You are on page 1of 187

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G I A H À N Ộ I

VŨ THỊ NH O

Tâm Lý Học
Phát Triển
IT TT-TV * BHQGHN

155

V U -N

1999

V -G 2

'N h à xuất bản đại h ọ c q u ó c g ia h à nội


TS V Ũ THỈ N H O

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -1999


MỞ ĐẨU

M ọi sự vậi c u a tự n h iê n , xã hội c ù n g với c o n người lu ô n luôn

vận cỉộ n c, b iê n đ ổ i. Đ ời sống tâm lý m ộ t con n g ư ờ i, m ột nhóm

hay m ột cộng đổng người cũng lu ô n lu ô n vận động, b iến đ ổ i,

n g h ia là lu ô n luôn phát triển . T ám lý học không th ể không

n g h iên cứ u q u á trìn h đó của tám lý c o n neười trên c ả h ìn h d iện

ca tliể c ũ n g như các nhóm lứ a tuổi từ lú c này sin h , h ìn h th àn h ,

phái triể n v à tà n lụ i.

IX ) n h ữ n g đòi hỏi của th ự c tiễn g iáo d ụ c trỏ e m , v iệc n g h iên

cứu sự phát triển tâm lý của con người ra đời khá sớm và cho

đến nay nó đã lích lũ y được những th àn h tự u về lý lu ận và th ự c

liễn khá phong phú. N hừ đó Tâm Ịỷ học phớt triển (T L H P T ) có

ý n n h ĩa rất lớ n tro n g quá trìn h d ạ y học, g iáo d ụ c th ế hệ trẻ nói

riên g c ũ n g n h ư đ ố i v ớ i c o n n g ư ờ i n ó i c h u n g .

D ự a trên những th àn h tự u c ơ b ả n của T L H P T m à th ế g ió i đ ã

thu đ ư ợ c, g iá o trìn h "Tâm lý học phát triển' này tổ n g hựp, hệ

th ô n g , khái quát những vấn đổ vổ sự vận động, b iến đ ổ i, phát

triển tâ m lý c ủ a c o n n g ư ờ i t h e o c á c g ia i đ o ạ n lứ a tu ổ i k h á c n h a u .

T rên cơ sở đ ó tìm ra những đặc đ iểm , những động lự c, những

qui lu ật, n h ữ n g c o n đư ờ ng h ìn h th àn h và phái triển đặc thù của

sự phát triển tâm lý con n g ư ờ i. T ừ đ ó cung cấp cho người học

3
• n h ữ n g tri t h ứ c k h o a học cơ bản về T L H P T , nhằm h iểu biết tâ m

lý c o n người và vận d ụ n g sự h iể u b iết đ ó v à o m ọ i h o ạ t đ ộ n g của

cuộc sống cá nhân cũng như cộng đ ồng th eo p h ư ư n g c h â m "h iổ u

m ìn h , b iết n g ư ờ i". N h ờ đ ó c o n n g ư ờ i b iết s ố n g c ó tìn h , c ó lý, cổ


vãn hóa và hạnh phúc.

G iáo trìn h này đư ợ c xây dự ng n h ằm đ áp ứng yêu cầu của

cải cách g iáo d ụ c ở bậc đại học, trá n h lặp lại n h ữ n g vấn đồ đã

được đề cập đến ở n h iểu cuốn sách khác, c ố gắn g gợi m ở ch o

sin h v iên hướng suy nghĩ về vấn đề được dặt ra; đ ồ n g th ờ i

cung cấp khối lư ợ n g k iến th ứ c tố i th iể u cần th iết ch o sin h

v iên về T L H P T .

T âm lý con người rất đa dạng và phức tạp. V ì vậy, g iáo

trìn h này khó có th ể trán h được nhữ ng sai sót nhất đ ịn h . T ác

g iả m o n g nhận được ý k iến đ óng góp quý b áu của đ ộc g iả xa

g ầ n đ ể g iá o trìn h này ngày càng hoàn th iện hơn.

VŨ THỊ NHO

4
CHƯƠNG I

NHŨNG VẤN ĐỂ CHƯNG


CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRI EN

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM v ụ CỦA TÂM LÝ HỌC


PHÁT TRIỂN

I. K h a i n ié m p h á t trié n ta m l\

N ói đến phát triển , n h iều khi người ta chỉ quan tâm đến

n h iữ n g kết q u ả cuối cù n g cùa m ột g iai đo ạn hoặc m ột quá

liìin h n ào đ ó th ể h iện ư h ìn h th ứ c bổ ngoài hoặc hành vi cá

n h iân . X em xét sự phát triển như vậy là th iếu b iện chứ ng và

p h iiến d iện , dỗ dẫn đ ến sai lầm .

T rên th ự c tế, sự p h át triển tâm lý của m ỗi cá n h ân h o ặc

ÌVHỘI n h ó m n g ư ờ i n à o đ ó hao g iò cũ n g d iễn ra tro n g m ộ t

q u iá trìn h : từ sự p h át sin h , h ìn h th àn h , phát triển đ ến tàn

lụ ii; từ m ứ c đ ộ n ày đ ến m ứ c đ ộ khác; từ h ìn h th ái này đến

hì In h th ái khác. Đ ó là q u á trìn h vận độ n g , b iến đổi của m ột

ill l ự c th ể. N ó b ao h à m hàn g loạt th ay đổi có sự ràng buộc bên

trco n g vứi n h au , có lú c từ từ , tiệ m tiến , c ó lú c nhảy v ọ t, n h ư n g

c ũ in g có lú c d ẫ m ch ân tại ch ỗ , th ậm c h í Ihụt lù i tạm th ờ i. Đ ó

là m ột q u á trìn h phứ c tạp như phép duy vật b iện chứ ng đã

k h iắn g đ ịn h .

5
/

V .I.L ê n in viết: “ Phát triển là sự g iảm đi và tăn g lên , là sự

lặp đ i, lập lại, là sự th ố n g nhất g iữ a các m ậl đối lập ” (cái

th ố n g n h ất, g ồm có 2 m ặt: m ặt đối lập lo ại trừ lẫn nhau và

m ặt quan hệ g iữ a c h ú n g với nhau).

T u y n h iên tín h chất chung củ a sự phát triển là m ột u u á

trìn h có ch iề ụ h ư ớ n g tích cực, đi lên n h ằm tạo ra cái m ới ở

m ứ c đ ộ ngày càng cao hem , p h ứ c tạp hơn, phong phú và tin h

tế hơ n so với cái cũ.

Q u á trìn h p h á t triển tâm lý c ủ a c o n n g ư ờ i di từ c á i c h ư a bị

phân hóa đến cái bi phân hóa. T ừ ch ỗ ph ận h óa rồi lai tíc h

h ợ p lại th à n h các yếu tố , c á c bộ phận để tạọ th àn h m ột cơ cấu

m ới với những p h ẩm ch ấ t, đ ặ c đ iểm m ớ i. N hững phẩm chất

và đặc đ iểm này qui đ ị n h b ộ m ặ i tâm lý .c ủ a từ n g g iai đ o ạ n ,

từ n g đ ộ tu ổ i tro n g q u á trìn h p h át triển .

T âm lý c ủ a m ỗi cá th ể, m ỗ i n h ó m tu ổ i đ ư ợ c phát triển n h ư

là m ột hô th ố n g p h ứ c tạp n h ất củ a n h ữ n g cơ cấu k h ác n h au

(nhận th ứ c, tìn h c ả m ,.trạ n g th ái, hàn h vi v .v ...) c ó liê n q u a n f

tác đ ộ n g phụ th u ộ c lẫn nhau. N h ữ n g cơ cấu đó được sắp x ếp

th eo m ộ t th ứ bậc đ é đ ả m .b à p chọ họạt đ ộ n g bẻn tro n g và bôn

ngoài của con n g ư ờ i. ỊV í d ụ : J ú c m ới sin h , đứa trẻ hoạt đ ộ n g

là d o những nhu cầu sơ d ẳn g nhất của cơ th ể đòi h ỏ i. N h ữ n g ',

nhu cầu đ ó được ngưòi lớ n th ỏ a m ãn nên không bao lâu saui

nhữ ng nhu cầu th ứ cấp được h ìn h th àn h . T iếp đến là những

tìn h cảm , hứng th ú , động cơ m ới xuất h iện . N hữ ng nhu câu ,,

đ ộ n g cơ m ới này m ột m ặt th ú c đ ẩy hoạt động của đứa trẻ,

m ặt khác ngày càng được phát triển tro n g nhân cách củ a nổ.

N g h ĩa là đứa trẻ được phát triển th eo ch ín h những cơ ch ế

phức tạp , đ a n xcn, hòa quyện vào nhau m ột cách b iện chứng.

6
P li.át triển tám lý c h í n h là s ự phát triển các cơ c h ế ng ày càng

p h iứ c tạp , tin h vi của nh ữ n g nhu cầu, đ ộ n g cơ, hoại động,

h àin h đ ộ n g của con người lừ m ức đ ộ này đến m ức đ ộ khác,

p h iù hợp với nh ữ n g đòi hỏi ngày càn g cao của xã h ộ i.

T ừ nhữ ng phân tích Phát triển


trên ch ú n g tô i đ ịn h n g h ĩa:

tãiiìi lý lờ một quá trình bao gồm từ sự phát sinh, hình thành,
phiát triển cua những yếu tố, những quá trình, những thuộc
útìth, những trang thái tâm lý của mỗi cá thể, từ đơn giản đến
phiứr tạp, từ ir.ổ chưa bi phân hóa đển chỗ bị phân hóa theo
nhiững qui luật có liên quan, tác dộng phụ thuộc lẫn nhau tạo
íhiàtìh những đặc cíiểm râm lý khác nhau theo giai đoạn. Đó
là một hoạt dộng cố tính hệ thông được sắp xếp có tính thứ bậc
vài ngày càng tinh tế, tạo ra những dặc diêm đặc trưng cho mỗi
tỉuời kỳ, mỗi lứa tuổi khác nhau, đàm bào cho con người sông,
hũìọt (lộng và phát triển với tư cách lờ một chủ thể có V thức- của
\'âì hội.
K hi nói đ ến k h ái n iệm phát triển , ngư ờ i ta th ư ờ n g hay

Jềì cập đ ến các k h ái n iệm có sự liê n q u a n n h ư tãn g trư ở n g ,

c h iín m u ồ i.

T ărm trư ở n g là khái n iệm đ ề cập đ ến sự g ia tăn g về số

lư rợ n g (ch iểu d à i, d u n g tích , khối lư ợ n g ...) của sự v ật, h iện

tư rự ng. V í dụ: sự g ia tăn g về c h iề u cao, cân nặng, sự tăn g lên

cỉú a tế b à o th ần k in h , sự tăn g lên về sô lư ợ n g tê bào cảm g iác

d ú a trẻ em tro n g n ăm th ứ nhất v .v ... C ò n ch ín m uồi được

d iù n g khi sự tãn g trư ở n g đạt đến “đ ộ ” . V í dụ: “T răng đến rằm

tn ã n g trò n ” . Ô n g c h a ta th ư ờ n g n ó i: “ N ữ th ập tam , nam th ập

lụ ic ” đ ể chỉ sự ch ín m u ồ i về m ặt sin h học (sự d ậy th ì) c ủ a c o n

n ịg ư ờ i. N ói đ ến phát triển là nói đ ến sự th ay đổi chuyển hóa

7
vồ m ặ t chất lư ợ n g , nói đến m ột trìn h đ ộ m ới k h ác về chất so

với cái cũ. C hẳng h ạn sự phát triển tám lý của con n g ư ờ i, di

từ c ả m g iác đốn tri g i á c , từ tri g iác đến tư duy v .v ... T ri g iác

là m ột trìn h đ ộ k h ác vổ chất so với cảm g iác; tư d u y là tr ì n h

đ ộ m ới khác về chất s o v ớ i tri g iá c v .v ...

Q u an hệ g iữ a tă n g trư ở n g , ch ín m u ỗ i với p h át triển là q u a n

hệ g iữ a số lư ợ n g và chất lư ợ n g . T ăng trư ở n g , c h ín m uồi dẫn

đ ến sự tăn g trư ở n g vể chất (phát triển ); c h ấ t lư ự n g m ới lại l ạ o

tiền đ ề c h o sự tăn g trư ở n c và c h ín m uồi ở m ứ c cao hơn. Đ ó là

m ối quan hệ b iện ch ứ n g có tín h nhân q u ả củ a sự v ật, h iện

lư ợ n g . Sự phát triển tâm lý củ a con người được vận đ ộ n g

cũng k hỏng ngoài q u y luật đ ó .

2 . Đòi tượng, nhiệm vụ của tàm lý học phái trién


a. Đối tượng
T âm lý h ọ c p h át triển là m ộ t tro n g nhữ n g ch u y ên ng àn h c ơ

bản, quan trọ n g cúa tâm lý h ọ c . Đ ố i tư ợ n g n g h iên cứu c ủ a nố>

là những đ ộ n g lự c, đ iểu k iện , nh ữ n g qui lu ật phát triển ,,

nhữ ng sự b iến đ ổ i c ủ a c á c q u á trìn h , cá c th u ộ c tín h , c á c phẩm i

chất tâm lý tro n g sự h ìn h th àn h nhân cách con người với tuT

cách là m ột th àn h v iên của xã h ộ i, th eo sự trư ở n g th àn h củai

lứ a tu ổ i.

b. Tâm lý học phát triển bao gồm các ngành sau


• T âm lý h ọ c tro n g th ờ i k ỳ b ào th ai (cò n g ọ i là th ai g iáo ).

• T âm lý h ọ c tu ổ i th ư (tu ổ i hài n h i).

• T âm lý h ọ c tr ư ớ c tu ổ i đ i h ọ c (tu ổ i v ư ờ n trẻ).

8
• I á m lv h o c h ọ c s i n h t i ể u h ọ c .

• T â m lý h ọ c tu ổ i th iếu n iên .

• T â m lý h ọ c IIgười t r ư ở n g thành.

• T â m lý h ọ c người g ià.

• T âm lý h ọ c củ a n h ữ n g em p h ái triển k h ô n g h ìn h Ihường.

lá'nì /ý hoc phát triên c ó m ối liên q u an với n h iều ch uyên

n g àn íh tâm lý học k h ác n h ư Tâm lý học (lại cương, Tâm - sinh


lý hụ'C. Tâtn lý liọc nhân cách. Tám lý học sư phạm... T ro n g

(16 m ố i liỏ n q u a n g iữ a Tâm lý học phát triển và Tám lý học sư


phiupì (uổm cả d ạy h ọ c và g iáo d ục) là chật chẽ n h ất. G iữ a

hai n gành tâm lý h ọ c n ày c ó sự tác đ ộ n g q ua lại và qui đ ịn h

lẫn n th au m ột cách rất b iện chứng: Tâm lý học phát triển và

Tám /v học sư phạm g iố n g hai đứ a con sin h đôi khác trứ n g

của m ộ l bào th ai. M ối q u an h ệ g iữ a hai ngành tâm lý h ọ c này

(lều c ó ch u n g k h ách th ể n g h iên cứu, đ ó là trẻ e m các lứ a tu ổ i.

Bới I hố cả hai n g àn h tâm lý này tạo th àn h m ột th ể th ố n g nhất

k h ó iách hạch, d ẫn đ ến tìn h trạ n g n h iều khi ranh g iớ i trìn h

bày các vấn đề c ủ a Tâm lý học phát triển v à Tâm lý học sư


phạm trở nên có tín h tư ư n e đ ố i. T u y n h iên Tâm lý học phát
triển chủ vếu n g h iên cứ u đ ộ n g lự c, q u i lu ật c ũ n g nh ư các đặc

đ iể m phát triển củ a co n người th eo sự trư ở n g th àn h của từ n g

g iai đoạn. C òn Tăm lý học sư phạm n g h iô n cứu nhữ ng con

đ ư ờ n g , n h ữ n g qui lu ật h ìn h th àn h của nhận th ứ c, n g h iên cứu

n h ữ n g vấn đ é th u ộ c vổ d ạ y h ọ c và g iáo d ụ c con n g ư ờ i.

T h e o n g h ĩa đ ầy đ ủ , n g h iô n cứu sự phát triển tâm lý k h ô n g

phải là n g h iô n cứ u n h ữ n g cái gì đ ã có sẩn m à là n g h iên cứu

9
tâm lý tro n g q uá trìn h vận đ ộ n g , b iến đổi k hông ngừ n g của

nó. B lô n x k i, nhà tâm lý học N ga nổi tiến g đ ã viết: “ C hỉ c ó

th ể h iểu đ ư ợ c hành v i k h i ta h iể u n ó n h ư lịch sử hành v i” .

N ếu T â m lý h ọ c sư p h ạm n g h iên cứu n h ằ m tìm ra n h ữ n g

co n đ ư ờ n g , n h ữ n g q u y lu ật, n h ữ n g đ iều k iện g iú p co n

n g ư ờ i lĩn h hội n h an h n h ấ t, có chất lư ợ n g và h iệu q u ả n h ất

n ền v ăn h ó a n h ân lo ại, th ì T â m lý h ọc p h át triển sẽ n g h iô n

cứ u q u á trìn h p h át sin h , h ìn h th àn h , phát triển lâm lý co n

n g ư ờ i tro n g sự vận đ ộ n g củ a ch ín h sự tiế p th u , lĩn h hội đ ó .

V í d ụ : c h iế n lư ợ c h ư ớ n g v ào n g ư ò i học c ủ a T âm lý học sư

p h ạ m để c a o n g u y ê n tắc tô n trọ n g đặc đ iểm và năng lự c c ủ a

chú th ể (n g ư ờ i h ọ c) n h ằm phát huy tố t n h ấ t tín h tíc h cực hoạt

đ ộ n g củ a người học, g iú p họ lĩn h hội m ột cách chủ độ n g , lự

g iác hệ th ố n g tri th ứ c, kỹ năng, th ái độ, ch u ẩn m ực hành vi

đ ư ợ c xã h ộ i lo ài n g ư ờ i tíc h lũ y được từ trư ớ c đến nay; C h iến

lư ợ c này đã làm b iến đ ổ i, phát triển đời sống tâm lý của

người học so với nhữ n g c h iế n lư ợ c dạy h ọc khác. Sự vận

đ ộ n g , b iến đổi và phát triển của c h iế n lư ợ c hướ ng vào người

học d iễn ra n h ư th ế n ào, d iễn b iến ra sao, th eo quy lu ật nào

và n ó đòi hỏi nh ữ n g đ iều k iện n à o ... th ì Tâm lý học phát


triển p h ải n g h iên cứu.

S ong, n h ư đ ã nói ở trên , hai ch u y ên n g àn // Tâm lý học sư


phạm và Tâm lý học phát triển liê n qu an rất m ật th iết với

n h au , tác đ ộ n g q ua lại m ột cách chặt chẽ, b iện chứ ng và hồ

trợ đ ắc lư c c h o n h a u tro n g tín h đ ộ c lập tư ơ n g đ ố i c ủ a n ó .

R a đời chủ yếu v ào nửa sau th ế k ỷ X IX , Tâm lý học phát


triển coi nh ữ n g q u an đ iểm của chủ n g h ĩa duy vật b iện

10
chứng, chu n g h ĩa d u y VỘI lịch sử về phát triển là đ iểm xuất

p h át, là k im chỉ n am ch o v iệc n g h iên cứu của m ìn h . C h ẳn g

hạn, các qui lu ật lư ợ n g đổi chất đ ổ i, qui lu ật phủ đ ịn h của

phu đ ịn h , qui lu ật phát triển k h ô n g đ ồ n g đ ẻu của s ự v ật, h iện

tư ợ n g ... của chủ n ^ h ĩa d u y vật b iện ch ứ n g có g iá trị soi sán g

khi x em x ó t, n g h iên cứu nhữ ng qui lu ật phát triển tâm lý trẻ

em th eo lứ a tu ổ i. C á c n hà tám lý h ọ c , e,iáo d ụ c h ọ c lỗ i lạ c c u ố i

th ế kỷ X IX , đầu th ế kỷ X X như K .Đ .U sin x k i, I.M .S é c h é n ô v ,

L .X .V ư g ô tx k i, X .L .R u b in stê in , A .N .L ô ô n c h ie v , J.P iag e t,

H .W a lo n v .v ... đ ã có công lớ n tro n g v iệc xáy dựng nền T âm lý

học phát triển .

N g ày nay, T L H P T đã th u được nh ữ n g th àn h tự u đ án g kể,

đ ã th u th ập đ ư ợ c m ộ t khối lư ợ n g tư liệ u p h o n g phú. Sự trư ở n g

th àn h c ủ a nó gắn liền với tên tu ổ i của n h iều nhà tâm lý học

h iện đại ở n h iều nước, đặc b iệt nổi bật tro n g đ ó là nhữ n g nhà

tâm lý học L iên X ô n h ư B .G .A n a n h e v , L .I.B ô /.h ô v ic , L .N .

L anda, N .A .M e n c h in s k a ja , Đ .B . E lk ỗ n in v .v ... Ở T ây  u có th ể

kể: L u y x iên g , Sevơ F ebơ rơ , J.W a tso n , D .B ru n e r,

B .F .S k in e r.v .v ....

C ó th ể nêu ra đ ây vài q u an đ iểm cơ bản m à T L H P T lấy

làm cơ sở nền tản g ch o v iệc xây dự n g và phát triển ch u y ên

n g àn h củ a m ìn h .

V à o n h ữ n g n ăm 20, 3 0 củ a th ế kỷ này, L .X .V ư g ô tx k i đ ã nêu

ra n g u y ên tắc về tín h g ián tiế p của hoạt đ ộ n g tâm lý n g ư ờ i,

tín h xã h ộ i - lịch sử , tín h có ý th ứ c c ủ a tâm lý n g ư ò i là n h ữ n g

nét k h ác về bản ch ất so với tâm lý đ ộ n g v ật. T iế p đ ó ô n g nêu

ra q u an đ iểm bản chất tâm lý người có n g u ồ n gốc hoạt đ ộ n g .

11
Ô n g ch o rằng hoại đ ộ n g tâm lý hên tro n g của trẻ em đư ợ c

xây dự n g th eo m ẫu hoạt động bôn n g o à i.

K ế cận những quan đ iổ m của L .X .V ư g ô tx k i, X .L .R u b in stê in

đ ã nêu: n g u y ê n lý p h át triển là sự th ố n g nhất g iữ a cái bên

ngoài (h iệ n th ự c k h ách q u a n ) tác đ ộ n g th ô n g q u a n h ữ n g

đ iểu k iộ n b ên tro n g . N g u y ên lý này nêu bậl q u an đ iể m

p h ản ánh tâm lý đ ư ợ c th ự c h iện tro n g q u á trìn h tác đ ộ n g

q u a lại g iữ a ch ủ th ể và k h ách th ể, tro n g đ ó hoạt đ ộ n g tíc h

cự c củ a ch ủ th ể là k h â u tru n g g ian cho tác độrm c ủ a th ế g iớ i

k h ách quan.

- Phát triển những lu ận đ iểm của L .X .V ư g ô tx k i,

A .N .L ê ô n c h ie v v à c á c c ộ n g sự đ ã đ ư a ra c ấ u trú c vĩ m ô c ủ a h o ạt

đ ộ n g , đưa ra lý th u y ếl "chuyển vào tr o n g ”, rồi đến

P .Ia .G a lp e rin , Đ .B .E lk ô n in đã tìm ra c ơ c h ế của v iệc ch uyển

hoạt đ ộ n g bên ngoài của chủ th ể th àn h hành động trí tu ệ th e o

g iai đ o ạ n .

- N hữ ng lý lu ận vể phân c h ia lứ a tu ổ i của Il.W a llo n và

J.P ia g e t góp phần làm cơ sở n g h iên cứu và làm p hong phú

ch o T L H P T m à ta n g h iên cứu. Đ iều lý th ú là m ặc dù xuất

p h át đ iểm n g h iên cứu khác nhau, n h iều nhà TLHPT Â u, Mỹ


cũ n g đi đ ến th ừ a nh ận m ộ t th àn h tự u c ủ a tâ m lý h ọ c h iện đại

là m ỗ i h iện tư ợ n g tâm lý đều có nguồn gốc từ hành động,

hoạt đ ộ n g của con n g ư ờ i, đ ể u chứa đự n g yếu tố x ã hội - lịch

sử cao.

c. Nhiệm vụ của tám lý học phát triển


N h iệm vụ của T L H P T là n g h iên cứu nhữ ng đặc đ iểm phát

triể n của các quá trìn h tâm lý, n h ữ n g th u ộ c tín h , n h ữ n g phẩm

12
chất nhân cách, những khá năng, điểu kiện phát triển theo lứa
tuổi cũng như qui luật, những con đường hình thành, phát
trie’ll cúa chúng.
Mục (tích của việc nghiên cứu đó nhằm phục vụ cho thực
ticn giáo dục trỏ em nói riêng, giáo dục con người nói chung,
nhằm phái triển những nhân cách ngày càng hoàn thiộn để
sống và phát triển hài hòa trong xã hội hiện đại; dồng thời
làm phong phú thêm kho tàng lý luận của khoa học giáo dục
nói chung, khoa học T L H P T nổi riêng.

d. Những phương pháp nghiên cứu cơ bail của Tám lý


học phát triển
Đê nghiên cứu sự phát triển tâm lý của con người, cần
phối hựp nhiều phương pháp khác nhau, nhằm hỗ trợ, bổ sung
cho nhau vì m ỗi phương pháp đểu có những điểm mạnh, điểm
yếu nhất định. Các phương pháp nghiên cứu T L H P T cũng
k h ô ng nam ngoài những phương pháp nghiên cứu tâm lý học
nói chung mà chúng ta đã biết. Có thể kể những phương pháp
chủ yếu sau đây:

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

- Phương pháp trắc nghiệm.

- Phương pháp Ihực nghiộm.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôi cùng trứng hoặc
khác trứng v.v...

p
Điéu phải iưu ý trong khi sử dụng các phương pháp lế
nghiên cứu sự phái triển tâm lý con người là ở chỏ, mà
nghiẽn cứu phải đặt đối tưựng, khách thể nehiên cứu cia
mình trong quá trình vận động và phát triển của nó.

Những kết quả nghiên cứu có giá trị đối với TLHPT
thường được tiến hành một cách trường diễn, công phu thío
cách nghiôn cứu d ọ c tro ng m ộ t thời gian dài. N h ữ n g q m n
sát, những thực nghiệm liên tục của J.Piaget trong nhũu
năm, những thực nghiệm tâm lý - giáo dục kéo dài từ đầu đtn
cuối mỏi cấp học của nhiéu nhà khoa học khác nhau trên Uế
g iớ i là những dẫn chứng điển hình cho phương pháp nghiín
cứu T L H P T . Những công trình như vây đã đóng góp nhữrg
thành quả to lớn cho T L H P T cũng như các chuyên ngàrh
T L H khác.

II. C Á C NHÂN T Ố VÀ Đ Ộ N G Lực CỦ A SƯ

PH Á T T R IỂ N

Vấn đề nhân tố và động lực của sự phát triển tâm lý luỏi


luôn là vấn để trung tâm của bất cứ ngành TLH nào, đặc biịt
là với TLHPT.

Trong lịch sử T L H , đây là vấn đề thường xuyên được đ*


cập, bàn luận và có nhiều luận điểm khác nhau, thậm chí đ ổ
lập nhau. Tổng hợp, khái quát lại có thể nêu lên các trườnị
phái điển hình sau đây vẻ nguổn gốc, động lực phát triển tân
lý cá nhân.

14
I. ( J u a n d icn i cu a t h u v c t n g u ổ n gốc sinh vậl VC
p h á i í r iế n

N hững người theo lrư('tng phái Iiguổn gốc sinh vật coi
Iihiữiic,11 đặc đ iểm bẩm sinh di truyén có sán của trẻ em là
~ ......— ....... ..........- ........ ...... .............. — 1 I.....----- ---- ------ — ■*-------- «----- » .... *■ -i

lìguiồn ịiốc, là đ ộ n c lực của sự phái triển tâm lý cá thể. Theo


c. • %, ...Ị* «■*

hỌ), di truyền là yếu tố cỏ tác dụng quyết định đến phát triển
tâim lý trẻ, coi mỏi trường là yếu tố điéu chỉnh, biểu hiện của
tíĩnh di truyền.

X u ất phát đ iể m của n h ữ n g neưòri th e o d ò n g phái nguồn


g(5c sinh vật về phát triển bắt n g u ồ n từ qui luật tiến hóa
n ổ i tiế ng do H eackcl đưa ra vào nửa đầu thế kỷ X IX . Q ui
iuiậi này c h o rằng: Sư phái triển cá t h ẳ l à sư lăp lai sư phát
triié n của lo à i dưới dạng rú t gọn, tương tự như bào thai ngưừi
à thời kỳ sông trong bung mẹ, lãp lại t ất cả những giíũ đoạn
pỉhát triển từ một thực thể đơn bào lới con người- Theo quan
điiểm này, trong quá trình phát triển, trỏ con cũng tái tạo lại
tâú cả những giai đoạn cơ bản của lịch sử loài người. Ví dụ
nịgưcíi ta đã nêu ra 5 giai đoạn phát triển mà dứa trẻ bắt buộc
plhải trải qua:

- G iai đoạn man rợ.

- G ia i đoạn săn bắn.

G iai đoạn chãn nuôi.

- Giai đoạn trồng trọt.

- Giai đoạn thưưng nghiệp - công nghiệp.

15
M ỗi giai đoạn phát triển này được những người theo thuyết
nguồn gốc sinh vật lý giải và chứng minh trong quá trình
phát triển của mỗi Irẻ em. Chẳng hạn khi m ới ra đời, đứa trc
là một sinh vật man rợ và chỉ khi luần tự trải qua ba giai đoạn
ở giữa để tiến đến giai đoạn 5 - tức là giai đoạn công - thương
nghiệp thì trở nên thích thú trao đổi, buôn bán, yêu tiền tài.
Đó là mẫu người của c h ế độ tư bản.

Theo thuyết nguồn gốc sinh vật, sự phát triển của trẻ em ỉà
do những tố chất di truyén dã được ghi lại sẵn trong phôi của
bào thai ncay từ đầu. Phát triển chẳng q u a là sự bộc lộ dần
dần những thuộc tính ấy. Tất cả do di truyền quyết định. Tính
tích cực cá nhân, giáo dục, giáo dưỡng v.v... chảng qua chỉ
làm tănR lên hay giảm đ i nhữne yếu tô' tiền định trước đó mà
thôi. Đ ó chính là cơ sở lý luận của "giáo dục tự phát", "giáo
dục tự do". Mặt khác nó là chỗ dựa cho chủ nehía phân biệt
chủng tộc, phân biệt đẳng cấp, coi thường, khinh rẻ những
n g iiờ i lao động, những dân tộc chậm tiến dẫn đến sự lý giải
phản khoa học về cái gọi là "dân tộc ihượng đẳng", "dân tộc
hạ đẳng" đều do các gen d i truyền quvết định.

Thực tiễn lịch sử của nhiều dân tộc đã bác bỏ những luận
điểm sai lầm thiếu khoa học đó. Sau khi được giải phóng khỏi
ách thống trị của thực dân, giải phóng khỏi áp bức, bóc lột,
nhiều dân tộc vốn bị coi là hạ đẳng, nhiều người vốn bị liệt
vào loại "dân đen" đã hấp thụ những nền văn hóa phát triển
và trong m ột thời gian ngắn đã đạt được trình độ phát triển
cao (Liên Xô trước đây, Nhạt Bản, những con rồng châr Á
hiện nay). .

16
2 . Q u a n đicm c ù a th u y ế t nguổn gòc xã hội vé p h á t trié n

Nlũrne ne ười theo thuyết này cho rằn 1 1 môi Irưừno xã hội
a ___ L .. L- I .. ....‘ ................................. .. ............................................... ..... ... ......

là nhân tổ quyết định sự phát triển của trò em. Môi trường
xung q u a n h như thế nào thì hành vi, nhân c á ch của con n&ưùi
Si' như thế ấy. Bới th ế m uốn nghiên cứu trẻ em thì chỉ cần
phân lích cấu trúc môi trường xã hôi XIIliu quanh là hiểu
được. Thuyết này còn có ten là ihuyết duy cảm, coi trẻ em
lúc sinh ra như tò giấy trắng (tabula rasa), rồi ảnh hường của
hoàn cảnh điểu kiện môi trườne, xã hội m à những phẩm chất,
thuộc tính được vẽ lôn đó.

Thuyết nguồn gốc xã hội coi trẻ cm chỉ là m ột ỉổn lại.hoàn


toàn thu dỏng, chịu sự tác riộng và c h i phối của m òi trưòng
xung quanh và không thể thoát khỏi cái vọng kiềm lỏa đó.
Rời vây moi thành công hay thất hai của đứa trẻ đều đươc
giài thích bằng mội trưdng bên ngọài. Tuy nhiên thực tiễn xã
hội đã cho thấy trong cùng những điều kiện, hoàn cảnh xã
hội như nhau lại hình thành những nhân cách hoàn toàn khác
nhau, trái ngược nhau. T rá i lại trong những hoàn cảnh điều
kiện m ôi trường xã hội khác nhau lại hình thành những nhân
cách có nhiều nét tương đổng vé thế giới nội tâm, phong thái
hành vi, nhãn phẩm v.v... R õ ràng cũng giống thuyết nguồn
gốc sinh vật, thuyết nguồn gốc xã hội cũng k hổng thể eiải
t hích đưực Ihực liẫ a . ertnp AẠnp trr.r^g việ c hình, ih ìu ik IlhíÌQ
cách con người, nó phủ nhận tính t ícỊi cực cua con ngư òi. phủ
nhận giáo dục và thổ hiện sự vô trách nhiệm , vì cuối cùng
người ta dcu đổ m ọ i tội lỗ i cho hoặc do m ối ựựừng, hoăc do
d i trụyồn bẩm sinh.

; H -G lflib tt 17
3. T h u y ế t h ộ i tụ hai yếu tỏ'
Theo thuyết này, mối tác đ ộ ng qua lại giữa m ói trường và
(li truyền quyếl định sự phát triển Lâm lý trò em. T uy nhiốn
trong hai yếu tố đó, d i truyền giữ vai trò chủ yếu còn m ôi
trường là điều kiện để biến những yếu tố cổ sẩn của di truyển
thành hiện thực.

