You are on page 1of 1

2.1 Khái niệm chung 2.1.

1
Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Truyền động bánh ma sát truyền chuyển động và cơ năng nhờ ma sát sinh ra tại chỗ
tiếp xúc của các bánh ma sát. Để tạo ra ma sát cần phải tác dụng lực ép các bánh lại
với nhau

2.1.2 Phân loại


- Theo hình thức tiếp xúc, truyền động bánh ma sát được chia làm hai loại là bộ truyền
tiếp xúc ngoài và bộ truyền tiếp xúc trong.
- Theo khả năng điều chỉnh tỉ số truyền, người ta chia ra bộ truyền không điều chỉnh
được tỷ số truyền (hình, b) hay điều chỉnh được tỷ số truyền còn gọi là bộ biến tốc ma
sát (hình c ).
2.1.3 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
a. Ưu điểm Bánh ma sát có cấu tạo đơn giản; làm việc êm, có khả năng điều chỉnh vô
cấp tốc độ.
b. Nhược điểm _ Lực tác dụng lên trục và ổ khá lớn _ Tỉ số truyền không ổn định, do
có hiện tượng trượt _ Khả năng tải tương đối thấp (so với bánh răng).
c. Phạm vi sử dụng _ Truyền động bánh ma sát thường dùng để truyền công suất nhỏ
hoặc trung bình (dưới 20 kw); vận tốc v ≤ (15 ÷ 20 ) m/s; tỉ số truyền i ≤ 7; hiệu suất η
= 0,80 ÷ 0,95. _ Chủ yếu dùng trong các máy vận chuyển, dụng cụ đo, các thiết bị cần
trục v.v…

You might also like