads) + H2O(ads)
NO2(adsg) + 2 OH  NO-3(ads) + H+(ads)
NO(ads) + O2-  NO-3(ads)
3NO2 + OH-  2NO-3(ads) + NO + H2O
[HNO3](ads)  HNO3(aq)
4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình quang xúc tác
 Giảm thiểu sự tái kết hợp lỗ trống quang sinh và electron
Như trên ta đã thấy, tốc độ quá trình sinh tạo gốc hydroxyl •OH trong quá
trình quang xúc tác trên TiO2 gắn liền với sự tạo thành các lỗ trống quang sinh trên
vùng hóa trị h+VB cũng như electron quang sinh trên vùng dẫn e -CB. Quá trình tái kết
hợp của electron và lỗ trống làm giảm khả năng sinh tạo gốc •OH, từ đó làm giảm
hiệu quả của quá trình quang xúc tác trên TiO 2. Xác suất của quá trình tái hợp này
rất lớn, khoảng 99% vì vậy, để nâng cao hiệu quả của quá trình quang xúc tác phải
tìm cách hạn chế quá trình tái kết hợp này. Đây là vấn đề quan trọng nhất trong quá
trình oxy hóa quang xúc tác thông qua gốc •OH và được xem là một trong những
chìa khóa để tìm cách nâng cao hoạt tính xúc tác quang hóa học của TiO2. Những
biện pháp để hạn chế quá trình tái kết hợp của electron và lỗ trống quang sinh làm
tăng hiệu quả của quá trình quang xúc tác trên TiO2 được chú ý nhiều nhất là: Giảm
kích thước hạt TiO2 tới kích thước nano để giảm bớt xác suất quá trình tái hợp e -CB
và h+VB hoặc cấy một số ion kim loại kích thích (doping) vào mạng tinh thể TiO 2 có
khả năng bẫy các electron quang sinh, ngăn không cho tái kết hợp với lỗ trống
quang sinh. Một số ion kim loại thường được nghiên cứu để cấy vào mạng tinh thể
TiO2 là V4+, Mn3+, Ru3+, Fe3+, Cr3+, Ni2+ với nồng độ nhỏ so với TiO2..
 Loại bỏ các chất tìm diệt gốc hydroxyl •OH
Trong nước thường có mặt một số chất có khả năng kết hợp với nhóm
hydroxyl vừa mới tạo thành làm giảm số lượng gốc hyđroxyl do phản ứng quang
xúc tác tạo ra, do đó làm giảm hiệu quả của quá trình quang xúc tác. Những chất
này được gọi là chất tìm diệt gốc hydroxy. Các ion như clorua, cacbonat,
bicacbonat, sunfat là những chất thường có mặt trong nước và nước thải công
nghiệp. Những anion trên chính là những chất tìm diệt gốc hydroxyl. Phản ứng xảy
ra giữa chúng với gốc hydroxyl •OH như sau:

OH + Cl- ® Cl• + OH-

11

OH + CO32- ® CO3• - + HO• -

OH + HCO32- ® CO3• + H2O
Nói chung các ion clorua, cacbonat và bicabonat thường có ảnh hưởng kìm hãm tốc
độ phản ứng nhiều nhất, trong khi đó các ion sunfat, photphat hay nitrat thường ảnh
hưởng ở mức độ thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, cacbonic axit lại không có tác dụng tìm
diệt gốc hydroxyl, vì vậy trong trường hợp nếu độ kiềm cao, bằng cách chỉnh pH để
chuyển cân bằng cacbonat-bicacbonat từ cacbonat (Chất tìm diệt gốc hydroxyl)
sang axit cacbonic (Chất không tìm diệt gốc hydroxyl), sẽ có thể loại bỏ tác dụng
kìm hãm tốc độ phản ứng của các ion cacbonat và bicacbonat .
 Biến tính vật liệu quang xúc tác bằng doping
Để mở rộng khả năng xúc tác quang hóa của TiO 2 trong vùng ánh sáng khả
kiến (bước sóng λ> 400-600nm) khi đó có thể sử dụng ánh sáng nhìn thấy: ánh sáng
ngoài trời (outdoor light) như ánh sáng mặt trời và ánh sáng trong nhà (indoor light)
như ánh sáng đèn, xu thế hiện nay trên thế giới được các nhà nghiên cứu đặc biệt
quan tâm là việc sử dụng kỹ thuật doping, tức là đưa các kim loại chuyển tiếp (như
V, Cr, Fe, Cu,...), kim loại đất hiếm (như La, Ce, ..) hoặc các á kim (như nitơ, flo,
clo, photpho, lưu huỳnh, cacbon,... ) vào trong mạng lưới tinh thể của TiO 2 để làm
giảm năng lượng vùng trống và làm tăng khả năng hấp thụ ở bước sóng dài ở vùng
ánh sáng khả kiến[1-6].