Thuyết này nhằm loại bỏ sự phiến diện của thuyết nguồn


gốc sinh vật và thuyết nguồn gốc xã hội do nhà tâm lý học
người Đức V.Stecnơ nêu lên.
Tưởng rằng kh i kết hợp (hội tụ) 2 yếu tố phiến diện: di
truyền và môi trường thì có thể giải quyết được vấn để động
lực phát triển trẻ em. Song những kết quả nghiên cứu về trẻ
em sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng được tiến hành
vào cuối thế kỷ X IX , đầu thế kỷ X X đã bác bỏ thuyết trên.
V ớ i phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôi trong nhiéu
năm, được tiến hành bởi nhiều nhà sinh - tâm lý học như
J.Gacne, II.N iu m e n , I.I.C araep v.v... người ta thấy rằng: hóa
ra những dứa trẻ sinh đô i cùng trứng, cùng có m ôi trường
sống như nhau (ví dụ: Natasa và Ema), k h i lớn lên cụng
không hoàn toàn giống nhau về sự phát triển tâm lý , nhân
cách. Do Irong quá trình sống Natasa vốn hiếu động hơn,
thường chủ động bày ra các trò chơi, giữ vai trò chỉ huy, còn
Ema thì thụ động hơn, làm theo những "sai kh iế n " của Natasa
nên tính cách của hai em khác nhau, đến nỗi I.I Caraep viết:
"Sự phân hóa của các cháu sinh đôi này đạt đến mức gây ra
tác hại cho cả hai, vì nó làm cho mỗi cháu phát triển Iheo
một mặt riêng đặc thù cùa từng cháu" (trang 415, theo
E lkônin - Tâm /v học Liên Xô). Nhiều kết quả nghiên cứu

18 » * » * * ,ì : 1
k hác chứng tó: ngay cá với các cháu sinh đôi cùng trứng, lớn
lốn trong c ù n g một gia đình, cũng không phát triển như nhau.
M ỏ i cháu ở vào một hoàn cảnh phát tridn có một không hai,
riiêng cho mình nó, trong đó khâu trung tâm khỏng phải là
m ô i trường mà là quan hệ của đứa trẻ với những yếu tô nhất
(lịnh của môi trường ấy. N ehĩa là cháu có một "môi trường
C'Ỏ1 1 con" của riêng mình trong phạm vi môi trường chung.
C h i cổ những yếu tố nào của m ỏi trưòng mà trẻ tích cực quan
hiệ, tích cực tác động qua lại với chúng m ới tạo thành các
dtiểu kiện cụ 1 hể c ó ảnh hưởng đến phát triển của trẻ (theo
O .B .E lk ô n in , tr. 111-116).

4. Q u a n đ iể m của p h á i N h i đổng học về trẻ em

Bên cạnh những quan điểm sai lầm, phiến diện về đ ộ ng lực
p>hát triển tâm lý trỏ em, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
c òn một dòng phái thứ tư ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
t;âm lý học, đó là phái N h i đồ n g học. Phái N h i dồng học tự
C oi mình là những nhà khoa học duy nhất Mácxít về trẻ em.
H ọ coi N hi đ ồ n g học là m ột khoa học phức hợp, tổng hợp
nighiên cứu về trẻ em, giữ độc quyền nghiên cứu về trẻ em,
hấn át cả giáo dục học và sinh lý học lứa tuổi. Họ coi tâm lý
hiọc là "khoa học về yếu tố chủ quan", dẫn đến say mê các
tirắc nghiệm để xác lập hộ số năng khiếu trí tuệ (hệ số IQ) của
hìọc sinh một cách m áy móc, phiến diện.

Những quan n iệm và việc làm thiếu căn cứ của phái N h i


(Hồng học trong một thời gian đã gây tác hại xấu đến sự phát
tiriển của trẻ em ở môt số nước phương Tây, ử Nga. Bởi vậy
nigay từ những năm 30 của thế kỷ X X , nhiéu nhà tâm lý học,

19
giáo dục học đ ã phê phán những luận điểm của phái N h i
dồng học. Đặc biột ở Nga, sự phô phán này dã tiến hành một
cách rất căn bản, m ạnh mẽ. Cuối cùng vào năm 1936, những
quan điểm sai lầm của phái N hi dồng học bị bác bỏ.
Những công trình nghiôn cứu ngày càng nhiều, càng khoa
học vể sự phát triển của Irỏ em bình Ihường, trẻ em khuyết
tật, đặc biệt là những trẻ em sinh đôi đà bác bỏ và phô phán
các thuyết sinh vật, môi ‘rường, hội tụ, N h i đổng học, là
những thuyêì chủ quan, phiến diện. Các thuyết đó hoặc tuyệt
đối hóa một yếu tố này hay một yếu tô' khác, hoặc kết hợp
một cách siêu hình hai yếu tố vốn đã sai lầm , nên kết quả là
không lý giải được thực tiễn sống động của trẻ em. Rõ ràng
là phải tìm nguồn gốc, động lực phá! triển tâm lý, nhân cách
trẻ em bằng những con đường khác, theo những nguyên tắc
xuất phát khác về bản chất với 4 thuyết nêu trên.

5. L ý lu ậ n về p h á t triể n của L .X .V ư g ỏ tx k i và tâm lý


học hiện đ ạ i

Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đặc biệt là phép biện chứng tự nhiên trong quá trình biến đổi
từ vưc;n thành người nhờ lao động, V ư oô txki đã đi sâu nghiên
cứu vai trò của công cụ lao động trong quá trình sàn xuất và
nồu lên tư tưởng: hoạt động có công cụ đã dẫn đến sự biến
đổi hành v i của con người, khiến cho con người kháo độne
vật. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất, tập trung nhất bởi tính
gián tiếp cua hoạt động; trong hoạt động con người biết dùng
,các ký hiệu (từ ngữ, chữ số...). Công cụ hướng ra bôn ngoài,

20
tác động vào đối tượng, nhằm hiến đổi nó phục vụ cho những
nhu cầu sống của con người. Ký hiệu, dấu hiệu ngược lại
hướng vào bên trong, tác động tới hành vi của con người, có
uiá trị định hướng, điều chinh những hoạt động của con
người. Sự phát triển của con người diễn ra chính trong quá
trình nắm vững các công cụ đó và các loại ký hiệu đó. Trải
qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, các công cụ lao
động và cùng với nó là các loại ký hiệu được loài người ghi
lại trong toàn hộ hệ thống kinh nghiệm m ang tính xã hội -
lịch sử. Đổ phát triổn, đứa trẻ phải lĩn h hội đưực những kinh
nghiệm mang tính người đó bằng hoạt động và giao tiếp.
Việc truyền thụ những kinh nghiêm đó trong xã hội loài
người được thực hiện hằng con đường đặc trưng là giáo dục
(theo nghĩa rộng). Chính vì vậy, Vưgôtxki coi giáo dục chiếm
vị trí trung tâm, hàng đầu trong toàn bộ hệ thống tổ chức
cuộc sống của trẻ em, có tác dụng quyết định sự phát triển
tâm lý của trẻ em.

Những luận điểm trên đây của Vưgôtxki được hình thành
từ những năm 20-30 của thế kỷ này. Nó được âm lý học Liên
X ô thừa nhận trên bình diện lý luận và được triển khai nghiên
cứu trong thực tiễn bằng nhiều con đường: quan sát tổng kết
kinh nghiệm, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, thực
nghiệm tự nhiên và đặc biệt là thực nghiệm tâm lý - giáo dục.

Hàng loạt cône trìn h nghiôn cứu của nhiều nhà tâm lý học
nổi tiếng như X .L .R u b in stê in , B.G.Ananhev, A .R .L u ria ,
A .N .Leônchiev, P.Ja.Galperin, l.V .Zankôv, D.B.Elkônin,
B.B.Đavưdov v.v... đã chứng minh tính đúng đắn của nó,

21
đồng thời làm phong phú thêm vổ mặt lý luận và thực tiễn
của ngành TLH PT. Không những thế, quan điểm hoạt động
tích cực của chủ thể để lĩn h hội kinh nghiệm xã hội loài
người đã tích lũy được là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển
tâm lý của trẻ em còn được phát hiện và thừa nhận bời nhiổu
nhà tâm lý học ử các nước Âu, M ỹ (A .II.W a lo n , J.Piaget,
P.Janet, B.F.Skinner, J.B.Watson v.v...).

Tâm lý học ngày nay coi giáo dục (giáo dục và dạy học) là
yếu tố có tính chủ đ ạ o đối với sự phát triển của trẻ em , bởi vì
chính eiáo dục của người lớn xác lập ra các mối quan hệ giữa
trẻ em với hiện thực xung quanh, xác lập nên tính tích cực
hoại động của trẻ em. Chỉ có thông qua người lớn và nhờ có
sự chỉ đạo, hướng dẫn của người lớn, trẻ em mới nấm được
toàn bộ sự phong phú của thực tại: ihế g iớ i đồ vật và phương
thức sử dụng chúng, ngôn ngữ, ký hiệu, quan hệ giữa người
với người, động cơ hoạt động và tất cả những năng lực của
con người để trở thành người. Song, động lực của sự phá!
triển nằm ngay trong chính hoạt động của bản thân đứa trỏ.
Hoạt động tích cực của trẻ em nhằm chiếm lĩnh những kinh
nghiệm xã hội - lịch sử mà loài ngưòi tích lũy được thông qua
quan hệ với người lớn, là động lực thúc đây sự phát triển tâm
lý, ý Ihức, thúc đẩy sự hình thành nhân cách ử trẻ em.

Quan niệm trên về động lực phát triển của trẻ em đã chi
phối và làm thay đổ i về căn bản những vấn đề then chốt của
giáo dục. K hi quan niệm động lực phát triển của trẻ em là
hoạt động để lĩn h hội tri thức thì không thể coi đứa trẻ là
nhân vật thụ động của quá trình giáo dục, mà trái lại trẻ em

22
la chu the chú động và lích cực của dạy học. Nội dung, hình
thức, phương pháp giáo dục phải phục vụ cho việc tạo mọi
(tièu kiện để phát huy tính tích cực hoạt động của hoc sinh,
giúp trò cm "tự tạo ra kiến thức" chứ không phái nhớ lại "kiến
t h ứ c ' , khống phái "bê s á n ” những kiến thức đã có.

I I I . N H Ữ N G Đ IỂ U K IỆ N P H Á T T R lỂ N T Â M L Ý

Trong quá trình sống, con người và động vật luôn luôn
phát triển. Song cư chê chủ yếu của sự phát triển tâm lý của
độne vật là sự di truyền những kinh nghiệm của loài hằng con
itưùnu bán năng sinh vật, bằng con đường thích nghi cá thể
với môi trường bên ngoài. Còn ử con người, đặc điểm của
những chức năng tâm lý được phát triển trong quá trình trẻ
om nắm vững kinh ngh iệm lịch sử - xã hội (hệ thống tri thức,
kỹ nang, kỹ xảo, quy trình công nghệ lố i sống, quan hệ v.v...)
bằng chính hoạt động của chủ thổ.

Khi ra dời, đứa trẻ được sông trong thế g iớ i của xã hội
loài người với những đặc trưng xã hội - lịch sử của con người,
giữa thế giới đôi tượng và các quan hệ do con người tạo ra.
Sự trưởng thành của đứa trẻ chính là quá trình nó lĩnh hội dần
dần những đối tượng và những quan hệ m ang tính người đó.
Quá trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, truyền thụ
thường xuyên của người lớn, bằng những hình thức khác
nhau, trong đó dạy học chiếm v ị trí hàng đầu. Nắm vững các
phưưng thức hoạt động có ý nghĩa quyết định quá trình phát
triổn cá thể. Chảng hạn, m uốn trở thành người với lư vc ách
một chủ thể xã hội, sau khi sinh ra, ngoài những phản xạ sơ

23
đẳng có tính bản năng gắn liền với sự thoả mãn các nhu CÁU
ãn, ở, tự vệ..,, đứa trẻ phải dần dần học cách thức hành cộng
của con người như ãn theo kiểu người (bằng đũa, thìa , đia..),
mặc, ở theo kiểu người, khác xa nhau về chất với đời :ống
động vật. R ồi cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nó jhải
biết học (lĩn h hội) hàng loạt những phương thức hành độỉg ở
những cấp bậc ngày càng cao hơn, tinh v i hơn dựa trên lứững
phương thức sơ đẳng, cấp thấp ban đầu; chỉ có như vậy trẻ em
m ới tồn tại và phát triển với tư cách là thành viên có ý hức
của xã hội.

Yếu tố bẩm sinh, di truyền cùng những đặc điểm vể thể


chất, đặc điểm của các loại hình thần kinh cấp cao là tiềr đề,
là điều kiện tự nhiên của sự phát triển. N ó có tác dụng ioặc
tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây những khó khăn nhất 4ịnh
cho việc hình thành m ột loại hoạt động nào đó. V í dụ: nếu
• • • • t C/ *

chủ thể có sẵn thính giác nhanh, nhạy, sẽ giúp cho việc lình
thành nãng lực âm nhạc tốt hơn, người có kiểu loại thần tinh
M êlăngcôlê thường hay gặp khó khăn trong giao tiếp nhã
nhặn với người khác để giải quyết vấn đề... Thiếu những ỉiều
kiện sinh học, tự nhiên như não bộ, hệ thần kinh, những Ịhản
xạ bản năng ban đầu của cơ thể thì tâm lý , ý thức không thể
hình thành và phát triển được.

Con người bao g iờ cũng sinh ra và lớn lên trong một hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể của m ôi trường xã hội. M ôi trườn; là
nơi con người sống và biểu hiện tính tích cực hoạt động của
mình. Bởi vậy m ôi trường là m ột trong những điểu kiện cụan
trọng của sự phát triển tâm lý , ý thức của trẻ em. M ô i triừng

24
mù ct ứa trỏ sống có ảnh hướng tiêu cực và tích cực đến sự
phái triển của đứa trẻ tùy thuộc vào chỗ trong môi trường đó
DÓ quan hệ lích cực với những yếu tố nào. Môi trường xã hội
theo nghĩa chung c h u n g không thể quyết định sự phát triển
tâm lý trẻ em như phần trên đã khẳng định. Bởi vậy, không
thổ tuyệt đối hóa yếu tố này mà phải đặt nó trong mối quan
hệ lác động qua lại, hiện chứng với những yếu tố và điều kiện
khác của sự phát triển.
Trong môi trường xã hội, nét đặc trưng nhất đó là hoạt
động giáo dục - m ột hình thái phái triển đặc biệt của loài
người, có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với sự phái triển tâm lý
cùa trẻ em (sẽ phân tích kỹ ở phần sau).

Khi đã có những tiền đổ vật chất nhất định, được sốne


trong xã hội loà i n g ư ờ i, yếu tô và điều kiện thứ ba khône
thể thiếu đ ố i với sự phát triển tâm lý là tính tích cực hoạt
độ ng của ch ính c h ủ thể. Hoạt đ ộ n g của chủ thể có ý ng hĩa
quyết định đối với chất lưựng của sự phát triể n tâm lý . Đ ờ i
sống tâm lý của m ỗ i cá nhân n e h è o nàn hay p h o n g phú, đa
dạng hay đơn điệ u , sâu sắc hay hời hợt v.v... chủ yếu do
tĩnh tích cực hoạt đ ộ n g và g ia o lưu của chủ thể Irong xã
hội quyết đ ịn h .

Các yếu tố: thể chất, bẩm sinh, di truyền; m ôi trường xã


hội; hoạt động của chủ thể là những điổu kiện của sự phát
triển tâm lý. Các yếu tố này tác động và ảnh hưởng qua lại,
hiện chứng với nhau và không phải như nhau trong sự phát
triển tâm lý của con người. N ói cách khác, các yếu tố trên tác
động khác nhau với m ỗi cá thể cũng như m ỗi giai đoạn phát

25
triển trong đời sống tâm lý con người. Bởi vậy khi nghiên cứu
tâm lý con ngưòi không thể tuyệt đối hóa nhân tố nào. Vấn
đề là xác định được vai trò, vị trí của m ỗi yếu tố trong sự
phát triển chung cũng như trong sự phát triển có tính cá thể,
tính giai đoạn của m ỗi con người.

IV . G IÁ O D Ụ C V À P H Á T T R IỂ N T Â M L Ý

Như phần trên đã n ó i, giáo dục có ý nghĩa chủ đạo đ ố i


v ó i sự phát triể n tâm lý , nhân cách trẻ em. Phần này sẽ tập
tru n g nói về m ố i tác động, ảnh hưởng qua lạ i giữa g iáo
dục và phát triể n .

1. K h á i n iệm giáo dục

Giáo dục bao hàm giáo dục (theo nghĩa hẹp) và dạy học, là
m ột quá trình người lớn tìm m ọi cách thức, phương thức hữu
hiệu nhất tác động đến trẻ em nhằm tổ chức, chỉ đạo, hướng
dẫn hoạt động lĩn h hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử
mà loài người tích lũ y được ghi lại trong hệ thống tr i thức, kỹ
năng, công cụ, ký hiệu, quy trình công nghệ, quy tắc của lố i
sống, hành v i v.v... (nghĩa là trong hệ thống các đối tượng và
quan hệ xã h ộ i), giúp trẻ em có đủ nãng lực, phẩm chất để
sống, hoạt động và phát triển khổng ngừng trong m ột xã hội
nhất định.

G iáo dục hiểu đầy đủ bao hàm một ý nghĩa toàn diện trong
sự phát triển nhân cách trẻ em. N ó'không chỉ nhằm phát triển
những quá trìn h ; thuộc tính tâm lý mà còn hướng vào việc
phát triển đứa trẻ cả về thể chất, hình hài; nó không chỉ chú ý

°6
đến việc giáo dục, bồi dưững các năng lực, năng khiếu mà
còn phải bồi dưỡng những phẩm chất, lối sống cẩn thiết mà
xã hội đòi hỏi. Nổ không chỉ yêu cầu đứa trẻ phát triển ở mức
hình quân chủ nghĩa mà là phát triển ở mức cao hơn.
G iá o dục hiện đại khờng chấp nhận sự nhồi nhct tri thức
s;tn có cho trẻ c m hằng roi vọt, cưỡng chế, bằng nuông chiểu,
dỗ dãi hoặc hằng phương thức thầy truyền thụ, trò ghi nhớ
thụ động mà bằng cách tổ chức, chi đạo, hướng dẫn để trẻ
tích cục hoạt đỏng, tự giác chiếm lĩn h hệ thống kin h nghiệm
xã hội - lịc h sử mà lo à i người tích lũy được.
G iáo dục hiểu theo nghĩa trên không có nghĩa là chạy theo
sự phát triển, mà trong m ột chừng mực nào đó, giáo dục cần
định hướng trước m ột bước cho sự phát triển lứa tuổi của trẻ
em. G iá o dục cần tuân thủ theo những qu y luật phát triển lứa
tu ổ i của trẻ em, nhưng đổng thời hướng dẫn, chuẩn bị trước
c h o bước phát triển sau của trẻ em. Nghĩa là giáo dục quan
lâm đến "vùng phát triển gần nhất" mà V ưgôtxki đã nêu ra.
V í dụ: cuối tuổi mẫu giáo, trong chương trình giáo dục trò
chơi cho trẻ em, nhà giáo dục đã phải dần dần hướng trẻ vào
CỈÍC trò chơi có ý nghĩa học tập để chuẩn bị cho hoạt động
học tập, ở tuổi đầu thanh niên ngoài việc học tập, nhà giáo
dục đã dần dần định hướng để các em bắt đầu suy nghĩ việc
chọn nghể, vào đời v.v...
Sở d ĩ giáo dục có ý nghĩa chủ đạo đối vớ i sự phát triển tâm
lý trẻ em vì nó có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- G iáo dục đẻ ra mục tiêu, phương hướng phát triển nhân
cách theo yêu cầu, đ ò i hỏi cùa xã hội và tìm m ọi con đường
phấn đấu để đạt được mục tiêu đó.

27
- G iá o dục lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp
phù hợp để đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đã định. Chính
n h ò những nội dung, phương pháp phù hợp mà giáo dục có
thể điều khiển và điểu chỉnh sự phát triển nhân cách người
học th eo yêu cầu của mình.
- G iá o dục có thể tác động tích cực đến những yếu tô'
bẩm sinh, d i truyể n , giúp các chủ thể phát huy và tăng
cưòng những yếu tố tích cực trong quá trìn h phát triể n tâm
lý của m ình.

- Đ ố i với m ôi trường sống của con người, giáo dục cũng


có khả năng tác động đến nó m ột cách tích cực cả trên bình
diện v ĩ mồ và vi mô, giúp cho việc hạn chế những nhân tố
tiêu cực ảnh hưởng xấu đến phát triển và phát huy những
nhân tố tích cực của m ôi trường, tăng cường khả năng phát
triể n của cá thể.

- Để đạt được mục tiêu đào tạo con ngưòi, giáo dục chọn
những thiết bị, đồ dùng dạy học, dụng cụ học tập phù hợp,
tiên tiến giúp người học lĩn h hội tốt nhất những thành tựu của
vãn hốa nhân loại.
- Để giáo dục đạt được những nội dung trên, trong quá
trìn h phát triển giáo dục cần phải tạo ra những điều kiện,
những con đường nhất định để phục vụ cho sự phát triển.

2. N hữ ng con đường cơ bản của sự p h á t triể n tâ m lý trẻ


em tro n g d ạy học và giáo dục
a. Biến đổi nội dung và phương thức dạy học là con
đường cơ bản ảnh hưởng tntc tiếp đến phái triển tám lý,
nhân cách trẻ em.

28
L c h sử các nền giáo dục khác nhau của những hình 111*11

kinh tè - xã hội khác nhau (lã chứng minh rằng, mỗi nền kinh
tò - ŨI hội có một nôi dung giáo dục giáng dạy của nó, và d o
đó c.ìng hình thành nên những mẫu người cho nó. Ví dụ, mục
lie u .tà o tạo của ch'v độ nô lộ, phong kiến, tư hán, v.v... Chính
nh ữrg nội dung giáo cíực, dạy học khác nhau đã dẫn đến
Iiliữig ire cm dược phát triền vé tâm lý khác nhau. Trong th ế
ký XX rất lìhiếu còng trình nghiên cứu tâm lý học đã khảng
t l Ị n h đ iổu đó. Chảng hạn những công trình cải cách nội dung
dạy 1 ỌC khác nhau dã dẫn đến những trỏ em được phát triển
về tánm lý khác nhau. Chảng hạn những công trình cải cách
Iiộii J u n g dạy học của L.V .Z ankov vào giữa thố kỷ này đã đi
itếín kêl luận: dạy học với phương thức đề ra nhiệm vụ nhận
ihiiíc k h ó ở trình đô cao đã giúp học sinh tiểu học phát triển
Iih.arh hơn, tốt hơn cả vé mật tri thức cũng như tư duy. Tiếp
thujc ô>ng, các nhà tâm lv học p..la.Galperin, D.B.EIkônin,
Daivrđỏv, L .A .Vender v.v... còn đưa vào nội dung chương
irìinl d ạ y học tiểu học những yếu tô m ang tính lý luận, khái
quiát v à kết quả là học sinh đã lĩnh hội được những tri thức
đói, dẫm đến mức độ phát triển của các em cao hơn hẳn những
liọ>c s in h vẫn theo chương trình của g iá o dục cổ truyền.
Nlhùng thực nghiệm tiếp theo của các ône cũng đã đi đến chỗ
phiô p h á n những lý luận của nhà tâm lý học Thụy Sĩ J.Piaget
vể t nln bất hiến của sự phái triển ừ trẻ em theo giai đoạn.
Chiắig hạn, bàng rất nhiều thực nghiệm về sự bảo toàn khối
lưcợng, chất lượng, sô lượng v.v... Piaget đã đ i đến kết luận:
irẻi cm dưới 7 - 8 tuổi không thể hiểu được những phép tính
số học chân chính; chỉ đến 1 1 - 1 2 tuổi ở trẻ mới hình thành
được các thao tác lôgic v.v...

Sự thật những thao tác trí tuệ ở trẻ cm được hình thành và
phát triển tùy thuộc chủ yếu vào chỗ người ta d ạ y gì cho nó
và dạy như th ế nào. Chẳng hạn, thí nghiệm cổ điển vé lượng
nước trong 2 cốc nước của Piaget, trẻ em dưới 7 tuổi có lĩnh
hội được là nó bằng nhau hay không (dù dựng ở cốc to hay
nhỏ), là ở chỗ người ta chỉ cho nó quan sát bằng mắt hay vừa
qu an sát vừa tiến hành hành động đo cụ thể, nghĩa là phụ
thu ộc vào hoạt đ ộn g tích cực của đứa trẻ dưói sự hướng dẫn
củ a người lớn theo phương thức nào. N hư vậy nội dung, hệ
thong tri thức, khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo được đưa vào
chương trình học ở mỗi lứa tuổi cùng phương thức hoạt đ ộ n g
để chiếm lĩnh nó là mặt chủ yếu, quyết định sự phát triển tâm
lý của trẻ em trong quá trình dạy học.

N hững tri thức tương ứng với một đối tượng nhất định của
một khoa học được đặc trưng bởi một cấu trúc phức tạp, tro n g
đó chứa đựng những nhiệm vụ, những hành đ ộ ng và những
thao tác đặc trưng. Nhiệm vụ của nhà giáo dục chính là làm
sao cho trẻ em lĩnh hội được những thao tác mới trong tính
đặc thù của chúng, tức là biết gắn liền với hoạt động m à cá(C
thao tác đ ó là phượng tiện thực hiện. Ví dụ, các phép tínlh
cộng, trừ, nhân chia... được dạy cho trẻ em với tư cách l;à
phương tiện để giải các bài toán sô' học có những phép tính.
N h ữ ng công trình của Elkônin, Đavưđov, Talưrina đã chứrtịg
m inh rằng khả năn g giải các bài toán ở phạm vi rộng hơn c ủ a
đứa trẻ phụ thuộc vào tính khái quát của phương thức giải m;à
la dạy cho no. Chant: hạn, với bài toán "Nam cho hạn 3 uul
c h ì , Nam còn lại 5 hút chì. Hỏi Nam cổ bao nhiôu bút chì?".
Hám hốt trô em lơp 1 không được hoc theo phương thức khái
q u ấ t đểu làm phép trừ (5 bút chì - 3 bút chì = 2 hút chì). Vì
sn<() cỏ sai lầm đổ? Vì thao tác tư duy của các cm vẩn gắn một
/ I *1 Á* . V (I 1 4' H 11 V I _ *»» __V II I___ 1'” ki . . \
cá ch cụ thê VƠI lừ cho đi , còn lại mà cho đi , còn lại
t ứ c là hớt di hay trừ di. Ngược lại những trẻ em được học
thieo phương thưc khái quái đều giải được hài loán đ ó dễ
đàing, bởi chúng năm được bàn chất các mối quan hệ của các
dữr kiện đã cho.

Ảnh hưởng của nội dung, phương pháp giáo dục đến sự
phiát triển tâm lý, nhân cách con người đã được minh chứng
rấtt rõ troníi lịch sử giáo dục của những thời đại, những thể
chiế và những giai cấp khác nhau. Với nội d u ng giáo dục theo
kitẩu “Tầm chương, trích cú" và phương pháp áp đặt, nhà
iriường của chế độ phong kiến đã đào tạo được m ẫu người thụ
(lộrng, phục tùng theo trật tự “Tam cương, ngũ thư ờ n g” , “Tam
tòing, tứ đức” . N gay trong xã hội hiện nay, ta cũng thấy rất
húển nhiên ảnh hưởng của nội dung, phương pháp giáo dục
khiác nhau đã dẫn đến xu hướng và sự phát triển tâm lý, nhân
cáich khác nhau. Dạy học theo kiểu nội d u n g có sẵn, theo
kiíểu kinh nghiệm chủ nghĩa sẽ hình th àn h ở học sinh mẫu
ngíười nặng về ghi nhớ, tái tạo, kém phát triển tư du y sáng tạo
cũing như tính năng động trong hoạt đ ộ n g và cuộc sống.
N g ư ợ c lại, nếu viộc dạy học dược tiến hành theo chiến lược
hìrnh thành những hành đ ộn g trí tuệ theo hướng phân tích,
khiái quát, coi trọng tính tích cực của chủ thể thì sẽ hình

31
thành được những nhân cách tích cực, sáng tạo, chủ độnt'..
Chính nội dung, phương pháp giáo dục c ó ý nghĩa đặc biít
như vây nôn bất cứ nồn giáo dục của quốc gia nào (đặc biệt ]à
những quốc gia phát triển), đã không ngừng nghiên cứu, tìm
tòi những con đường, những cái cách về nội dung, phương
pháp giáo dục tiên tiến nhất nhằm phát triển những nhân cách
thỏa mãn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
b. Vận dụng những tri thức, phương thức đã lĩnh hỏi
được vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập, tạo ra sự
phái triển những cơ ché tâm lý mới.

N h ư ta đã biết, sự phát triển tâm !ý của trẻ em đi từ thồp


đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và mang tính k ế thừa, tính
phủ định rõ rệt. Trong quá trình phát triển đó, những thành
quả đã được hình thành ở giai đoạn trước (những thao tác,
những hành động, những hoạt động) dần dần sẽ trở thành
những công cụ, những phương tiện làm nền, làm cơ sở cho
việc hình thành những hiện tượng lâm lý ở mức cao hơn. Ví
dụ, những thao tác cộng, trừ trong tính toán, trong việc giái
các bài toán; những kỹ xảo trong các hoạt động kỹ thuật,
nghệ thuật v.v... Do đó, vấn đề của dạy học nói riêng và giáo
dục nói chung không những phải hình thành ở học sinh những
tri thức, khái niệm, những phương thức hoạt động mà phái
dạy trẻ biết vận dụng các tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm dã
có để giải quyết các vấn đề đặt ra (các hoàn cảnh có vấn đổ)
một cách phù hợp, thông minh. Nghĩa là không phải học (lĩnh
hội) chỉ để giải quyết những vấn đổ riêng lẻ, cụ thổ mà còn
phải quy những trường hợp riêng lẻ cụ thể về những "hộ"

32
m a Iìị' tính khái quát. Nhữnu cứ liệu nghiên cứu thu dược của
các nhà tâm lý học N .A .M enchinxkaja, D.N.Bôgôivlenxki,
E . N K abanôva v.v... đã ncu lỏn ý nghĩa của những thủ thuật
kháíi quát của hoạt động trí tuệ như trừu tưựng hóa, so sánh,
phâin tích, lổng hợp khỏng phái chỉ đặc 1 hù cho một môn học
cụ the, riêng biệt mà nó là cơ chế tâm lý cho hoạt động tâm
lv cua nhiều m ô n học, của việc nghiên cứu hiện thực nói
chuing. Ví dụ, đ ể vận dụng mối quan hệ giữa toàn thể và bộ
phậm khi giải m ộ t bài toán số học, đứa trẻ phải biết tách ra
đâm ]à cái toàn bộ, đâu là cái bộ phận, đâu là cái cụ thể, đâu
là c á i chung, v ẻ bài toán đã dẫn ử trên, trẻ phải biết phân
hiệu sô hút chì Nam có là cái toàn bộ, số cho đi và số còn lai
• • •

là h ộ phận, thì đ ứ a trỏ sẽ giải quyết vấn đề đúng đắn. Bởi thế,
dạy học k h ô n g chỉ dừng lại ử nhữne hình thức cụ thổ m à phải
dạy học sinh nhữ ng hình thức cao hơn của sự so sánh, đối
chiíếu, dạy nhữ ng kỹ nãng liên hệ, những tri thức cụ thể với
nhữrng tri thức trừu tượng, khái quát.

N ế u việc dạy học chủ yếu định hướng vào nội dung cụ thể
cúa tài liệu thì học sinh thường bộc lộ sự khó tách ra các ý
nghũa mang tính trừu tượng, khái quát ngay cả trong toán
học., vật lý học, lịc h sử và văn học chứ không riêng cho môn
học- nào. Ngược lạ i nếu dạy học thiên về định hướng cho việc
kháu quát hóa, trừu tượng hóa thì lạ i ảnh hưởng rõ rệt đến khả
nãriỊg phân tích những đặc điểm cụ thể của tài liệu học tập. Rõ
rànịg là cách dạy học khác nhau, rèn luyện những thao tác tư ,,
duy khác nhau ảnh hưởng quyết định đến kết quả vận dụng
nhữrng phương thức đã lĩn h hội được của học sinh. Chính sự

33
hình thành những cơ chế tâm lý này là m ột con đường quan
trọng tro n g q u á trình phát triển của trẻ em như nhiểu nhà
tâm lý học đã k h ẳ n g định: dạy học k h ô n g chỉ dạy tri thức,
k h á i n iệ m mà còn phải dạy trẻ em biết tư duy, biết hoạt
đ ộ n g trí óc.
T ron g thực tiễn dạy học, hai con đường trên có liên quan
và tác động với nhau một cách biện chứng. Do đó những khi
thay đổi nội dung, phương thức dạy học đồng thời cũng kéo
theo cả sự hình thành, rèn luyện những cơ ch ế tâm lý ở học
sinh. Ngược lại, khi rèn luyện những thao tác trí óc ở trẻ em
thì đ ổn g thời chất lượng của việc lĩnh hội tri thức cũng được
phát triển theo chiểu hướng tích cực. Bởi vậy khi thay đổi nội
d u n g dạy học thì đổng thời cũng phải thay đổi phương pháp,
phương thức cho phù hợp với nó.
c. Sự phát triển những thuộc tính nhân cách của trẻ em
trong quá trình dạy học
T ron g quá trình phát triển, đứa trẻ n gày càng tích lũy được
m ột số lượng tri thức, phương thức hoạt động khác nhau,
những kiểu hoạt động trí tuê khác nhau. Từ đó dẫn đến sự
biến đổi k h ôn g chỉ một vài phẩm chất nhân cách ở đứa trẻ m à
bao gồm cả sự biến đổi toàn bộ nhân cách cùa chúng, thể
hiện tập trung nhất ở 3 mặt:
* Sự thay đổi và phát triển những xu hướng nhân cách

X u hướng nhân cách là những thuộc tính tâm lý tương dối


ổn định, có ý nghĩa chỏ đạo chi phối những đặc điểm hành vi
cơ bản của cá nhân trong m ột thời gian dài hoặc tương đối

34
(là I. Ví dụ: nhiều côn g trình nghiên cứu vé động cơ, lý tưởng,
riiicm tin của các nhà lâm lv học thế giới đã chứng minh trong
qu,á trình trưởng thành, dứa Irẻ có thể có những xu hướng
nhiân cách điển hình sau đây.
- Xu hướng học tập: Với những học sinh này, điều quan
t r o n g là thực hiện dẩy đủ Iihữna yêu cầu của giáo viên để học
lốn. Chúng quan tâm chủ yếu đến điểm số, đến kết quả học
Iậjp theo từng tháng, từng học kỳ và từng nãm học. Những lòi
khien, những phần thưởng cho kết quả học tập của người lớn
đô)'i với chúng là niềm vui, sự thỏa mãn và thúc đẩy chúng
Ì1Ọ)C tốt.
- Xu hướng nhận thức: Điểu quan trọng đối với những học
siinh này chủ yếu là sự hứng thú, niềm vui đối với việc được
liê-p thu những tri thức mới đối với nhiều hoặc m ột vài môn
|1 Ọ)C nào đó. Những trẻ em này không quan tâm nhiều đến
điíểm số m à chủ yếu là sự nhận thức cái mới, cái hấp dẫn của
clìiính bài học, môn học.
• ' 0

- Xu hướng vể vị th ế cá nhân: Những học sinh này thường


chto rằng việc đạt được một vị trí nào đó, một mối quan hệ
nàio đó của mình với những người xung quanh là điều quan
irc)ng. Chẳng hạn có em khao khát chiếm được vị trí số 1
ưomg lớp, có em m uốn là kẻ cầm đầu trong nhóm bạn bè, có
enn hài lòng vì được bạn bè quan tâm, là "người được hỏi ý
kiíến" v.v...
Chính những xu hướng nhân cách có tính chủ đạo đã ảnh
liưrởng đến nhiều mặt quan trọng của sự phát triển tâm lý trẻ
cirn, đến bộ mặt hành v i của chúng. Trong dạy học, việc tính

35
đến những xu hướng nhân cách của trẻ em là điểu đặc hột
cần thiết. V ì chỉ cổ như vậy, nhà giáo dục m ới có nhữig
phương pháp, biện pháp sát hợp để hướng dẫn, điều chỉnh iự
phát triển của trẻ em. V í dụ cần dè chừng sự phát triển m aig
tính hình thức, râp khuôn ở những học sinh có xu hướng hạc
tập; cần tránh sự phát triển có tính phiến diện ở những học
sinh có xu hướng nhận thức và cần quan tâm đến những học
sinh có chiều hướng chỉ đi sâu vào các m ối quan hệ với nguời
xung quanh, xa rờ i nhiệm vụ chính là học tập.

