You are on page 1of 7

2.1.2.

Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Mỹ
Bối cảnh Việt Nam sau tháng 7/1954

Sau khi kí hiệp định Giơnevơ (7-1954), nước ta tạm thời chia làm hai miền Nam –
Bắc thông qua vĩ tuyến 17. Các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng "Dù bất cứ
trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ". Sự chia cắt đó chỉ
là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử "tự do
và dân chủ". Quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam
trong thời hạn 300 ngày; người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong
thời gian đó, họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ
Việt Nam…
Lợi dụng cơ hội đó, Mỹ đã thay Pháp thực hiện chiến lược “lấp chỗ trống” ở miền
Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai. Mỹ là một đế
quốc có tiềm lực về kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới và có chiến lược toàn cầu. Phải
đối đầu với kẻ thủ mạnh nhất thế giới là một thử thách khắc nghiệt đối với dân tộc Việt
Nam
Âm mưu xâm lược: Mỹ muốn biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu
dài Việt Nam; xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công ra Bắc và hệ
thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam khi có điều kiện; biến miền Nam thành một
mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của
chủ
nghĩa xã hội xuống vùng này.
Thủ đoạn của Mỹ:
Đế quốc Mỹ sử dụng nhiều thủ đoạn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, nhất là
nhanh chóng thiết lập bộ máy chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình
Diệm
làm Tổng thống, đó là chính quyền dựa vào Mỹ, bất hợp pháp, xây dựng lực lượng quân
đội được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Bộ máy chính quyền,
lực lượng quân đội Sài Gòn trở thành công cụ đắc lực nhằm thi hành chính sách thực dân
mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách
mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất
nước.
Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, lập “khu trù
mật”, “khu dinh điền” nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước kháng
chiến cũ. Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ
cách mạng và những người dân vô tội. Chúng đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành
Hiệp định Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân; gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu ở Bến
Tre, Quảng Nam, Phú Yên. Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã xé bỏ Hiệp
định
Giơnevơ, cự tuyệt tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 13-5-1957, Ngô Đình Diệm
1
thăm Mỹ và tuyên bố: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” , đó là lập trường và
hành động bán nước trắng trợn.
Mỹ ra sức xây dựng các đô thị miền Nam, tạo ra bộ mặt kinh tế phồn vinh. Nhưng
thực chất, chúng muốn tranh giành đất, giành dân ở miền Nam. Từ đó, tạo bước đệm cho
các cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc, sang các nước láng giềng Lào và Campuchia.
Về thuận lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường xã hội
chủ nghĩa, làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước. Thế lực của cách mạng đã lớn mạnh
hơn trước sau 9 năm kháng chiến. Có ý chí độc lập thống nhất của nhân dân cả nước.
Về khó khăn, đất nước chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác nhau, miền Nam
do đế quốc, tay sai kiểm soát, không chịu thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Kinh tế
miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt
Nam.
Trước tình hình phức tạp ấy, Đảng cần phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn
để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp
với xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và
địch,
từ tháng 7-1954, Đảng quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh
chính trị, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định, tiếp tục
thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trong tình hình mới. Hội
nghị
lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954), đã chỉ rõ:
“Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù
chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống
đế
1
quốc Mỹ” .

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã
giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước
vẫn chưa hoàn thành. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới
ách thống trị của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền. ở miền Bắc,
mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân
dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày
16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Ngay sau khi
hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ
nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. ở miền Nam, lợi
dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân
Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Để thực
hiện âm mưu nói trên, trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 7- 7-1954, Mỹ đã
đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc. Ngày
17-7-1955, theo chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống
nhất đất nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là "trưng cầu dân ý" để phế truất
Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Sau khi dựng lên chính quyền Ngô
Đình Diệm, Mỹ - Diệm đã liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để bình định miền
Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Thực chất, đây là một
cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam trong tay không có
vũ khí. Với chính sách "tố cộng", "diệt cộng", loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để
trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các
lực lượng chống đối. Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và
quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại. Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu
trên, lịch sử lại đặt cho Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến
lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam 99 tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất
nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát từ việc nhận thức sâu
sắc tình hình thế giới và đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7-1954, trải
nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành.

Ở miền Bắc, sau ngày hiệp định Giơnevơ (7/1954) được ký kết, cách mạng có những đặc
điểm thuận lợi, khó khan mới. Đất nươc bị chưa thành hai miền, có chế độ chính trị, xã
hội khác nhau: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triền theo con đường xã hội chủ
nghĩa, miền Nam do chính quyền đối phương quản lý, trở thành thuộc địa kiểu mới của
đế quốc Mỹ.
Trên trường quốc tế, thuận lợi của cách mạng Việt Nam là hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp
tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học – kỹ thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên
Xô. Phong trào giải phóng dân tốc tiếp tục phát triển. Phong trào hòa bình, dân chủ lên
cao ở các nước tư bản. Bất lợi là: xuất hiện đế quốc Mỹ hùng mạnh có âm mưu làm bá
chủ thế giới, với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng được các đời tổng thống nối
tiếp nhau xây dựng và thực thiện.
Ở trong nước, thuận lợi là đã có miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ hậu
phương cho cả nước. Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn trước sáu chin năm
kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất của nhân dân cả nước. Khó khan là đất nước
chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác nhau, miền Nam do đế quốc, tay sai kiểm
soát, không chịu thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Kinh tế miền Bắc nghèo nàn,
lạc hậu. Đê quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam.
Ở miền Nam, từ năm 1954, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp thống trị miền Nam
Việt Nam, âm mưu xâm lược và biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới, xây dựng miền
Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa; chia
cắt lâu dài và biến miền Nam thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông
Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống vùng này. Để thực hiện
âm mưu đó, Mỹ đã sử dụng nhiều thủ đoạn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, nhất là
nhanh chóng thiết lập bộ máy chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình
Diệm làm tổng thống; xây dựng lực lượng quân đội (ngụy quân) gần nửa triệu người
cùng hàng vạn cảnh sát, công an, mật vụ được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh
hiện đại của Mỹ. Bộ máy chính quyền, lực lượng quân đội, cảnh sát đã trở thành công cụ
đắc lực nhằm thi hành chính sách thực dân mưới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Địch
vừa dụ dỗ, lừa bịp, vừa đàn áp, khủng bố với nhiều thủ đoạn thâm độc, dã man, ráo riết
thi hành quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, lập “ khu trù mật”, “khu dinh điền” nhằm mục
đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước khánh chiến cũ, thẳng tay đàn áp phong
trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân; gây ra nhiều vụ
thảm sát đẫm máu ở Bến Tre, Quảng Nam, Phú Yên.