Vùng dẫn Vùng dẫn

Vùng cấm
Biến tính bị thu hẹp
Vùng hóa trị
Vùng hóa trị
Nano TiO2
Nano TiO2 biến tính

Hình 8: Doping chất bán dẫn làm giảm năng lượng vùng trống
Khi thực hiện doping các kim loại chuyển tiếp, một phần Ti 4+ trong khung
mạng được thay thế bởi cation kim loại chuyển tiếp và khi doping với các á kim,
một phần O2- được thế bởi các anion á kim. Đặc biệt khi doping với các á kim ngoài
việc O2- được thay thế bởi các anion á kim, còn có thể tạo ra các tâm khuyết tật
(defect sites) có khả năng xúc tác quang hóa cao[2].

12
Hình 9: Sơ đồ thay thế trong khung mạng khi doping bằng kim loại
chuyển tiếp hoặc á kim
Khi doping TiO2 với kim loại chuyển tiếp (V, Cr, Fe, ...) và doping TiO 2 với
á kim (N, S, P,...) ta có thể nhận thấy sự dịch chuyển bước sóng từ vùng ánh sáng tử
ngoại (bước sóng λ=380nm) sang vùng ánh sáng khả kiến (bước sóng λ=400-
500nm)[2].
Ngoài phương pháp doping nano TiO2, xúc tác bán dẫn hỗn hợp như TiO 2-
ZrO2 , TiO2-SiO2 và CdS-TiO2 cũng tạo ra xúc tác quang hóa có hiệu quả cao [17-
20]. Ví dụ trong trường hợp CdS-TiO2, cơ chế xúc tác quang hóa kết hợp được đề
xuất như sau:
CdS + hν CdS (h+ +e-)
TiO2 + hν TiO2 (h+ +e-)
CdS (h+ +e-) + TiO2 CdS(h+) TiO2 (e-)

CdS (h+ +e-) + TiO2 (h+ +e-) CdS (h+ + h+) + TiO2(e- + e-)

13
Absorbanc
arb.unit
Wavelength/nm

Hình 10: Phổ UV-vis rắn của các mẫu Hình 11: Phổ UV–vis rắn của mẫu
doping nano- TiO2: (a) V, (b) Cr, (c) Fe, TiO2(O2/Ar) and N-TiO2 (N2/Ar) thin films
(d) Ni ions (e) TiO2 doped with Cr ions tổng hợp bằng phương pháp RF-MS với
hàm lượng Nitơ đưa vào khác nhau
Theo những công bố gần đây nhất trên thế giới, xu thế doping kép được đặc
biệt quan tâm nghiên cứu. Nhiều nhóm nghiên cứu đã tiến hành doping kép á kim
(N-Cl)-TiO2, (N-F)- TiO2, (N-P)- TiO2 cũng như doping kép giữa kim loại đất hiếm
và á kim như (La-N)-TiO2 [21, 35]. Trong trường hợp doping kép giữa kim loại đất
hiếm (La) và á kim (N) ta có thể nhận thấy ngoài việc giảm năng lượng vùng cấm
do doping thì kim loại đất hiếm La3+ có thể vận chuyển điện tử đồng thời “bẫy” điện
tử để ngăn chặn khả năng tái kết hợp giữa e - và h+. Quá trình quang hóa xúc tác
doping kép (La-N co-doped TiO2) được thể hiện theo sơ đồ sau [21-24]:

Hình 12: Cơ chế xúc tác quang của La-N co-doped TiO2
Hoạt tính của xúc tác La-N co-doped TiO 2 (a) trong phản ứng phân hủy xanh
methylen (Methylene blue- MB) hơn hẳn so với xúc tác N-doped TiO2 (b) (hình vẽ)

14
:
Hình 13: Hoạt tính xúc tác của La-N co-doped TiO2 (a) và N-doped TiO2 (b)
Biến tính các xúc tác quang với nguyên tử không kim loại như N, S, C…
Ashahi đã phát hiện hiện tượng chuyển dịch đỏ lớn (tới tận 540nm) của sự hấp thụ
ánh sáng của xúc tác TiO 2 pha tập N. Họ giải thích kết quả này là do vùng cấm hẹp
lại do có sự pha trộn các trạng thái p của nguyên tử tạp với trạng thái 2p của nguyên
tử O trong vùng hóa trị của TiO2, thể hiện ở hình 10.