* Phát triển những cấu trúc tâm lý của hoạt động

Việc tìm ra cấu trúc hoạt động của A .N Lêônchiev có ý


nghĩa rất lớn đối với giáo dục và dạy học. Theo lý luận này,
m ỗi hoạt động bao giờ cũng có động cơ thúc đẩy, m ỗi hàr.h
động gắn liền với một mục đích bộ phận và m ỗi thao tác đéu
bị các phương tiện thực hiện quy định. Trong cấu trúc đó mục
đích hành động là khâu quan trọng có tính quyết định đến sự
thành bại của hành động. Thực tiễn nghiên cứu tâm lý học thế
g iớ i trong nhiều năm đã chứng 4ỏ rằng đây là khâu trọng
yếu có khả năng đột phá để tìm ra những con đường hình
thành tâm lý , ý thức ở trẻ em. Hiện nay, ở chính lĩn h vực
này, nhiều nhà tâm lý học đã thu được những kết quả rất có ý
nghĩa như P.La.G alperin, D .B .E lkô nin, B.B.Đavưđov và
những người khác.

Trong hoạt động của trẻ em, tính mục đích hành động
được hình thành dần dần theo lứa tuổi. V í dụ, trẻ em 3 tuổi
chưa thể bắt đầu hành động của mình theo mục đích định
trước, nó hành động còn mang tính ngẫu nhiên, tự phát. Hành

36
độ ng cúa trẻ 5, 6 tuổi chủ yếu còn do những tình huống cụ
thê quyếl định. Từ 7 tuổi trở đi, hành đ ộn g của trẻ em đã dần
(lần đạt được tính mục đích rõ rệt. T rong quá trình giáo dục,
(tiểu này phụ thuộc rất nhiều vào chỗ người lớn quan tâm như
th ế nào đến việc giáo dục phẩm chất cho trẻ bằng việc dạy
c h ú n g biết lập k ế hoạch cho hành động, hoạt động. Kiên trì
thực hiện k ế hoạch đã vạch ra và biết kiểm tra sản phẩm hoạt
d ộ n g so với mục tiêu ban đầu. Chính trong quá trình hoạt
đ ộ n g , trẻ em sẽ bộc lộ đặc đ iể m tâm lý, hành vi của mình.
Một số trẻ khi thực hiện nhiệm vụ học tập chỉ quan tâm đến
nhữ ng nhiệm vụ riêng lẻ mà kh ô n g liên kết chúng lại với
nh au thành một hoạt động; một sô khác chì quan tâm đến
việc lựa chọn phương thức hành động, phương tiện của thao
lác v.v... Những đặc điểm của hành vi chung của trẻ em như
sự phát triển tính mục đích, tính tổ chức, tính có kế hoạch,
tính chủ định v.v... của chú ng được biến đổi và phát triển
tro n g quá trình hình thành cấu trúc hoạt đ ộ ng học tập.

Trong việc phát triển những thuộc tính chung của nhân
c ác h thì sự hình thành phát triển những cơ chế của ý thức
c h iế m vị trí quan trọng.

Sự phát triển tâm lý của trẻ em sẽ không đạt đến trình độ


bản chất (trình độ người) nếu thiếu ý thức cùng những phẩm
chất của nó. Trong khi phát triển những xu hướng nhân cách,
phát triển cấu trúc hoạt đ ộ ng học tập ở trẻ em, nhất định phải
hình (hành những cơ chế ý thức ở chúng. Điểu này thể hiện
<đậc biệt rõ rệt trong sự biến đổi những đặc điểm hoạt động tư
d u y của trẻ em. Tuổi mẫu giáo mới chỉ phản ánh những thuộc

37
tính bể ngoài của sự vật, hiện tưựng, dần dần với sự phái
triển, chúng mới tách ra những chức nãng của đối tượng, rồi
cấu tạo của chúng... Mức độ phản ánh khái n iệ m cùng hệ
thống khái niệm mãi về sau mới được hình thành và đi đôi
với nó là sự phát triển của ý thức (phản ánh của phản ánh)
m ới ra đời.

Trình độ phát triển tư duy và ý thức càng c ao thì những


khái niệm mà chúng lĩn h hội được càng có nhiều dấu hiệu
phong phú, càng có tính chất đa dạng và phạm vi sử dụng
chúng càng rộng. V ì ý thức không đơn giản chỉ là sự phản
ánh máy móc những thuộc tính bể ngoài của đố i tượng mà nó
thực hiện một sự liê n kết, cải biến những phản ánh mà con
người có được trước đây nhằm đạt được sự phản ánh mang
tính bản chất, quy luật của sự vật.

Kết quả các công trìn h nghiên cứu tâm lý cho thấy
không những chỉ số lượng các dấu hiệu mà trẻ em có thổ
liên kết thành m ột chỉn h thể nào đó tăng lên c ù n g với lứa
tu ổ i, theo nội d u n g , p h ư ơ n g thức dạy học. C h ẳ n g hạn đa số
trẻ mẫu giáo lớn và lớp 1, về cơ bản ch ỉ có thể liê n kết
những dấu hiệu cụ thể của đ ố i tượng. H ọc sinh ở những
lớ p 2, 3 khả năng tổ n g hợp các dấu hiệu trừu tượng tăng
lên. K ỹ năng phân tích những dấu hiệu lý thuyết cũng như
những dấu hiệu cụ thể và kỹ năng liên kế t chúng lạ i thành
một tổng thể thống nhất nào đó được phát triển dần dần trong
hoạt động học tập cùa học sinh, trong sự giải quyết các
nhiệm vụ học tập m ột cách độc lập, sáng tạo dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của người lớn.
T ro n g 3 con đưòfne cư hán của sự phát triển tâm lý trẻ em,
không có con đường nào ưu việt tuyệt đối. Mồi hướng phát
triển trcn có những nét đặc thù riêng, cổ sự ưu việt riêng. Chỉ
sư kết hợp ch ú n g lại một cách khoa học, phù hợp thì mới
tạo thành sức mạnh để hình thành và phát triển nhân cách học
Sinh một cách tối ưu ở trẻ em.

V. s ự P H Ả N C H IA C Á C G I A I Đ O A N P H Á T T R IỂ N

ĩ. K h á i niệm g ia i đoạn

Sự phân chia các giai đoạn lứa tuổi là một trong những vấn
đổ quan trọng của TLHPT. Nhiều công trình nghiên cứu của
các nhà lâm lv học thế giới đã rất quan tâm đến vấn đé này.
C'ó thể nêu những tác giả nổi bật: L.X.Vưgôtxki,
A .N .L êônchiev, D .B .Elkônin, H .W alon, J.Piaget. Chúng ta
hãy xem xét một số cư sở xuất phát về phân chia lứa tuổi tiêu
hiểu nhất.

- L.X .V ưgôtxki xem giai đoạn phát triển là thời kỳ hay


mức đ ộ phát triển nhất định đ ón g kín một cách tương đối, mà
ý nghĩa của nó được quyết định bởi địa vị của thời kỳ đó
trong cả quá trình phát triển chung, trong đó những quy luật
phát triển được thể hiện .một cách độc đáo khác về chất so với
các thời kỳ khác.

- J.Piaget trong tác phẩm "Sự phát triển tâm lý của trẻ
cm", xuất bản năm 1940, đã định nghĩa giai đoạn phát triển
là "những hình thức tổ chức hoạt động tâm lý dưới 2 khía
Cạnh thống nhất v ó i nhau, m ột mặt là khía cạnh vận động
hoặc trí tuộ, mặt "kia là cảm xúc, cũng như xác định theo 2

39
chiểu: cá nhân và xã hội. Trong mấy chục nãm nghiên cứu \ề
tâm lý trẻ em, Piaget đã bỏ nhiểu công sức vào vấn đề g iũ
đoạn phát triể n , đã nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung cách phải
chia giai đoạn lứa tuổi trẻ em. Cuối cùng, đến nãm 1955, hỉ
thống phân chia lứa tuổi của ông đã được định hình như sau:

1 - G iai đoạn lớn thứ nhất từ 0 đến 2 tu ổ i gọi là thời ky1


giác động (th ờ i kỳ cảm giác - vận động), giai đoạn này lịi
được chia iàm 6 g ia i đoạn nhỏ.

2 - G ia i đoạn lớ n thứ hai từ 3 đến 1 1 ,1 2 tu ổ i, được ch it


làm 5 g ia i đoạn nhỏ được đặc trưng bởi tr í khôn thao tác
cụ♦ thể.

3 - G iai đoạn lớn thứ ba là từ 13 đến 15, 16 tuổi chia làm 1


thời kỳ nhỏ được đặc trưng bởi trí khôn thao tác logic (that
tác hình thức).

- A .N .Lêonchiev và D .B .E lkônin xuất phát từ lý thuyế


hoạt động và hoạt động chủ đạo để phân chia giai đoạn phá!
triển. Đặc biệt E lko n in đã đi sâu nghiên cứu vấn để này n h iề i
năm. Theo ông: từ lúc ra đời cho đến k h i trưởng thành, sụ
phát triển tâm lý của trẻ em trải qua những g ia i đoạn có chất
lượng riêng, kế tiế p nhau. M ỗ i g ia i đoạn được tính theo
m ối quan hệ nào của trẻ vớ i thực tại là chủ đạo, lo ạ i hoạt
động nào là chủ đạo" (D .B .E lk ô n in v ể vấn đề phát triể n
tâm lý trẻ em. tr.4 2 6 . Tầm lý học Liên Xô. N xb Tiến bộ,
Maxcơva, 1978).

Hoật động chủ đạo, theo Lêônchiev, là hoạt động mà sự


phát triển của hoạt động ấy được qui định bởi những biến đổi
chủ yếu nhất trong các quá trình phát triển tâm lý và trong

40
những đặc điếm tâm lý của nhân cách trỏ em ớ giai đoạn phát
iricii dỏ. Từ những luận điểm này Elkổnin đã chia nhân cách
tre cm thành những "thơi kỳ với những biến đổi đột n g ộ t”,
giai đoạn" (với nhữim biến động ít đột ngột hơn) và những
pha (với sự thay đổi từ từ) dựa trẽn 2 lớp quan hệ chính giữa
tie em vơi thế giới xung quanh.
1. Lớp quan hệ giữa tre em với những người xung quanh
và với chính bản thân (lớp A).
2. Lơp quan hệ giữa trẻ vơi thế giới vật chất do con người
tạo ra (iơp B).

Hai lớp quan hệ này là hai dòng hoạt động luôn quyện
chật vơi Iìhau, tao nen cuộc sống và tâm lý của trẻ em. Tuy
nhien 2 lớp quan hệ đó khổng phải bao giờ cũng song song
cùng tiến, mà tuỳ theo mỗi giai đoạn lứa tuổi, lớp A hay B sẽ
giữ vị trí chủ đạo và hoại động chủ đạo đó chi phối giai đoạn
phát triển tâm lý của trẻ em. Trong quan hệ với lớp A cũng
khổng loại trừ những quan hệ cổ tính chất xuyôn và liên văn
hóa mà ta thấy rất phổ hiến trong thời đại ngày nay.

2. Các g ia i đoạn p h á t triể n cua trẻ cm

ĩro n g thực tế, sự nảy sinh, hình thành nhữns m ầm mống


tâm lý của con người diỗn ra rất sớm, ngay trong thời kỳ bào
thai. Từ xa xưa đến ngày nay, không ít các nhà bác học đã
nghiỏn cứu thời kỳ này và đưa ra những lời khuyên rất thiết
thực, bổ ích cho các ông bố, bà mẹ tương lai. Ví dụ: một số
nhà khoa học ở Hà Lan đã phát hiện vấn để tiếp cận thai nhi
(H aptononice - tiếp xúc học) như th ế nào để có lợi nhất cho

41
sự phát triển của dứa trẻ. Đây là một vấn đề có tính truyền
thống của nhiồu dân tộc trên thế g iớ i mà người ta thường
dùng thuật ngữ “Thai giá o ” (giáo dục đối với thai nhi) để chỉ.
Tuy nhiên, nghiên cứu một cách cụ thể vấn đề này không dễ,
các quan niệm và số liệu của vấn đề chưa thống nhất, còn
nhiều tranh cãi và tính phổ biến của nó chưa cao. Bởi vậy,
đây là một hướng nghiên cứu m ới đầy triể n vọng, song để
khái q u á t thành các đặc đ iểm cư bản thì hiện nay chưa đủ
đ iề u kiện. Do đó, g iá o trình này tập trung vào các giai
đ o ạ n phát triển từ khi con người sinh ra cho đến lúc già. Với
quan niệm như vậy, các giai đoạn phát Iriển sẽ được phân
chia như sau:

• Từ 0 - 1 tuổi: hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với
người lớn, trước hết là mẹ chiếm vị trí hàng đẩu, quyết định
sự hình thành và phát triển của trẻ. Đó là hoạt động chủ đạo
đầu tiên trong cuộc đời con người. H.W allon cho rằng khó có
thể đánh giá hết được vai trò của cảm xúc trong những tiến
bộ về mọi mặt của đứa trẻ ở giai đoạn này. N hững thực
nghiệm của N .Spitz (nhà tâm lý học Mỹ) cũng khẳng định
điều đó. Đây là giai đoạn cộng sinh về mối quan hệ tình cảm
giữa trẻ và người mẹ (mẹ xã hội) tiếp theo sau thời kỳ cộng
sinh về cơ thể (thời kỳ bào thai).

• Từ 2 - 3 tuổi là thời kỳ tuổi vườn trẻ: thời kỳ này xảy


ra quá trình trẻ tiếp thu mạnh mẽ những thao tác công cụ -
đối tượng, những tri thức thực tiễn được hình thành. Hoạt
động với đối tượng do xã hội tạo ra dần dần chiếm vị trí chủ
đ ạ o ở lứa tuổi này.

42
• lừ 4 - 6 tuổi: hoạt động trò chơi đ ổ n g vai chiếm vị trí
c h ỏ đạo. ơ đây nhờ trò chơi đ ổ ng vai, đứa trẻ mô phỏne lại
tr o n g trò chơi những mỏi quan hệ iiiữa con người với con
Iìigười cùng những chuẩn mực xã hội mà nó tiếp thu được
tro im cuộc sổne. Nhờ đó nổ dần dần phát triển nhân cách của
mù Iih vnfi tư cách là một thành Vien của xã hội.

• Từ 6 - 7 tuổi: hoạt độn g học tập nhằm chiếm lĩnh


nihừng hộ thống tri thức nhữim phưưrm thức hoạt động chiếm
viị 1 rí chủ đạo. Đây là giai đ oạn mà trí tuệ của trẻ phát triển
1 'íYú thuận lợi. H àng loạt c ô n g trình nghiên cứu của nhiều
nihà tâm lý hoc vé lứa tuổi trẻ em tiểu học đã khẳng định
điicư đ ó (Piaget, G alpêrin, Đ avưđốv, T a lư /in a , M enchinxkaja
Víà những người khác v.v...).

• Từ 1 1 - 1 2 đến 14 - 15 tuổi: ỏ giai đoạn này xuất hiện


vià phát triển một hoạt động đặc biệt nhằm thiết lập các mối
qiuan hệ giữa những tre em thiếu niên với nhau, dựa trôn sự
tiin cậy, trên những sở thích, hứng thú, tình cảm bạn bè với
nỉhau. Q uan hệ giữa cá nhân với nhóm , với tập thể được hình
thìành. Hoạt động giáo dục Iihằm thiết lập và vận hành các
nuôi q uan hệ cá nhân - thân tình chiếm vị trí chủ đạo ở giai
đtoạn này.

• Từ 15 đến 17 tuổi: nhiều nhà TLH cho rằng hoạt động


htọc tập có định hướng nghề nghiệp để chuẩn bị bước vào đời
làì hoạt động chủ đ ạ o ở lứa tuổi này.

43
Tuy nhiôn một điéu cần khảng định khi nói tới vị trí của
hoạt động chủ đạo quyết định sự phái triển lứa tuổi không có
nghĩa là trong giai đoạn đó, lứa tuổi đó chỉ có hoạt động chủ
đạo vận hành một cách trơ trọi còn những hoạt động khác
nằm im. Không phải như vậy. Những hoạt động chủ đạo đã
được hình thành ở giai đoạn trước chính là cơ sở, điều kiện
của những hoạt động chủ đạo được hình thành sau. Trong đời
sống tâm lý của trẻ em, những hoạt đ ộ n g "không chủ đạo"
vẫn tiếp tục vận hành cùng với hoạt động chủ đạo nhưng nó
giữ vị trí "tiềm ẩn, thứ yếu, hỗ trợ cho hoạt động chủ đ ạo ”, và
theo qui luật phát triển không đồng đều, nhiều khi ở trẻ em
xuất hiện tình trạng "chậm" hoặc "vượt" việc hình thành
những hoạt đ ộn g chủ đạo theo lứa tuổi. Chẳng hạn một số
công trình nghiên cứu của Trung tâm Tâm lý học, sinh lý học
lứa tuổi trong những nãm gần đây cho thấy hiện tượng "chậm
phát triển hoạt động chủ đạo học tập" ở một số học sinh tiểu
học, hoặc sự phát triển "vượt k h u n g ” ở một số trẻ em mẫu
giáo lớn. Điều này do chính hoàn cảnh sống cụ thể, do những
điều kiện giáo dục cụ thể của những trẻ em này qui định.
Điều này đưa ta đến kết luận: những đặc điểm chung của lứa
tuổi là nhũng đặc điểm trung bình. Bởi vậy để phát triển tối
ưu, công tác sư phạm của nhà giáo dục cần tính đến những
đặc điểm cá biệt của mỗi trẻ em, giúp trẻ phát triển tốt nhất
trong điều kiện có thể. Tất nhiên công việc này liên quan chặt
chỗ đến chiến lược phát triển con người của mỗi đất nước,
mỗi c h ế độ xã hội trong việc chỉ đạo, đầu tư cho giáo dục,
đào tạo.

44
Nhữnig chương tiếp Ihco sẽ nổi lới những đặc điểm tâm lý
cơ hán c ủ a một số giai đoạn phát triển chính của trỏ em. G iáo
trìnih láy tập trung nêu những đặc điểm phát triển của trẻ em
từ k hi siinh ra cho đến lúc trưởng thành.

CAHJ HOI
11. Phát triển tâm lý là gì? Nêu ví dụ và phân tích?
2. Đ'ối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học phát triển là gì?
Nêm V n g h ĩa ứng d ụ n g của TLH PT?
C.ác nhân tô của sự phát triển tâm lý, vai trò của các
nhâm tố đó trong quá trình phát triển tâm lý.
4. P h â n lích vai trò, vị trí của giáo dục trong sự phát triển
tArm lý.

-5. Q uan niệm về giai đoạn phát triển tâm lý và sự phân


chúa cáíC giai đoạn phát triển cụ thể.

45

A
CHUONGII

S ự P H Á T T R IỂ N T Â M L Ý C Ủ A T R Ẻ E M
TỪ O Đ ẾN ú TỨ O I

Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi được chia ra


nhiéu thời kỳ nhỏ:
• Từ 0 đến 2 tháng gọi là tuổi sơ sinh.
• Từ 2 đến 12 tháng gọi là tuổi hài nhỉ.
• Từ 1 đến 3 tu ổ i gọi là tu ổ i vườn trẻ (tu ổ i ấu nhi).

• Từ 3 đến 6 tuổ i g ọ i là tuổi mẫu giáo.

Rất nhiẻu công trìn h của tâm lý học thế g iớ i đã nghiên


cứu về lứa tuổi này, tiêu biéu là: N.L.Phigurin, M.P.Đênixôva,
A.V.Zapôrôget, A.L.Sôrôkina, A.W alon (Pháp), J.Piaget,
S.Freud (Á o), N.Spitz (M ỹ ) v.v... Sau đây là những đặc điểm
phát triển chù yếu nhất, được sự công nhận rộng rãi của tâm lý
học hiện đại..
• • •

- Từ 0 - 2 tháng: đứa trẻ ra đời là m ột thực thể rất yếu ớt,


nếu tách khỏi người lớn thì không thể tồn tại được. Mặc dù
vậy nó là một thành viên của xã hội loà i người, được đùm
bọc, nuôi dưỡng theo phương thức người, khác hẳnnhững
động vật chì sống trong m ôi trường con vật.
ư/

Não bộ của trẻ em lúc m ớ i sinh năng khoảng 400gram ,


lư<»ng tế bào thần kin h khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần
kinh chưa được nhiễm chất m yô lin nôn hoạt động cùa trẻ còn
rấl hạn chế. T ro ng Ihời gian này ở trẻ chỉ có một số phản xạ
không điều kiện như phản xạ bú, phản xạ tự vệ (co người lại
khi người lớn đụng vào, nheo mắt khi có ánh sáng v.v...),
phán xạ định hưứng và một vài phản xạ của chân, tay. Đ iều
đặc hiệt quan trọng là mặc dù dang rất yếu ốt, trẻ đã có đầy.
đủ các cơ quan phân tích, cảm nhận. Đ ó là các giác quan sẩn
sàng hoạt động, đặc hiộl là thính giác, th ị giác được phát
triển rất nhanh. Theo những nghiên cứu m ới nhất thì kh i m ới
chào đời th ị lực của trỏ yếu ớt hơn người lớn tới 60 lần, do cơ
cấu của mắt chưa được hoàn chỉnh, mật độ các tế bào ở võng
mạc còn thấp, nhưng chỉ sau 48 tiếng đổng hồ, bé đã nhận ra
được mẹ. Bé có thể nhìn chăm chú một khuôn mặt người cách
hé 20 - 30cm. N ói chung bé thích những vật được chiếu sáng
rõ. có hình tròn và chuyển động chậm.
Thính g i á c Ị là cơ quan được thức tỉnh rất sớm và chì 1 0

phút sau khi ra đời, bé đã có khả năng nhận biết được âm


thanh quan trọng nhất trong thế g iớ i nhỏ bé của nó: tiếng nói
của mẹ. Bé thích tiếng nói của người hơn bất cứ thứ âm thanh
nào khác.
\VJ khứu giáci chỉ sau 45 tiếng đồng hồ sau khi chào đờ i,
bé đầ nhân.ra chính jcác m ùi của mẹ ỵLxáL ’jquyân iiơ L m s ” .
V y ỹ á c iủ a trẻ phát triển rất sớm. Vừa mới ra đời bé đã phân
biột được 4 vị khác nhau là ngọt, mặn, đắng, chua nhờ ở lưỡi và
mật trong của má có nhiều tế bào vị giác hơn là của người lớn.
Nhìn chung bé "háo ngọt" và ghét những vị đắng, chua.

47
Xúc gi&g của trẻ sơ sinh cũng phát triển sớm. Khi chào
đời, bé đã cổ thể níu chặt các đồ vật đổ vào tay nó. Sivu đ ó
không lâu bé đã có cảm giác về hình thể và tính chất rắn hay
mềm của đồ vật. T rong việc này cái m iệng giúp thêm c h o bàn
tay để thu thập được thêm các thông tin. Nhờ sự phát triển
của các giác quan mà các phản xạ định hướng được phân hóa
dần dần, tính tích cực tâm lý được nảy sinh. Đến cuối tháng
thứ 2, bắt đầu xuất hiện "phức cảm hớn hở" đó là sự kết hợp
những cừ động của chân tay k h i mẹ hay người thân xuất hiện
hoặc âu yếm nó.

L TRONG 02 THÁNG ĐẦU TIÊN CỦA c u ộ c ĐỜI

Trong 02 tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh mới có
những cơ sở ban đầu, những điều kiện sinh vật của sự phát
triển tâm lý (não, phản xạ không điều kiện). Đứa trẻ hầu như
bất lực, không tự phát triển được, nhưng đó chính là những cư
sở, điều kiện đầu tiên để nó tiếp nhận những kinh nghiệm và
hành vi người ở gia i đoạn sau. Nhiều công trình nghiên cứu
của tâm lý học hiện đại đã chứng m inh rằng: ngay từ những
ngày đầu, tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã biểu lộ
những nhu cầu xã hội rất rổ rệt. Sự phát triển tâm lý của nố
phụ thuộc rất nhiều vào chỗ "thái độ cư xử" của ngưòi lớn
như th ế nào khi nó chào đời. Những thực nghiệm của N .Spitz
(Mỹ) và những cộng sự của ông đã cho thây: vào những gi(V
phút đẩu tiên của cuộc đời, người mẹ chào đón đứa con mình
càng nhiệt thành, yồu thương bao nhiêu thì khả năng phát
triển của đứa trẻ sau này càng thuận lợi bấy nhiôu và ngưựe

48
Ini. Bn vậy, phái coi đứa trẻ ngay từ đầu là một Ihành v-iến xã
hội v i nuôi dưỡng nó theo phương thức mà xã hội loài người
dã ních lũy được (L.X .V ưgôtxki).

II. T H Ờ I K Ỳ T U Ổ I H À I N H I

ỈLè một sinh vạt còn bất lực, cuộc sống của trẻ hoàn toàn
phụ hu ộc vào người lớn. Người lớn cho ăn no, mặc ấm,
người lớn tạo ra những ấn tượng han đầu v.v... Do đó giao
tiế p với người lớn là nhu cầu đầu tiên, hức thiết của trẻ em
tuổ)i này mà thiếu nó đứa trẻ không tồn tại và phát triển được.
Đổ cũng là hoạt động chủ đạo tạo ra những cấu tạo tâm lý
mớn ớ đứa trẻ trong năm đầu tiên.

Sụ eiao tiếp với người lớn han đầu m ang tính chất cơ thể
IIÌIUÍ lỉược bế, ẵm, hôn hít, được âu yếm trong quan hộ "mẹ -
coin" Điểu đó đưực thể hiện rõ trong "phức cảm hớn h ở ” của
dứ;a trẻ lừ cuối tháng Ihứ 2 và kéo dài thôm vài tháng sau đó.

N iờ sự giúp đỡ của người lớn, dần dần trường thị giác,


thíinh giác của trẻ phát triển. Ngoài mẹ và những người thân,
đứía trẻ bắt đầu nhìn thấy, nghe thấy những sự vật, hiện tượng
xuinj: quanh. Những vận động lẫy, ngồi, bò của trẻ giúp cho
XÚ(C ịiác, vận đ ộn g phát triển. Sự cầm nắm đồ vật, sự gõ đập
đồ vỊt giúp trẻ phát triển những cảm giác ban đầu. Đây là
ịũaũ đoạn phát triển những cảm giác vận đ ộ ng mà G .Piaget
gọii là thời kỳ "giác - động", ở đây vai trò trung gian của
ngiưòi lớn giữa đứa trẻ với thế g iớ i hiện thực thể hiện rất rõ.

49
Sống giữa người lớn, không ngừng thu nhận ở họ những tri
thức ngày càng m ớ i mẻ, đứa trẻ có nhu cầu nhận thức neày
càng tăng. Những phản xạ định hướng của trẻ hài nhi dần cần
chuyển thành tính tò mò nhận thức, thành hứng thú tìm hiểu
m ọi vật xung quanh.

Sự phát triển tâm lý của trẻ em ở giai đoạn này thể hiện
tính tích cực vận động nhằm đạt được những kỹ xảo vận
động cần thiết như cầm, nắm, trườn, bò, ngồi, đ i, đứng. Nhò
đó những cảm giác về âm thanh, hình khố i, màu sắc bắt đầu
hình thành, những hành động, những thao tác bằng tay với đổ
vật được phát triển. Vào cuối tuổi hài nhi đứa trẻ có hành
động bắt chước người lớn, bắt đầu tập nhiều theo những hành
động của người lớn. N hò vậy những hành v i mang tính chủ
định xuất hiện. Đặc biệt vào cuối giai đoạn này ở trẻ em bắi
đầu hình thành tiền đề của sự lĩn h hội ngôn ngữ. Chính hoại
động giao tiếp với người lớn m ột cách mạnh mẽ làm nảy sinh
đặc điểm này. Đứa trẻ một mặt bắt chước những âm thanh
của người lớn, mặt khác nhìn, nghe khi người lớn nói, kếi
hợp với những cử chỉ nét mặt của người lớn mà bắt đầu
"hiểu" âm thanh, ngôn ngữ. M ặt khác chính hoạt động này
cụng làm cho bộ máy phát âm của trẻ hoàn thiện dần: bắt đầu
là những tiếng bập bẹ rồ i sau đó là những âm để tiến tớ i việc
học nói. Chính những câu nói thường ngày: “ Bố đâu?” , “ Mẹ
đâu?” , “ A nh đâu?” , “ Búp bê đâu?” , “ Cái gì đây?” v.v. ..gây
ra ở trẻ những phản xạ định hướng, đổng thời tạo điểu kiện
cho việc hiểu lờ i nói, tạo ra m ối liên hệ giữa âm thanh và đối
tượng. Đ ó là những tiền đề của việc hiểu ngôn ngữ của trẻ em

50
Irolip Iiãm đầu, mà nhờ đó các chức năng tâm lý mới, khác vồ
c h á t dược tạo ra ở những giai đoạn phát triển sau.

III. T H Ò I K Ỳ T U Ổ I VƯỜN TRẺ

1. V ề m ặ t s in h lý và h ìn h th á i

K hi trẻ em 3 lu ổ i, não của nó cân nặng 1.200 gram, gần


hằing não người lớn (1 30 0 - 1400 gram), quá trình myôlin hóa
p h á t triển mạnh. Tư thế đứng thẳng người và những bước đi
b a n đầu từ cuối năm Ihứ nhất bây giờ đã vững chãi hưn. Trẻ
k h ô n g chỉ đi được mà còn chạy nhảy trong một không gian
n g à y càng m ở rộng. Khả nãng di chuyển là thành tựu về mặt
ihtẩ chất có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển tâm lý, dẫn
(ới khả năng giao tiếp với th ế giới bên ngoài rộng rãi hơn,
itộ>c lập hơn, tự chủ hơn. Trẻ 3 tuổi dã hất d ầu cổ khả năng tự
J)li ục vụ và tham gia vào các mối quan hệ qua lại với những
I II I ------- A t . - ! — Ị... y nn -||'|I I»<I«| wMfrwinniti I I » 'J __ u,- - Kii uiJkaa ầ - ™ .-- ...—

ng ười lớn xung quanh. Ở lứa tuổi —này, quan hệ giữa trẻ> mmwiem
T-nrLrfrrrTnifurm—rmrmr— 'iT1wip*

vớíi the giới đổ vật chiế m vi trí then chốt, tạo ra những cấu
l ạ o tâm lý mới về ch ất SQ,vái giai đ-Ọậii trước. Hoạt động và
hà nh động với thế giới đ ồ vật là h o ạ t đ ộn g chủ đạo của trẻ ở
eiiai đoạn này.
2. V ề p h á t tr iể n tâ m lý

* Sự phát triển những hành động với đối tượng là thành tựu
đầtu tiên rõ rột ở lứa tu ổ i này. Trong kh i hành động với đối
tư<ợng, trẻ không chỉ lĩn h hội những phương thức hành động
eủia các công cụ, các đối tượng mà còn lĩn h hội chức năng

51
của chúng. V í dụ: đứa trẻ tập ăn bằng thìa, uống bằng cốc.,
rồ i dần dần lĩn h hội được ý nghĩa của các đồ vật đó theo k iíu
người. Trong kh i lĩn h hối những hành dồng sử dụng các dồ
- vật sinh hoạt hằnp ngẶy, đồng thòi trẻ cũng lĩn h hội được
..... ... ..... H
- .WI.I«nrw>.»■»,«....r.. ■- - *■

những qui tắc hành vi xã hội. M ột em bé khi giận dỗi có thể


mỉ ---- *
ném cái cốc nước xuống sàn, nhưng bằng kinh nghiệm eúa
mình (thỏng qua thái độ của người lớn) dần dần nó nhộn ra
đó là một hành vi không đúng, không phù hợp với qui tắc sử
dụng đổ vật và lần sau, “ nhỡ” có làm như vậy, nó tỏ ra sợ h ii
khi nhìn vào mặt người lớn. Những qui tắc ứng xử xã hội sẽ
được hình thành dần dần như vậy.

Suốt thòi kv vưòn trẻ, hoat đống, hành đỏng v ứ l-đ ố vầt
luổn luồn giữ vai trò chủ dạo. Trẻ hưổnẹ vào th ế f i f f i J A j d L
do con ngườ i ,taolã. đá ,tìm hiểu. khám _D hlchúji£, theo hưáa£:
“ Đ ây là cái gì? Có thể làm gì với cái này? Làm thế nào?” ...
N h ờ dó trẻ thiết lâp dươc mối tương quan giữa các đổ vật vói
nhau. Đó là hành động đưa 2 hay nhiều đối tượng vào những
m ối tương quan nhất định trong không gian. V í dụ: chồng các
kh ố i gỗ từ to đến nhỏ thành hình tháp, lồng những con búp bê
đồng dạng vào nhau v.v...

Hành động thiết lập các m ối tương quan giữa các đối
tượng, những thuộc tính, chức năng cùa nó, ý nghĩa của nó
v.v... được bộc lộ trước hết nhờ ảnh hưởng giáo dục và dạy
học của người lớn. Đứa trẻ dần dần hiểu ra rằng với những đồ
í ' **“• ..;»'
' **"• vật khác nhau cần phải hành
m—'Ị'1"1 iMiinmriini I 1nr-TT-^í I ................. . '
động
• 11 -
theo những
a mức
,,
độm—mang
__

tính tự do khác nhaụ., Chẳng hạn, việc xâu hạt vào dây, lổng
các con búp bê v.v..., rihững việc hành động tương đối tự do

52
hơn ( ít chặt chẽ hơn) so với việc cầm búa để gõ, cám bút chì
đổ vẽ. Chính điều này hình thành ở trẻ tâm thê đi tìm trong
mỗi h à nh đ ỏng - cô ng c u .m ộ i chức năng đặc biệt của BÓ.
Việc sử dụng cônỉi cụ đòi hỏi phải thay đổi những động
tác của hàn tay, l;rn cho hàn tay phải phục tùng cấu tạo của
cóng cụ. V í dụ: muon ăn cơm bằng thìa đứa trẻ phải biết cầm
đúng vào cán thìa, xoay cho thìa nằm ngửa. Điều này được
người lớn day bao iheo kiểu làm mẫu, hướng dãn một cách cụ
thổ, nhiổu lần. N hờ đó trẻ dần dần nắm dựợc nguyên tắc của
việc sử đụne công cụ mà loài người đã “ ghi vào” trong đó. Ịc ' ì /

* Song song với hoạt dộng công cụ, sự phát triển ngộn ngữ
của trẻ em ứ lứa tuổi nàv là một thành tựu rất nổi bật.

