You are on page 1of 1

Câu 1: Trong bối cảnh nào Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước ?

-Triều đình nhà Nguyễn cam chịu, đầu hàng, cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp.
-Chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than dưới gót giày xâm lược của chủ nghĩa
thực dân.
-Sự bất lực về con đường và phương pháp đấu tranh của những nhà yêu nước tiền bối
=> Là một thanh niên yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc thân yêu, thực hi ện cuộc
hành trình vĩ đại tìm con đường đấu tranh đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Động cơ nào đã thúc đấy Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây?
-Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.
Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên ti ếp nhưng thất b ại
-Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước và ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân t ộc.
-Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã
lựa chọn.
-Nguyễn Tất Thành đến với nước Pháp-nơi khởi nguồn của chủ nghĩa thực dân để tìm xem
những gì ẩn giấu đằng sau những từ “Tự do-bình đẳng-bác ái”, xem nước Pháp và các nước
khác làm cách mạng như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào.

Câu 3: Trong quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành đã làm những công việc gì?
Bác đã làm rất nhiều công việc, có thể kể đến là:
-Phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville
-Làm vườn ở Sainte–Adresse, ngoại ô của Havre (năm 1912)
-Là thủy thủ, bồi trên tàu biển đi vòng quanh châu Phi (năm 1912)
-Đi ở, làm bồi bàn ở nước Mỹ (từ năm 1912 đến năm 1913)
-Thợ đốt lò, cào tuyết ở nước Anh (năm 1913)
-Làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, Tây London. Thợ làm bánh ở khách s ạn Carlton,
London (cuối năm 1913)
-Thợ ảnh, vẽ chao đèn, vẽ đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa, bán rượu rum đồng thời làm báo, là
tuyên truyền viên cách mạng ở Pháp những năm 1917-1923
-Làm phiên dịch, phóng viên, làm báo, bán báo, bán thuốc lá, th ầy giáo l ớp hu ấn luy ện chính
trị ở Quảng Châu Trung Quốc những năm 1924-1927
-Làm vườn, chơm cá, bốc thuốc, đi buôn, đi tu ở Thái Lan những năm 1928-1929

You might also like