Hìn
h 14: Giản đồ cấu trúc vùng năng lượng của TiO2 và TiO2 biến tính N.
5. Tổng hợp các xúc tác quang hóa hoạt tính cao dưới ánh sáng nhìn thấy và
ánh sáng mặt trời với vật liệu nano TiO2-xNx và nano Ag3PO4
Việc nghiên cứu phát triển các vật liệu bán dẫn làm chất quang xúc tác hoạt tính cao
sử dụng nguồn năng lượng ánh sánh mặt trời hiện nay đang là một trong những vấn
đề mấu chốt trong khoa học vật liệu. Một số hệ quang xúc tác thế hệ mới hoạt tính

15
dưới ánh sáng vùng nhìn thấy như các vật liệu : In1-xNixTaO4, TiO2-xNx, và ZnS-
CuInS2- AgInS2 đã được tổng hợp gần đây [20]. Vật liệu doping Nitrogen trên
TiO2 TiO2-xNx có uu điểm là có hoạt tính tương đối cao dưới ánh sáng vùng nhìn
thấy công nghệ đơn giản, giá thành xúc tác tương đối thấp, có thể doping nitrogen
trên TiO2 thương mại (P25) theo phương pháp xử lý nhiệt trong dòng khí
ammoniac tại nhiệt độ 500 C, hoặc doping bằng con đường sol-gel [21-25].
Đặc biệt một nghiên cứu có tính chất đột phá rất gần đây do tác giả Yi và cộng
sự [30], đã tổng hợp thành công vật liệu orthophosphate Ag3PO4, một xúc tác
quang có hoạt tính rất cao dưới ánh sáng nhìn thấy trong phản ứng oxy hóa nước và
quang phân hủy các hợp chất hữu cơ. Các tác giả đã chứng minh hoạt tính của
Ag3PO4 rất mạnh và vượt xa các vật liệu xúc tác có hoạt tính dưới ánh sáng vùng
nhìn thấy hiện nay như BiVO4 hoặc N-doped TiO2. Tuy nhiên các tinh thể
Ag3PO4 mà tác giả tổng hợp được lại có kích thước khá lớn (0.5 - 2 µm) vì vậy
còn làm hạn chế hoạt động của quang xúc tác. Việc nghiên cứu tổng hợp ra
Ag3PO4 có kích thước nano met chắc chắn sẽ tăng cao hoạt tính của vật liệu này
bởi vì theo qui luật tỉ lệ nghịch giữa diện tích bề mặt và thể tích hạt , khi giảm kích
thước hạt tới kích thước nano thì bề mặt riêng của vật liệu sẽ tăng cao. Đồng thời
hoạt tính quang xúc tác cũng tăng lên cùng với sự tăng của diện tích bề mặt riêng
vật liệu bởi vì phần lớn các phản ứng xảy ra trên bề mặt hạt xúc tác dị thể được
chiếu xạ bởi ánh sáng mặt trời. Tổng hợp vật liệu nano oxit kim loại thường sử
dụng phương pháp sol-gel . Một phương pháp mới hiện nay là tổng hợp và điều
khiển kích thước hạt nano Ag3PO4 trong hệ thống 2 pha với dung môi hữu cơ
oleylamin để bảo vệ bề mặt hạt và tạo ra hệ nano tinh thể đồng nhất dạng keo
( uniform colloidal nanocrystals) [4].
Xét về phương diện kinh tế, tuy giá thành của kim loại Ag là cao, nhưng do xúc tác
là các hạt nano (5~10nm) chỉ cần tạo một lớp xúc tác phủ rât mỏng trên bề mặt chất
mang đã có hiệu lực, điều này phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ coating, vậy nên
chi phí thực tê về nguyên liệu chế tạo là nhỏ.

Hình 15: Tổng hợp và điều khiển kích thước vật liệu nano Ag3PO4 bằng dung môi
oleylamin và toluen
16
Tổng hợp và điều khiển kích thước vật liệu nano TiO2-xNx và nano Ag3PO4 có
hoạt tính cao sử dụng ánh sáng mặt trời nhằm ứng dụng những kết quả mới nhất về
vật liệu trong quá trình quang xúc tác xủ lý các chất ô nhiễm mùi trong không khí
chính là một mục tiêu và nội dung quan trọng của đê tài của chúng tôi đặt ra.