Nước ta, sau Hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954) tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền
Bắc hoàn toàn được giải phóng bước vào khôi phục kinh tế - văn hóa, xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH) để đảm nhiệm vai trò là hậu phương cho cuộc đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Nam, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đế quốc Mỹ với âm
mưu biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểm mới, dựng nên chính quyền tay
sai Ngô Đình Diệm, viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn. Dựa vào sự hậu thuẫn của đế quốc
Mỹ, Ngô Đình Diệm tuyên bố xóa bỏ Hiệp định Giơnevơ, tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý”
(ngày 23-10-1955) phế truất Quốc trưởng Bảo Đại để lên làm Tổng thống. Chế độ thực
dân kiểu cũ chấm dứt, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Để bảo vệ cho sự
tồn tại của bộ máy nhà nước bù nhìn, phản động, Mỹ - Diệm tập trung vào chống phá,
đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam. Chúng mở các cuộc càn quét với
chiến dịch “tố cộng, diện cộng”.
Như vậy, cách mạng miền Nam đứng trước tình thế cực kỳ nghiêm trọng, đòi hỏi Đảng
phải có một đường lối hoàn chỉnh và toàn diện về cách mạng miền Nam. Đây là đường
lối chung cho toàn Đảng, toàn dân ở cả hai miền nhằm thực hiện nhiệm vụ giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những kết quả và kinh nghiệm đấu tranh chống địch
khủng bố, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng ở miền Nam, đặc biệt là ở Nam Bộ
đã giúp Đảng rút ra những bài học cần thiết nhằm bổ sung, hoàn chỉnh đường lối và
phương pháp cách mạng miền Nam. 
Các hội nghị Trung ương Đảng từ năm 1954 đến 1956, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù
chính, trực tiếp của nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ của cách mạng là: “Phải ra sức củng
cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”. 
Từ thực tiễn cách mạng miền Nam, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đề
cương cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Bản Đề cương đã được đưa ra thảo luận tại Hội
nghị Xứ ủy Nam Bộ họp tại Phnôm Pênh tháng 12-1956. Trong đó, xác định: “Muốn
chống Mỹ - Diệm, ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường
nào khác; dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng làm căn bản; xây dựng Mặt trận để
đoàn kết nhân dân chống Mỹ và tay sai…”. Đề cương cách mạng miền Nam là một trong
những văn kiện quan trọng góp phần vào sự hình thành đường lối kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 (tháng 12-1957), Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xác định ngày càng rõ hơn nhiệm vụ của cách mạng cả nước: “Nước ta đồng thời tiến
hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ
nào cũng đều sai lầm”.Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, diễn ra trong 2 đợt: Đợt 1
vào tháng 1-1959 tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, một số cán bộ Khu ủy
khu V, vùng Tây Nguyên, Xứ ủy Nam Bộ cũng ra dự. Hội nghị đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ
bản của miền Nam là: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm
lược và gây chiến, đánh đổ Tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế
quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,
thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ. Cải thiện đời sống nhân dân, giữ
vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp
phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”. Đợt 2, vào tháng 7-1959, Hội nghị xác
định: “Cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam còn lâu dài, gian khổ, khó khăn và phức
tạp, Đảng bộ miền Nam tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, cách mạng miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, hòa bình độc lập, dân chủ, thống
nhất trong toàn quốc sẽ được thực hiện”

Trước hoàn cảnh khó khăn chồng chất đó, Đảng kiên quyết thực hiện Hiệp định đình
chiến, bất chấp mọi thủ đoạn gây hấn đến từ Mỹ, chấp nhận thương lượng và chủ động
thương lượng với Pháp, thừa nhận quyền lợi kinh tế của Pháp tại Việt Nam. Không chỉ
dừng lại ở đó, Đảng còn thực hiện chính sách “khoan đãi”, dung tổng tuyển cứ để thực
hiện
thống nhất thay vì chiến tranh. Từ đó có thể thấy nỗ lực giữ vững lá cờ hòa bình của
Đảng
trước âm mưu chống phá của Mỹ. Đảng luôn tôn trọng Hiệp định đình chiến, sẵn sàng
bảo
vệ mục tiêu hòa bình, không hiếu chiến kích động. Bên cạnh những chủ trương và chính
sách thay đổi đối với đế quốc, Đảng còn ra sức kiến thiết và ổn định lại cuộc sống người
dân ở miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Đặt nền tảng cho việc xây dựng, củng cố
lực lượng để có thể sẵn sàng cho mọi hoàn cảnh phía trước.

You might also like