Hứng thú của trẻ ngày càng tăng đối với hoạt động đồ vật,
níĩày càng kích thích trẻ hướng tới người lớn, mở rộng sự
g ia o tiếp với người lớn. Tuổi vườn trẻ là thời kỳ nhạy cảm đối
v ớ i sự phát triển ngôn ngữ, Ịà thời kỳ lĩnh hội ngôn ngữ diễn
r<a đặc biệt có hiệu quả “ thỏ thẻ như trẻ lẻn 3” . Cuối nãm thứ
nhất trẻ có khoảng 30 - 40 từ, năm thứ hai có khoảng 300 từ
và lên 3 tuổi trẻ có khoảng 1500 từ. Trẻ nhận ra m ối liên
q,uan có thực giữa những đồ vật và những từ đứng sau nó
('định danh cho nó). Khả năng gắn từ với đối tượng và hành
đô n g mà nó biểu thị được hình thành từng bước theo 2
h.ướng chính: m ột mặt trẻ hoàn thiện sự thông hiểu lờ i nói
của người lớn, m ột mặt khác hình thành ngôn ngữ tích cực
riiêng của mình.

<

53
Hầu hết các công trình nghiôn cứu vổ ngôn ngữ của trẻ em
ở lứa tuổi này đã khẳng định: trình độ ngốn ngữ của trẻ em
phụ thuộc chủ yếu vào sự dạy bảo của neười lớn. Cànti thỏa
* * ......nm iMWIII* IIT—■ — ----

mãn được yốu cầu giao tiếp của trẻ nhiều bao nhiôu, ngôn
ngữ của trỏ càng phát triển phong phú, đa dạng bấy nhiêu và
ngược lại. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong lứa tuổi này
có nét đặc trưng là m ang tính “ vô định h ìn h ” hay còn gọi là
ngôn ngữ “ tự k ỉ”. Sự biểu hiện của nó là trẻ diễn đạt lời nói
của mình theo cách riêng không giống với người lớn. Ví dụ:
“ m ã m ” là ăn, “ x ịt” là thịt, trẻ thường dùng câu rút gọn đ ể
diễn tả: lúc đầu ià câu một âm tiết, rồi 2,3 âm tiết: trật tự c ác
âm tiết có khi không sắp xếp theo thứ tự như: m âm (mẹ c h o
ăn), b ế mẹ (mẹ b ế con).

Tình trạng ngồn ngữ tự kỉ này sẽ nhanh chổng được k h ắ c


phục nếu trẻ được ử trong môi trường giao tiếp thường x u y ên
và được sự dạy dỗ đú n g hướng của người lớn. Khi 3 tuổi n g ô n
ngữ của trẻ phát triển mạnh cả về khối lượng từ và cấu trúc
ng ữ pháp: trẻ nói khá thạo câu đơn. Cuối 3 tuổi trẻ nói đ ư ợ c
câu phức như “ Ai hư không được đi chơi” , “Tại chị ấy lấy c ủ a
con, con mới k h óc” .

Sự phát triển ngôn ngữ mạnh ở thời kỳ này làm cho c á c


phẩm chất tâm lý khác như tri giác, trí nhớ, tư duy của trẻ c ố
những thay đổi về chất.
* Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng
vê thuộc
ề tính đồ vật.

Tri giác của tuổi ấu nhi còn hết sức sư sài, mang tính chấlt
ngẫu nhiỗn và m ơ hổ. Ở hoạt động đối với đ ồ vật, nhò ngôni

54
Iiìgữ phái triến, tri giác cua trẻ 2, 3 tuổi mang tính biểu tượng
1 1 ò> rẹ t. Trong khi hành động với một đồ vật nào đó trẻ khỏng
ichi nám được những phương thức sử dụng mà còn tri giác
iđirơc kích thước, hình dạnu, tính chất, và mối tương quan của
m ú với các đổ vật xung quanh. N hừ thao tác so sánh, đối
>chk'-u những thuộc linh hên ngoài của các đồ vật, trẻ có thể
n h ậ n ra người .hân trong ảnh và các đồ vậl võ trong tranh m ột
cátch khá chính \ú c . N ghĩa là trẻ có thê đồng nhất dấu hiệu
c u a các đối tưựng thật với biêu tượng, hình ảnh của chúng. Ví
iduạ: khi tri uiác các đ ồ vật có hình tam giác, trẻ nói “cái n h à ” ,
nlnững đồ vật có hình Iròn là “ quả bón g” , những đồ vật màu
> I V 441 ✓ \ ,n
đ
ó là lá cờ v.v...

Việc tích lũy các biểu tượng về thuộc tính đồ vật phụ
thiuộc vào mức độ trỏ làm chú được sự định hướng bằng mắt
tPuim quá trình hành đ ộ n g với đồ vật. Bới vậy cần cho trẻ làm
qiuen với tính đa d ạ n g của đ ổ vật cũ ng như chi ra các thuộc
tíinh cùa chúng. N h ữ n g công trình nghiên cứu đã chứng m inh
rằing, lèn 3 tuổi trẻ đã có thể lĩnh hội được biểu tượng của 5-
6 loại hình (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, bầu dục, đa
giiác) và 8 màu: đỏ, đen trắng, vàng, lục, da cam, xanh, tím.
Biêu cạnh tri giác thị giác, thính giác của trẻ cũng phát triển.
C uối 2 tuổi trẻ có thể tri giác được hầu hết âm vị của tiếng
miẹ đẻ.
j * Plìát triển tư du y\
Tư duy của trẻ e m lứa tuổi này chủ yếu là tư duy trực quan
hcành động cụ thể. N ghĩa là những biểu hiện tư duy của nó
thang gắn rất chặt với hành động trong những tình huống cụ

55
thể. Tư duy này có được là do trẻ hành đ ộ ng trực tiếp với dối
tượng dưới sự giúp đỡ của người lớn. Chảng hạn để thực hện
động tác lấy quả cam đựng trong rổ, đứa trẻ sẽ kéo cái rổ cến
gần và lấy quả cam. Nếu quả cam nằm ở gầm bàn, trẻ piải
dùng que để khều cho quả cam đến gần để lấy v.v... Trẻ tiổ i
ấu nhi sử dụng loại tư duy trực quan - hành động để “ nghèn
cứu” những m ối quan hệ của thế g iớ i khách quan. Nhò đó rẻ
dần dần xác lập được những m ối quan hệ, liên hệ giữa sự vụ,
hiện tượng. Hành động công cụ và hành động thiết lập nhũig
m ối tương quan không chỉ giúp trẻ g iả i quyết những nhitm
vụ cụ thể mà mặt khác đó chính là con đường để trẻ lùm
được hoạt động của tư duy. Trong hành động thực tiễn 'ớ i
đ ối tượng trẻ khám phá ra rằng những đố i tượng khác nhíu
có thể được sử dụng bằng cách thức giống nhau. Ví dụ: (ái
gậy có thể khều quả cam ở gầm giường để lấy, cũng có hể
giơ lên cao để chọc quả chuối, có thể lăn q u ả bóng từ góc niy
đến góc khác v.v... V ậy là xuất hiện tín h kh ái quát ban đìu
của công cụ, của k in h nghiệm hành động. Đ ây chính là
đ iề u cực kỳ q u a n trọ n g của sự phát triể n tư duy, vì như cíc
nhà tâm lý học hiện đại đã khẳng đ ịn h : trìn h độ tư duy cia
con ngưòi đếu bắt đầu từ những hành động thực tiễn, 'ật
chất ban đầu.
\
Bằng kinh nghiệm hoạt động của m ình, dưới sự dạy dỗ cía
người lớn, tư duy của trẻ em ở lứa tuổi này dần dần được gin
thống nhất với ngôn ngữ. Đ iều này thể hiện rõ ở chỗ vào lira
tu ổi 3 tuổi, ngôn ngữ của người lớn có thể thúc đẩy sự phít
triển tư duy hành động trực quan của trẻ. V í dụ: trẻ đang loiy

56
hoay kéo một cái hộp qua những thanh ngang trôn đầu
ịĩiường, người mẹ nổi: “Coil quay ngược lại mà k eo ” , đứa trẻ
sè thực hiện hành đ ộ n g tương ứng và hài toán được giải. Môt
hiện tượng khác cũng quan sát thấy ở írỏ là ở thời kỳ này trẻ
có thể vừa hành đ ộ n g vừa nổi thành lời. Nhưng lúc đầu 2 quá
trình đó còn độc lập chưa án nhập vào vơi nhau. Chỉ ở lứa
tuổi sau, 2 quá trình này mới thống nhất lại để hành đ ộ n e trí
tuệ gắn với ngôn ngữ.
* N hững tiền dê của sự hình thành nhân cách

Vào cuối tuổi vườn trẻ xuất hiện một mâu thuẫn giữa trẻ
em và người lơn: người lớn vẫn tiếp tục coi đứa trẻ hoàn toàn
phụ thuộc vào mình, bị mình điều khiển và chỉ huy trong khi
đứa trẻ hắt đầu phát triển tính độc lập, bắt đầu muốn tách
mình ra khỏi neưòri lớn. Đây là một mâu thuẫn tích cực,
chứng tỏ sự trưởng thành của trẻ em mà sự giải quyết nổ đưa
riìức phái triển của trẻ em lên cao hơn. Rõ ràng đứa trẻ lên 3
d o đã tích lũy được một số kinh nghiệm về phương thức hành
đỏng , do sự phát triển mạnh về ngôn ngữ, nó đã có thể hành
đ ộ n g một cách độc lập hưn, đã bắt đầu biết tự phục vụ.
“ Cái tôi’* về bản thân bắt đầu được hình thành để phân biệt
rnình với người khác. Biểu hiện của nó là trẻ không nhất định
ng he theo người lớn nữa, nó hắt đầu “ bướng” (để em tự làm
lây). Nhiều nhà tâm lý học gọi đây là “ thời kỳ khủng hoảng
c ủ a lứa tuổi lên 3 ” . Thực ra sự khủng hoảng mang tính chống
đ ố i của trẻ đối với người lớn có tính lựa chọn rõ rệt. Nó chi
x ả y ra đối với người có tính độc đoán, muốn hạn chế tính tự
d o , tính độc lập củ a trẻ. Nếu biết khuyến khích tính độc lập

57
của trẻ một cách hợp lý thì những khó khăn trong quan hệ
giữa trẻ và người lớn sẽ được khắc phục, khủng hoảng sẽ
nhanh chóng qua đi.

Cùng với sự hình thành “ cái tô i” *, tính tự ý thức của trẻ


Ịbr • • W

cũng manh nha ở th ờ i k ỳ nàỵ. Đứa trẻ mong muốn người lớn
thừa nhận nó, khen ngợi nó; và ngược lại nổ rất khổ tâm khi
m ọi người không bằng lòng. Sự khen ngợi, tán thưởng của
người xung quanh là nguồn cổ vũ quan trọng giúp trẻ hình
thành tình cảm tự hào, tự khẳng định mình. Trẻ thường tự cố
gắng trong hành động để được người lớn khen thưởng. Đây
chính là cơ hội tốt để trẻ điều chỉnh hành vi của m ình cho
phù hợp với những chuẩn mực mà người lớn qui định, giúp
trẻ phát triển cái tốt, cái hay, hạn chế cái xấu, tạo điều kiện
cho trẻ hình thành nhân cách sau này.

IV . S ự P H Á T T R IỂ N CỦA T R Ẻ T U Ỏ I M A U g i á o

1. N h ữ n g th a y đ ổ i về c ơ th ể và h o ạ t đ ộ n g

T ừ 3 đến 6 tuổi, ở trẻ em xảy ra sự trưởng thành nhanh


ch ón g về hình thái cũng như não bộ: trọng lượng của não
tăng nhanh chóng (từ 1.100 gram lên 1.300 gram), vai trò
điều chình và kiểm tra của bán cầu đại não được tăng cường
đ ối vód các trung tâm dưới vỏ; bộ xương được cốt hóa, cơ to
ra, cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển. Tốc độ hình thành
những phản xạ có điểu kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu 2
phát triển mạnh. Các bộ máy nhận cảm phát triển mạnh.

58
N hững sự phát triển như vậy của hệ thần kinh và cơ 1 hể
là điổu kiện thuận lợi cho sự phát triổn những chức năn g
I ám lý cao.
Về mặt môi trường xã hội, ờ trẻ mẫu giáo cũng có những
I hay đổi quan trọng. Mối liên hệ giữa trẻ cm và người lớn
m a n g tính chất mới: hoạt đông cùng nhau được Ihay thế hầng
vi ộc thực hiện những nhiộm vụ độc iập theo những lời chỉ dẫn
L'lia người lớn, đứa trỏ phải hoàn thành một số nghĩa vụ sơ
(.láng đối với bản thân và những người xung quanh. Q uan hộ
ịaiữa trẻ với bạn bè cùng lứa tuổi được hình thành, nhờ cổ ý
I hức về “cái tôi" ngày càng tãng và được củng cố. Mâu thuẫn
giiữa khát vọng được tiếp xúc với thê giói người lớn (sống
inhư người lớn) vói những tri thức và những kỹ năng để thực
búộn điều đó khiến trẻ phải tìm một hoạt động mới thay th ế
hioại động với đồ vật ở tuổi vườn trẻ. Đ ó là hoạt động vui
C;hưi. Trong trò chơi, mà quan trong nhất là trò chưi phân vai
t heo chu đề tạo nôn những thay đổi về chất trong sự phật
tỉriên tâm lý trẻ. Trò chơi đóng vai giúp trẻ tái tạo lại. đời sống
liao dộng của người lớn cùng với những môi quan hệ xã hội
c.úa họ làm thỏa mãn khát vọng sống như người lớn của trẻ.
TTrong trò chơi dứa trẻ được phân những vai khác nhau: bác sĩ
- người bệnh, cô giáo - học sinh, người bán hàng - người m ua
hìàng v.v... Những vai đó buộc đứa trẻ phải mô phỏng theo
mhững mẫu có thực trong cuộc sống người lớn, giúp nó nhận
n a những nghĩa vụ, quyển hạn của những con người trong xã
hiội. Nó học cách hựp tác, phối hợp hành động với nhau như:
siự đồng cảm, tính tự lập, phục tùng, chỉ huy v.v... Tất cả

59
những điều đó làm nảy sinh ở trẻ một trình đ ộ phát triển mói,
khác với giai đoạn trước. Trò chơi trở thành hoạt động chủ
đạo của trẻ tuổi mẫu giáo. Những công trình nghiên cứu của
tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng ở lứa tuổi này, người
lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ tham gia vào
nhiều trò chơi phong phú, đa dạng bao nhiêu, càng giúp trẻ
phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu.

Bên cạnh trò chơi, hoạt động có sản phẩm cụ thể cũng
đóng vai trò không kém quan trọng trong sự hình thành, phát
triển tâm lý ở lứa tuổi này. Những hoại động như vẽ, nặn,
ghép hình, xây dựng v.v... với đòi hỏi phải đạt những sản
phẩm nhất định giúp trẻ hoạt động có mục đích', cổ ý đổ một
cách nhất quán, giúp đứa trẻ lĩnh hội được phương thức hoạt
động, lĩnh hội được trình tự hoạt động, tạo ra những rung
cảm thẩm mỹ, năng lực sáng tạo cũng như nhiều phẩm chất
khác. Đây cũng là một loại hoạt động tạo điều kiện cho việc
hình thành dần những hoạt động có động cơ, mục đích
nghiêm ngặt của lứa tuổi sau.

2 . Sự phát triển tâm lý tuổi mẫu giáo


Do sự tăng trưởng đ á n g kể về mặt thể chất, sự phong phú
về đòi sống xã hội cũng như hoạt động, trẻ em mẫu giáo đã
đạt được mức độ phát triển phong phú vể nhiều mặt. Đây là
giai đoạn phát triển của cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư
duy, ngôn ngữ mạnh mẽ. Sau đây xin nêu những đặc điểm có
tính khái quát.

60
* Sựphớt triểntrí tuệ
Nhừ tích lũy được mội số khối lượng tri thức do nhận thức
<ảin tính mang lại, vào khoảng 4 tuổi ở trẻ em bắt đầu diễn ra
một bước nỉ’oặt cư bản vổ tư duy. Đ ó là việc chuyển từ tư duy
h à n h động định hướng bên ngoài thành những hành đ ộng
(lịnh hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm (Piaget gọi là sự
chuyển lâm). Kiểu tư duy bằng tay (trực quan - hành độne)
của thời kỳ ấu nhi dang chuyển dần sang kiểu tư duy trực
lịuan - hình tượng. Đặc điểm của kiểu tư duy này là việc thực
hiộn các hành đ ộ n g không chỉ ử bèn ngoài mang tính vật chất
i:ụ thể mà được xem xét neầm trong óc dựa trôn hình ảnh,
biểu tượng mà trỏ đã lĩnh hội được trước.đó- Ví dụ hài toán:
một ihanh gỗ được đặt trên một điểm tựa sao cho nó quay
tỉược. Đầu mút cánh tay đòn bên phía phải ở gần đứa trẻ, đầu
m út bên trái ở phía đối diện, xa đứa trẻ, có buộc một đồ chơi
hấp dẫn, yêu cầu trẻ làm thế nào để lấy đồ chơi đó.

Khi giải bài toán này, hầu hết trẻ em 3 tuổi cầm ngay cánh
tay đòn ở gần đẩy đi đẩy lại và tình cờ khi đẩy ra xa, thì cánh
tay dòn bên trái chuyển lại gần, em bé lấy được đồ chơi một
(oách hú họa, ngẫu nhiên. Còn trẻ 5 tuổi thường ngẫm nghĩ
Inột lúc, rồi cầm cánh tay đòn bên phải đẩy ra xa, do đó cánh
tay đòn bên trái quay lại gần và em bé dễ dàng lấy được đồ
chơi. Khi hỏi em: tại sao lại làm như vậy? Em nói: vì thấy nó
giố n g cái bập bênh, cứ đẩy bên này, bôn kia lại quay. Như
v ậy, đứa trẻ đã giải bài toán dựa trên những biểu tượng hình
4nh mà nó đã c ó từ trước. Nhờ vậy tính ngẫu nhiên của hành
đ ộ n g giảm đi rõ rệt.

61
Loại tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh nẽ
trong suốt tuổi mẫu giáo. Cùng với nó ở Irẻ hình thành tư diy
mang tính suy luận, dựa trên những biểu tượng cụ thổ vổ tlế
giới khách quan. Những suy luận của trẻ cồn gắn chặt vti
hănh động, bị chi phối bởi những ý nghĩ chù q u a n , còn chia
xác đáng. Ví dụ: nước biển mặn vì người ta bỏ muối và*,
những ngưòi mặc áo bơ-lu trắng đều là bác sĩ, con ngựa à
động vật vì nổ ăn cỏ v.v... Tuy nhiên đây là công cụ mạnh rrẽ
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tích lũy phong phí
các biểu tượng bảo đảm cho sự tạo nên những biểu tưựn:
ngày càng mang tính khái quát để chuyển sang loại tư duy
tiền thao tác ở giai đoạn sau.

Vào 5 - 6 tuổi ngồn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển mạrứ,
đạt chất lượng cao cả về mật phát âm, vốn từ và những him
thức ngữ pháp. Đây là một điều kiộn cư bản để hoàn.thiệi
những chức n ă n g tăm lý n g ười. Người ta quan sát thấy hiệi
tượng phổ biến là ở tuổi mẫu giáo nhỏ trong khi hành độn:
để giải quyết m ột nhiệm vụ (bài toán) thực tế nào đó, ngôi
ngữ thường đi theo sau hành động. Nhưng đến tuổi mẫu giát
lớn, ngôn ngữ thường đi trước hành động tựa như việc đứa tn
vạch k ế hoạch hành động. Nhờ đổ đã manh nha cho sự phá
triển loại tư duy “tiền khái n iệ m ” (Piaget gọi là “tiền that
tác” ) sẽ chiếm vị trí quan trọng ở giai đoạn sau.
Điều cần lưu ý là quá trình mòng tương phát triển rấ
mạnh ở lứa tuổi này, thể hiện trong trò chơi, trong các bức
vẽ, trong các câu chuyện “ bịa” của trẻ. Các trò chơi phản vai
theo chủ đề giúp trẻ t ườn ft tương xa nhiéu nhân vật đặc sắc.

62
I uy nhiên hình ánh tướng tượng của trẻ còn nghèo, còn mang
nặng màu sắc xúc cảm, chưa Ihoát khỏi ý muốn chủ quan,
b ầ n đần, cùng với sự phát tricn chung, tưởng tượng của trẻ
mới cổ lính độc lạp, phục tùĩm những ý định tự giác.
* Sự p h á t triển nháĩì cách của trẻ m ẫu giáo

Nhiều cỏng trình nghicn cứu tâm lý học hiện đại khẳng
định ơ tuổi mẫu giáo nhân cách của trc đã thực sự hình !hành,
the hiện tập trung ở mặt: tự khắne định, tự ý thức, ở xúc cảm,
ý chí, ở hộ thốne đ ộ n a cơ v.v...

Từ 3 tuổi biêu hiện vổ “cái tôi" của trẻ đã hình thành.


Trong suốt tuổi mẫu uiáo “cái tôi" phát triển mạnh và dần
dần trở thành ý thức về bản thân. Tre một mặt ngày càng tách
nùntì ra khỏi người lơn, mặt khác muốn bắt chước đế xử sự
như người lớn. Lúc đầu ý thức vổ bản ngã của trẻ chưa phục
tùng những qui luật, qui tãc khách quan (nổ đòi mẹ đập quả
trứng để lấy con uà trong đó. Đòi bô lấy kẹo ở nhà hàng cho
c J c c J • c

nó ăn, dù bố nói là không có tiổn...). N ghĩa là trẻ chưa phân


biệt dâu là ý muốn chủ quan, đâu là những điều phải tuân
thèo. Nổ nhìn nhận đánh giá sự vật khách quan theo ý muốn
của mình. Piaget gọi đây là biểu hiện của tính “ tự ngã trung
tam" (Egocentrism e). Ví dụ, em bé nhất định không chịu giải
bài toán: Mẹ ăn 2 kẹo, con ăn một kẹo. Hỏi có mấy kẹo? Vì
mẹ không thể án nhiều kẹo hơn nó được.

' I m HEL hoạt đ ộ n g chơi, nhất là chgL(Ufofc.J{aUteo-&fau.d&.


đứa trỏ dần dần phát triển tính tự life, lự dp» rhỉixỉAno Nó
K-mmtrnmmmmm m ....................... .. I...... .............................................................................................................................

thiết lập được “ một xã hội trẻ e m ” với bạn bè, thiết lập được
mối quan hộ giữa nó với người khác. Biổu hiện của sự tách

63
“ cái tô i” và người khác là trẻ phân biệt được đổ vật của mìm,
việc làm của mình với đổ vậi, việc làm của người khác: “ Cú
này của con, cái ấy của mẹ” , “ M ình làm việc này, bạn làn
việc k hác” ... Cũng trong sự phát triển đó, trẻ nhận ra giới cia
mình, ra vị trí của mình trong gia đình, trong nhổm bạn V.V..
Vào cuối tuổi mẫu giáo đứa trẻ nhân thức ra mình là irm
thành viên của xã hội. Đây là bước phát triển quan trọre,
trong sự hình thành nhân cách trẻ.

T rọng hoat đông vui chơi, hoạt động có sản phẩm nhí
nghê thuật: vẽ tranh, nghe kể chuyện... Ở trẻ thể hiẽn những
xúc cảm, tình cảm đố i với cái ác, cái thiện, những xúc cảm về
cái đẹp... được thể hiộn môt cách rất độc đáo: trò rất ầụ y ến
khi bế em búp- bỗ, rất đồng cảm với người ốm khi làm bác s'.
Nhiều trẻ mẫu giáo sau khi nghe chuyện “Tấm - C ám " qui
tranh vẽ đã lấy mực bôi đen con Cám, vừa làm vừa nói: “ Ch)
mày chết! Cho mày chết!” và lấy màu hổng tô mặt cho C)
Tấm. Tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ với nhân vật trorụ
chuyện mà còn cả đối với động vật, cây cối, và những vật v>
tri, vô giác. Dưòng như ờ đâu trẻ cũng thấy thấm đậm tìni
người. Tất cả những điểu đó là cơ hội rất tốt cho sự giáo dụt
những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm m ỹ, lòng nhân ái (
trẻ. Đ ó đồng thòi cũng là cơ sở quan trọng cụaỳsự phát triểi
nhân phẩm sau này ở con người.

Đặc
• điểm nổi bật
• về sự• hình thành nhân cách ở lứa tuổ
này là những hệ th ố n g thứ bậc đ ộ n g cơ hành vi ở trẻ em
Đ ầu tiên ở trẻ xuất hiện những đ ộ ng cơ hành vi có liên
qu an đến ý thức bản ngã, đến sự hình th à n h “cái tô i” với tu

64
each là một ihành vien xă hội. Dần dần những đ ộ n g cơ này
chuy ển thành động cơ tự khang đ ịn h , tự ý thức thể hiện ở
chỏ m uốn làm điểu gì nu ười lớn vui lòng, muốn được khen,
m uốn làm cái gì có ích cho người khác (làm đồ chơi cho em
bé, tặng quà cho mẹ...).

Tiếp đốn là những động cư gắn liền với thành công hay
thất bại đối với hoạt động nào đó, gắn liền với tinh thần thi
đua... Những động cơ này không xếp ngang hàng nhau, mà có
những m ối quan hệ phong phú. Tùy theo những điều kiện,
những hoàn cảnh giáo dục của người lớn mà trẻ có thể có
những động cư chủ đạo khác nhau đối với hoạt động. Ví dụ:
cùng thực hiện một hoạt động như nhau, nhưng ở em này vì
tính hiếu danh mà làm, ở em khác do hứng thú mà làm, ở em
khác lại vì những tình cảm xã hội chi phối. Đồng thời ở đây
không chi xuất hiện một động cơ thúc đẩy mà có thể có một
hệ thống động cơ liên quan với nhan, trone đó có những động
cơ mang tính thứ bậc được hình thành. Trẻ bắt đầu trải
nghiệm sự xung đột trong đấu tranh giữa các động cơ để
giành ưu tiên cho một động cơ nào đó. Đ iều đó dẫn đến sự
hình thành những xu hướng nhân cách ở trẻ em - một trong
những cấu trúc quan trọng của nhân cách. *

Trong khi chơi đóng vai, trẻ phải thực hiện những nhiệm
vụ nhất định, phải chơi “đúng luật” , phải tuân theo những qui
tắc hành vi nhất định. Nhiều khi những hành động này không
hoàn toàn hấp dẫn trẻ, nhưng nhờ trò chơi trẻ phải khép
mình, tự cố gắng thực hiện, dần dần ý thức nghĩa vụ, tình
cảm trách nhiệm được hình thành. Những hoạt động tạo hình
đòi hỏi sản phẩm cụ thổ cũng giúp trẻ vượt qua những khó

65
khăn, vượt qua giai đoạn “ tự k ỉ” để dần dần hòa nhập vỉo
hoạt động chung, hình thành ở trẻ ý chí hành động. NhtN VII

chơi, n h ờ ^ u a n hê vứi bè b ạ n T vói người lứn. ả trẻ hmh. thàih


và phát triển những phẩm chất nhân cách của con neưộ.
* ___ Ệ ........................ c 1 . ^ ,r _-..r r ........ ' V-

Nhữne quá trình hành động tự do khônti chủ định nhường chỗ
cho tính chủ định, tính có ý thức là đặc trưng cơ bản chuẩn *ị
cho đứa trẻ bước sang những hoạt động mới m ang tím
nghiêm túc, mang chất ỉưựng mới là hoạt động học tập ở giũ
đoạn sau.
Tóm lại, những đặc điểm phát triển về lâm lý, nhân cácn
của trẻ em trong tuổi mẫu giáo đánh dấu một bước ph;t
triển về chất so với tuổi vườn trẻ trước đó. Những đặc điển
trí tuệ, những đặc điểm về nhân cách ử giai đoạn này chi
phép đứa trẻ trở thành một thành viôn độc lập trong cộm
đổng, trong xã hội. Với những điều kiộn sống và giáo dụ;
phù hợp, đứa trẻ cuối tuổi mẫu giáo đã có những yếu tố cùi
sự sẩn sàng đi học, bước sang một cấp độ hoạt độ n g mới (Ể
phát triển ở mức cao hưn.

CÂU H Ỏ I

1. Quan hệ chủ đạo của trẻ em từ 0-1 tuổi và ảnh hưởn;


của nó đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em ở lứa tuổi này?
2. Nêu những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản của trẻ en
2-3 tuổi? Những đặc điểm này do những yếu tố nào chi phối‘/
3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động vui chơi đối với sự
phát triển tâm lý của trẻ em mẫu giáo? Cho ví dụ?

66
C H Ư Ơ N G III

SỤ PHẢ I TRIỂN TÂM LÝ


Ỏ TUỔI HỌC SINH NHỎ
(từ 7 đến 1 2 tuổi)

I. NHỮNG THAY Đ ổ i VỀ c ơ THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG


1. Đặc diêm cơ thê

Nhìn chung ở lứa tuổi này có nhữnc thay đổi cơ bản về


nhửne đặc điểm giai phẫu sinh lý. Bộ xương vẫn liếp tục phát
triển, tro na đ ó cột sống có những thay đổi lớn: độ cong ử cổ,
ù ngực, ở thắt lưng ninh thành tạo ra độ mém dẻo, linh hoạt
hơn trong cử động. Các dây chằng, cơ hấp được tăng cường.
Sự c<ốt hóa các đốt ngón tay được hoàn thiện. Cơ tim của trẻ
10 - II tuổi phát triển mạnh và dược cung cấp đủ máu nên
trong não trẻ có sẵn năng lượng hoạt động khá hơn tuổi mẫu
g iáo . Trọng lượng của não tăng bằng người lớn, đặc hiệt thùy
trán rất phát triển, lạo diều kiện cho viộc hình thành những
chức năng tâm lý bậc cao. Có sự cân bằng hơn trong hoạt
đ ộ n g của 2 quá trình hưng phấn và ức chế.
T ó m lại, so với trẻ mẫu giáo, lứa tuổi hục sinh n hỏ đ a n g
diễn ra m ột sự kiện toàn đ á n g kể về cư thể: não bộ, hộ
xương, hoạt đ ộ n g của hệ tim m ạch, hệ thán kinh. Đ ây là

67
những tiền đề vật c h ất rất q u á n trọn g tạo đ iề u kiện c h o rẻ
c h u y ể n sang hoạt động khác về chất so vói hoạt động vii
chơi ở tuổi mẫu giáo.
2. N hữ ng th a y đ ổ i về hoạt động

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh íứỏ.
Đây là một bước chuyển (bước ngoặt) quan trọng trong qiá
trình phát Iriển của trẻ so với hoạt động vui chơi ở lứa nổi
mẫu giáo. Hoạt động học tập có những đặc điểm cơ bản sau

a) Hoạt động học tập không chỉ đòi hỏi một trình độ plát
triển trí tuệ cho phép tiếp thu những tri thức, kỹ năng, ;ỹ
xảo, mà còn cần một nãng lực, ý chí nhất định giúp học siih
tự kiềm c h ế bản thân, vượt khó khăn, c ố gắng thực hi;n
những yêu cầu cần thiết mà bản thân hoạt động này đòi hú.
Ở đây, do những qui định chặt chẽ về mục đích, m ục tiêu cia
giáo dục, đứa trẻ không thể thích thì làm, không thích hì
thôi. Mặt khác, đứa trẻ phải biết Ihích ứng với những thh
huống xã hội mới ờ lớp học, trường học trong giao tiếp Vn
giáo viên, bạn bè cùng học-để hòa nhập vào môi trường htạt
động mới. Nghĩa là đứa trẻ cần có sự “ chín muổi học đườn;”
hay còn gọi là tâm lý sẩn sàng đi học.
b) Về bản chất, hoạt động học tập có đặc điểm là cối
tượng hoat động của nó chính là các khái niệm khoa học, cíc
qui luật khoa học và các phương thức nhằm chiếm lĩnh nó.Ở
đây việc lĩnh hội tri thức, những kỹ nãng, kỹ xảo là m ục đí'h
cơ bản và là kết quả chủ yếu của hoạt động. Do đó kũ
chuyển sang hoạt động mới, ở giai đoạn đầu học sinh nhỏ gtp
phải một số khó khăn trở ngại nhất định.

68
Thứ nhất là những khó khăn liên quan đến việc thay đổi
chế '?ộ sinh hoạt đo hoạt động học lập đòi hỏi như, phải dậy
đúng giờ, đi học đều đặn, thực hiện đ ún g nội qui lớp học, nội
qui nhà trường như học hài, làm bài, m ang dụng cụ học tập
đầy đủ... Những khó khăn này gắn với thói quen và nề nếp
Sinh hoạt thường ngày của trẻ. Nếu ở tuổi mẫu giáo lớn các
bậc cha mẹ và cô giáo đã có sự rèn luyện, chuẩn bị trước thì
trẻ đầu lớp 1 sẽ dần dần vượt qua mọi trở ngại.

Thứ hai là những kÌK) khăn bắt nguổn từ việc thay đổi môi
trường hoạt động. Trước đây trẻ chỉ sống, vui chơi, hoạt động
trong gia đình, hoặc được bao bọc bởi tình thương yêu của
những người ruột thịt. Giờ đây nó được học tập, sinh hoạt
trong một tập thể lớp học có những m ục đích chung, dưới sự
clạy d ỗ của thầy giáo, cô giáo. Hoạt động này đòi hỏi một sự
hòa nhập cẩn thiết giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh
với nhau. Những kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước
cho thấy cố một sô học sinh vào lớp m ột khó thích ứng với
môi trường giao tiếp mới, nên quá rụt rè, sợ sệt, bẽn lẽn trước
thầy cô giáo và bạn bè, trẻ cảm thấy bị cô độc, cá biệt có
* những em đến lớp học là khóc vì bố mẹ ra về v.v... Đ ó là
những biểu hiện của những loại khó khăn này.

Một số nghiên cứu gần đây của Trung tâm TLH - SLH lứa
tuổi cho thấy: để học tập tốt, trẻ em đầu bậc tiểu học phải
thích ứng với môi trường xã hội mới, ở lớp học, trường học,
đổng thời trẻ phải đ á p ứng được những đòi hỏi của chính học
tập. C ó thể tham khảo những số liệu sau đây đối với khả năng

69
thích ứng với học tập của trẻ em lớp 1, lớp 2 ở mộ! sô tỉih
miền Bắc.
Khả năng thích ứng với học tập của học sinh lớp 1, lớp 2

N. N ội d ung T h íc h ứng T h íc h ứng

về xã h ộ i về học tậ p

M ức đ ọ \ Khá Trung Yếu Khá Trung Yếi


bình bình

Lớp 1 19,4 67,00 13,5.1 12,24 68,03 19,7?