6. Thiết bị xúc tác quang hoá xử lý các chất ô nhiễm mùi trong pha khí
6.1.Công nghệ phân tán và cố định xúc tác quang hóa trên các chất mang định
hình
Xúc tác quang hóa được sử dụng cả dưới dạng bột và dạng bao phủ màng (coating
film). Xúc tác dạng bột thường có hiệu ứng tốt hơn dạng màng film do bề mặt tiếp
xúc của các hạt được sử dụng tối đa. Nhưng trong thực tiễn ứng dụng có nhiều bất
lợi và khó khăn trong phân tán bột xúc tác trong hỗn hợp phản ứng dị thể (đặc biệt
pha khí –rắn), phân tách pha rắn và tái sử dụng xúc tác. Vì vậy hiện nay xúc tác
quang thường được sử dụng dưới dạng định hình màng bao phủ (coating/film) trên
một chất mang.Với mục đich ứng dụng các chất xúc tác quang hóa và thực hiện
phản ứng quang xúc tác trong thiết bị phản ứng thì rất cần thiết cố định quang xúc
tác trên một chất mang để định hình dạng của xúc tác (coating). Công nghệ phân tán
vật liệu xúc tác quang (coating ) bằng các phương pháp khác nhau là rất quan trọng
trong chế tạo thiết bị xúc tác. Có thể nói rằng đây chính là khâu chìa khóa
( knowhow) cho sự thành công của việc ứng dụng vật liệu xúc tác nói chung và đặc
biệt đối với quang xúc tác là cần có bề mặt hạt xúc tác phơi nhiễm hấp thụ ánh
sáng, mặt khác lại cần được cố định trên một giá mang (substrate) để tiếp xúc với
các chất phản ứng. Chất mang cần được lưa chọn có độ truyền qua của ánh sáng cao
(transparent) càng trong suốt thì càng tốt, có tính chất ưa nước hay kị nước, có độ
bền cơ học và hóa học đủ lớn trong điều kiện thủy động xảy ra trong thiết bị phản
ứng.
Việc nghiên cứu tìm ra một phương pháp thích hợp cố định các hạt quang xúc tác
có kích thước nano trên các chất mang đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều
năm gần đây: Có hàng loạt các phương pháp coating như nhúng phủ (dip coating),
sol-gel, phương pháp phun plasma (Plasma spraying), mixen thuận nghịch ( reverse
micelles), phương pháp hybrid ( lai) và phương pháp tẩm huyền phù.

17
Hình 16: Minh họa trạng thái sắp xếp các hạt quang xúc tác TiO2 bao phủ
(coating) trên bề mặt chất mang ( Substrate) a) trạng thái phủ lý tưởng, b) Coating
huyền phù, c) Coating hỗn hợp (hybrid)
Trạng thái các lớp hạt xúc tác, độ dày của lớp xúc tác coating và độ bền cơ học có
ảnh hưởng rất lớn tới hoạt tính xúc tác. Tùy theo phương pháp coating và điều kiện
coating có thể chế tạo được các dạng định hính xúc tác tối ưu về các chỉ tiêu kinh tế
và kỹ thuật.
Bản chất quá trình xúc tác quang hóa là dị thể dưới tác động của của nguồn ánh
sáng, vì vậy các chất mang cần là vật liệu có độ truyền qua của ánh sáng cao
(transparent) làm tăng hiệu suất lượng tử. Nếu như chất mang không có đô truyền
sáng tốt thì cần tăng bề mặt coating lên nhiều hơn để bảo đảm diện tích phơi nhiễm
ánh sáng cần thiết.
Có rất nhiều các loại chất mang (substreates) để gắn xúc tác như kính, gốm sứ,
polime, kim loại, gỗ, sợi thủy tinh quang học, sợi thủy tinh, quatz, thủy tinh boron,
thép không rỉ, lưới nhôm (hình 18) , cao su silicon, vải cotton, ceramic, vòng đệm
thủy tinh dạng Raisig ( hình 17) , xi măng trắng, be tong…)[26-29] Hình dạng của
các vật liệu mang có thể là dạng ống (cylinders), dạng tấm ( sheets), dạng đĩa
(plates), dạng đệm hạt (beads)…

Hình 17. Đệm thủy tinh hình trụ 3mmx 3mm và 10mm x10 mm (1,74 kg/L)

18
Hình 18. Lưới nhôm độ mở 1,5mm x1,5mm

Yêu cầu của việc cố định xúc tác quang trên chất mang là cần phải bảo toàn
được bề mặt tiếp xúc pha trong phản ứng, mặt khác phải dính kết đủ mạnh để có
được độ bền cơ học và hoạt tính cao trong môi trường phản ứng. Vì vậy thường sử
dụng các chất gắn kết ( binder) giữa hạt xúc tác và bề mặt chất mang (substreate)
thông qua một chất mang trung gian là chất có khả năng hấp phụ (absorbent) tốt
nhằm tích tụ các cấu tử tham gia phản ứng để tăng cường tần suất tiếp xúc với các
tâm xúc tác . Các chất hấp phụ có thể sử dụng như silica, MCM-41, SBA-15, zeolit,
than hoạt tính, Các chất kết dính có thể là chất vô cơ như sol silica, sol dioxit titan,
các muối sun fat, muối photphat .. hoặc hữu cơ như polyvinylankohol PVA, epoxy,
acrylic… được sử dụng tùy theo tính chất bề mặt của chất mang ..

