You are on page 1of 4

Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh,

đối ngoại; hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng trong cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991

Cương lĩnh đã nêu những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc
phòng - an ninh, đối ngoại.

Về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh nêu rõ:
- Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước Việt Nam trong giai
đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền với công bằng xã
hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực thông
qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ
trực tiếp. Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và
quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm.
- Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận và là tổ
chức lãnh đạo hệ thống đó. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh,
chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác
tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương
mẫu của đảng viên, v.v... Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 ghi rõ mục
tiêu phát triển là phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước
mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa,
có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng, ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém
phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo
điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.

Báo cáo chính trị nêu những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của 5 năm
(1991-1995) với mục tiêu tổng quát là vượt khó khăn, thử thách, ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công
xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Những mục tiêu cụ
thể cần đạt được trong những năm 1991 - 1995 là tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi
lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu có tích luỹ từ nền kinh tế quốc
dân; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân
số, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; tiếp tục phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động của Nhà nước; bảo đảm quốc phòng, an
ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng.
Báo cáo về xây dựng Đảng xác định nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng là:
Phát huy truyền thống cách mạng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và
tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, cải cách
bộ máy nhà nước, đổi mới công tác quần chúng, bảo đảm cho Đảng làm tròn
nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đã hoạch định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc
điểm của Việt Nam và những giải pháp đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội. Đại hội đã củng cố thêm niềm tin tưởng của nhân dân đối với công
cuộc đổi mới.
Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1991-1996)
Đảng chủ trương "mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại cả
về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật, cả về Đảng, Nhà nước và
các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy
những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc"1.
Củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là
lực lượng nòng cốt.
Mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng phù hợp với yêu cầu của cách mạng nước ta trong tình hình
mới.
Trong công cuộc đổi mới, về mặt kinh tế, nông nghiệp là khâu đột phá hàng đầu.
Để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới về nông nghiệp và nông thôn, Hội nghị lần thứ
năm của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 3 đến ngày 10-6-1993 nghiên cứu
sâu hơn về thực trạng nông nghiệp và nông thôn, đã quyết định những chủ
trương để đưa nông nghiệp và nông thôn tiến nhanh và vững chắc hơn. Nghị
quyết Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của Hội nghị đã
xác định ba mục tiêu, bốn quan điểm cùng các phương hướng và giải pháp cụ
thể nhằm tạo ra bước chuyển biến mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và
kinh tế - xã hội nông thôn.
Từ ngày 20 đến ngày 25-1-1994 tại Hà Nội, 647 đại biểu đã dự Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng. Hội nghị khẳng định: Đổi mới là sự
nghiệp khó khăn, song chúng ta đã mạnh dạn tìm tòi, dũng cảm tiến hành và
giành thắng lợi quan trọng. Trước mắt, nhân dân ta đang đứng trước những
thách thức lớn và những cơ hội lớn.
Những thách thức đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ
về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực
thù địch.
Những thuận lợi cơ bản, thời cơ lớn là: Đảng có đường lối đúng đắn; nhân dân
ta cần cù, thông minh, yêu nước, có bản lĩnh và ý chí kiên cường, tin tưởng sự
lãnh đạo của Đảng; các lực lượng vũ trang trung thành với sự nghiệp cách mạng
của Đảng và nhân dân ta; những thành tựu đổi mới đang tạo ra thế và lực mới
của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế mở rộng quan hệ hợp tác trên thế
giới và khu vực đem lại cho chúng ta khả năng thêm nguồn lực quan trọng.
Hội nghị nêu rõ trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội VII phải thúc
đẩy nhanh hơn nhịp độ thực hiện những mục tiêu của chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thắng lợi
mục tiêu chiến lược đó.
Về nhân sự, Hội nghị đã bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng 20
uỷ viên mới để thay thế cho các uỷ viên vì lý do sức khoẻ đã rút lui và hoặc bị
kỷ luật.
Để triển khai Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ, Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ ngày 25 đến ngày 30-7-1994 bàn
định về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng
giai cấp công nhân, nhằm đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất
nước.
Yêu cầu của đất nước trong thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải ra sức xây dựng,
kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và có hiệu quả.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 16 đến ngày
23-1-1995 đã bàn thảo và ra nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành
chính nhà nước. Kiện toàn Nhà nước là một quá trình tương đối lâu dài phải
được tiến hành với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tổng thể đổi
mới hệ thống chính trị, gắn chặt với đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
Kể từ tháng 6-1991 đến nửa năm đầu năm 1995, toàn Đảng, toàn dân ta dưới sự
lãnh đạo và tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chúng ta đã vượt qua
những khó khăn, thách thức vô cùng gay gắt, giành được nhiều thắng lợi mới to
lớn. Đó là:
- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ
yếu của kế hoạch năm năm.
- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. Giữ vững ổn định chính
trị,
củng cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng
về hệ thống chính trị.
- Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia
tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó chúng ta còn những khuyết điểm và yếu kém. Nước ta còn nghèo
và kém phát triển, nhưng chưa thực hiện tốt việc cần kiệm trong sản xuất, tiết
kiệm trong tiêu dùng để dồn vốn đầu tư phát triển; tình hình xã hội còn nhiều
tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết; việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản
xuất mới vừa có phần lúng túng, vừa buông lỏng; quản lý nhà nước về kinh tế,
xã hội còn yếu; hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm, chưa nâng lên kịp đòi
hỏi của tình hình. Tuy vậy, về cơ bản nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho năm
năm 1991-1995 đã được hoàn thành. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -
xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.

You might also like