Lớp 2 41,49 47,62 10,88 33,33 63,63 3 ,0

Ghi chú:
- SỐ liệu được tính theo tỉ lệ %
- Theo SỐ liệu của đề tài cấp Bộ: “ Sự thích nghi vti
hoạt động học tập của học sinh tiểu học (1994 - 1995)” - Vũ
Thị Nho và các cộng sự. N ghiêm thu 4/1996.
# *

II

Các số liệu ở trên cho thấy tỉ lệ học sinh đầu bậc tiểu h*c
( lớ p l, lớp 2) thích ứng với hoạt động học tập ở mức khá chra
cao, khả năng thích ứng đó sẽ được hình thành dần troig
chính quá trình học tập, dưới sự dạy dỗ của thầy, cô giáo.
Thái độ giao tiếp mềm dẻo, biết động viên, khích lệ đúig
mức của giáo viên lớp 1 là liều thuốc quyết định chữa trị c;n
bệnh “ chưa thích ứng với m ô i trường m ớ i” ở một sô học sinl.
Thứ ba là những khó khăn liên quan đến việc giảm sít
hứng thú học tập của học sinh vào khoảng tháng thứ 3, 4 cia

70
Mam học. Biểu hiện cúa I1 Ó là ờ một số học sinh,đấu năm học
nít thích Ihú cắp sách đêu Irưòng, rất chãm chi và gương mẫu
thực hiện đầy đủ nhữne yêu cầu của giáo viên. Nhưng sau vài
tháng học, hứng thú, nhu cầu học tập hị giảm sút, trẻ thờ ơ
với những bài học, uể oải và chểnh mảng trong việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập. Có nhiều nguyôn nhân dản đến tình
trạng này, nhưng đa phần do:
- Neuyôn nhân Ihứ nhất, các học sinh này thích thú đi học
chủ yếu hởi vẻ hấp đẫn hên ngoài của người học sinh như
được mặc quần áo đẹp, được m ang cặp sách, được cùng đến
trường với bạn bè v.v... Sau một thời gian những cái đó trở
thành cũ kỹ, thiếu hấp dẫn nên các em bắt đầu chán học.

- Nguyên nhân íhứ hai, chủ yếu là do chính quá trình học
tập không khơi gợi, kích thích được trí tò mò, sự ham học
hỏi, hiểu biết của học sinh. Phần nhiều nguyên nhân này nằm
trong chính nội dung, phương thức dạy học của nhà trường.
Nhiều công trình nuhiên cứu tâm lv dạy học đã cho thấy
cách dạy học áp đặt, truyền thụ những tri thức có sẩn quá dỗ
so vối những năng lực phát triển của học sinh, cũng như cách
giao tiếp thiếu nhân ái, căng thắng đã gây nên tình trạng trên.
Zankôv, Elkônin, Đavưđôv và những người khác đã tiến hành
những công trình thực nghiệm bằng cách dạy học mới: dạy
học với khó khăn cao, dạy học theo phương hướng từ trừu
tượng đến cụ thể, theo hệ thống các hành động học, dạy
học nôu vấn để... đã giúp học sinh lớp 1 nói riêng, học
sinh tiểu học nói c h u n g khắc phục được loại trở ngại khó
kh ản thứ ba này.

71
T óm lại, đầu tuổi học sinh nhỏ xảy ra m ột bước c h uy ển
tiếp từ hoạt đ ộ n g vui chơi sang hoạt đ ộ n g học tập. Bước
ch u y ển này thuận lợi hay kíìó khăn chủ yếu phụ thuộc vào
đ ộ chín m uồi học đường (tâm lý sẵn sàng đi học). Đ ộ chín
m uồi đó lại phụ thu ộc vào điều kiện, hoàn cảnh g iá o dục
cụ thể của trẻ em trước đó (gia đình, lớp m ẫu g iáo ). Đ ây líì
vấn đề tâm lý q u a n trọng mà người lớn phải quan tâm đổ
giúp trẻ em có điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giai
đoạn, chuyển hoạt động một cách hựp qui luật, hợp tự nhiôn,
giúp các em đạt được kết quả ngay từ ngày đầu, tháng đầu
cắp sách đến trường, xây dựng niềm tin, niềm hạnh phúc đi
học cho học sinh.
• *

I I . Đ Ặ C Đ IỂ M P H Á T T R IỂ N T Â M L Ý C Ủ A H Ọ C
S IN H N H Ỏ

Những cấu tạo tâm lý mới trong lứa tuổi học sinh nhỏ chủ
yếu do hoạt động học tập mang lại. Tuy nhiên tính chủ đạo
của hoạt động học tập không phải được hình thành ngay mà
nó là một quá trình được diễn ra và phát triển trong 4, 5 nám
đầu cuộc đời học sinh. Những phẩm chất tâm lý mới được
hình thành dần dần với sự hình thành của chính quá trình
hoạt động học tập.

1. Sự p h á t triể n của các quá tr ìn h n hậ n th ứ c

Ở tuổi học

sinh nhỏ diễn ra một

sự• trphát triển toàn diện
• vổ
các quá trình nhận thức. Trong đó đáng kể nhất là sự phát
triển của tri giác, sự tập trung, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.

72
Vào dầu lớp I lie cm chưa biết phân lích cổ hệ thông
nhúng thuộc tính và phắm chất cua các đối tượng tri giác. Ví
dụ: khi vẽ bình hoa, trẻ khônii chú ý xem xét hình dạng, kích
ill ƯỚC các hộ phận cua I1 Ó. Các em chi biết đổ là hình hoa rồi
lự vẽ theo một biêu tượng đã có sẵn. Kết quá là mỗi em vẽ
một bình hoa khác rất xa với bình đưực đưa ra làm mẫu, kể
l á hình dáng lăn màu sắc. Đây là đặc điếm của tri giác còn
man ị: tính lổng thổ, chưa đạt tới trình độ của tri giác phân
biệt. Trình độ tri giác này được phát triển nhờ vào những
hành động học tập có mục đích, có kế hoạch được gọi là quan
sát. Nó được hình thành mạnh mẽ trong quá trình học tập ở
trường phổ thông, dưới sự hướne dẫn của giáo viên.
Do đòi hỏi phải nắm được những thuộc tính, các đặc điểm,
các tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tưưng ứng theo các
mỏn học cụ thể: toán, tiếng Việt, khoa học thường thức, mà
dần dần tri giác có phân biệt, có lựa chọn và ngày càng phái
liiển ở trẻ. Để hoàn thành nhiệm vụ học tập, trẻ buộc phải
thực hiện những thao tác trí tuệ như phân loại, xếp hạng,
phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp... Nhờ đó tính tổng
thể của tri giác dần dần nhườne chỗ cho tri giác chính xác,
tinh tế. Ta thường thấy trẻ lớp 4, lớp 5 thực hiện những bài
văn tả vật, tả cảnh sinh hoạt rất độc đáo, sinh động nhờ năng
lực quan sát có mục đích, có chủ định dược hình Ihành.

Ở lớp 2, lớp 3, nhiều học sinh đã biết tập trung chú ý vào
bất cứ tài liệu học tập nào, vào những điều giáo viên giảng
giải cũng như tập trung để làm tốt các hài tập đưực giao ử
lớp, ở nhà. Lên lớp 4, lớp 5, không những chú ý chủ định của
trẻ tâng lên trong viộc hoàn thành nhiộm vụ học tập mà

73
những phẩm chất khác của chú ý phát triển, trẻ có khá năng
mở rộng khối lưựng chú ý và cổ kỹ nãng phân phối chú ý đối
với những dạng hành động khác nhau. C h ẳn g hạn trong cùng
một lúc trẻ vừa có thể chú ý đọc, vừa th eo dõi để tìm các lỗi
sai của bạn. Trẻ tập trung chú ý cao độ hơn trong hành đ ộ n g
kiểm tra so với các hành động khác để tìm ra lỗi sai... Có thể
nói tính chủ định của chú ý, của tri giác là một trong những
phẩm chất mới, cấu tạo lâm lý mới ở học sinh nhỏ so với trẻ
em tuổi mẫu giáo.

Sự phát triển trí nhớ của học sinh nhỏ cũng có những hiến
đổi vé chất so với trước. Hoạt đ ộn g học tập ngay từ đầu đòi
hỏi đứa trẻ phải biết ghi nhớ có chủ định những tri thức học
được, những chế độ sinh hoạt hằng ngày, các qui tắc hành vi
ứng xử, những nhiệm vụ học tập vể nhà v.v... Những nh iệm
vụ ghi nhớ này không phải được hình thành ngay mà được
phát triển dần trong quá trình học tập.

Đầu tuổi đi học, hầu hết trẻ em còn bị trí nhớ tự do, thiếu
chủ định chi phối. Ví dụ: khi xem một bức tranh, các em chỉ
chú ý và ghi nhớ những dấu hiệu có m àu sắc rực rỡ, những
hình dáng đặc biệt. Do đó khi học âm, học vần các em rất đ ễ
bị nhầm lẫn, sai sót nếu người lớn khỏng có những biộn pháp,
thủ thuật nhằm khắc sâu các biểu tượng âm, vần ở học sinh.
Dần dần nhò việc thiết lập những hành đ ộn g học tập có tínih
giai đoạn, việc ghi nhớ những đơn vị nhỏ như việc lập dàn ý
cho câu chuyộn kổ, cho hài tập đọc, tóm tắl bài toán đã giứp%
trẻ hình thành trí nhớ có ý nghĩa, có chủ định. Từ lớp 3 t r ở
lốn, khả năng ghi nhớ có chủ định ờ học sinh mới hình thàn h

74
rò net, (uy nhiên trí n hớ không chủ định vẫn s o n g s o n g tổn
lại. V à đôi với học sinh nhó. hai hình thức ghi nhớ: chủ định
va k h ô n g ch ủ định ( c ó ý nghĩa và k h ô n g c ó ý nghĩa vẫn s o n g
s o n g tổn tại, c h u y ể n h óa , hổ sung c h o nhau Irong quá trình
học lập). V ấn đổ là nhà g i á o dục cần rèn lu y ệ n c h o học sinh
cá c h sử d ụ n g hai loại trí nhớ này m ột c á c h hợp lý và c ó hiệu
quả. D ạ y h ọ c sẽ đạt đ ư ợ c kốt quà lôi ưu, nếu những tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, qui tắc ứng xử v.v... đ ư ợ c h ọc sinh lĩnh hội
một c á c h n h ẹ n hàng, hấp dẫn. Lúc đ ó , q u ả thực người ta cũ n g
rất k h ó phân biệt dãu là trí nhớ k h ô n g ch ủ đ ịn h , đâu là trí nhớ
c ó chủ đ ịn h , vì hai loại trí nhớ này vẫn liên hệ chặt c h ẽ với
nhau, b ổ su n g và hoàn thiện c h o nhau, k h o tàng tri thức của
c o n người dược làm p h o n g phú bởi cả hai loại đ ó .

Đ i é u cần lưu V
• là trí n h ớ của học sinh tiểu h ọ c , • nhất là v à o *
những nãm c u ố i cần c ó sự tham gia tích cực của n g ô n ngữ.
Đ à y c ũ n g là điều k iện thuận iợi thúc đ ẩ y trí n hớ c ó ý nghĩa
phát Iriển. N h ò n g ô n n g ữ , trẻ e m th ư ờ n e d iễn đạt những tri
thức g h i n hớ được b ằ n g lời nói, ch ữ v iết của m ình. Đ â y
k h ô n g ch ỉ là đ iều k iệ n phát triển trí n h ớ m à c ò n phát triển cả
tư d uy , tư ởng tượng c ủ a trẻ.

Sự phát triển c ù a tưởng tượng: hoạt đ ộ n g h ọ c tập c ó tính


hệ thống là đ iều k iệ n thuận lợi c h o sự phát triển tưởng tượng
ở h ọ c sinh tiểu học. Hầu hết những tri thức ở sách g i á o khoa,
g i á o viên đ e m đến c h o h ọ c sinh đều m ô tả b ằng lời, bằng
những hình v ẽ, m ô h ìn h ... Đ ể lĩnh h ội đ ư ợ c n h ữ n g tri thức,
h ọ c sinh phải tái tạo c h o m ình nhữ ng hình ảnh của hiện thực
như: hành vi của c á c nhân vật trong c h u y ệ n kể, nhữ ng sự k iện

75
Irong quá khứ, những cảnh quan chưa trông thấy, c á c hình ví
hình học trong k h ổ n g gian v.v... tất cả nhữ ng đ iéu trên tạo
đ iề u kiện c h o tưởng tượng tái tạo phát triển. Ở lớp 1 và l ớ p 2,
tưởng tượng tái tạo của học sinh c ò n n g h è o nàn và th ư à rụ
chưa phù hợp với đ ố i tượng, cá c e m ch ỉ thường hình d u n g
được trạng thái ban đầu và c u ố i c ù n g c ủ a sự vật, hiện tượng.
Lên lớp 3, h ọ c sinh mới bắt đầu hình d u n g được đối tượng
một c á c h đ ầ y đủ, trọn vẹn hơn với trạng thái trung gian của
nó. V í dụ: h ọ c sinh c ó thể k ể lại từng lời hoặc viết lại một
câu c h u y ệ n khá đ ầ y đủ m ọ i chi tiết sau khi dược n g h e kể
hoặc giải m ộ t bài toán mà c á c dữ kiện c ủ a nó được trình bày
dưới d ạng sơ đ ồ hay tóm tắt.

T ưởng tượng tái tạo được phát triển trong tất cá cá c g i ờ


h ọc ở tuổi h ọ c sinh nhỏ bằng cách: thứ nhất, hình thành ở trò
kỹ năng x á c định và m ô tả những trạng thái được “ hiểu
n g ầ m ”. C á c đ ố i lư ợn g k h ô n g được đ ề c ậ p tới s o n g lại đ ư ợc
su y ra một c á c h c ó qui luật. T hứ hai là, hình thành kỹ nàng
hiểu được “ tính qui ước” củ a m ộ t s ố đ ố i tượng của nhừrm
th u ộc tính và trạng thái của ch ú n g . C h ẳ n g hạn, m ộ t sự kiện
nào đ ó k h ô n g x ả y ra trong thực tế, s o n g c ó thể tưởng tượng
n ó m ột c á c h “q u i ư ớ c” nếu n ó d iễn ra thì s ẽ k é o th eo m ộ t hậu
quả nhất định.

Ở những lớp c u ố i cấp, tưởng tượng củ a trẻ n gà y c à n g phát


triển th eo xu hướng rút g ọ n và cà n g k h á i quát hơn, đ ặc đ i ể m
này được phát triển s on g s o n g với g h i n h ớ c ó ý nghĩa. Biểu
h iện đặc trưng cù a n ó là, trẻ thay đ ổ i c ố t truyện, trình bày
c á c sự k iện th e o thời gian, d iễn tả h à n g loạt đối tượng dưới

76
l i ạ n e khái quát và rút cọn. N h iề u khi nhữ ng sự thay đổi và
kôl hợp n h ư v ậ y m a n g lính ngầu nhiên k h ô n g lô g íc nhưng lại
ihóta m ãn d ư ợc nhu cáu “ huyễn tư ở n g ” củ a trẻ. Tuy nhiên
tl i c u k h á c nhau càn han ve iưởng tượng của trẻ mẫu g i á o và
h ọ c sinh n h ỏ là: học sinh n h ỏ V thức rõ rệt về tính thuần túy,
quii ước vổ nhữ ng đ iéu tưởng tượng của m ìn h . Dần dần những
ihii.y đ ổ i và nlh' 11!’ sáp x ế p trong hình ảnh tưởng tượng của trẻ
dư<ợc lý giải và luận chứng một cá c h hợp lý hơn dưới hình
ihúrc n g ổ n n g ữ đầy đủ hoặc dưới d ạng rút g ọ n th eo k iểu “đ iều
tló nhất đ ịn h sẽ x ả y ra n ế u ...” . Đ â y ch ín h là tiền đổ tâm lý
qu;an trọng c ủ a sự phát triển loại tưởng tượng s á n g tạo ở học
sin.il. N h ữ n g tiết h ọc v ẽ, nặn, cắt dán, viết những bài văn, thơ,
đòii hỏi trẻ tìm những chủ đề, sẽ tạo đ iề u kiện thuận lợi c h o
trẻ phát triển tưởng tượng sá n g tạo. T u y nhiên với h ọc sinh
IIlu ỏ, 1 í ở n g tượng s á n g tạo m ới bắt đầu đ ư ợ c hình thành. N ó
sẽ được
* phát
k triển m ạ• n h ở lứa tuổi sau.

Sự phát triển tư d u y của h ọ c sinh n h ỏ c ó hai giai đ oạn cơ


bảin. G iai đ o ạ n thứ nhất (gần trùng với tu ổi h ọ c sinh lớp 1,
l ớ p 2). Ở g ia i đ oạn này tư duy trực quan hành đ ộ n g vẫn
chiiếm ưu thế. V i ệ c h ọ c tập của trẻ chủ y ế u dựa trên v iệ c phân
líclh, s o sá n h , đ ố i c h i ế u , dựa trên c á c đ ố i tưựng hoặc những
lùmh ảnh trực quan. V í dụ: v iệ c h ọ c đ ế m , h ọ c âm, vần phải
cỉựía trên c á c q u e tính, cá c v ò n g tròn, c á c mẫu chữ cụ thể.
Nhiững khái quát vé sự vật, hiện tượng c ủ a trẻ c ò n m a n g tính
trựrc tiếp, c ả m tính. N g ư ờ i ta quan Sui thấy những h ọ c sinh
lớp) 1 c ó thể giải c á c bài toán c ộ n g , trừ b ằng cá c h đ ế m c á c
qute tính h o ặ c c á c n g ó n tay, nhưng khi y ê u cầu c á c e m bỏ que

77
tính và nắm tay lại g iơ lôn thì cá c e m gặp nga y k h ó khăn
trong tính toán. Lúc đ ó c á c e m dùng lời đ ể đ ế m , nếu bắt c á c
e m há to m i ệ n g thì c á c e m k h ô n g thể hoàn t h à n h n h iệ m vụ.
Đ i ề u đ ó ch ứn g tỏ c á c thao tác c ộ n g , trừ của c á c e m ch ư a đạt
ở trình đ ộ tinh thần, trình đ ộ trí tuệ bôn trong.

Phần lớn những khái quát của trẻ e m lớp 1, lớp 2 ch ủ y ế u


dựa trôn v iệ c tri g iá c những dấu hiệu cụ thổ nằm trên hề mậl
của đối tượng h oặ c những dấu hiệu th u ộc c ô n g d ụ n g và ch ứ c
năng. V í dụ: trẻ nói “Cây s ố n g được là nhờ tưới. V ì bật c ô n g
tắc nên đèn sáng. G ọ i là cái x ẻ n g vì đ ể x ú c . . . ” .

Tư duy củ a trẻ ở tuổi này vẫn cò n bị cái tổn g thể ch i p h ối.


Tư d u y phân tích hắt đẩu hình Ihành nhưng còn y ế u nên c á c
biểu tượng đưực hình thành ở trẻ chưa thật ch ín h x á c và v ữ n g
c h ắ c , trỏ c ó thế bị nhầm lẫn, sai sót trong khi lĩnh hội c á c
âm , vần, c á c qui tắc ngữ pháp đơn giản.

C ù n g với v iệ c d ạy h ọ c, tư d u y của trẻ phát triển. Từ lớp 3


trở đi trẻ bắt đầu nắm được c á c m ối quan hệ của khái n i ệ m ,
trẻ k h ô n g chỉ lĩnh hội được c á c thao tác thuận m à c ò n biết
loại trừ. T h e o P iaget, từ 8 tuổi trở đi trẻ c ó khái n iệ m b ả o
toàn vật chất và thao tác c h u y ể n đ ả o (thí n g h iệ m 2 c ố c n ư ớ c,
c ắ m th ẻ...). Đ â y là những dấu h iệu thay đ ổi vổ tư d u y củ a tre
e m và giai đoạn phát triển thứ 2 bắt đầu.

T rong giai đoạn này những thao tác tư d u y như phân l o ạ i ,


phân hạng tính toán, thao tác vổ k h ô n g gian, thời g i a n ... đ ư ợ c
"hình thành và phát triển m ạnh. Trỏ e m ở lớp 3, lớp 4 lĩnh h‘}»
được khái niệm về từ loại ( đ ộ n g từ, danh từ ...), cá c cấu trúc
n g ữ pháp, cấu trúc n h ó m trong toán học.

78
- T l i a o tác t h u ậ n : a + h = c

T h a o tác ngưực: e - b = a và c - a = b

- T hao tác đ ổ n g nhất: a + o = a

Tính kết hợp c ủ a cá c thao tác: (a + b) + c = a + (b+ e)

Sự kết hợp cá c thao tác lư duy ở trên là c ơ sở của việc hình


t h à n h khái n iệm N h i ệ m vụ dạy h ọc đ ố i với trẻ e m trong giai
đ oạn này là liến hành huấn lu yện trẻ e m th e o cách thức đặc
biệt đ ể dần dần tạ o ra c á c thao tác trí ó c . N hữ ng c ô n g trình
n g h iê n cứu tâm lý h ọ c hiện đại ( D . B . E k ô n i n , B.B Đ a v ư d ô v ,
T a lư /in a , H ồ N g ọ c Đ ạ i v .v ...) đã c h ứ n g m in h b ằng c á c h
thức d ạ y h ọ c đi từ trừu tượng đ ế n cụ th ể , từ phân tích đ ến
k h á i q u á t ... c ó th ể hình thành s ớ m ở h ọ c sinh n h ữ n g khái
n i ệ m k h o a h ọ c , n h ữ n g y ế u tố c ủ a tư d u y lý luận m a n g tính
k h á i quát.

Đ ế n cu ố i giai đ o ạ n thứ 2, phần lớn h ọ c sinh n h ỏ đã biết


khái quát trôn n h ữ n g c ơ sở, những b iểu tượng đã tích lũy
d ư ợ c trước đ ây t h ô n g qua sự phân tích , t ổ n g hợp bằng trí tuệ.
Đ ế n đây vai trò c ủ a tư duy trực quan hình tượng dần dần
nhường c h ỗ c h o k iể u tư d u y n g ô n ngữ. H ọ c sinh c ó thể lĩnh
hội được cá c tri thức dựa v à o n g ô n ngữ, m ô hình, sơ đ ồ mà
g i á o viên hoặc tài liệu h ọ c lập m a n g lại. N h ờ c ó các phán
đ o á n tăng lên, trong đ ó những y ếu tố trực quan được rút
x u ố n g m ứ c tối th iểu , ngược lại những y ế u tố m a n g tính đặc
trưng c h o bản chất sự vật, hiện tượng tăn g lên. Đ â y là tiềm
n ă n g quan trọng đ ể c h u y ể n sa n g bước phát triển mới của trẻ.

79
2. S ự p h á t t r i ể n c ủ a x ú c c ả m - ý c h í

Đ ò i s ố n g xú c c ả m , tình cảm của h ọ c sinh n h ỏ khá phong


phú, đa d ạng và c ơ bản là m a n g tính tích cự c. Trẻ em rất vui
m ừ n g vì tình bạn m ớ i với bạn c ù n g lớp, tự hào vì đưực gia
nhập Đ ộ i , hãnh d iệ n vì được g i á o viên, chỉ huy đ ội g i a o cho
những c ô n g v iệ c cụ thể. Ở h ọ c sinh n h ỏ tính tự k iểm c h ế \à
tính tự g iá c được tăng c ư ò n g b ộ c lộ ở sự ổn định của những
trạng thái xúc cả m . Các e m biết đ iều k h iể n tâm trạng của
m ìn h , thậm c h í c ò n biết che dấu tâm trạng khi cần thiết. N h ì n
ch u n g học sinh n h ỏ cân bằng hơn tuổi m ẫu g i á o và thiổu
niên. Tâm trạng sả n g khoái, vui tươi thường bền vững, lâu dài
là biểu hiện vốn c ó ở h ọc sinh nhỏ. Đ ó là những đ iều kiện
thuận lợi đ ể g i á o d ụ c những chuẩn mực đ ạ o đức c ũ n g như
hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết.

3. S ự p h á t triển n hân cá ch củ a h ọc sin h n hỏ

Sự phát triển nhân cá c h củ a h ọ c sinh n h ỏ chủ y ếu d i ễ n ra


và bị chi phối bởi hoạt đ ộ n g chủ đ ạ o là hoạt đ ộ n g h ọ c tập.
V i ệ c tổ ch ứ c nhữ ng g i ờ h ọ c chính k hóa th e o hệ th ốn g nhất
định , th eo m ột y ê u cầu đòi hỏi n g h iê m túc b u ộc đứa trẻ phải
tập dần với v iệ c tự đ iểu khiển m ình tuân th e o những đ iều
“ cần p h ải” c h ứ k h ô n g phải th eo ý m u ố n chủ quan. N h ờ c ó
tính chủ định đ ối với m ọ i hành vi được hình thành và phát
triển, trong hoạt đ ộ n g h ọ c tập, đứa trẻ d ầ n dần nắm đ ư ợc
những chuẩn m ực đ ạ o đức và những qui tắc hành vi. N h ữ n g
chuẩn m ực và qui tắc đ ó tập trung và đ ư ợ c c ô đ ọ n g ở bàn nội
qui của nhà trưòng với nhữ ng đ iều khoản rõ ràng m ạ c h lạc.

80
t)iCu quan trọng là những “ dịồu 1ưật"* đ ó phải được k i ể m tra
1hường x u y c n , lien lục hằng n g ày với hệ th ốn g tổ, lớp, Đ ộ i
dưới hình thức thi đua. V i ệ c luân th e o thường x u y ỏ n những
đ iề u “ cần phái" như vậy, giú p trẻ điều chinh hành vi của
mình trên cơ sờ n hữ n g mẫu đã khiến c h o bộ mặl nhân cách
của trẻ m a n g ý n g h í a m ới. Hầu hết học sinh n h ỏ thường rất
n g o a n , vâng livi và thực hiện lốt nội qui nhà trường, nếu g i á o
v iên biết tổ chức* thi đua và khích lệ kịp thời những mặt tích
cực ở h ọ c sinh.

Quan hệ giữa g i á o viên - h ọc sinh là nét đặc thù trong


nhân c á c h của h ọ c sinh nhỏ. Sau vài ba tuần lỗ đi h ọc, hầu
hết h ọc sinh n h ỏ đã x á c lập được m ố i q uan hệ với g i á o viên
và cá c bạn c ù n g tuổi. C h ú n g đã bắt đầu x e m xét hành vi của
c á c bạn ngồi c ù n g một bàn, tiếp xú c với các bạn khác trong
lóp mà nó c ó thiện c ả m h o ặ c c ó sự g i ố n g nhau về hứng thú.
N ét đặc trưng của những m ố i quan hệ qua lại giữa cá c h ọc
sinh n h ỏ là c h ú n g ih ư ờ n e dựa vào sự g i ố n g nhau về hoàn
cả n h s ố n g bên n g o à i hay nhữ ng hứníi Ihú ngẫu nhiên. C h ẳn g
hạn, d o c h ú n g n g ồ i c ù n g bàn, c ù n g thích một kiểu vá y , d o
c ù n g s ố n g trong m ột khu tập thể... Lúc dầu sự đánh giá của
bạn hè đổi với trẻ chưa c ó ý nghĩa b a o n hiẻu, nhưng v à o c u ố i
tu ổ i h ọ c sinh n h ỏ ( 1 0 -11 tu ổ i) những tấm gư ơn g, những lời
đ á n h g iá cùa bạn bè bắt đầu c ó ý n ghĩa lớn trong v iệ c nhìn
n h ậ n , đánh g iá bản thân. Đ ó là c ơ sở quan trọng của tính tự
đ á n h g iá , nó c h o p h é p phân tích một c á c h hợp lý k h á c h quan
n h ữ n g phán đ o á n và hành vi của trẻ - m ộ t phẩm chất nhân
c á c h quan trọng.

81
Đ ố i vổi h ọc sinh, ý kiến c ủ a n gư ời lớn, đặc biệt của g i á o
v iê n là c ơ bản nhất, quan trọng nhất và k h ô n g thể c h ố n g đ ố i
lại. H ọ c sinh tiểu h ọ c thừa nhận u y tín tu yệt đ ố i củ a g i á o
viên . C h ú n g hướng tới g i á o v iên vì n h iể u n g u y ê n c ớ k h á c
nhau. Trẻ c ó thể th ổ l ộ với g i á o v iê n m ọ i l o lắn g, m ọ i đ i ể u
x ả y ra trong g ia đ ìn h , nhờ g i á o v iê n phân xử m ọ i x í c h m í c h
với bạn bè, bắt ch ư ớ c g i á o v iê n từ c á c h c ư xử (Jến đ ộ n g tá c ...
Chính vì v ậ y hình ảnh của người thầy g i á o c ó ý n g h ĩa rất to
lớn trong v iệ c g i á o d ụ c nhân c á c h c h o trẻ.

N g o à i hoạt đ ộ n g h ọ c tập là chủ đ ạ o , ở tu ổi h ọc sin h n h ỏ c ó


2 hoạt đ ộ n g k h ác ảnh hưởng đ ến sự p hát triển nhân c á c h . Đ ó
là hoạt đ ộ n g la o đ ộ n g và hoạt đ ộ n g Đ ộ i Thiếu n iê n tién
p h o n g (T N T P ).

N g o à i hoạt đ ộ n g tự phục vụ đặc trưng c h o tuổi m ẫu g i á o ,


h ọ c sinh n h ỏ bắt đầu c ó những v iệ c n h ỏ n h ằ m giú p đ ỡ b ố m ẹ
trong gia đình: g iú p nấu c ơ m , giặt q uần á o , ở n ô n g thôn h ọ c
sinh 9 - 1 0 tuổi c ò n biết làm những c ô n g v iệ c nhẹ c ủ a nhà
nông: chăn trâu, cắt c ỏ ... N h ữ n g v iệ c là m đ ó k h ồ n g chỉ d ạ y
trẻ e m những k ỹ n ăng lao đ ộ n g m à c ò n d ầ n dần hình thành ở
trẻ k ỹ năng vạch k ế h o ạ ch , m ụ c tiêu hành đ ộ n g . Đ ặ c biệt tạo
đ iề u k iện thuận lợi đ ể hình thành n h ữ n g rung cả m , tình c ả m
đ ố i vổi la o đ ộ n g . T ình y ê u , sự biết ơn đ ố i với ngưòi l a o đ ộ n g ,
biết trân trọng c á c sản phẩm d o lao đ ộ n g là m ra.

H ọ c sinh n h ỏ k h ô n g bao g i ờ q uên n g à y m ình được kết nạp


v à o Đ ộ i T N T P , n g à y m à tấm khăn đ ỏ q u à n g lên c ổ . Đ â y là
m ộ t tổ chức xã hội đầu tiên m à đứa trẻ đ ư ợ c tham gia. N h ữ n g

82
tiêu chuẩn kết nạp Đ ộ i viên là m ộ t đ ộ n g c ơ thúc đ ẩ y trẻ tích
cực học tốt, thực hiện n g h iê m túc n ộ i qui, hoàn thành n h iệ m
vụ được g i a o m ột c á c h hào hứng. N g u y ệ n v ọ n g vào Đ ộ i
T N T P c ó liên quan đ ế n m ụ c đ íc h và q u y ề n lợi củ a tập thể,
hơn nữa liên quan đ ế n xã hội. Đ â y ch ín h là c ơ hội phát huy
tính tích c ự c xã h ộ i củ a trẻ, tao đ iề u kiện hình thành nhân
cá c h m a n g đ ậ m nét xã hội. Kinh n g h i ệ m c h o thấy, m ọ i tổ
chức sinh h o ạ t đ ộ i và tổ chức n h ữ n g quan hệ q u a lại của trẻ
trong tập thể phải đ ư ợ c xây d ự ng s a o c h o nhữ ng c ả m n g h iệ m
cùa n gà y đầu tiên nhận khăn q u à n g đ ỏ k h ô n g bị lu m ờ đi.
Đ i ể u này c ó thể làm được nếu g i á o v iê n , cán bộ phụ trách
Đ ộ i , ban chỉ huy tin tường vào đ ội viôn m ớ i, x â y d ự ng k ế
h o ạ ch hành đ ộ n g , k i ể m tra v iệ c thực hiện và đ ộ n g viên khích
lọ kịp thời, đ ú n g m ứ c , Đ ộ i T N T P c ó n h iể u c ô n g tác xã hội
q uan trọng như: thu nhặt sắt vụn, trồng câ y , g iú p đ ỡ cụ già,
c á c gia đình th ư ơ n g b inh, liệt sĩ... Tất cả n h ữ n g v iệ c này đựợc
thực hiện với tinh thần v ô tư, nhân ái là đ ộ n g c ơ thúc đ ẩ y trẻ
h oạt đ ộ n g . K ết quả là đa s ố đ ội v iê n th ô n g qua sinh hoạt đ ội
phát triển đ ư ợ c tính tự lập, tình cả m trách n h iệ m , m ố i quan
tâm , đ ồ n g c ả m với n gư ờ i k h á c , kỹ n ăng g i a o tiếp được rèn
lu y ệ n ... Đ ó là m ột phẩm chất quan trọng cùa m ột nhân cá c h
ch â n ch ín h .

G i á o d ụ c , d ạ y h ọ c cần hiểu đ ư ợc nhữ ng đặc đ i ể m tâm lý,

c h ủ đ ộ n g c h u ẩ n bị đ iể u k iện đ ể phát h u y đ ến tối đa hoạt đ ộ n g

h ọ c tập ở cá c e m , tạo đà c h o bước phát triển c a o hơn.

83
C Ả U H Ộ I

1. Tại s a o nói hoạt đ ộ n g h ọc tập là hoạt đ ộ n g chủ đ ạ o thi


phối sự phát triển tâm lý của học sinh bậc tiểu học? N ê u ví
dụ ch ứ n g m in h?

2. H ã y nêu những đặc đ iểm phát triển v ề nhận thức, trí Iiệ
của h ọ c sinh tiểu h ọ c? C ó thể rút ra những ứng d ụ n g sư phim
n ào trong quá trình g i á o dục trẻ e m ở đ ộ tuổi này?

3. N h ữ n g nét nổi bật nhất trong sự phát triển nhân cá_'h


của học sinh tiểu h ọ c là gì? Y ế u tố c ơ bản chi phối c á c cặc
đ i ể m nhân c á c h đó?