Hình 19: Kỹ thuật phủ nanoTiO2 trên chất mang


Nghiên cứu các phương pháp phân tán xúc tác trên các chất mang khác nhau, lựa
chọn các chất kết dính vô cơ và hữu cơ phù hợp phục vụ cho chế tao định hình các
kết cấu (Tấm, lưới, đệm hình cầu, đệm hình trụ…) trong thiết bị phản ứng quang
xúc tác là một vấn đề rất cần thiết trong ứng dụng triển khai công nghệ quang xúc
tác xử lý ô nhiễm mùi pha khi. Đây cũng chính là một nội dung nghiên cứu quan
trọng của đề tài chúng tôi cần thục hiện.
6.2. Thiết bị và công nghệ xúc tác quang hoá xử lý các chất ô nhiễm pha khí

19
Thiết bị xúc tác quang hoá xử lý các chất ô nhiễm không khí là hệ thống xảy ra
các phản ứng dị thể đặc biệt khí-rắn- dòng photon ánh sáng chiếu xạ vì vậy cần đảm
bảo sự tiếp xúc pha tốt giữa pha khí và pha xúc tác rắn được phủ trên bề mặt đế chất
mang và chất hấp phụ. Mặt khác cấu trúc của lớp xúc tác cần phải đảm bảo cho ánh
sáng UV hoặc ánh sáng mặt trời (đối với hệ thống xúc tác doping) truyền tới. Thời
gian lưu của pha khí, cường độ và bước sóng ánh sáng, hiệu suất lượng tử cũng như
các thông số thuỷ động lực cần tính toán và điều khiển nhằm đặt được độ chuyển
hoá cần thiết các chất gây mùi và hàm lượng khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn khí
thải môi trường (theo TCVN) cũng như các yêu cầu kỹ thuật và tính kinh tế của
toàn bộ hệ thống thiết bị công nghệ.
Các kiểu thiết bị quang xúc tác[35-36]:
- Thiết bị tiếp xúc pha rắn –khí – ánh sáng với xúc tác dạng tấm phẳng
- Thiết bị tiếp xúc pha rắn –khí – ánh sáng với xúc tác dạng lỗ tổ ong
(honeycomb)
- Thiết bị tiếp xúc pha rắn –khí – ánh sáng với xúc tác dạng tầng sôi.
- Thiết bị tiếp xúc pha rắn –khí – ánh sáng với xúc tác dạng bó sợi cáp quang.
Nguyên tắc và cơ chế làm việc của thiết bị là sử dụng xúc tác quang hóa trên cơ sở
titan dioxit được phân tán cố định trên chất mang dạng tấm hay dang tổ ong có hệ
thống đèn UV. UU điểm : Kết cấu gọn và bền vững, trở lực thiết bị thấp không cần
thiết bị phụ trợ và làm việc ở áp suất thường. Nhược điểm : Tiếp xúc pha khí –rắn
không đồng nhất, có tỷ lệ vùng chết tương đối lớn, hệ thống đèn lắp đặt phức tạp và
chi phí cao, thân thiết bị không cần có độ truyền qua ánh sáng nên giá thành thấp.
Đối với thiết bị xúc tác dạng tầng sôi có ưu điểm rất lớn là khả năng tiếp xúc pha tối
ưu, độ chuyển hóa rất cao . Nhược điểm của thiết bị loại này là cần thiết bị phù trợ
tạo áp suất và lưu lượng tạo chế độ tầng sôi và thân thiêt bị cần có độ truyền qua
ánh sáng tốt. Thiết bị tiếp xúc pha rắn –khí – ánh sáng với xúc tác dạng bó sợi cáp
quang là loại thiêt bị hiện đại sử dụng chiếu sáng trực tiếp bằng sợi cáp quang từ
một nguồn sáng bên ngoài và xúc tác dioxit titan được phân tán và cố định ngay
trên bề mặt sợi quang học nên có bề mặt tiếp xúc pha rất cao, hiệu suất lượng tử rất
cao, chi phí năng lượng thấp cho ánh sáng UV. Nhược điểm là cần yêu cầu đặc biệt
kỹ thuật coating xúc tác trên sợi cáp quang kích thước rât nhỏ, kém bền cơ học.

