You are on page 1of 3

LUYỆN TẬP ĐỘNG HÓA – CÂN BẰNG HÓA HỌC (3)

Câu 1: 1. Cho cân bằng: I2(r) ⇌ I2(k) (1) ∆Go1 = 62400 - 144,5T (J).
Cho 0,02 mol I2(r) vào bình chân không dung tích 5 lít ở 373K. Tính số mol các chất khi cân bằng.
Nếu tăng dung tích của bình lên V’ lít và giữ ở nhiệt độ không đổi thì với V’ bằng bao nhiêu để ở đó I2(r) bắt
đầu biến mất.
2. Ngoài cân bằng (1) còn có cân bằng sau:
I2(k) ⇌ 2I (k) (2), ∆Go2 = 151200 – 100,8T (J)
Ở câu 1 đã không để ý đến phản ứng (2) vì thực tế nó xảy ra không đáng kể ở 373K. Hãy chứng minh bằng
cách tính áp suất của I(k) khi cân bằng.
Câu 2: Ở nhiệt độ cao, một lượng nhỏ khí cacbonic bị phân hủy thành khí cacbon monoxit và khí oxi. Phần
CO2 phân hủy ở áp suất không đổi 1,013.10 5 Pa biến đổi theo nhiệt độ: ở 1000K là 2,0.10 -7 và ở 1400K là
1,3.10-4. Biết áp suất tiêu chuẩn P 0 = 1atm= 1,013.105 Pa.
1. Viết phương trình của phản ứng nhiệt phân.
2. Tính Kp, KC, KN, ΔG0, ΔH0, ΔS0 ở 1000K, giả sử rằng entanpi phản ứng trong khoảng nhiệt độ này là hằng số.
3. Tại 1000K, phần khí cacbonic phân hủy sẽ thay đổi thế nào nếu áp suất tổng giảm còn 10130 Pa? Dự đoán sự
chuyển dịch cân bằng trên và tính toán phần phân hủy CO2 tại 1000K.
Câu 3:
1. Sunfuryl clorua (SO2Cl2) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Sunfuryl clorua là một chất lỏng không
màu, có mùi cay, sôi ở 70oC. Khi nhiệt độ trên 70oC nó sẽ phân hủy tạo thành SO2 và Cl2 theo phản ứng:
SO2Cl2(k)  SO2(k) + Cl2(k)
Một bình kín thể tích không đổi chứa SO 2Cl2(k) được giữ ở nhiệt độ 375K. Quá trình phân hủy
SO2Cl2(k) được theo dõi bằng sự thay đổi áp suất trong bình. Kết quả thu được như sau:
Thời gian, t(s) 0 2500 5000 7500 10000
Áp suất, P(atm) 1,00 1,053 1,105 1,152 1,197
0
a) Chứng tỏ rằng phản ứng phân hủy SO2Cl2 là phản ứng bậc 1. Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 375K.
b) Nếu phản ứng trên được tiến hành ở 385K, áp suất của bình sau 1 giờ là 1,55 atm. Tính năng lượng hoạt hóa
của phản ứng phân hủy trên.
2. Đối với phản ứng đơn giản: A + B ® C + D có hằng số tốc độ k = 2.10-4 mol-1.l.s-1 tại 333,2 K.
Trộn 1 thể tích dung dịch chất A với 2 thể tích dung dịch chất B, đều cùng nồng độ 1M, ở nhiệt độ 333,2K thì
sau bao lâu A phản ứng hết 90%.
Câu 4:
1. Cho phản ứng phân hủy Xiclobutan thành etylen C4H8  2 C2H4 .
Ở 4380C hằng số tốc độ k = 2,48 . 10-4 s-1 .

Tìm thời gian để tỉ lệ số mol đạt giá trị:


a) Bằng 1 b) Bằng 100 .
2. Ở 500 C, xiclopropan chuyển hóa thành propilen: (C3H6)n  n CH3 - CH = CH2
0

Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ của (C3H6)n theo thời gian người ta được kết quả:
Thời gian, phút 0 5 10 15
Nồng độ (C3H6)n , mol/l 1,5.10 -3
1,24.10 -3
10-3 0,833. 10-3
a. Xác định bậc phản ứng, hằng số tốc độ của phản ứng.
b. Tính thời gian để lượng xiclopropan giảm đi 10% so với ban đầu.
Câu 5: Ion Bromat phản ứng với Bromua trong môi trường axit tạo ra brom.
1. Viết phương trình ion cho phản ứng này.
2. Các thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng được tiến hành với các thể tích khác nhau của các dung dịch
Bromat, Bromua và axit mạnh HX. Kết quả cho trong bảng sau:

