You are on page 1of 3

NHƠN TRẠCH: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

(PHẦN 1)
Ngày đăng : - 16/07/2014 01:07 pm
Huyện Nhơn Trạch ở về phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai, có diện
tích tự nhiên 41.910 ha gồm có 12 xã, 53 ấp. Với vị trí liền kề phía
Đông Thành phố Hồ Chí Minh, nằm dọc theo quốc lộ 51 từ Biên Hòa
đi Vũng Tàu, được bao bọc ba mặt bởi các sông: Đồng Nai, Lòng Tàu,
Đồng Tranh, Thị Vãi; giáp cảng hàng không quốc tế Long Thành, các
tuyến đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức –
Long Thành; nên Nhơn Trạch là đầu nối giao thông quan trọng gắn liền với phát triển đô
thị, dịch vụ và công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là một trong những
trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục – đào tạo và khoa học công
nghệ của tỉnh Đồng Nai. Định hướng phát triển đến năm 2020, Nhơn Trạch sẽ trở thành
một đô thị loại II.

Với bề dày lịch sử hình thành và truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của vủng đất
Nhơn Trạch, đến nay, huyện có trên 130 di tích gồm: di tích lịch sử, lịch sử - văn hóa,
kiến trúc nghệ thuật và các di tích phổ thông. Trong đó, 01 di tích cấp quốc gia (Địa đạo
Nhơn Trạch) 04 di tích cấp Tỉnh (đình Phú Mỹ, đình Phước Thiền, địa điểm ngã ba
Giồng Sắn (nơi diễn ra trận đánh giữa Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 4 Sư đoàn 5 và Đại đội
240 Biên Hòa với tiểu đoàn Mãng Xà Vương Thái Lan ngày 20/12/1967).

Đền thờ Liệt sĩ huyện Nhơn Trạch ghi danh hơn 2.000 anh hùng liệt sĩ từ các tỉnh, thành
trong cả nước đã hy sinh trên vùng đất Nhơn Trạch; mỗi năm đón tiếp trên 1 vạn khách,
trong đó có cả các đồng chí lãnh đạo cấp cao và các đoàn khách quốc tế đến tham quan
viếng đền, thắp hương tưởng nhớ những người đã hy sinh cho nền độc lập tự do của dân
tộc. Còn các di tích phổ thông như đình, miếu mà xã nào cũng có, là nơi tụ hội của nhân
dân địa phương vào dịp lễ kỳ yên hàng năm. Đây là một nét đẹp của “văn hóa làng xã” đã
được gìn giữ, bảo tồn từ bao đời nay.

   

Đình Phú Mỹ

Phát huy địa hình sông nước, nhiều cơ sở du lịch sinh thái đã được hình thành và hoạt
động có hiệu quả như: Bò Cạp Vàng, Bằng Lăng Tím (ấp 3 xã Phước Khánh); Hương
Đồng (xã Vĩnh Thanh); Đảo Dừa Lửa (xã Phú Hữu); Ngư Ông (xã Phước An). Nội dung
hoạt động của các cơ sở này là kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí, dã ngoại. Vào các
ngày nghỉ cuối tuần và các dịp lễ hội, những cơ sở này thu hút hàng chục ngàn lượt khách
chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và các vùng phụ cận đến tham quan vui
chơi giải trí. Về mạng lưới nhà nghỉ, hiện nay trên địa bàn huyện có 33 cơ sở với 452
phòng phục vụ khoảng 50.000 lượt khách mỗi năm.
   

Hoạt động đua xuồng trền sông Thị Vải

Bên cạnh đó, có 10 dự án du lịch sinh thái đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương
giới thiệu địa điểm với diện tích khoảng 1.566 ha tập trung ở các xã Phước An, Phước
Thiền, Phú Đông. Ngoài ra, huyện cũng đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương lập
quy hoạch khu du lịch sinh thái Ông Kèo tại xã Phước Khánh và xã Vĩnh Thanh với diện
tích khoảng 283 ha

NHƠN TRẠCH: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH


(PHẦN 2-HẾT)
Ngày đăng : - 16/07/2014 01:07 pm
Với vị trí địa lý thuận lợi, với hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc cơ bản đáp
ứng nhu cầu, có thể nói Nhơn Trạch có tiềm năng phát triển mạnh mô hình du lịch sinh
thái. Tuy nhiên, do chưa đầu tư phát triển đúng mức các sản phẩm du lịch nhất là các sản
phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch còn thiếu
và yếu, cơ sở lưu trú du lịch chưa đáp ứng nhu cầu nên hoạt động du lịch của huyện còn
có những hạn chế nhất định.

Mạng ,lưới giao thông được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển

Hướng tới tương lai, Nhơn Trạch xác định phát triển du lịch là bước đột phá để phát triển
kinh tế địa phương, góp phần xây dựng đô thị mới. Theo đó, huyện tập trung vào việc xây
dựng và quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương gắn với việc kết nối các
tour du lịch đến địa bàn huyện. Đây là một hướng đi mới được thực hiện trên cơ sở khai
thác, phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng, nhà cổ, nghề truyền thống (sấy
trà, làm bánh tráng, nem, bành bèo), cảnh đẹp vùng sông nước…

   

Phơi trà  - một công đoạn của nghề làm trà truyền thống xã Phú Hội

Bên cạnh đó, là giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phục vụ du lịch như: mạng lưới các cơ
sở lưu trú, kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí, dã ngoại. Nhơn Trạch cũng tăng cường
công tác quảng bá, thu hút đầu tư thực hiện các dự án du lịch sinh thái theo quy hoạch đã
được phê duyệt.
Định hướng phát triển du lịch của huyện Nhơn Trạch chắc chắn sẽ mở ra nhiều triển vọng
trên con đường phát triển, đưa Nhơn Trạch trở thành đô thị loại II vào năm 2020./.

Phúc Thiện

Phòng VHTT Huyện Nhơn Trạch

You might also like