20
Hình 20: Thiết bị quang xúc tác pha rắn – khí dạng tấm phẳng

21
Hình 21: Thiết bị quang xúc tác kiểu tầng sôi

Hình 22: Thiết bị quang xúc tác kiểu màng

Hình 23: Thiết bị quang xúc tác pha khí kiểu bó sợi quang học dẫn ánh sáng

Về nguyên tắc thiết bị quang xúc tác xủ lý các chất trong pha khí cần được tính toán
trên cơ sở các số liệu động học phản ứng và chế độ thủy động lực của hỗn hợp
phản ứng trên một vật liệu xúc tác, một cấu trúc thiết bị cụ thể, ngoài các yếu tố
22
ảnh hưởng như các quá trình xúc tác dị thể khác ( mô hình Langmuir- Hínssellwood
) còn phải tính đến các đặc trưng về hiệu suất lượng tử của phản ứng với nguồn
sáng chiếu xạ cụ thể.[34, 35,36]. Các nghiên cứu về tốc độ phản ứng và qui luật
động học quá trình phức hợp (hấp phụ cạnh tranh – phản ứng quang hóa trên bề
mặt – dòng photon - khuếch tán và trao đổi nhiệt ) rất cần thiết trong tính toán thiết
kế thiết bị quang xúc tác và thiết kế chuyển qui mô công nghiệp với năng suất xử lý
lớn [ 34].
Nghiên cứu lựa chọn dạng và cấu trúc thiết bị phản ứng dị thể nhiều pha Khí –Rắn-
Photon với các cấu tử là các chất ô nhiễm mùi điển hình thường gặp trong đa số
các nguồn gây ô nhiễm mùi ( NH3, H2S, mercaptan, các hợp chất chất VOC),
nguồn bức xạ là ánh sáng mặt trời tại Việt nam; nghiên cứu lựa chọn và xác định
các tham số mô hình động học làm cơ sở khoa học cho tinh toán và thiết kế thiết bị
phản ứng là rất cần thiết.
7. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nghiên cứu vật liệu quang xúc tác nano TiO 2 cấu trúc anatase và
ứng dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu từ những năm 1990..Một số nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp quang
xúc tác nano-TiO2 bằng các phương pháp khác nhau. Các đơn vị nghiên cứu như
Viện Vật lý điện tử, Phân viện Khoa học Vật liệu -Viện KH&CN Việt Nam, trường
ĐH Quốc Gia Hà Nội, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, .đã tiến hành nghiên cứu
tổng hợp nano-TiO2 nhưng chủ yếu bằng phương pháp sol-gel. Vật liệu được tổng
hợp có hoạt tính xúc tác quang hoá tương đối cao trong việc loại bỏ các hợp chất
hữu cơ độc hại trong nước như hợp chất gốc phenol, thuốc nhuộm hoạt tính. Một 
trong  những cơ sở quan tâm nghiên cứu sớm về TiO 2 cấu trúc anatase và đưa vào
ứng dụng là một số nhà Khoa học trong Viện Vật lý Ứng dụng và thiết bị Khoa học
(TS. Trần Trần Đức, TS Nguyễn Trọng Tĩnh...). Sau đó một số nhóm nghiên cứu
trong Viện Khoa học vật liệu cũng đã triển khai nghiên cứu TiO 2, đáng chú ý là một
số kết quả của tập thể các nhà khoa học, kết hợp giữa Viện Khoa học vật liệu và
Viện Vật lý ứng dụng - thiết bị khoa học, đã cùng nhau hợp tác thực hiện đề tài
Nghị định thư giữa Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2004 – 2006 do GS. TSKH.
Đào Khắc An, Viện Khoa học vật liệu làm chủ nhiệm. Đề tài được nghiệm thu
thành công và một số kết quả đã được đưa ra về khả năng xử lý diệt khuẩn của vật
liệu quang xúc tác TiO2 anatase, như một số dạng sản phẩm màng lọc dùng để xử lý
môi trường sử dụng TiO2 trên đề vải carbon, trên đế gốm xứ, bông thủy tinh và nhất
là hai loại máy xử lý không khí ô nhiễm ở dạng chế tạo thử nghiệm đơn chiếc cũng
đã được đưa ra quảng bá trong hội chợ công nghệ. Ngoài ra Viện Khoa học và công
nghệ Việt nam, một số nhóm nghiên cứu ở Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội, và ở miền Nam cũng có một số cơ sở nghiên cứu về vật liệu TiO 2
anatasse và ứng dụng, như trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và các cơ sở
nghiên cứu này cũng đã thu được một số kết quả nhất định ở các khía cạnh khác
nhau.