Thí nghiệm VddBrO3- 1M VddBr- 1M Vdd HX 1M VH2O Tốc độ phản ứng


(mL) (mL) (mL) (mL) v(mol/L.s)
1 5,0 25,0 30,0 40,0 1,68.10-5
2 5,0 25,0 60,0 10,0 6,70.10-5
3 10,0 25,0 30,0 35,0 3,37.10-5
4 15,0 50,0 30,0 5,0 1,00.10-4
a. Hãy tính bậc phản ứng riêng phần của các ion Bromat, bromua và H+.
b. Hãy tính hằng số k trong biểu thức tốc độ phản ứng (có kèm đơn vị của k)
Câu 6: Acid fomic phân hủy trong H2SO4 98% tạo CO và H2O kết quả sau đây thu được ở 25oC:

t, s 0 25 50 75 100 150 200 250 ∞


VCO thoát ra, ml 0 6,3 11,6 16,3 20,2 26,1 30,4 33,5 41,5
Xác định hằng số tốc độ của phản ứng.
Câu 7. Cho cân bằng hóa học:

N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ; biết nhiệt tạo thành NH3 là = - 46 kJ.mol-1 .
Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỉ lệ số mol đúng bằng hệ số tỉ lượng 1: 3 thì khi đạt tới trạng thái
cân bằng (450oC, 300 atm) NH3 chiếm 36% thể tích.
a) Tính hằng số cân bằng KP (ghi rõ đơn vị nếu có).
b) Giữ áp suất không đổi (300 atm), cần tiến hành ở nhiệt độ nào để khi đạt tới trạng thái cân bằng NH3 chiếm
50% thể tích? Giả sử không thay đổi trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu
c) Xét cân bằng hóa học trên ở nhiệt độ 450oC và 300 atm. Hỏi cân bằng chuyển dịch như thế nào trong các
trường hợp sau:
a) Tăng nhiệt độ của hệ lên 500oC.
b) Thêm khí He vào hệ sao cho thể tích hỗn hợp không đổi.
c) Làm lạnh hỗn hợp khí sau phản ứng để NH3 hóa lỏng.
d) Giảm thể tích của hệ bằng cách nén hỗn hợp khí.
Câu 8:
Cho vào bình cầu chân không (dung tích 1,5 lít) 0,0343 mol XCl3 (khí). Nung nóng bình cầu đến 100oC,

trong bình thiết lập cân bằng sau : 2XCl3 (khí) 2X (khí) + 3Cl2 (khí).
Tại cân bằng, áp suất khí trong bình là 0,8 atm.
1. Tính áp suất của XCl3 (khí) trong bình cầu tại 100oC, nếu giả định không có phản ứng xảy ra.
2. Tính áp suất riêng phần của mỗi khí khi hệ đạt cân bằng.
3. Tính Kp, ∆Go (kJ) của hệ tại 100oC.
4. Tính KC tại 100oC.
5. Tính nồng độ XCl3 tại cân bằng khi cho vào bình cầu (dung tích 2,0 lít) 0,05 mol XCl3 tại 1000C.
Câu 9:
Trong dung dịch nước, chất T bị phân hủy phương trình:
T + 2H2O → 2X+ + Y2- (1)
Trong dung dịch loãng, hằng số tốc độ của phản ứng tại 350 K là k1 = 4,00.10-5 s-1.
a. Cho biết bậc của phản ứng (1).
b. Tính thời gian cần thiết t1 để 80% lượng chất T bị phân hủy ở 350K.
c. Tính hằng số tốc độ của phản ứng k2 tại 300K và thời gian cần thiết t2 để 80% lượng T bị phân hủy ở nhiệt độ
này. Biết năng lượng hoạt hóa Ea của phản ứng là 166,00 kJ.mol-1 và Ea không phụ thuộc vào nhiệt độ.
d. Khi có mặt chất xúc tác hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy tại 300 K là k 2’ = 3,00.104 s-1. Giả sử thừa số
tần số phản ứng không thay đổi, tính năng lượng hoạt hóa Ea’ của phản ứng khi có mặt xúc tác.
Câu 10:
1. Ngày nay, để sản xuất clo từ hiđro clorua, người ta sử dụng cân bằng:
O2(k) + 4 HCl (k) 2 Cl2(k) + 2 H2O (k)
a) Cho vào bình phản ứng 2,2 mol oxi và 2,5 mol hiđro clorua ở áp suất cố định là 0,5 atm và nhiệt độ T. Khi
hệ đạt cân bằng thì bình phản ứng chứa lượng oxi gấp đôi hiđro clorua. Tìm giá trị T (oC).
b) Ở 520oC, nạp vào bình phản ứng một lượng hỗn hợp khí oxi và hiđro clorua. Ở trạng thái cân bằng thì hiệu
suất chuyển hóa của hiđro clorua bằng 80%. Tìm áp suất riêng phần của oxi tại trạng thái cân bằng.
Cho: Bảng số liệu nhiệt động (giả sử không phụ thuộc vào nhiệt độ)
Chất O2(k) HCl (k) Cl2(k) H2O (k)
ΔH s (kJ/mol)
o
-92,3 -241,8
S (J/mol.K) 205 186,8 223 188,7
o

2. Ở 270C, 1atm N2O4 phân huỷ theo phản ứng : N2O4 (khí) 2NO2(khí) với độ phân huỷ là 20%
a) Tính hằng số cân bằng Kp.
b) Tính độ phân huỷ một mẫu N2O4 (khí) có khối lượng 69 gam, chứa trong một bình có thể tích 20 (lít) ở
270C.

You might also like