84
C H Ư Ơ N G IV

n h ũ n g đ ặ c đ iểm p h á t t r iể n t â m l ý
TUỔI THIẾU NIÊN

I. V Ị T H Ế X Ã H Ộ I V À N H Ữ N G KHÓ KHĂN CỦA


LỨA T U Ổ I T H IẾ U N IÊ N

1. T u ổi t h i ế u niên được x á c đ ịn h v à o k h o ả n g từ 12, 13 đến


15, 16 tuổi. Đ â y là q u ã n g đ ờ i d iễ n ra n h ữ n g “ biến c ố ” rất đặc
hiệt. D o sự trưởng thành và tích lũy ở những giai đoạn trước,
th iếu niên đã c ó một vị trí x ã hội m ới: nổ k h ô n g hoàn toàn là
trẻ c o n và c ũ n g chưa phải là người lớn, đ ây là giai đoạn đặc
trưng với c á c dấu hiệu của tuổi d ậ y thì ở nam và nữ. v ề mặt
g iả i phẫu sinh lý và thế chất, đứa trẻ đã c ó những đ iểu k iện
c h ín m u ồ i c ơ hàn m à đặc đ i ể m nổi bật nhất là sự phát triển
c ủ a quá trình phát dục. T iế p đ ó là n h ữ n g cải tổ của c ơ thể về
m ặ t hình thái của c á c m ô và c á c tu y ến n ộ i tiết như tuyến sinh
d ụ c , tu yến g iá p trạng, tu y ến thượng thận. H oạt đ ộ n g của các
tu y ến này dẫn đ ến thay đổi về hình thái, đ ặc biệt là sự phát
triển nhảy vọt vé c h iẻ u ca o. C ó năm trẻ e m c a o từ 5 - 6 c m
( đ ố i với nữ) và 8 - lOcm (đ ố i với n a m ). N h ữ n g dấu hiệu đặc
trưng củ a tuổi d ậ y thì d iễn ra ở trẻ e m nữ v à o k h o ả n g 11 -1 3

85
tu ổi, ở e m trai từ 13 - 1 5 tuổi. T r o n g g ia i đoạn này, ngực,
l ô n g ở nách, ở b ộ phận sinh d ụ c c ủ a c á c e m gái phát triển,
đ ồ n g thời xuất h iện k inh n g u y ệ t, dấu h iệ u chính của sự d ậy
thì đ ầy đủ. Ở c á c e m trai, ngự c bắt đ ầ u n ở nang, n h ữ n g dấu
h iệu phụ củ a bộ phận sinh dục phát triển và c u ố i c ù n g là hiện
tư ợng xuất tinh b á o h iệ u sự chín m u ồ i c ủ a quá trình phát dục.

2. N h ữ n g thay đ ổ i rất c ơ bản ở trên là m c h o trẻ e m c ó ấn


tượng sâu sắc rằng: “ M ìn h k h ô n g c ò n là trẻ c o n nữa” . Sự xuất
h iệ n ý n g h ĩ về sự thay đ ổ i vai trò x ã h ộ i c ủ a đứa trẻ rõ ràng
c ó nhữ ng c ơ sở k h á c h quan. Trước hết th iếu niên ý thức và
đánh g iá được n h ữ n g biến c h u y ể n tr o n g sự phát triển thể
chất, trong sự phát d ụ c củ a m ình. N ó c ả m thấy m ình “ người
lớ n ” m ộ t c á c h c ó c ã n cứ. Mặt k h á c c h í n h người lớn c ũ n g
k h ô n g hoàn toàn c o i thiếu niên như đứa trẻ trước đ ây (T rong
g i a đình c á c e m đã tham g ia lao đ ộ n g g ó p phần g iả i q uy ết
những k h ó khăn về kinh t ế h o ặ c tă n g thu nhập, v ề mặt tri
thức nhiều e m c ả m thấy m ìn h c a o h ơn b ố , m ẹ...)- Tất cả
nh ữ n g cái đ ó g â y ra ở thiếu n iên n g u y ệ n v ọ n g m u ố n được
làm người lớn và đ ư ợ c đ ố i x ử như n gư ời lớn .

T u y nhiên v ề mặt xã hội m à x ét, th iếu niên vẫn c ò n là


n h ữ n g h ọ c sinh, c ò n phụ th u ộc v à o b ố , m ẹ v ề nhiều mặt. Ở
c á c e m c ó n h iề u b iểu hiện m a n g tính trẻ c o n : trong d á n g dấp,
hãnh VI. Bơi vây £hMSê_ tò^jFỜi^lón^vần
nhữ ng đứa trẻ. Từ đ ó x ả y ra m âu thuẫn khá phổ biến giữa
ngư ời lớn và trẻ e m trong g i a o tiếp và ứng xử. Sự k h ô n g thay
đ ổ i v ề ứng x ử giữa n gười lớn v ớ i th iếu n iê n , trong khi thiếu

86
niên tlự co i mình là người lớn g â y ra k h ô n g ít những đ ụ n g đ ộ ,
thậm c h í “ xung đ ộ t ” ở lứa tuổi này.

K h i ý thức tự tr ọ n g và ý m u ố n đ ố i xử như người lớn phát


triển, về phía m ì n h , th iế u niên th ư ờn g c ó tâm lý “ p h ó n g đ ạ i ”
các niăng lực của m ì n h , thường đ á n h g iá c a o hơn h iện thực.
D iế u này thường th ể hiộn dưới d ạ n g n g a n g bướng, tỏ ra “ anh
hùng ”, “ bất c ầ n ” trước nhữ ng v iệ c làm hằng ng ày c ũ n g như
nhớn g thất bại m à th iế u n iên trải n g h i ệ m . Đ â y ch ín h là m ộ t
trong những khó k hăn đ iể n hình củ a lứa tuổi thiếu n iên , mà
nhiềui nhà tâm lý h ọ c đã d ù n g n h ữ n g thuật n g ữ “ tuổi k h ủ n g
hoanjg”, “ tuổi bất trị” , “ tu ổi k h ô n g thể g i á o d ụ c ” v .v ... Sự
thực thì những k h ó k h ăn , nhữ ng x u n g đ ột này c ó thể giải
quyến được bằng c o n đ ư ờ n g g i á o d ụ c đ ú n g đắn. ’N g h ĩ a là một
mặt mgười lớn phải h iể u được những thay đ ổi c ơ bản ở lứa
tuổi inày, thông c ả m v ớ i những biểu hiện “ khác lạ” ở c á c e m ,
c ó biiện pháp g i á o d ụ c phù hợp. Mặt k h á c chính thiếu niên
c ũ n g phải được g i á o d ụ c đ ể hiểu ch ín h m ìn h th ôn g qua g i á o
d ục g i ớ i tính để c ó c á c h c ư xử c h o phù hợp.

Tr o n g thực t ế s ự trưởng thành về mặt xã hội củ a tuổi thiếu


niên (tâm lý m u ố n là n gư ời lớn) phát triển k h ô n g phải đ ổ n g
đều ồ tất cả trẻ e m . T r o n g n h ữ n g h oàn cả n h , đ iề u k iệ n s ố n g
k h á c nhau, tâm l ý n à y c ó b iểu hiện k h á c nhau. G ần đ â y người
la phiát hiện thấy tìn h trạng tăng g i a tốc phát triển củ a tuổi
d ậy nhì ở những n ư ớ c phát triển, ở n h ữ n g v ù n g c ó k h í hậu
khác nhau. N g a y tr o n g m ộ t m ô i trường xã hội, g i á o d ục
tư ơ n g đ ối đ ồ n g nhất ở tuổi thiếu n iên c ũ n g c ó biểu hiện
khồn g hoàn toàn g i ố n g nhau. C h ẳ n g hạn, c ó e m c ó vẻ người

87
lớn vể mặt tri thức ( c o i sách báo tri thức là mặt thiết yúi
trong c u ộ c s ố n g ) , c ò n những mặt k h ác lại rất trẻ co n . C ó ơn
lại chỉ biết biểu hiện tính người lớn trong v i ệ c c h ạ y th eo cic
m ốt nhưng
W'
lại

trẻ c o n trong %đ-.' ố i xử v.v... D o đ ó sự phátg'"¥• ầtriín
n g u y ệ n v ọ n g là m n gư ời lớn phụ th u ộc rất nhiều vào sự »ổ
s u n g uốn nắn củ a g i á o d ụ c n ói ch u n g và củ a c á c bậc cha n ẹ

n ó i riêng. „ , ỵ '■ \ '

3. Một đặc đ i ể m đặc trưng khác ở tuổi thiếu n iên c ũ n g tổ


liên quan đ ến s f | phát triển g i ớ i tínhỊ N h ư đã trình bày ở trôi,
tuổi thiếu niên là lứa tuổi củ a dậy thì và phát dục. Sự dậy tiì
đã kích thích ở tuổi thiếu niên m ối quan
*
tâmI*I ■ đ ến - - —n e ư ò i khic-
,,»■ r —

g iớ i, là m nảy sinh n h ữ n g rung c ả m , x ứ c c ả m giứi tính m ới ụ.


Q u a n hệ với bạn khác giới ở tuổi thiếu niên k h ỗ n g “hin
n h i ê n ” , “ v ô tư” như các học sinh nhỏ. Ta d ễ quan sát thíy
h iện tượng nhữ ng e m trai, e m gái 13 - 1 5 tuổi xử sự m ộ t cáíh
thẹn th ù nIwfcrc,.iin vkín đ á o , >tế
I.il.............. •■■■
nhị
■■
với nhau. N h ữ n V*e biểu hiện
vJ •
giVi
tính này đưực c h e giấ u m ột cá c h bí mật, nhưng c ũ n g c ó lie
lại biểu lộ m ột c á c h ồn ào, s u ồ n g sã, thiếu tự nhiốn. N hn
c h u n g nhữ ng rung c ả m g iớ i tính ban đầu ở tuổi thiếu niên à
trong sáng. C ác e m chỉ m o n g thỏa m ãn tâm trạng này bằig
m ộ t m ố i thiện c ả m n h o n hỏ , m ột lờ i nói d ịu d à n g , m ộ l cử C1Ỉ
quan tâm, m ột nụ cười trìu m ế n ... Tâm trạng này sẽ qua íi
nhanh c h ó n g nếu thiếu niên được s ố n g trong m ột m ô i trưòig
lành m ạnh, người lớn biết hướng sự chú ý của cá c e m v;o
hoạt đ ộ n g h ọ c tập, lao đ ộ n g c ó ích, những m ố i quan hệ bại
bè v ô tư, trong sáng. Sở d ĩ m ột s ố thiếu niên lao v à o ccn
đ ư ờ n g y êu đ ư ơ n g quá sớm ch ín h vì trong m ộ t hoàn cảnh cụ

88
Iho c á c c m đã k h ô n g làm chủ d ư ợ c hán Ihân, hị lôi k é o , bị
kích thích bời n h ữ n g văn hóa p hẩm th iếu lành mạnh hoặc d o
những hậu q u ả g i á o dục k h ô n g tốt c ủ a n gư ời lớn.

Các c ô n g trình n g h ic n cứu của n h iề u nhà tâm lý h ọ c, g i á o


(lục h ọ c c h o thấy những rung c ả m g i ớ i tính ở tuổi thiếu niên
k h ô n g phải c ó ở tất cả thiếu niên. Đ i ẻ u này hác b ỏ luận đ iể m
vồ “ tính c h ế ước sinh v ậ t” đối với toàn h ộ đ ặ c đ i ể m c h u y ỗ n
biột ở tuổi thiếu niên m à S t.H oll và S.Phrued đưa ra. N h ữ n g
người th e o th u y ết này c h o rằng sự phát triển về mặt sinh vật,
giải phẫu sinh lý ở tuổi thiếu niên ch i phối toàn bộ đ ặc đ i ể m
lâm lý của g ia i đ o ạ n này. Bửi vậy sự “ k h ủ n g h o ả n g ”, “ tính
hất trị” ở tu ổi thiếu niên là tất y ế u .

Sự thực nhữ ng c ô n g trình n g h iê n cứu v ề dân tộc h ọ c ở tuổi


thiếu niên đã rút ra những kết luận k h ác với quan đ i ể m tính
c h ế ước sin h vật” củ a s . Phreud trong c o n người cái tự nhiên
k h ô n g thể đ ố i lập với c á i xã h ộ i, vì cái tự nhiôn ở co n người
h ao g i ờ c ũ n g c ó tính xã hội. T uổi th iếu n iê n ĩà thời kỳ đứa trẻ
đ a n g trên c o n đ ư ờ n g đi đến vị trí c ủ a n ó trong xã hội, đ a n g
thâm nhập v à o đ ò i s ố n g xã hội c ủ a n gư ời lớn. Bởi vậy những
y ế u tố sinh vật c ò n c ó tính c h ế ước xã hội rất rõ rệt.

L . x . V ư g ô t x k i k h i n ó i v ề k h ủ n g h o ả n g c ủ a t u ổ i thiếu n i ê n
dã nhấn m ạ n h rằng, phải tách ra n h ữ n g cấu thành m ớ i, cư bán
trong ý thức c ủ a tuổi thiếu niên và giải thích rõ hoàn cản h xã
h ộ i củ a sự phát triển, m à trong đ ó m ỗ i lứa tuổi, hoàn cản h
n ày là m ộ t hệ th ố n g c ó m ộ t k h ô n g hai c ủ a nhữ ng quan hệ
g iữa đứa trẻ với m ô i trườrg. Chính sự cả i tổ hộ th ốn g những
quan hệ n ày là n ội d u n g chủ y ếu c ủ a “ k h ủ n g h o ả n g ” tuổi

89
thiếu niôn. D o đ ó k h ô n g phải tính “ c h ế ước sinh vật” m à là
những hoàn cành xã hội cụ thể của đòi s ố n g và sự phát triển
c ủ a thiếu niôn, vị trí xã hội c ủ a thiếu niên trong th ế giới
người lớn q uyết định và lý giải sự “ k h ủ n g h o ả n g ” đó.

4. N g o à i sự phát d ụ c, ở thiếu niên c ò n c ó những thay đổi


căn bản v ề hình thái và giải phẫu sinh lý k há c, có ảnh h ưởn g,
thậm c h í g â y ra sự mất cãn bằng, g â y n h ữ n g k h ó khăn tạm
thời trong c u ộ c s ố n g và hoạt đ ộ n g củ a c á c e m .

^ v ề mật hình t h á i / trẻ e m ở tuổi thiếu n iên phát triển mạnh


về c h i ề u c a o , người ta thường e ọ i là “ sự nhảy vọt về tẩm
v ó c ” . C u ố i tuổi thiếu niên tỉ lệ cơ thể x ấ p xỉ tỉ lệ đặc trưnc
của người lớn. T uy n h iê n sự phát triển c ơ bắp k h ôn g th eo kịp
với c h i ề u c a o nên đầu và giữa tuổi thiếu niên ta thấy c ó sự
mất cân đ ố i v ề c h iề u c a o và c h iề u n g a n g c ủ a cư thể.

T i m phát triển nhanh hơn cá c m ạch m á u , điều đ ó g â y ra sự


mất cân b ằng và thường là n guy ỗn nhân g â y ra cá c rối loạn
ch ứ c n ăng trong hoạt đ ộ n g của hệ tim m ạ c h , biểu hiện dưới
d ạng: tim đập nhạnh, huyết áp ca o , th ư ờn g c h ó n g mặt, nhức
đầu, sức làm v iệ c g iả m . T uy ến nội tiết hoạt đ ộ n g mạnh (đặc
biệt là tu yến g iá p trạng và tu yến sinh d ụ c ) , gây sự mất cân
h ằng củ a hệ thần kinh trung ương, d ẻ g â y nên những cơn x ú c
đ ộ n g m ạ n h , g â y những phản ứng n ó n g n ả y v ô cớ, những hành
vi bất thường. Ở tuổi thiếu niên, cá c quá trình thần kinh h ư n g
phấn c ủ a v ỏ não m ạnh và c h iế m ưu thế, nên nhiều khi thiếu
niên k h ô n gc làm chủ được bản thân, k h ô n g kiềm c h ế được x ú c
Tị, I r -ĩr .r- Ị. ,rềhmitMtL ^ . .*•

đ ộ n g m ạ n h . Sự cải tổ của c á c c ơ quan nội tiết với m ố i tưưng


quan c ủ a hệ thần kinh thường là c ơ sở g â y ra tính mất cân

90
bíing c h u n g , tính (lc bị kích thích, dỗ nổi n ó n g , gây g ổ , lính
hiếu d ộ n g , tính uổ oái và thờ ư c ó chu kỳ ư tuổi thiếu niên.

Tát cá nhữnì: đ iề u trôn đây e â v ra sự mất cân hằng tạm


thời và tu ột số khổ khăn trong hoạt đ ộ n g c ủ a tuổi thiếu niỏn.
V í (lụ c á c em làm v i ệ c rất hăng say, nhiệt tình nhưng sức làm
VIộc chưa bén, chưa d ẻ o dai. T h iế u ni 011 c ũ n g thường dễ bị
kích Ihícỉì, hị lỏi k é o nên c ổ thổ sa và o c á c “ n h ó m tự p h át” ,
c á c “ băng đ ả n g '’ c ó những hoạt đ ộ n g k h ô n g lành m ạnh, thậm
c h í vi phạm pháp luật vì những hành vi th iếu suy nghĩ. N eư ời
til c u n g quan sát th ấy <1 tuổi thiếu nicn thường xuất hiện
lìhửnu "nỗi buôn v ơ vẩrT, những sự trễ nải, thờ ơ c ổ tính chư
kỳ (nhất là ở em g á i). Đ i ề u này d o những y ế u tố của tuổi dậy
thì chi phối. V à o nhữrm lúc như vậ y, c á c h xử sự thiếu k h é o
loo, thiếu phù hợp của người lớn c ổ thể g â y tổn thươne về
mặt tam lý, g â y nhừnu “ cơn s ố c ” (Stress) dỗ dẫn trẻ đ ến c h ỏ
iu VỘI v o n g và h à n h đ ô n e thiếu suy nghĩ ở t u ổ i thiếu niên.

Nhữỉii: khó khăn tạm thời này sẽ qua đi c ù n g với sự trưởng


thành cua thiếu n iê n , c ù n g với sự c ư xử đ ú n g đắn ( c ó tính đến
c á c đặc đ iể m lứa tu ổ i) của naười lớn, của xã hôi. 0 giai đoạn
này,"'mâu thuẫn thường thấy là m ố i quan hệ qua lại giữa
người lớn và thiếu n i ẽn,_ N ế u người lớn vẫn tiếp tục quan hệ
v ó i thiếu niên như m ộ t đứa trẻ thì ihiếu n iên sẽ c h u y ể n sang
k iểu quan hệ đ ô i lập lại dưới d ạ n g n h ữ n g hướng bỉnh và
c h ố n g đ ố i khác nhau.

Sự tổn tại những xu th ế đối lộp d ễ dẫn đ ế n những va c h ạ m ,


x u n g k h ắ c giữa th iếu niên và người lớn. Sự x u n g đột c ó thể
k é o dài c h o đến khi nào neưìri lớn thay đ ổ i cá c h nhìn nhận,

91
đ ánh giá về thiếu niồn. D o đ ó dễ đưa th iếu n iên đ ế n c h ỗ xa
lánh người lớn, phủ đ ịn h người lớn, vì n ó tin rằng người lớn
k h ô n g thể h iểu đ ư ợc nó. Đ ể khắc p hụ c tình trạng này, người
lớn phải tạo đ iề u k iệ n c h o thiếu n iê n c h i ế m m ộ t vị trí bên
cạnh m ìn h , tôn trọng sự đ ộ c lập, ý thức vưưn lên làm người
lớn của c h ú n g . Từ đ ó c ó quan hệ bạn bè, bình đ ẳ n g , hợp t á c
với tư c á c h là n gười đi trước c ó kinh n g h i ệ m hơn, h ư ó n g d ẫ n
ch ú n g . N h ờ đ ó dần dần người lớn đặt t h i ế u niên v à o vị trí
m ới. V ị trí củ a n gười g iú p việc, n gư ờ i c ộ n g tác trong n hữ n g
hoạt đ ộ n g khác nhau. C òn chính n gười lớn thì trở thành n g ư ờ i
bạn m ẫu m ự c củ a th iếu niên. Chỉ c ó c á c h đặt vấn đ ề và giải
q u y ế t vấn đ ề n h ư v ậ y mới tạo ra m ộ t quan hệ tự n hiên, hợp
qui luật ở lứa tuổi n à y. N h ờ đó, n h ữ n g m âu Ihuẫn, những k h ổ
khăn về lứa tuổi đ ư ợc giải quyết. N h ữ n g mất cân b ằng về sinh
lý, tâm lý của thiếu n iên dần dần qua đi, c á c e m s ẽ được phát
triển bình thường và lành mạnh.

H. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ sự P H Á T TR IỂN


T R Í T U Ệ C Ủ A T H IẾ U N IÊN

I. N h ữ n g đ ặ c đ iể m củ a hoạt đ ộ n g h ọc tậ p ở th iế u niên

Ở thiếu n iên , hoạt đ ộ n g h ọc tập ( H Đ H T ) vẫn c h i ế m vị trí


quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân c á c h , tuy hoạt
đ ộ n g này đã m a n g nhữ ng sắc thái m ớ i và c ó sự phân hóa
đ á n g kể. Đ ố i với n h iề u e m , sự hấp dẫn của nhà trường tăng
lên d o khả n ăng g i a o tiếp rộng rãi với c á c bạn c ù n g tuổi,
nh ư n g c ũ n g ch ín h vì v ậ y m à bản thân v i ệ c h ọ c bị tổn thương:
k ỉ i ô n e ít Ihiếu m e n sao la n e v ic e h ọ c tập, chuẩn bị bài h ọ c,
làm hai thiếu chu đ á o. () tuổi thiếu niên quan hộ và g i a o tiếp
với bạui be, vơi người lớn c ỏ V n g h ĩa đ ặ c biộl. G iở h ọ c đối với
c;ic d m k h ô n g chí đơn thuần là học tập, m à cò n là một tình
h u ố n g g ia o tiếp với bạn hò, vơi g i á o v iê n , m ộ t tinh h u ố n g c ó
Vo s ô n h ữ n g c ử c h i , n h ữ n g đ á n h g i á v à n h ữ n g r u n g c ả m c ó ý
nghĩa . Sự p h o n g phú và m ở rồng c u ộ c s ố n g , những m ố i liên
hộ v ớ i thế uiói x u n g q u a n h , với m ọ i người làm g iả m hớt sự
suy mic đối vơi h ọ c tập ở nhà trường. N h ữ n g c ô n g trình
n g h iê n cứu tâm lý ở lứa tuổi n ày c h o thấy c ó sự phân hóa và
k hác biột nhiều mặt ở h ọ c sinh. V í dụ:

- VỒ thái đ ộ đối với h ọ c tập c ó biểu hiện từ c h ỗ rất c ó trách


n h i ệ m đối với học tập dẫn đ ến thái đ ộ thờ ơ, vô trách nhiệm .

- V ổ phát triển c h u n g c ó n hữn g h ọ c sinh phát triển ở m ức


đ ộ caio và c ó sự am h iểu n h iề u mặt vượt hẳn lứa tuổi tron a
n h ié u lĩnh vực, trái lại c o m ô t so c m c o h ic u hicl rAt Ỉicỉn ch c.

- V ề phương thức lĩnh h ộ i tài liệu phân hóa từ m ứ c c ó kỹ


n ăng làm v iệ c đ ộ c lập, và t h ô n g hiểu tài liệu đến c h ỗ h oàn
toàn k h ỏ n g c ổ kỹ n ăng là m v i ệ c kết hợp với thói q u e n h ọ c
th u ộ c từng câu, từng chữ.

N ộ i d ung khái n i ệ m “ h ọ c tập” ở tuổi th iếu niên m ở rộ n g


hơn ở» tuổi h ọ c sinh nhó. T r o n g lứa tuổi n à y v iệ c tiếp thu k iến
thức inhiều khi đã vượt ra k h ỏ i g i ớ i hạn c ủ a nhà trường, n ẹ o à i
c h ư ơ n g trình h ọ c , m a n g tính đ ộ c lập và c ó m ụ c đ íc h hơn. Ở
khá n h i ổ u thiếu n iê n đã b iể u lộ xu h ư ớ n g ổn định với hoạt
đ ộ n g trí tuộ và khát v ọ n g m u ố n nắm vữ n g tri tb.'c và k ỹ n ă n g

93
m ớ i , c ó hứng thú bẻn vững với những m ôn h ọ c nhấl đ ịn h lốn
q u a n với m ộ t n g àn h k hoa h ọ c , kỹ thuật tương ứng. Ở nhrni
h ọ c sinh khác c ó n ăng lực hoạt đ ộ n g trí tuệ, chín ch ắn , nhaih
trí, sa y m ê hoạt đ ộ n g nhận thức đối với loại hoạt đ ộ n g c ó á n
p h ẩ m cụ thể, nhưng kết quả vé học tập lại k h ô n g lốt. Troig
trường hợp này những phẩm chất nhân c á c h c ó g iá trị đư;c
hình thành k h ô n g phải trong khi lĩnh hội tri thức ở nhà trưòig
m à n ằm trong hoạt đ ộ n g đ ộ c lập với nội d u n g vượt ra ngiài
g i ớ i hạn c h ư ơ n g trình h ọc.

T r o n g lứa tu ổ i th iếu niên xuất hiện đ ộ n g c ơ hoạt đ ộ n g Ịt>c h

tập m ớ i c ó liên quan đ ến sự hình thành v iễ n cảnh c ủ a cu}c ềt 5

s ố n g , d ự đ ịnh n g h ề n g h i ệ p tươne lai. Sự chưa hài l ò n g với bin ĩ

th ân , n h ữ n g k ỳ v ọ n g , n h ữ n g hoài b ã o m à th iếu niên s u y nịhĩ


là n g u ồ n tạo ra tính tích cự c nhận thức. T ro n g những v i ệ c lim
đ ộ c lập củ a th iếu n iên xuất hiện những n h iệ m vụ gần và :a,
c h ú n g tổ ch ứ c và đ iề u ch ỉn h hoạt đ ộ n g cụ thể của th iếu nitn.
H ọ c tập m a n g ý n ghĩa cá nhân biến thành sự tự h ọ c , đ ây là
m ộ t k iể u hoạt đ ộ n g h ọ c tập c a o , mới vể chất ở lứa tuổi này.

Mặt k h á c hoạt đ ộ n g h ọ c tập ở trường củ a tuổi th iếu n è n


c ó th ể biến thành hình thức khi thiếu niên c ó hứng thú mạih
m ẽ k h ô n g phải với h ọ c tập h a y nhận thức, nghĩa là khi thiìu
n iê n k h ô n g c o i v iệ c lĩnh hôi tri thức g iữ vị trí quan trọng so
với c á c g iá trị khác đ ang hình thành ở c h ú n g . C h ẳn g hạn ;ố
h ọ c s in h c o i vị trí đ ứ n g đầu m ộ t n h ó m n à o đ ó là g iá trị CIO
nhất. C ó n h ữ n g h ọ c sinh k h á c lại c ố g ắ n g đ ể được c á c bin
y ô u m ế n , là trung tâm c h ú ý củ a m ọ i ngườ i... ở n h ữ n g h)c
s in h n ày thường c ó những biểu h iện thiếu sót trong hàih

9 4
dội 111 h ọ c tâp mà đ i ể n hình nhất là khi v à o h ọ c t r o n c c á c
( r ư ờ n g T H C S , kốl quá h ọ c tập sút hán s o vơi hậc h ọ c tiể u
họvj. N g u y ê n nhãn của lình tỉ aim n à y c ổ th ể d o thái đ ộ sai
sốt đ ô i với h ọ c tập, d o p h ư ơ n g thức lĩnh h ộ i tài liệ u k h ỏ n e
đúing h o ặ c d o c á c n g u y ê n nhân k h á c . Đ i ề u q u a n tr ọ n g là
n ế u k h ô n gc loại trừ c h ú n C
c7 đ ú n C
e lú c c ổ th ể dẫn đ ế n hậu quà
1
khCìng thể khắc phục dược khi tài liệu h ọ c tập n g à y c à n g phức
tạp hơn. N h ữ n g th iếu niên này, sẽ n g à y c à n g bị h ổ n g về k iến
thúrc, h ọ c lập sút k é m , mất hứng thú về h ọ c tập, đi đ ến ch á n
h o c , bỏ h oc.

C á c h thức d ạ y và h ọ c ở trường T H C S khác căn bản với


trư<ờng tiểu h ọ c. T h a y c h o một g i á o viên d ạ y tất cả c á c m ô n
h ọ c , g i ờ đ â y là 5, 6 g i á o viên m ới. M ỗ i g i á o v iên d ạ y m ộ t
niôtn h ọ c với p h o n g c á c h , trình đ ộ tri thức, c á c h g i a o tiếp
riêinị’ c ủ a m ìn h . K h ô n g phải tất cả c á c h ọ c sinh đ ề u thích
nglhi n g a y lập tức với hình thức dạy h ọ c m ớ i n à y , nhất là với
h ọ c sinh y ế u k é m . Q uan hệ qua lại g iữ a g i á o v iê n và h ọ c sinh
khíông c ò n như tiểu h ọ c m à thường là hời hựt, xa c á c h hơn.

Khi c ù n g m ộ t lúc xuất hiện n h iề u g i á o v iên k h ác nhau về


trình đ ộ n g h ề n g h iệ p , đặc đ iể m nhân c á c h , hành vi và c á c h
giaio tiếp... đã tạo ra ở h ọ c sinh sự s o sánh và đ ánh giá c á c
giáio viỗn th e o nhữ ng th ôn g s ố k h á c nhau. T ình hình này xuất
hiệ:n ở h ọ c sinh: thứ nhất, sự phân h óa đ ố i với c á c g i á o v iê n
thàtnh “ những g i á o viên đ ư ợc y êu m ế n ” và “ n h ữ n g g i á o v iên
khiông đ ư ợc y ê u m ế n ” ; Ihứ hai, phát triển ở h ọ c sinh n ă n g lực
n h ậ n thức, đ á n h g iá người khác; thứ ba, sự phân hóa trong
hứmg thú h ọ c tập, h ứ n g thú nhận thức c ủ a h ọ c s in h . T h i ế u

95
n i ê n th ư ờ n g đ á n h g i á c a o n h ữ n g g i á o v i ê n c ó h iếu b i ế t và
n g h i ê m k h ắ c n h ư n g c ô n g b ằ n g , tốt b ụ n g và t ế nhị. N h ữ n g
g i á o v i ê n n ày th ư ờ n g biết g iả i th ích tài l i ệ u h a y , d ẻ h iể u ,
b iế t tổ c h ứ c c ô n g v i ệ c trong g i ờ h ọ c s a o c h o thu hút đ ư ợc
m ọ i h ọ c s in h v à o v i ệ c h ọ c , n h ằ m đạt đ ư ợ c h iệ u q u ả c a o ở
m ỗ i h ọ c sin h .

Sự đ ánh g iá đ ố i với g i á o viên bộ m ô n nhiều khi l à y ế u tô'


quan trọng đ ố i với hứng thú học tập của h ọ c sinh. K h ô n g ít
h ọ c sinh vì yôu m ế n m ô n học nào đ ó vì thầy, c ô dạy h a y , hấp
dẫn . C á c h d ạy h ọ c được phân hóa th e o từng m ô n c ũ n g là cơ
s ở đ ể h ọ c sinh tách ra thành m ô n “ h a y ” và “k h ò n g h a y ”,
thành những tiết h ọ c “cần th iế t” và “ k h ô n g cần th iế t” , thành
n h ữ n g tri thức “c ầ n ” và “ k h ô n g c ầ n ” . V i ệ c phân hóa n hư vậy
đ ố i v ớ i h ọ c tập thường được q u y ế l định bởi chất lượ n g dạy
h ọ c , bởi hứng thú h ọ c tập và kết quả h ọ c tập của thiếu n iên .

T ó m lại, hoạt đ ộ n g h ọ c tập ở tuổi thiếu niên m a n g những


sắc thái m ớ i, c ó sự phân hóa sâu sắc hơn, đ iển hình hơn. Đ â y
c h ín h là m ộ t trong những đ iều kiện tạo ra những đặc đ iể m
tâm lý , những p hư ơ ng thức hoạt đ ộ n g trí tuệ khác vể chất so
với lứa tuổi trước đ ó .

2 . S ự p h á t t r i ể n n h ậ n t h ứ c , tr í t u ệ c ủ a t h i ế u n i é n

V i ệ c h ọ c tập ở c á c lớp T H C S đ ò i hỏi h ọ c sinh phải n g h iê n


cứu và lĩnh hội c á c m ô n h ọ c k h á c nhau. Các e m phải nắm
v ữ n g m ộ t k h ố i lượng tri thức lớn. Tài liệu lĩnh hội m ộ t mật
đ ò i h ỏ i hoạt đ ộ n g nhận thức và tư d u y c a o hơn, mặt k h á c đ ò i
h ỏ i trẻ phải n ắm đ ư ợc phương thức hành đ ộ n g đối với từng

96
m ô n k h o a học. V í d ụ , hộ th ố n g c ô n g thức, kí hiệu trong toán
h o c , vật lý học, n g ô n n g ữ h ọ c... v ề mật khách quan, những
m ô n h ọ c mới đ é ra n h ữ n g y êu cầu m ới, p hư ơ ng thức lĩnh hội
mới,, nhằm phát triển trí tuệ ở trình đ ộ c a o hon. Đ ó là tư duy
lý l u ậ n , lư duy phân tích, tư d u y hình thức. Loại tư d u y này
bát đầu phát triển từ lúc 11, 12 tuổi và d ư ợc hoàn thiện vào
lú c 17, 18 tuổi. Piaget g ọ i đ ây là giai đ o ạ n của trí tuệ thao
tác hình thức. K iểu tư d u y này c ổ đặc đ iể m : dựa v à o những
đ ặ c đ iể m c ó tính chất tượng trưng, dựa v à o m ột hệ thống kí
h i ệ u qui ước như n g ổ n ngữ, c á c kí hiệu toán h ọ c , vật lý h ọ c...
đổ s u y luận, phân tích rút ra những kết luận. Ở thiếu niên
x u ã t hiện khả n ăng su y luận m ộ t c á c h c ó g i ả thuyết, dựa trên
nhữĩne tiển đc c h u n g , ơ trình đ ộ trí tuệ này đ ò i hỏi cá c h lập
luộin, kết luận đều d iễ n tả b ằng lời, thoát k hỏ i m ố i liên hệ
t i ự e tiếp với vật thật h o ặ c m ô hình thay thế.

K h á c với trẻ n hỏ, thiếu niên bắt đầu phân tích n h iệm vụ trí
tuệ dặt ra ch o n ó với ý đ ồ v ạ c h ra c á c m ố i quan hệ c ó thể c ó
t r o n g c á c dữ kiện đã c h o , tạo ra n h ữ n g g iả định khác nhau vổ
n h ữ n g liên hệ củ a c h ú n g và sau đ ó k i ể m tra những g iả thiết
n à y . Đ ổ là kỹ nàng biết sử d ụ n g n h ữ n g g i ả thiết đ ể giải quyết
c á c n h iệ m vụ trí tuệ. N h ờ đ ó c á c khái n i ệ m đưực hình thành
troing g iai đoạn này là c á c khái n i ệ m k h o a h ọ c , khái niệm lý
luậin đạt tói trình đ ộ lý tính.