23
Nhóm nghiên cứu của TS. Trần Thị Đức – Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị
khoa học-Viện KH&CN Việt Nam đã ứng dụng thành công vật liệu nano TiO 2 (sản
phẩm PSA-01) bằng phương pháp sol-gel để tổng hợp xúc tác quang hóa cho lớp
phủ và đã chế tạo các màng phủ cho kính, sứ vệ sinh. Theo hướng nghiên cứu của
TS. Trần Thị Đức, một vài nhóm nghiên cứu đã bắt đầu ứng dụng vật liệu xúc tác
quang hóa nano- TiO2 cho lớp phủ (coating) trên các bề mặt của kính, sứ vệ sinh.
Nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Quốc gia Hà nội đã tiến hành tổng hợp nano-
TiO2 và tẩm trên vải làm khẩu trang khử khuẩn. Nhóm nghiên cứu của PGS.TS.
Đặng Mậu Chiến- Phòng thí nghiệm Công nghệ nano thuộc Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh cũng như Viện ITIM của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổng
hợp nano-TiO2 bằng phương pháp ăn mòn kiềm (dùng NaOH nồng độ 10M) để xử
lý bột TiO2 tạo sợi nano TiO2. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên chỉ mới công
bố ở quy mô phòng thí nghiệm và chủ yếu là xúc tác quang hóa ở dạng nano TiO 2
chưa được biến tính (doping). Gần đây có một số bài báo công bố về doping nano
TiO2 với một số kim loại chuyển tiếp và Mg của các tác giả công tác ở Viện Công
nghệ Hóa học thành phố Hồ Chí Minh – Viện KH&CNVN.
Gần đây, Viện Công nghệ môi trường phối kết hợp với Viện Vật lý Ứng dụng thiết
bị khoa học cũng đã nghiên cứu tiếp nối một số vấn đề và đã chế tạo thành công
một số sản phẩm khoa học mới có sử dụng vật liệu nano TiO 2 như: Bộ lọc chủ động
quang xúc tác sử dụng TiO2 phủ trên vật liệu bông thạch anh và TiO2 phủ trên sợi
Al2O3 trong thiết bị làm sạch không khí; Sơn TiO 2/Apatite diệt khuẩn.... Đây là kết
quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn
nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thạch anh” do TS. Nguyễn Thị Huệ,
Viện Công nghệ môi trường làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện trong hai năm
2009-2010.
Chủ nhiệm đề tài Người thực hiện

Nguyễn Đình Tuyến Nguyễn Đình Tuyến

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. J . M. MAUSKAR, Guidelines on odour pollution &its control, Central
Pollution Control Board (A Govt. of India Organisation) Mu11stry of
Environment & Forests 2008.
2. Takashi HIGUCHI, The Trend of Odor Control Techniques in Japan,
Ritsumeikan University, 2007
3. Philip K. Hopke, David D. Cohen, Bilkis A. Begum et. al Urban air quality in the Asian
region. Science of the total environment 44(2008)103-112
4. Báo cáo môi trường quốc gia 2007. Bộ tài nguyên và môi trường

5. Nghiên cứu thăm dò khả năng xử lý ô nhiễm mùi tại các trang trại chăn nuôi gia
cầm , Trịnh Xuân Báu, Đặng Kim Chi, Hội thảo ” Tiêu chuẩn và công nghệ kiểm
soát ô nhiễm mùi tại Việt nam , TP. HCM, 5-8-2008.
6. Benjamin J. Lawnicki, Evaluation of Photocatalysis for Gas-Phase Air Cleaning
Part 1: Process, Technical,and Sizing Considerations, ©2005, American Society of
Heating, Refrigerating and Air-Conditioning Engineers, Inc. (www.ashrae.org).
Reprinted by permission from ASHRAE Transactions, Volume 111, Part 2.
7. Tong-xu Liu, Xiang-zhong Li, Fang-bai Li, Development of a Photocatalytic Wet
Scrubbing Process for Gaseous Odor Treatment, Ind. Eng. Chem. Res. 2010, 49,
3617–3622
8. M A R I A C . C A N E L A , O S A N A M . A L B E R I C I ,R A Q U E L C . R . S O F I A ,M A R C O S N . E B

E R L I N , A N D W I L S O N F . J A R D I M, Destruction of Malodorous Compounds Using


Heterogeneous
Photocatalysis, Environ. Sci. Technol. 1999, 33, 2788-2792
9. R O B E R T B U R N S , A T E V E N L . T R A B U E , KENWOOD D . S C O G G I N , HONG L I ,
Field Sampling Method for Quantifying odorants in Humid
N D H O N G W E I X I N,
Environments, S Environ. Sci. Technol. 2008, 42, 3745–3750
10. Umar Ibrahim Gaya, Abdul Halim Abdullah, Heterogeneous photocatalytic
degradation of organic contaminants over titanium dioxide: A review of
fundamentals, progress and problems, Journal of Photochemistry and Photobiology
C: Photochemistry Reviews 9 (2008) 1–12.

25
MỤC LỤC

1. Vấn đề ô nhiễm không khí và tình trạng ô nhiễm mùi trong không khí trên

thế giới và ở Việt nam.......................................................................................1

2. Các phương pháp công nghệ và thiết bị xử lý khí thải gây mùi....................4

3. Cơ sở khoa học của phương pháp công nghệ quang xúc tác xử lý các chất

ô nhiễm mùi.......................................................................................................8

4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình quang xúc tác...................11

5. Tổng hợp các xúc tác quang hóa hoạt tính cao dưới ánh sáng nhìn thấy và

ánh sáng mặt trời với vật liệu nano TiO2-xNx và nano Ag3PO4..................15

6. Thiết bị xúc tác quang hoá xử lý các chất ô nhiễm mùi trong pha khí........17

6.1.Công nghệ phân tán và cố định xúc tác quang hóa trên các chất mang định

hình..................................................................................................................17

6.2. Thiết bị và công nghệ xúc tác quang hoá xử lý các chất ô nhiễm pha khí

.........................................................................................................................19

7. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................22


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng1: Một số nguồn phát thải các chất ô nhiễm mùi......................................2


Bảng 2: Thành phần khí và vị trí nguồn phát thải chất gây mùi trong khu vực
trang trại chăn nuôi............................................................................................3
Hình 1: Tình hình sử dụng các phương pháp công nghệ xử lý mùi hiện nay...4
Hình 2: Các phương pháp công nghệ xử lý mùi theo qui mô và nồng độ trong
khí thải...............................................................................................................5
Hình 3: Công nghệ oxy hoá có và không xúc tác nhiệt độ cao xử lý mùi nồng
độ cao và khối lượng khí thải lớn......................................................................6
Hình 4: Công nghệ lọc sinh học bằng chế phẩm sinh học ( vi khuẩn, enzyme)
xử lý mùi...........................................................................................................6
Hình 5: Công nghệ quang xúc tác xử lý mùi cho trang trại chăn nuôi tại Nhật
...........................................................................................................................7
Hình 6: Vị trí bờ năng lượng vùng dẫn và vùng hóa trị của một số chất bán
dẫn thông thường, so sánh với mức năng lượng trong chân không và thế oxi
hóa khử chuẩn hydro........................................................................................9
Hình 7: Cơ chế xúc tác quang của chất bán dẫn...........................................10
Hình 8: Doping chất bán dẫn làm giảm năng lượng vùng trống....................12
Hình 9: Sơ đồ thay thế trong khung mạng khi doping bằng kim loại chuyển
tiếp hoặc á kim................................................................................................13
Hình 10: Phổ UV-vis rắn của các mẫu doping nano- TiO2: (a) V, (b) Cr, (c)
Fe, (d) Ni ions (e) TiO2 doped with Cr ions...................................................14
Hình 11: Phổ UV–vis rắn của mẫu TiO2(O2/Ar) and N-TiO2 (N2/Ar) thin
films tổng hợp bằng phương pháp RF-MS với hàm lượng Nitơ đưa vào khác
nhau.................................................................................................................14
Hình 12: Cơ chế xúc tác quang của La-N co-doped TiO2..............................14
Hình 13: Hoạt tính xúc tác của La-N co-doped TiO 2 (a) và N-doped TiO2 (b)
.........................................................................................................................15
Hình 14: Giản đồ cấu trúc vùng năng lượng của TiO2 và TiO2 biến tính N...15
Hình 15: Tổng hợp và điều khiển kích thước vật liệu nano Ag3PO4 bằng
dung môi oleylamin và toluen.........................................................................16
Hình 16: Minh họa trạng thái sắp xếp các hạt quang xúc tác TiO2 bao phủ
(coating) trên bề mặt chất mang ( Substrate) a) trạng thái phủ lý tưởng, b)
Coating huyền phù, c) Coating hỗn hợp (hybrid)...........................................17
Hình 17: Đệm thủy tinh hình trụ 3mmx 3mm và 10mm x10 mm (1,74 kg/L)
.........................................................................................................................18
Hình 18: Lưới nhôm độ mở 1,5mm x1,5mm.................................................18
Hình 19: Kỹ thuật phủ nanoTiO2 trên chất mang...........................................19
Hình 20: Thiết bị quang xúc tác pha rắn – khí dạng tấm phẳng....................20
Hình 21: Thiết bị quang xúc tác kiểu tầng sôi................................................21
Hình 22: Thiết bị quang xúc tác kiểu màng....................................................21
Hình 23: Thiết bị quang xúc tác pha khí kiểu bó sợi quang học dẫn ánh sáng
.........................................................................................................................22

You might also like