N é t đ ặ c trưng c ủ a trình đ ộ tư d u y n ày là h ọ c sinh ý thức


dưọfc c á c thao tác trí tuệ c ủ a bản thân m ìn h và đ iểu khiển
đưọíc c h ú n g . Quá trình này c ũ n g trở thành đ ặ c trưng c h o cả
nhũíng chức năng tâm lý k há c. N g ô n n g ữ đ ư ợ c k iể m tra và

97
đ iéu khiển s a o c h o những lòi viết ra, n ói ra c h o đ ú n g cho
hay, c h o đẹp.

N h ữ n g tri thức m a n g tính khái n iệ m , tính khái quát tính


l ô g í c của tài liệu h ọ c tập th u ộc cá c bộ m ô n đ ò i hcSi ở í h i ế u
niên tính tích c ự c trí tuộ cao , đ ò i hỏi sự tập trung chú ý c ổ
chủ định, đ ò i h ỏi sự ghi nhớ c ó ý n ghĩa. D o đ ó c ù n g vVi sư
phát triển trí tuệ ở tuổi thiếu niên, c á c phẩm chất khá: cùa
quá trình nhận thức như tri g i á c , tưởng tượng, tư cỉuy cũ n g
phát triển m ạn h m ẽ . C h ẳ n g hạn m u ố n lĩnh hội một đ ịih lý
của hình h ọ c , h ọ c sinh phải c ó kỹ nãng nhìn h ì n h vẽ đ ọ c
hình vẽ, ghi n h ớ và biết tái tạo nó, mặt k h á c phải rít ra
những m ố i liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau c ủ a ch ú n g . Ví dụ,
m ố i liên hộ giữa cát tuyến và hai đ ư ờ n g s o n g s o n g . N h ữ n g
đ ò i hỏi như vậy là m c h o chú ý , tri g i á c , tưởng tượng cúi h ọ c
sinh đư ợm m àu sắc tư d u y . N ó i c á c h k há c, thiếu n iên phải
luôn luôn ử tâm t h ế suy n g h ĩ trong quá trình lĩnh hội tri hức.

Khi v à o h ọ c ở c á c lớp T H C S, c á c m ô n học được tách h à nh


2 n h ó m c ơ bản: k h o a h ọ• c tự* n hiên và k h o a h ọ• c xã hội.

N h ìn
c h u n g , lú c đầu n h iề u h ọ c sinh gặp khó khăn trong việt lĩnh
hội cá c m ô n th u ộ c khoa h ọ c tự nhiên (toá n , lý, h ó a... hơn
k h o a h ọ c xã hội (văn, sử, đ ịa ..), lý d o là h ọ c sinh chư; biết
biến đổi những d ữ k iện c ủ a m ột bài toán , chưa “ n h ìn ” n c á c
m ố i liên hộ của c á c định luật, đ ịn h lý, qui tắc. N ếu g i á c v i ê n
k h ô n g dựa trôn nhữ ng kinh n g h i ệ m , tri thức đã c ó củi h ụ c
sinh đ ể hướng d ẫn, tổ ch ức v iệ c d ạy h ọ c nhằm hình thàih tư
d u y trừu tượng, k hái quát thì n h ữ n c h ọ c sinh này thườnị h ọ c

98
k é m . Lối hoc vẹi mỏi cá c h hình ỉhức là kê thù tai hại của các
k h on hoc tự n hiên.

V i c♦e lĩnh hội


• n h ữ n ec tri thức của cá c m ô n khoa h ọ• c xã hội

t h ư ơ n g ít gặp k h ổ khăn hơn. N h ư n g tình trạng trung hình chú


lìghĩíi của c á c bộ m ô n này thường rất p h ổ hiến. H ọ c sinh c ó
xu hướng ghi n hớ tài liệu h ọc tập khi chưa hiểu đ ầ y đủ th eo
kiể u hoc th u ộ c l ò n g bằng cách lặp đi lặp lại hài h ọ c nhiều
1An . D i ề u này đ e m lại k ít quà xấu c h o sự phát triển trí tuệ:
this'll niên k h ô n g hình thành được sự phát triển trí n hớ th eo
h ư ờ n g trí tuệ hóa, c á c th ao tác tư d u y hình thức (tư d u y l ô g i c )
rất non k é m , ảnh h ư ở n e đốn toàn hộ quá trình h ọ c tập c á c
m ô n này.

•Sự phát triển về nhận thức và trí tuệ c ủ a thiếu n iên k h ô n g


d ồ n g déu ờ tất cả c á c e m c ù n g h ọ c c h u n g m ộ t c h ư ư m g trình.
Sự phân hóa n ày ở tuổi thiếu niên mạnh hơn ở h ọ c sinh nhỏ.
Điề-U n à y c ó n h i ề u n g u y ê n n h â n n h ư n g c h ú y ế u d o t í n h c h ấ t
cúai hoạt đ ộ n g h ọ c tập ờ c á c lớp trung h ọ c phức tạp m ộ t cá c h
clánig kể, d o n h ữ n g sai sót của phương pháp h ọ c tập và
phurơng thức d ạ y h ọ c . N ế u ở các lớp tiểu h ọ c , m ộ t vài thiếu
sót n ào d ó c ò n cản trở c á c e m học tốt thì lên cấp 2 , thiếu sót
này/ lừ c h ỗ bị dấu k ín n ay c h u y ể n thành rõ rệt, biến thành
nhữrnn trở n gạ i n g h i ê m trọng trong v i ệ c lĩnh h ộ i c ó chất
lượing những tri thức k h o a h ọ c. V í dụ, m ộ t vài lỗ h ổ n g ở k iến
thứcc ngữ văn c ủ a h ọ c sinh n h ỏ c ó thể chưa b ộ c lộ rõ d o cá ch
học còn m a n g tính t ổ n g hợp, nhưnu lên lớp trên thì d o tính
chấ t phân m ô n , n h ữ n g lỗ h ổ n g n gà y c à n g rộng và b ộ c lộ rõ
rít. Đ i ề u này làm c h o h ọ c sinh h ọ c k ém hẳn s o với trước.

99
N ếu k h ô n g kịp thời loại trừ và khắc phục Ihì n h ữ n g h ọ c sinh
này cứ đ u ố i dần và đi đến c h ỗ k h ô n g thể bổ cứu được. Sự
phát triển trí tuệ c ủ a học sinh d o đ ó bị ảnh h ư ở n g , sự k h á c
biệt trí tuệ trong c ù n g đ ộ tuổi n g ày c à n g tăng. Đ i ề u này lý
giải tại s a o c ù n g là thiếu niên nhưng c ó những h ọ c sinh c ó
m ộ t tầm hiểu biết k h á sâu rộ n g với nhiồu tri thức tự n h iê n , x ã
h ộ i k h á c nhau, c ó m ộ t trình đ ộ trí tuệ khái quát m a n g tính lý
luận và lô g í c . Trái lại c ó những e m rất hạn c h ế về hiểu b iết
và k h ô n g c ó n h ữ n g thao tác trí tuệ tối thiểu cần thiết đ ể g iả i
q u y ế t nhữ ng n h i ệ m vụ học tập bình thường nhất. T r o n g đ i ể u
kiện kinh t ế - xã h ộ i hiện nay, trong sự phát triển vũ bão c ủ a
th ô n g tin, k h o a h ọ c kỹ thuật, sự k h ác biệt này đ a n g c ó xu t h ế
tăng rõ rệt.

r a . LĨN H V ự c X Ú C C Ả M - Ý C H Í VÀ Đ Ặ C Đ IỂ M
N H Â N C Á C H C Ủ A T U Ổ I T H IẾU NIÊN

1. N h ữ n g đ ặ c đ i ể m t ì n h c ả m • ý c h í c ủ a t u ổ i t h i ế u n i c n

C ác y ế u t ố c ơ b ả n c h i p h ố i đ ờ i s ố n g x ú c c ả m , tìn h c ả m
c ủ a th iế u n iê n .

T h ứ n h ấ t là sự cải tổ về mặt sinh lý giải phẫu dẩn đ ế n


sự phát d ụ c (d ậ y thì).

T h ứ hai là h o ạ t đ ộ n g g i a o tiếp v ớ i bạn bè c ù n g tuiổi


với sự m ở r ộ n g c ủ a p h ạ m vi h oạt đ ộ n g xã h ộ i tr o n g m<ôi
trư ờng m ớ i .

T h ứ b a là xu hướng vươn lên làm người lớn.

100
Sư phát tricn của tuổi dậy thì làm c h o quan hộ giữa c á c em
trai, c m eái thay đổi một c á c h cán bản. Xuất hiện sự quan
l â m đ ến n hau, c ổ n a u y ộ n v o n a đ ược hạn k hác giới ưa thích.
Do. đ ổ th iếu n iê n thường quan tâm đ ến vé bề n g oà i cùa m ìn h ,
qu*an tâm tới nhữnu y ếu lố gây sự hấp dẫn. T ro n g sự phát
triiẩn về the chất và phát dục, các e m gái sớ m hơn c á c e m trai
1 - 2 n ă m n en ở giai đ o ạ n đẩu một sỏ e m gái c a o hơn, đầy
đặin hơn c á c e m trai. Thân hình thấp lúc 1 2 - 1 3 tuổi thường
g â y ra ở e m trai n h ữ n g c ả m g iá c k h ó c h ịu , đ ó là cả m g iá c
th u a k é m hạn bè. N g ư ợ c lại, những rung c ả m tương tự c ù n g
xả'y ra ở c á c e m gái c ó c h iề u c a o , thân hình vượt hẳn s o với
c á c ban cùnsi tuổi.

L úc đ ầ u s ự quan tâm tới người k h á c g i ớ i của nhiều e m


naim c ó xu h ư ớ n g tràn lan và được b iểu h iện dưới d ạ n g hay
“giây sự” với c á c e m gái. v ể sau những quan hệ này Ihay đổi:
mâú tính trực tiếp , xuất hiện tính n g ư ợ n g n g ù n g , nhút nhát, e
t h ẹ n , o m ộ t s ố e m đ i ề u đ ó b ộ c lộ rõ và trực tiếp, m ột s ô e m
khiác đ ư ợ c c h e dấu b ằ n g thái đ ộ thờ ơ, g iả tạo, “ khinh k h ỉn h ”
dốii với g i ớ i k h á c . H ành vi c ủ a n h ữ n g x ú c c ả m , tình c ả m với
bạin k h á c g i ớ i c ó tính hai mặt: vừa q uan tâm đ ế n nhau nhưng
lại vừa phân biệt n a m , nữ. S o n g , nhìn c h u n g thiếu n iê n đ éu c ó
tháíi đ ộ tò m ò đ ố i với n h ữ n g quan h ệ đ a n g nảy sin h , đ ối với
sự phát triển v ề giới c ủ a ch ín h ch ú n g .

Ở lớp 7 , lớ p 8 c á c e m gái thường quan tâm đ ế n vấn đ ể ai


thúch ai. C h ú n g rất hay q uan sát và trao đ ổ i vấn đ ể trên với
nhiau tạ o nỏn m ộ t bầu k h ô n g k h í bí mật rất lý thú. C ũ n g ở lứa
t u ổ i này d ễ h ìn h thành m ộ t tình bạn g ắ n b ó đ ô i bên n h ié u khi

'\
101
rất x ú c đ ộ n g , c ó thể g iữ m ột vị trí lớn trong đời s ố n g t ì m
c ả m của tuổi thiếu niên. M ố i c ả m tình k h ô n g được đáp lạ
n hiều khi là n g u ồ n g ố c của sự rung c ả m m ạn h m ẽ g â y ra J
thiếu niên nhữ ng tâm trạng buổn rầu, nhớ nhung. N ếu ngượ:
lại n ó g â y c h o th iếu niên tâm trạng phấn ch ấn , sự dịu d à n f ,
sự q uan tâm đ ến nhau m ột các h v ô tư, trong sán g. Đ ó c h í n i
là n h ữ n g x ú c c ả m ban đầu rất kín đ á o , tế nhị, hợp qui luật đ
tuổi thiếu niên. H ơn lúc nào hết, ch ín h lúc này thiếu n iên cầa
c ó m ộ t người bạn ch â n tình đ ể tin c ậ y và th ôn g cả m . N h ừ ru
sự can th iệp th ô b ạ o của người lớn sẽ làm c h o thiếu niên cảm
thấy bị c h ế d iễ u , x ú c phạm và thường dẫn đ ến hậu quả không
tốt đ ẹp , thậm c h í tai hại c h o nó.

a. N h u c ầ u c ầ n c ó b ạ n tă m tìn h v à th ô n g c ả m là m ộ t
n h u c ầ u đ ặ c tr ư n g v à n ổ i b ậ t ở tu ổ i th iế u n iê n

^Ạng g i a a tiếp hạn hẹ là hoạt đ ộ n g m a n g tính chú


đ ạ o ở lứa tuổi này. V ị trí bình đ ẳ n g trong q uan hệ bạn bè đặc
biệt hấp dẫn thiếu niên. N g u y ê n tắc bình đ ẳ n g trong quan hộ
bè bạn phù hợp với nội d u n g đ ạ o đức và cả m g iá c về mức
trưởng thành của bản thân thiếu niên. N h ữ n g đ iề u đ ó tạo ra
khả n ă n g phát triển những quan hệ c ù n g tuổi th e o ch iểu sâu.
Ở th iếu n iê n hình thành những g iá trị d ễ h iểu và gần gũi với
bạn b è hơn là đ ố i với người lớn, nga y cả với những người
thân n h ư bố, m ẹ , anh, chị.

Q u a n h ê với bạn bè ở tuổi thiếu niên phức tạp, đa d ạng và


c ó n ộ i d u n g hơn ở h ọ c sinh nhỏ. Ở thiếu niên c ó phân biệt
m ứ c đ ộ trong tình bạn: c ớ thể chỉ đơn giả n là bạn c ù n g h ọc,
c ó thể là bạn thân, c ó thể là bạn riêng ( c h í thân). Sự g i a o tiếp

102
vói Hạn hè vượt ra n goài e 1(T1 hạn c ủ a h ọ c lập, ngoài phạm vi
nhà (rường. N ó b a o quát những h ứ n g thú m ớ i, nhữ n e v i ệ c
làm nhữ ng quan h ệ mới tạo thành m ột lĩnh vực đ ộ c lập và rất
quail trong đ ố i với đời s ố n g của tuổi thiếu niên. T ro n g c u ộ c
siing đ ó th iếu nién hành đ ộ n g và su y n ghĩ, giàn h c h o n ó
nliiôu tâm h u y ế t, đ ồ n g ihời lrãi n g h i ệ m n iề m vui của thắng
lợi, của thành c ô n g , m ề m đau k h ổ và thất v ọ n g củ a thất bại.

G i a o tiếp với bạn bò và sự phái triển c ủa tình bạn ở th iếu


niên c ổ g iá trị rất lớn, nhiều khi g i á trị này c h i ế m hết vị trí
cùa h ọ c tập, của quan hệ đ ố i với n gư ờ i thân. D o đ ó ảnh
h ưởng đ á n g kể đ ến v iệ c h ọ c tập và n h ữ n g m ố i quan hệ khác.
N g ư ờ i m ẹ s ẽ c ả m nhận sớ m nhất cái c ả m g i á c c o n m ìn h đ an g
tách xa dán k h ỏ i v ò n g tay củ a m ìn h . V à ch ín h ử đ â y dễ x ả y
ra n h ữ n g thắc m ắ c , những m âu Ihuẫn trong g i a o tiếp giữa m ẹ
c o n . M ộ t đ i ề u rất đ á n g quan tâm là quan hệ Cjảa lh iấ u ị ũ ế a Mả
n g ự &i IÓ11 e ànp kJũ m g - *uôn 3ẻ thì sự gratr t r t y T Ứ T B p r "BFcang
l ứ a , và s ụ ả n h h ưủnp d ấ n th iếu iúủn.-càft£-mím+rfrrủ.

T h iế u niên m ộ t mặt biểu hiện rất rõ khái v ọ n g được g i a o


tiếp, đ ư ợ c hoạt đ ộ n g c h u n g với bạn c ù n g tuổi, với tình đ ổ n g
c h í và bạn bè thân th iết, mặt k h á c m ộ t khát v ọ n e k h ô n e k é m
m ạnh m ẽ nữa là đ ư ợ c bạn bè tôn trọng, c ô n g nhận. Sự hất h ò a
trong q u an hệ bạn bè c ù n g tu ổ i, sự th iếu bạn thân h o a c j i n h
bạn bị phá v ỡ đ ề u sinh ra n h ữ n g c ầ m x ú c n ặng nề, được đánh
g i á như m ộ t bi k ịc h củ a cá nhân. Sư k h ổ ch ịu nhất d ố i vố i
t u ổ i th iếu n iê n là aư phô p hán c ủ a tâp thẩ>xiaa.i)an-bè. Sự đơn
đ ộ c là trải n g h i ệ m nặng nề và hầu n h ư k h ô n g chịu đ ự ng n ổi
đ ối v ớ i tuổi th iếu niên. Tất c ả n h ữ n g tình h u ố n g đ ó đ ẩy thiếu

103
n iên đến c h ỗ đi tìm n h ữ n g đ ồ n g ch í, những bạn m ớ i n g o à i lớp
h ọ c , n goài nhà trường và m ột s ố e m đã bị lôi k é o bởi nhữnp
“ n h ó m ” những “ b è đ ả n g ” tự phát dưới n h iể u hình thức c h í n h ,
ở đ â y cá c e m c ó thể phải trải n g h i ệ m những bi kịch thực sự
củ a c u ộ c đời.

b. N h ữ n g y ê u c ầ u t r o n ẹ q u a n h ệ b ạ n b è ở tu ổ i th iế n n iê n
c ó n ltữ tig n ộ i d u n g v à s ắ c th á i m ớ i s o v ớ i h ọ c s in h n h o

N ế u như ờ h ọ c sinh n hỏ, vị trí c ủ a trẻ trong tập thể tùy


th u ộc chủ y ế u v à o sứ c h ọ c, v à o hành vi và tính tích cự c xã
hội, vào c h ỗ đứa trẻ thực hiện n h ữ n g y êu cầu c ủ a người lớn
như th ế n à o thì đ ố i với thiếu n iên , đ iề u quan trọng nhất là
những phẩm chất c ủ a người đ ồ n g c h í và người bạn, là s ự
nhanh trí và nhữ ng kiến thức rộng k h ô n g phải ch ỉ d o h ọ c tập
m a n g lại, là tính can đảm và khả n ăng làm chủ bản thân.
T ro n g cá c n h ó m th iếu niên khác nhau tồn tại m ộ t thứ bậc trật
tự khác nhau của nhữ ng phẩm chất trên đây. S ong nhìn
c h u n g , m ôt trong n h ữ n g-ưu~diểni m à -ị h i ế u 11iglrTếtTÍTẩnìrìTẫu
đ ổ là nhữnp phảm c h ất -của lình b ạ n ." N g h ĩ a là m u ố n đ ược
thừa nhận, tôn trọng hay nổi tiến g trước hết phải là m ột người
bạn tốt, m ột n gười bạn trung thành, thủy c h u n g , k h ô n g bao
g i ờ “ phản lạ i” đ ồ n g ch í của m ìn h . Đ i ề u này dẫn đến tình
trạng là nhữ ng h ọ c sinh được b ố m ẹ , g i á o viẻn đ ánh giá là tốt
n h iề u khi k h ô n g trùng hợp với n h ữ n g h ọ c sinh m à thiếu niên
c o i là c ổ uy tín nhất. N h ữ n g h o c s in h chi h ọ c g i ỏ i , vâng, lòi,
n g o a n n g o ã n k h ô n g p hải tò nhiĩ-np “ mãn npirfti h ạ n ĩ l m ầ . t h i á u
n iên ch ọ n . T iê u ch u ẩ n h à n g dầu -v à -e ơ b ản e è a -eăc e m đ ố i với
n g ư ò i lớn c ũ n g n h ư đ ố i với bạn tr ọ n g n hân r á c h v à

104

*
p>hfim chất con ngưrri. Tình hình n ày dẫn đến c ổ thể c ó mâu
tlhuẫn, khó khăn đ ối với g i á o viên ir o n g v iệ c xây đựng tập thể
k í p , tập thổ đội thiếu niòn tiền p h o n g , vì chuẩn giá trị của
g i á o viôn k h ô n g trùng k h ớ p với h ọ c sinh.

N hữ ng chuẩn m ực quan trọng nhất trong “ bộ luật tình


b ạ n " c ủ a thiếi* niên là: sự tốn tr ọ n g , bình đ ẳ n g , trung thành,
g.iúp đ ỡ bạn, tíUag thực. T ron g m ỗ i lớp, m ỗ i trường, những
hiành vi của tuổi thiếu niên đ ều đ ư ợ c đánh giá x em nhữnu
hiành vi đ ó c ó phù hựp h a y k h ổ n g với n h ữ n g chuẩn mực đã để
r a. T hiếu niên lên án sự “ thay l ò n g d ổ i d a ” vứi ban h è , (jổng
c . h i . j j r c h ố i s ự g i ú p , đ ỡ , ích kỷ .và th a m l a m , k h á t v ọ n g , l à m
c hi huy, tự phụ, p h ô trương ưu đ i ể m c ủ a m ình, d ù n g sức
rmạnh và lời nói đ ể hạ thấp ưu đ i ể m c ủ a bạn trước mặt và sau
lurng... Các e m thường p h ê phán những k ẻ thiếu tự trọng, xu
minh, đ ạ o đức g iả ,... N h ữ n g p hẩm chất kể trên là c ơ sở của lý
t ưởng, đ ạ o đức đ a n g hình thành ở th iếu niên, ảnh hưởng rất
r õ rệt đến sự phát triển nhân c á c h ở lứa tuổi này.

T hiếu niên th ích g i a o tiếp và kết bạn v ớ i nhữ ng bạn côỉig


liứp đ ư ợc m ọi n gư ờ i tôn trọng,- c ó u y tín và tiếrr+iở rỗ rệt vẻ
n ạ & miU nàfH4£~ N h ữ n g khía cạnh hấp dẫn c ó thể khác nhau.
V í dụ, trung thành với bạn, với đ ồ n g c h í, k h é o tay, can đ ả m ,
giiỏi thể thao, nhữ ng cử c h ỉ hành vi c ó tính lãng mạn v.v... C ó
nihững thiếu niên c ù n g m ộ t lúc bị lô i c u ố n bởi những người
b>ạn rất khác nhau, c ổ những h ứng thú đ ố i lập nhau. T rong
mhững trường hợp n hư v ậ y , phạm vi g i a o tiếp bạn bè m ờ rộng,
nihưng thường n h ữ n g m ố i quan hộ đ ó k h ô n g bển chặt và sau
nnột thời gian, n h ữ n g e m này sẽ loại trừ dần đ ể tìm k iếm

105
những người hạn thân gắn bó hơn với m ìn h th eo hướng c ó
c h u n g hứng thú và những việc làm y êu thích đ ể tâm sự trò
ch u y ệ n .

N h ữ n g ựu đ i ể m c ủ a bạn c ù n g học m à n ó y ê u thích -Ihưừug


l à m i l ấ M y . s i n h nhjj»g..suy n g h ĩ đánh g i á v ề m ìn h m ộ t cá c h
n g h iê m túc d ể ý th iír đưạc. ttMtth fail'll nhữ ng phẩm chất
gì m à bạn bè đánh g iá cao. Lúc đó, bạn b è trở thành hình
m ẫu đối với thiếu n iên và nổ c ố g ắ n g bắt ch ư ớc, rèn lu y ệ n
m ìn h theo m ẫu đó. Đ â y là khía cạnh rất tích cực trong tình
bạn của tuổi thiếu n iên.

c. T rỏ c h u y ệ n đ ế ’ tr a o đ ổ i tá m t ư n g u y ệ n v ọ n g g i ữ v ị t r í
q u a n tr ọ n g tr o n g g ia o tiế p c ủ a tu ổ i th iế u n iê n

C ác e m thường n ói với nhau những tin tức c ù n g quan tâm,


thảo luận nhữ ng b iến c ố thường x ả y ra trong đời sô n g của
lớp, đ ộ i T N T P , n h ữ n g câu c h u y ê n riêng tư ch ỉ nói m ộ t c á c h
bí mật như nhữ ng ước m ơ, những tình cả m lãng m ạn , những
vấn đ ể kín liên q uan đến sự phát d ụ c ... N h ữ n g đ ô i bạn thân ở
lứa tuổi thiếu n iên c ó thể tâm sự vói nhau hàng g i ò , hàng
b uổi và k h ô n g ít trường hợp ảnh hưởng đến k ế h o ạ c h h ọc tập
và những v i ệ c cần là m -k h ác.

Tinh

bạn

thân
.
thiết
- - mđm
giữa thiếu
I I r im
n i ê nV d ò i hòi đ ỏi hêniềammphải
r~~I 1 M ,
-

cởi m ở và h i ể u n h a u . t ế n h ị và, vị th a . d á ũ g c ả m và. h iấ L g iữ bí


mât c h o n h a u . Sự g i a o tiếp trong đ ó m ỗ i n gười th ổ lộ c h o
người kia đ iề u thầm kín nhất, thổ lộ th ế giớ i nội tâm của
m ình làm p h o n g phú c h o cả hai bên, g iú p th iếu niên hiểu và ý
thức rõ hơn đ iề u gì đ a n g xảy ra ở m ình. Cả thiếu n iên trai và

106
gái đ é u ước m ơ c ó được nhưng người bạn “d u y nhất” kiểu
như vây. Lý tướnư tình bạn của ih iế u n iên là “ s ố n g chết c ó
v,.-x >-1. - -******

Iihíiu, n g ọ t bùi c h i a s ẻ ” . Đ i ề u đ ó c ó n g h ĩa là khi đã là bạn


thân của nhau thì ngưòi này thâm nhập v à o m ọ i mặt của c u ộ c
s ố n g người kia, cùn<: hành đ ộ n g , hựp tác. Sự hình thành tình
hạn như vậy th ư ờ n e k èm Iheo những c u ộ c thảo luận về c u ộ c
s ố n g , vé đ ạ o đức, vế thẩm m ỹ và th ư ờ n g k éo dài, đầy cảm
xúc. N h ừ tranh luận và su y n g ẫ m , v à o c u ố i tu ổ i thiếu niên sẽ
hình thành những quan đ i ể m , niềm tin c ó tính chất riêng, tính
cỊiáj cá nh ản của m ìn h . Trên cơ sở d ó c á c quan hệ được nâng
lẻn m ố c phát triển c a o hơn. Đ ó là sự xuất hiện ở thiếu n iên
nh ữ n g m ụ c đ ích và n h iệ m vụ c ó ý n g h ĩa đối với m ỗ i người.
N h ữ n g m ụ c đ ích và n h iệ m vụ này thường liên quan đến v i ệ c
c h ọ n n g h ề tưưng lai, đến v iệ c tự g i á o d ụ c , tự h ọc đ ể hoàn
(h iện mình. B ằng những n ỗ lực c h u n g , hạn bè bắt đầu g iú p
nhau trong v iệ c n ắm tri thức, kỹ n ăng và c ù n g phát triển
n h ữ n g phẩm chất tốt đ ẹp khác. Đ ó là những tình bạn chân
c h í n h , rất c ó giá trị trong v i ệ c phát triển nhân cá c h của thiếu
n iên . Kiểu tình bạn n gư ợc lại thường dựa trên những n g u y ệ n
v ọ n g đ ố i với sự trưởng thành m a n g tính bé n g o à i, hình thức,
n h ằ m bắt chước người lớn trong v i ệ c tiêu k h iể n thời gian,
c h ơ i bời, giải trí. V í dụ: hút th u ố c, u ố n g rượu hia, c h ạ y t h e o
m ố t lô' lăng, chơi c ờ bạc, hút hít c á c chất m a tuý v.v...

T ro n g hoàn c ả n h s ố n g và g i á o d ụ c k h ô n g tốt, trong m ô i


trường thiếu lành m ạ n h , thiếu niôn d ễ bị “ n h i ễ m ” những kiểu
tình bạn tiêu cự c trôn đ â y , ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
của chúng.

107
Ý n ghĩa to lớn c ủ a sự g i a o tiếp với những người bạn c ù n g
tuổi và bạn thân là ử chỗ: sự g i a o tiếp này là v iê c thưc h à n h
n hằm nắm vữ n g n h ữ n g c h uẩn m uc c ủ a k iể u q u an hệ đặc biệt.
Đ ó là những quan hệ nhân c á c h , kiểu đặc thù của người lớn.'
Bởi vậy lĩnh hội nhữ ng chuẩn m ự c của tình bạn là đ iề u thu
h o ạ ch quan trọng nhất đối v ó i c á c e m tuổi thiếu niên.

d. S ự p h á i tr iể n ý c h í c ủ a tu ổ i th iế u n iê n

C ù n g với sự ý thức về vị th ế xã hội m ớ i , với n g u y ệ n v ọ n g


vưưn lên làm người lớn, ý ch í của h ọ c sinh th iếu n iê n c ó
n hữ ng thay đ ổ i và m a n g m àu sắc m ới. T h iế u n iên thường c ố
g£ng_bat ch ư ớ c n g ư ờ i m ẫu lý tưởng m à c á c e m tự lựa c h ọ n
làm thần tượng c ủ a m in h . Đ ó c ó thể là những m ẫu người
hiện thực c ó những phẩm chất đặc biệt hấp dẫn (n gư ời lớn
h o ặ c bạn c ù n g trang lứa), c ó thể là những nhân vật lịch sử,
nhữ ng nhân vật trong phim ảnh, sách báo... Sư phấn đấu vươn
lên ~lh eo hình m ẫu l ý tưởng g iú p thiếu n iê n hình thành những
p h i m ch ểt-ý c h í như sức m ạ n h , tính can đ ả m , lò n g d ũ n g c ả m ,
sứe~«Jmtéựftg-giaft k h ổ , i i a h tliần vượt k h ó khăn đ ể đạt m ụ c
đ ích . Đ ể m inh h ọ a c h o ý c h í, lò n g d ũ n g c ả m c ủ a m ìn h , thiếu
niên c ó thể thực h iện nhữ ng hành đ ộ n g m ạ o h iể m , liều lĩnh.
Đ ố i với nam thanh n iên , sức m ạnh củ a “ người đàn ô n g thực
thụ” th ư ò n g là m ột phẩm chất quan trọng. Các e m thích đấu
tranh, thích đ ọ sức, c ó thể g â y g ổ n hằm ch ứ n g m in h sức
m ạ n h ưu t h ế của m ìn h s o với người khác.

Phần lớn c á c e m trai ở tuổi thiếu niên đã c ó ý thức phát


triển sức mạnh và nhữ ng p hẩm chất ý c h í c ủ a m ìn h bằng cách
lu y ệ n tập thường x u y ê n th e o c á c m ô n thể d ụ c, thể thao hoặc

108
tliứ sức trong nhữ ng hoại đ ộ n g tự phát c ó tính chất phân ngôi
thứ như trèo c a o , bơi, lặn g iỏ i, đi x e đạp nhanh, đua x e gắn
m á y v.v... N h ữ n g hoạt đ ộ n g th e o k iểu này mộ! mặt giú p thiếu
niên ròn luyện ý c h í n h u n g mặt k h ác c ó thể g â y hậu quả xấu,
n g u y hiểm c h o sức k h ỏ e , tính m ạ n g của thiếu niên nếu k h ô n g
c ó sự hướne d ẫ n, k i ể m tra của người lớn.

o thiếu niôn, p h ẩm chất được c á c e m đánh giá c a o ử bản


thân, ở bạn bè và ử n gư ờ i lớn là l ò n g d ũ n g cả m , ý c h í vượt
qua m ọ i thử thách phi thường đ ể đạt m ụ c đ ích . Các e m coi đ ó
là m ộ t loại giá trị đ ặ c biệt. T u y n h iên , sự n gư ỡn g m ộ , sù ng
bái các g iá trị này ở th iếu niên k h ô n g phải lúc nào c ũ n g phát
triển theo c h iề u h ư ớ n e phù hựp với n h ữ n g giá trị đ ạ o đức xã
hội tích cực. Đ â y là m ột đ ặ c đ iểm d o ch ín h hạn c h ế của lứa
tuổi mà người lớn \ v xã hội phải q uan tâm (thiếu niên chưa
đủ trình đ ộ và kinh n g h i ệ m đ ể lúc n à o c ũ n g phân biệt được
n h ữ n g hành đ ộ n g d ũ n " c ả m và những hành đ ộ n g phiêu lưu,
lié u lĩnh). N h i ệ m vụ của g i á o d ụ c ch ín h là định hướng đ ú n g
đ ắn c h o thiếu n iê n phấn đấu, rèn lu y ệ n th e o những phẩm
ch ất, ý c h í c ơ bản, tích cự c đ ể trở thành co n người hữu ích
c h o chính m ìn h , g i a đ ìn h m ìn h và xã h ội.

2 . S ự p h á t tr iể n n h à n c á c h c ủ a tu ổ i th iếu niên

a) Sự phát triển c ủ a tự ý thức là m ộ t trong nhữ ng p hẩm


chất nhân cá c h n ổ i bât ở tuổi thiếu niên. T h iế u niên c ó m ố i
q uan hệ p h o n g p hú với hiện thực x u n g quanh. H ọ c ó ý thức
v ề mình là m ộ t n h â n c á c h c ó q u y ề n đ ư ợc tôn trọng, được đ ộ c
lâp và được tin c ậ y như m ọ i người lớn k h á c . H ọ tích cự c lĩnh

109
hội từ th ế giới người lớn những giá trị, n h ữ n g chuẩn m ự c và
phương thức hành vi khác nhau, nhờ đ ó n h ữ n g p h ẩ m chất rrứi
về tự ý thức, tự đ á n h giá được hình thành.

K hác với h ọ c sinh nhỏ, thiếu niên c ó nhu cầu hiểu bết
những đặc đ i ể m của bản thân, su y n g h ĩ về ch ín h m ình và tự
đánh giá về m ìn h đ ể đi đ ến c h ỗ hài l ò n g hay bất mãn víri
c h ín h m ìn h . T h iế u niên thường tự phân tích nhân cách cia
m ìn h và c o i sự phân tích đ ó như là m ột p h ư ơ n g tiện cần thết
đ ể đ iề u c h in h , tổ c h ứ c nhữ ng m ố i quan h ệ đ ố i với hoạt đ ộ m ,
với bạn bè, với n gư ờ i lớn. T ro n g quá trình tự phân tích m ìm ,
t h i ế u niên rút ra n h ữ n g ưu, k h u y ế t đ iể m . X u hướng c h u n g à
thiếu niên thường tự thấy chưa hài lò n g về m ìn h . Đ iề u qu;n
trọng là thiếu n iên th ự òĩi£ su y n g h l y j j n l n h m ột các,h .o dud ủ
định,
«wS*» -
trở thành quá trình đ ộ c lập bôn tr o n Ve- và thường
■ ..... . *-
c ó Jý
n ghĩa đ iể u ch ỉn h hành vi, hoạt đ ộ n g , g i a o tiếp. Đ ó là đic
1»,.«»#...^ V-tete-ĩ- ">L:’
đ i ể m m ới s o với tuổi nhi đ ồ n g .

T hiếu niên c ó khát v ọ n g mạnh m ẽ là m u ô n c h iế m vị l í


được tôn trọng trong n h ó m bạn c ù n g tu ổi, c ó được đ ồ n g c ú
và bạn thân. T h iế u n iên thường su y n g h ĩ, phân tích bản th»n
m ình khi s o sánh với người bạn c ù n g tuổi m à nó n g ư ỡ n g rm.
Từ đ ó n ó thấy d ư ơc n hữ ng ưu đ i ể m , thiếu, s ó t c ũ n g như tiúi
b ộ củ a m ìn h , c ố g ắ n g đ iều c h ỉn h m ình t h e o g ư ơ n g họ. Sorẹ
nhìn c h u n g sự tự đ á n h giá của thiếu n iê n c ó xu hướng cso
hơn hiện thực. C h ẳ n g hạn, khi ta ra một s ố đ ề toán k hó, trurg
bình,9 d ễ và bảo th iếu niên tự* ch ọn
* đ ể làm thì đa s ố thiếu niêi
c h ọ n những bài tập k h ó , rất ít e m c h ọ n bài trung bình và hái
như k h ô n g c ó h ọ c sin h c h ọ n để dễ. T ro n g khi đ ó người lới

110
( 1.0 m ẹ , g i á o viên) lại Ihường đ á n h giá lliấp khá năng cùa
t h i ê u niên. Tình hình này nhiều khi dẫn đến m ối quan hộ
k h ô n g thuận lợi giữa thiến niên và người lớn: thiếu niên d ễ c ó
xúc c á m tiêu cự c, khi m ill'd lớn đ ánh giá (hiếu c ô n g bằng đối
V(ífi nó, co i thường n ó khi nổ gặp thấl hại trong h ọ c tập, hoạt
đ ộ n g xã h ộ i... Bởi vậy để giú p thiếu niên phát triển khá nâng
lự đ ánh g iá , nhà g i á o dục một mặt k h ô n g quá đổ c a o những
h ọ c sinh c ó khả n ăng, mặt khác k h ô n g c o i thưừng những e m
còn y ế u . Đ i ể u quan trọng là đưa c h ú n g v à o hoạt đ ộ n g , giú p
c h ú n g tự lập k ế h o ạ ch phấn đấu và rút ra n hữn c hài h ọ c thành
c ô n g hay thất bại sau m ỗ i lần thử sức. N h ờ đ ó dần dần thiếu
niên sẽ tự đ ánh g iá m ình phù hựp hưn.

b) N g o à i khả n ă n g tự đánh g i á , thiếu niên phát triển khả


núng đ ánh g iá người khác một c á c h m ạ n h m ẽ. Khá năng này
thường đ ầ y đủ và đ ú n g đắn hơn khả năng lự đánh giá.

T h iế u niên thườni! đánh giá bạn bè và người x u n g quanh


cà về hình thức lẫn nội d u n g . N h ữ n g c ô n g trình n ghiôn cứu
c h o thấy khi đ ánh giá những quan hộ bạn bè đ ối với m ìn h ,
thiếu niên n g à y c à n g quan tâm đ ến v i ệ c đánh giá những nét
đục trưng củ a nhân cách. V í dụ, sự đánh g i á cá c phẩm chất bề
n g o à i và sự đánh g i á v iệ c h ọ c tập g i ả m sút từ lớp 5, 6 đến lớp
8, lớp 9 , m à n g ư ợ c lại những phẩm chất liê n quan đến thái đ ộ
đ ố i với bạn hè, đến hứng thú hoạt đ ộ n g , đ ế n những đ ặc đ i ể m
v é ý c h í lại được n â n g cao . Đ i ề u lý thú là h ọ c sinh thiếu niên
quan tâm đ ế n v iệ c x á c đ ịnh thái đ ộ củ a bạn c ù n g tuổi đối với
đ ổ n g ch í, với m ọ i người x u n g quanh thường xuyôn hơn cả
người [ớn ( b ố m ẹ , thầy c ô g i á o ) . N h ữ n g đánh giá v ề phẩm

111
chất khác nhau củ a bạn bè ở c á c e m thường p h o n g phú hdi
nhận xét của g i á o viên.

N g o à i sự đánh g iá đối với bạn đ ồ n g lứa, thiếu niên thườig


quan sát, đánh g iá những người x u n g quanh, trong đ ó b ố nụ,
thầy c ô g i á o là những đối tượng được c á c ^ e m quan tân
thường x u y ên . T u y nhiên biểu hiện của sự đánh g iá niy
thường kín đ áo . N h ìn chungjTÓ_chủ y ế u đ ư ợ c trao đổi m)t
cá c h bí mật ở n h ó m bạn thân. N h ữ n g sự đánh g iá này níi
c h u n g khá chính x á c và hơi khắt khe. N ó thường biểu ộ
k h ô n g phải trên lời nói mà chủ y ếu ở c á c h ứng xử, ở n ghĩa ’ụ
đối với c h ín h n h ữ n g n gư ời m à c á c e m đ á n h g iá : c á c e n
th ư ờ n g hài l ò n g , s u n g s ư ớ n g h o à n th àn h tốt n h ữ n g n h i ệ n
vụ k h i đ ư ợ c n h ữ n g n g ư ờ i c á c e m đ á n h g i á c a o trao đíi
h o ặ c g i a o n h i ệ m v ụ . N g ư ợ c lạ i, m i ễ n c ư ỡ n g , h o à n thàih
tắc trách n h ữ n g v i ệ c m à n h ữ n g n g ư ờ i c á c e m đ á n h g i á à
t h iế u uy tín g i a o c h o .

V i ệ c đ ánh g iá n h ữ n g người x u n g quanh c ó ảnh hư ởng rít


lớn đ ến sự phát triển nhân c á c h c ủ a h ọ c sinh. N h i ẻ u khi c h ú h
sự đ ánh g iá này g iú p thiếu niên tìm được m ẫ u người lý tưởig
trong thực t ế c u ộ c s ố n g đ ể noi theo. Thực tiễn đã ch ứ n g m iih
rằng c ó những thiếu niên đã m iệ t m à i phấn đấu th eo míu
người, th e o n g h ể n g h iệ p của n gư ời bố, người m ẹ , n gư òi th;y
m à c á c e m y êu q u í và đánh g iá ca o . Trái lại, nếu phải s ố ig
trong g i a đình b ố m ẹ n g h iện n gập phạm pháp... thiếu n iên ;ẽ
bị h ẫng hụt, bất hạnh và d ễ hư đ ố n. N h ữ n g đ iều tra nghitn
cứu v é trẻ e m phạm pháp đã ch ứ n g m in h rõ đ iề u này.

c) T ron g sự phát triển nhân các h củ a thiếu n iên , thái (ộ


đ ối với n g h ề n g h iệ p tương lai là m ột trong nhữ ng biểu hitn
■' ’ ' ,1,1—
Enamel ...-•.ftgfrr,:,-• . '

112
phải lưu ý. 0 tuổi nhi đ ổ n g , trô e m c ò n c ỏ những ước m ơ tré
Con VC n g h ề nghiộp. Đ 6 chí là những ước m ơ thuần túy, nhiều
khi thiếu hiện thực, viên v ỏ n e . T h iế u nien bắt đầu suy n ghĩ
đốn nu he n g h iộp m ội cách hiện thực, c ó tính đến những khả
nang của h à n thân và hoàn cánh s ố n g cua gia đình. Một sỏ ít
cm đã su y n g h ĩ một cá ch n g h iê m túc đổ sau khi học x o n g bậc
I HCS thì sẽ h ọ c n g h ề gì? Thi vào trường trung học hay d ạy
n g h e nào? S ô n g vơi gia đình, làng, bản hay đi xa v.v...

Hiểu hiện thái đ ộ n g h é n g h iệ p tương lai là sự thu thập


những th ô n g tin , n h ữ n g đ ặ c đ i ể m của những n ghề khác
n hau, bàn luận vé n h ữ n g n g h ề n g h i ệ p m à m ìn h q u a n tâm
vợi hạn thân, đ á n h g i á c á c n g h ề n g h i ệ p đ ó và thử ướm khả
n a n g , h o à n c ả n h c ủ a m ìn h v à o c á c n g h ề m ìn h th ích th ú ...
N h ìn c h u n g t h iế u n iê n c ó h ứ n g thú với n h ữ n g n g h ề h iệ n
đ ại, c ó vị trí q u a n t r ọ n g , khả năng làm v i ệ c thú vị, s á n g tạo,
c ó tính lãng m ạn c a o như c á c n g h ề kỹ thuật, kinh tế, tin h ọ c,
thương n g h iệ p ...

Thái đ ộ đ ố i với n g h ề n g h iê p tương lai k h ỗ n g chỉ làm c h o


t h i ế u niên c ó n h ữ n g th ay đ ổ i t r o n g xu h ư ớ n g h ọ c tập, tập
trung sứ c lực c h o c á c m ô n h ọ c liê n q u a n đ ến n g h ề s ẽ c h ọ n ,
m à c ò n g i ú p h ọ c ó c á i n h ìn h iệ n th ự c , c ó trách n h i ệ m hơn
với c h í n h m ì n h , tá n g c ư ờ n g hơn k h ả n ă n g tự đ á n h g i á , tự
g i á o d ụ c , m ộ t p h ẩ m ch ất rất q uan t r ọ n g t r o n g sự phát triển
nhân c á c h .

d) D o khả n ăng đ ánh giá và tự đánh g iá phát triển, ở thiếu


niên hình thành m ột phẩm chất nhân c á c h quan trọng là sự tự
g i á o d ụ c. Phẩm chất này đ ư ợ c hình thành từ cu ố i tuổi nhi

113
đ ổ n g và phát triển m ạnh v à o cu ố i tuổi thiếu niên. Hiểu hiụi
của nổ là khái v ọ n g m u ô n làm chú đưực nhữ ng phản ứng cia
m ìn h trong q u á trình hoạt d ỏ n g và ứng x ử với m ọ i người. Khỉ
nhiều thiếu niên c ó khả năng tự kiềm c h ế bản thân, biết díu
kín thái đ ộ , ý n g h ĩ trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh cín
thiết. Một s ố e m đã biết su y n ghĩ về ý n g h ĩa của bản thín
m ìn h , lập

k ế..,,**.«
hoạch» (,4 «
c h------...
o hảnWl ^ thân,
| >N^ ^ M u
phân c h—iatò* ** thành
'
n h ữ n ^g điái
cần thiết và k h ô n e cần thiết, đ iều quan trọ ng và k h ô n e qu;n
trọng, tập trung thời gian c h o những gì m à c á c e m c h o là tó
giá trị. T uy nhiên ở lứa tuổi này giữa m o n g m u ố n và hitn
thực, giữa “ k hối ó c ” và “ trái t i m ” Ihường k h ô n g hòa híp
nhau. T hư ờng x ả y ra quá trình đấu tranh đ ộ n g cơ giữa nhữig
n g u y ệ n v ọ n g , tình h u ố n g trực tiếp với k ế h o ạ ch đã vạch ra ừ
trước và thường thường những n g u y ệ n v ọ n e , m o n g m ú n
trước mắt c h iế n thắng. Bởi vậy, g i á o dục ý ch í là một n h iệ n
vụ quan trọng đ ố i với thiếu niên.

Y ế u tố m ới quan trọng nhất củ a sự phát triển nhân c á c h ở


tuổi thiếu niên là ở c h ỗ , đối tượng hoạt đ ộ n g chính của thitu
niên lại ch ín h là bản thân c á c e m . Các e m quan tâm đ ế n ;ự
tiến b ộ• củ a m ìn h ,7 tự• k iể m tra sự» tiến bộ• đ ó ,w đau k h ổ vì chra
thực

hiện

được

n h i ệ• m vụ,
• *
k ế h oạch

,' tự* k iồ m c h ế m ìn h , tựt ltn
án bản thân... C ác e m bắt đầu tự tác đ ộ n g đến bản thân, ự
s án g tạo ra ch ín h m ìn h trong khi định hướng đến những mill
m ự c nhất định , đến những n h iệ m vụ, m ụ c đ íc h c ó ý n g h ĩ a
với cá nhân c ó Hên quan đ ến nhu cầu c ủ a h ô m nay và tươig
lai mai sau. Đ â y là thời kỳ cái “ tô i” hình thành và phát trim
m ạnh m ẽ , n hằm tạ o ra những phẩm chất m ớ i, đánh dấu ;ự

114
e l h u y ế n t i ế p s a n g e i a i đ o ạ n k h á c vé c h ấ t t r o n g s ự p h á t t r i ể n
nlhíui c á c h c ủ a t h i ế u niciì.

T rong hước quá đ ộ vươn len làm người lơn, trong quá trình
hỉình thành và k h ẳn g định cái “ tô i” c ó V nghĩa xã hội, thiếu
mien gap k h ô n g ít n h ữ n e k h ổ khàn, trở ngại phải vượt qua. o
cỉiâyJ Iieoài
c sư• trưởriii
C thành của chính hán thân m ìn h , ihiếu
miên cần c ó sự hỗ trự đ ắc lực, c ó hiệu quả của người lớn và xã
hiội. X ã hội và người lớn nói ch u n g , g i á o d ụ c nói l iên g cần c ó
l ò n e tin, sự khích lệ, tạo một m ôi trường vĩ m ô (gia đình,
tr ường h ọ c ) và vi m ô (xã hội, dư luận xã h ộ i, s á c h , h á o , phim
ảmh, truyền t h ô n g ,. . .) thuận lợi để thiếu niên dần dần vượt
qiua những khổ khăn, giải q uyết mâu thuẫn đ ể trưởng thành
Vỉà c h u y ể n sang g ia i đ o ạ n phát triển m ới.

CÂU HỎI

1. Những yếu tố c ơ bản nào chi phối sự phát triển tâm lý của
íLuổi thiếu niên? Nôu ví dụ và phân tích?

2. Nêu rõ những đ ặ c đ iểm nhận thức, trí tuệ ở tuổi thiếu niên?

3. N h ữ n g đặc đ i ể m phát triển nhân c á c h c ơ bản ở tuổi


thiiếu niên và c á c ứng d ụ n g quan trọng đ ố i với v i ệ c g i á o d ụ c ở
líứa tuổi này?

'ú 15
CHƯƠNG V

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ


CỦA HỌC SINH ĐẨU T u ổ i THANH NIÊN
#

I. T H U Ậ• T N G Ử V À ( Ỉ I Ớ I H Ạ• N Đ Ộ• T u ổ i

1. T h u ậ t n g ữ

Đ ế n nay Ihuật n g ữ cùa giai đ o ạ n phát triển của đ ộ tuổi này


chưa hoàn toàn th ố n g nhất. Dựa trôn cá c tiêu c h í k h á c nhau,
c á c nhà tâm lý học Ihưòrng c ó những ý kiến k h á c nhau:

- I .X .K o n g ọ i tâm lý của h ọ c sinh PT H T vì đ ây là giai


đ o ạ n tương đương với lứa tuổi h ọ c sinh PTTH, tuy n h iê n thực
t ế k h ô n g phải bất c ứ trẻ e m n à o ở đ ộ tuổi này c ũ n g qua nhà
trường, n ghĩa là qua g i á o d ụ c PTTH.

- A .V .P e tr o v s k i g ọ i đặc đ i ể m của giai đ o ạ n này là tâm lý


h ọ c của lứa tuổi thanh x u ân, c ó ghi chú th êm phạm vi nghiên
cứu ch ỉ xét ở h ọ c sinh PTTH.

- D .B .E lk ô n in g ọ i đ ặc đ i ể m c ủ a giai đ o ạ n này là tâm ỉý


h ọ c đầu tuổi thanh niên.

Đ ể b ao hàm được nội d u n g của tâm lý h ọ c phát triển thì


thuật n gữ tâm lý h ọ c đầu tuổi thanh niên (đẩu tu ổi thanh
x u â n ) dường như là hợp nhất. T u y nhiên d o phạm vi của

116
n h ữ n g kết quả n g h iê n c ứ u k h á c n hau nên c h o đ ến nay chưa
bao h à m hết đ ộ tuổi này ca trong và n g o à i n h à trường, vả lại
khi xél nổ dưới g ó c đ ô tâm lý học sư p h ạ m và tâm lý h ọ c lứa
tuổi 1hì gọi giai đoạn này là tâm lý h ọ c h ọ c s i n h PTTH cũ n g
c ó (hể c h ấ p nhận được.

2. G i ớ i h ạ n đ ộ tu ổ i

C ũ n g như về thuật ngữ, giới hạn lứa tu ổ i thanh niên cũ n g


đ ư ợ c hiểu chưa nhất quán. D o những xuất phát đ i ể m k hác
nhau m à m ỗ i tác giả h o ặ c n h ó m tác g i ả x á c định giớ i hạn
tuổi thanh niên nói ch u n g và đầu tuổi thanh n iê n nói riên g c ó
k h á c nhau .V í dụ: c ó người c h o rằng tu ổ i thanh n iên bắt đầu
từ 17 - 2 1 , trong đ ó nữ thanh niên bắt đ ầ u s ớ m hơn ( 1 6 - 21
tu ổ i). C ó người c h o bắt đầu từ 17 và kết th ú c 2 2 , 2 3 tuổi, nữ
s ớ m hơn 17 - 19, 2 0 tuổi. C ó người k é o d à i hưn thời gia n của
tuổi này (1 7 - 2 5 tu ổ i). Căn cứ trên n h ữ n g y ế u tố v ề tâm -
sinh lý h ọ c, xà h ộ i h ọ c c h o đ ến nay về c ơ bản nhiều người
t h ố n g nhất tuổi thanh niên k é o dài k h o ả n g từ 16 - 2 4 , 25 tuổi.
T r o n g giai đoạn này, tuổi đầu thanh niên tu y cũnẸ c ó những ý
k iế n chưa hoàn toàn th ố n g nhất n h ư n g n hìn c h u n g được x á c
đ ịn h trong k h o ả n g từ 15, 16 tuổi đ ế n 17, 18 tuổi. Sự bắt đầu
và kết thúc của tuổi thanh xuân k h ô n g iệ th u ộ c cứ n g nhắc,
bất b iến mà d o những h oàn cảnh s ố n g , h o à n c ả n h xã h ội, g i á o
d ụ c k h ác nhau mà nó c ó sự c o giãn tư ơ n g đ ố i linh đ ộ n g , v ể
c ơ bản đ â y là g ia i đ o ạ n lứa tuổi tưưng đ ư ơ n g với k h o ả n g thời
g ia n h ọ c sinh P TTH.

117
II. N H Ữ N G Q U A N N I Ệ M V Ể L Ứ A T U Ỏ I T H A N H N IÊ n

Khi x e m xél nhiều yếu tố tác đ ộ n g hình thành cá c ct«c


đ i ể m phái triển ở lứa tuổi này, xuất phái lừ những quan n iện ,
những trường phái khác nhau, c ó nhiẻu lý luận khác nhau
lứa tuổi thanh niên.

- Quan n iệm sinh vật h ọc c o i y ế u tố đầu tiên xác địm


tuổi Ihanh niên là sự tiến hóa củ a c ơ thể, c á c quá trình sim
vật củ a sự trưởng thành quyết định tất cả m ọ i cái khác.

- C á c lý luận tâm lý h ọc tập trung x e m xét những qui luit


tiến hóa của tâm lý, của ý thức là cái c ơ bản q u y ế t định SỊ
phát triển.

- Các nhà phân tâm học quan tâm nhiều nhất đến sự phit
triển của tính d ụ c và sự chi phối củ a n ó đối với sự phái triềì
của lứa tuổi này.

- Các nhà x ã hội học lại chú ý trước hết đến tính xã h*i
hóa của giai đ o ạ n phát triển này và c o i m ứ c đ ộ xã hội h('a
của m ỗ i cá thể là tiêu chí chú y ế u q u y định sự phát triển này

N h iề u nhà tâm lý h ọc hiện đại c h o rằng cần n g h iên cíu


lứa tuổi này m ộ t c á c h phức hợp, c á c y ếu tố sinh h ọ c , tâm ý
h ọ c , phân tâm h ọ c và xã hội h ọ c déu phải được n g h iê n cứu \à
x á c định rõ vai trò, vị trí của nó, tìm ra n h ữ n g qui luật hoa
đ ộ n g bôn trong c ũ n g như m ố i tác đ ộ n g q u a lại của chúnj.
T r o n g đ ó vai trò tích cực hoạt đ ộ n g của ch ủ thể trong hoài
cảnh, đ iều kiện cụ thể của m ô i trường xã hội c ó ý n ghĩa đic
biệt quan trọng. C ó lẽ đ â y là c á c h tiếp cận hợp lý trong qiổ
trình n g h iê n cứu nói ch u n g c ũ n g như đối với ch ín h lứa tu*i
đầu thanh niên nổi riêng.

118
111. Đ I Ể U K I Ê N , H O A N C A N H P H Á T T R lỂ N ở độ

T U Ổ I ĐẨU T H A N H N IÊN

1. S ự p hát t r ié n t h e c h á t

T ừ 15, 16, 17 đốn ]K tuổi là thòri kỳ m à sự phát trie’ll thố


chất củ a con nturi'fi đanti di v à o ciai đ oạn hoàn ch in h. Đ iẻ u
n à y 1h e h i ê n r õ ơ c h ỗ :

- Sự gia lăng c h i ề u c a o e i ả m dần: c o n gái k h o á n g 16, 17


t u ổ i , c o n trai k h o ả n e 17, 18 tuổi ( ± 1 3 t h á n g ) . Đ i ề u này
g i ú p hình thành m ột c ơ thể cân đ ổ i , đ ẹ p , k h ỏ e c ủ a n gười
th a n h n iê n .

- T rọ n g lượng c ơ thể phát triển nhanh, cân nặng của một


thanh niên 1 6,17 tuổi c ổ thổ aấp đỏi cậu thiếu nien 11, 12
tuổi- C á c tô chất thể lưe như sức m ạ n h , sức bồn, sự d e o dai
đ ư ợ c tăng cường.

- C ơ b ắ p , s ức lực p h á i t r i ể n m ạnh d ề đạt những t h à n h


tích trong thể thao.

- Thời kỳ trưởng thành về giới tính, là giai đoạn của


n hữn g nam th an h, nữ tú. C h ấ m dứt g i a i đ o ạ n k h ủ n g h o ả n g
c u a thời kỳ phát d ụ c đ ể c h u y ể n s a n g th ời kỳ ổn đ ịn h h ơ n,
c â n b ằ n g hơn xét c ả trôn c á c mặt h oạt đ ộ n g hưng phân, ức
c h ế c ủ a hệ thần k inh c ũ n g n h ư c á c m ặt phát triển k h á c v ề
th e c h ấ t.

2. H o à n c ả n h x ả hội c ủ a s ự p h á t t r i ể n

Ben cạnh sự trưởng thành vổ thế chất, đ iểu kiện và hoàn


c ả n h xã hội là nội d u n g cụ thể c ó ý n g h ĩa quan trọng đối với
g ia i đ o ạ n phát triển đầu tuổi thanh n iên . Sau đ ây xin ncu
ự- tv>^T
nhữ ng y ếu tố xã hội c ó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành
và phát triển n h ữ n g đặc đ i ể m tâm lý ử đ ộ tuổi này.

- Thanh niên c h i ế m vị trí trung gian giữa trẻ e m và ngư^i


lớn. C h ú n g k h ô n g phải là những trẻ e m nữa mà là đ a n g trở
thành những n gư ờ i lớn.

- Vai trò xã hội của thanh niên thay đ ổ i m ộ t c á c h c ơ bản:


vai trò đ ộ c lập và m ứ c đ ộ trách n h iệm đ ố i với gia đ ìn h n g à y
c à n g rõ rệt, h ọ là anh ch ị lớn trong g ia đình tham g i a lao
đ ộ n g , c ó ý thức với v iệ c c h ọ n nghổ n g h iệ p tương lai. N h iểu
e m đã làm ra c ủ a cải vật chất, c ó vai trò khá q u y ế t đ ịn h đối
với m ộ t s ố v i ệ c trong gia đ ình ...

- Q u y ể n lợi xã hội của thanh n iên được hiến pháp qui định:
q u y ề n bầu cử, q u y ề n c ô n g dân, c ó trách n h iệm thực sự trưức
x ã h ội như n g h ĩa vụ quân sự.

Phải chịu trách n h iộ m về tội hình sự trước những hành vi


c ủ a m ình.

T u y nhiên trong xã hội hiện đại, d o hoạt đ ộ n g l a o đ ộ n g


n g à y c à n g đ òi hỏi sự phức tạp và những k ỹ thuật tinh vi, thời
g ia n đ à o tạo k é o dài đ á n g kể ( h ọ c tập n h iề u , lâu) th ư ờ n g dản
đ ế n tình trạng k é o dài giai đ oạn trưởng thành, nên vai trò xã
h ộ i của thanh niên c ò n tùy th u ộc v à o nhữ ng yếu tố k hác. B<Vi
v ậ y tính k h ô n g x á c đ ịnh v ề địa vị xã hội của thanh niên
th ư ờ n g x ả y ra: tro ng h oàn cảnh, đ iều kiộn này thanh niên
đ ư ợ c c o i như m ộ t người lớn, nhưng trong hoàn c ả n h , thời
đ i ể m k h á c h ọ vẫn bị c o i là trẻ c o n (c ò n đi học, phụ th u ộ c v ề
k inh tế...). Đ i ể u n à y làm c h o c ó sự phức tạp, thiếu đ ồ n g nhất
khi đ ánh g iá v é thanh n iên.

120
Đ â y là g ia i đ o ạ n lứa tuổi m à co n người c ó những đ iều
k i ệ n thể chất thuận lợi đ ể hoàn thiện vẻ đ ẹ p hình thể của c o n
n g ư ờ i , tạo đ i ề u kiện c h o hoại đ ộ n g h ọc tập, lao đ ộ n g , thể
t h a o , n g h ệ thuật... phát triển mạnh mẽ.

Vai trò trách n h i ệ m , q u y ẻ n hạn xã hội thay đổi về chất,


đư<ợc xã hội thừa nhận m ộ t c á c h ch ín h thức đã làm tăng
cư<ờng c á c hoạt đ ộ n g xã hội, chi phối, q u y ế t định sự phát
iritển c ủ a thanh n iên v ề m ọ i mặt. T h e o Erik Erikxưn, đ â y là
giaũ đ o ạ n n gư ời thanh niên trẻ đ ang hình thành, tìm k iếm cái
bảin sắc r iê n g c ó m ụ c đ íc h xã hội của m ìn h.

3. H o ạ t đ ộ n g c ủ a h ọ c sin h đ ầ u tu ổi t h a n h nicn

a) Tính chất, n ội d u n g hoạt đ ộ n g h ọ c tập của học sinh


PTTTH k h ác n h iề u s o với những lứa tuổi trước đó. Hoạt đ ộ n g
họ»c tập của h ọ c sinh PTTH đ ò i hỏi c a o v ề tính năng đ ộ n g ,
límh đ ộ c lập, gắn liề n với xu hướng h ọ c lên c a o hay ch ọ n
ng;hổ, v à o đ ờ i... H oạt đ ộ n g h ọc tập ở đ â y đ ò i hỏi sự phát triển
khiả năng nhận thức c a o , đ ò i hỏi lư d u y lý luận, sự su y đ o á n
lÔỊgic, c ũ n g n hư khả n ăng trừu tượng, khái q uát phát triển.

Tính p hân hóa trong hoạt đ ộ n g h ọ c tập ( H Đ H T ) thể hiện


rõ> hơn, c a o hơn h ọ c sinh tuổi thiếu niên d o xu hướng c h ọ n
ngihề, v à o đời chi p h ố i.

b) Bên c ạ n h H Đ H T ờ những h ọc sinh đầu tuổi thanh niên


xiuất hiện n h ữ n g n hu cầu, n g u y ệ n v ọ n g , n h ữ n g đòi hỏi trực
tiéíp của m ộ t hoạt đ ộ n g m ới. Đ ó là những h oạt đ ộ n g liên quan
đêín v iệ c c h ọ n n g h ề . H ọ đ a n g đứng trước m ộ t sự thúc bách
đfr'i với v i ệ c c h ọ n c h o m ìn h một n g h ề c ụ thể, m ột c h u y ê n

121
ngành nhất đ ịnh c h o tương lai gần sau khi lốt n g h iệ p PTTH.
Đ ờ i số n g tâm lý c ủ a học sinh PTTH bị sự chi phối k h ô n g nhỏ
c ủ a hoạt đ ộ n g này.

c) N g o à i ra, n h ữ n g học sinh, thanh n iê n ở đ ộ tuổi này còn


tham gia n h ữ n g hoạt đ ộ n g xã hội nhất định tùy thuộc vào
hứng thú, sở trường, đ iều kiện cụ Ihể c ủ a cá nhân. H ọ thường
c ó mặt trong c á c n h ó m xã hội tham g i a v à o hoạt đ ộ n g thời
trang, từ thiện, n h ữ n g hoạt đ ộ n g tự n g u y ệ n g iú p đ ồ n g b à o , trẻ
v e m bị thiệt thòi d o những n g u y ê n nhân khác nhau. Hoạt đ ộ n g
đ o à n thanh n iên c ộ n g sản c ũ n g c h i ế m vị trí nhất đ ịnh đối với
nhiều h ọc sinh thanh niên. V i ệ c th a m g i a n h ữ n g hoạt đ ộ n g xã
hội này c ó ảnh h ư ở n g tích cự c đ ế n sự phát triển tâm lý, nhân
c á c h của học sinh, g iú p họ làm p h o n g phú th êm đời s ố n g nội
tâm và thu lượm đ ư ợ c nhiều kinh n g h i ệ m xã hội.

«*

IV. N H Ữ N G Đ Ặ C Đ I Ể M P H Á T T R I Ể N t â m lý cơ

BẢ N Ở H Ọ C SIN H Đ Ầ U T u ổ i T H A N H N IÊ N

1. N h ữ n g đ ặ c đ i ể m v ề n h ậ n t h ứ c , t r í t u ệ
a . S ự p h á t tr iể n c ủ a c á c q u á tr ìn h n h ậ n th ứ c c ả m tín h

D o sự hoàn th iện vể cấu tạo và ch ứ c n ă n g của hệ thần kinh


trung ương và c á c g iá c quan, d o sự tích lũ y p h o n g phú kinh
n g h i ệ m s ố n g và tri thức, d o yêu cầu n g à y c à n g c a o của hoạt
đ ộ n g h ọ c tập, la o đ ộ n g xã hội, nhận thức cả m tính của h ọ c
sinh PTTH c ó n h ữ n g nét mới vể chất.

Cảm g i á c , tri g i á c đạt tới m ứ c đ ộ tinh, n hạy của người


lớn. N g ư ỡ n g tuyệt đ ố i và n g ư ỡn g sai biệt của những cảm g i á c

122
n g h e , n hìn, vân đ ộ n g . . . phái triến c a o , nàng lực cá m thụ hội
họ>a, âm n h ạ c thể th a o ... phái triển mạnh.

Đ ặ c đ i ể m nổi hậl củ a sự phát triển c ả m g i á c , tri g i á c của


họ»c sinh PTTH là tính c ó ý thức, c ọ m ụ c đ ích , c ó hệ th ố n g
hitểu hiện rõ rệt Irong quá trình h ọ c tập c ũ n g như trong m ọ i
ho>ạt đ ộ n e khác.

D o sự n hạy c ả m củ a ó c quan sát, h ọ c sinh PT T H d ễ phát


hi'ện nhữ ng đạc đ i ể m c ủ a sự vật, hiện tượng c ũ n g n hư co n
n g ư ờ i ( c ố tật của ai đ ó , cá i riêng củ a nhân vật và bắt ch ư ớ c
rất g i ố n g ) . Đ i ề u n ày là m c h o sắc thái của lứa tuổi thể h iện rất
rõ. ở tính d í d ỏ m , tinh n g h ị c h , hài hước.

Trí nh ớ c ó c hủ đ ị n h , c ó ý nghĩa c h i ế m ưu thế. Biết tìm ý


cbúnh củ a bài vãn, sử, đ ịa ... biết lập dàn ý làm đ i ể m tựa c h o
tríí nhớ. N h i ề u h o c sinh PTTH tìm c á c phương pháp, c á c kỹ
th uẠt đ ể g h i nhớ, x á c đ ịn h rõ cái gì cần hiểu, cái gì phải n h ớ
n g u y ê n văn, cái gì n h ớ ý n ghĩa và cái gì k h ô n g cần nhớ.

C ù n g với ó c q u a n sát, trí nhớ chủ đ ịn h , năng lực ch ú ý ch ủ


địinh c ũ n g phát triển. Đ ặ c hiệt h ọ c sinh biết phân phối ch ú ý,
nãíng lực này c à n g lên lớp trên c à n g phát triển (vừa n g h e
giiảng, vừa ghi c h é p , vừa th eo dõi câu trả lời c ủ a bạn, phân
túch, nhận x é t ...) . T ín h c ó lựa ch ọn của ch ú ý và tính ổ n định
củia tuổi n à y phát triển c a o hơn hẳn h ọ c sirfh lớp dưới.

b. S ự p h á t tr iể n t ư d u y , tư ở tig tư ợ n g

Đ â y là g ia i đ o ạ n t i ế p tục h o à n th iện c á c n ă n g lự c trí tu ệ.


T lh eo J . P i a g e t ở t u ổ i n à y trẻ e m đã đạt đ ư ợ c c á c t h a o tá c trí
tuiệ b ậ c c a o n hư n g ư ờ i lớn , đ ó là tư d u y h ìn h th ứ c, tư d u y
lổ ìg ic .

123
Cấu trúc hoạt đ ộ n g trí tuệ của học sinh đầu tuổi thanh n i ê n
phức tạp và c ó tính phân hóa rõ rệt s o với lứa tuổi nhỏ. C á c
kết q u ả n g h iê n cứu c h o thấy quá trình phân h ó a c á c nãng lự c
trí tuệt của c á c e m trai được
# bắt đầu sớm hơn,9 b" ộc
• lộ• r õ h a n
s o với c á c e m gái (I .K o n ). T hư ờng quan sát thấy n h iề u h ọ c
sinh trai h ọ c g i ỏ i c á c m ô n k hoa h ọ c ch ín h x á c , k hoa h ọ c lự
n h iê n (toán, lí, h ó a )... hơn c á c e m gái. T ro n g khi đ ó h ọ c s i n h
nữ thường h ọ c tốt c á c m ô n k h o a h ọ c xã h ộ i, nhân văn, n g ô n
ngữ, đ iể u này cần đ ư ợc tính đ ến trong d ạy h ọ c phân ban, d ạ y
h ọ c c á biệt, hư ớng n g h iệ p c h o h ọ c sinh... H ọ c sinh PTTH c ó
k ỹ n â n g su y n g h ĩ đ ộ c lập và bước đầu hình thành khả n ă n g tự
h ọ c . Đ â y là bước phát triển m ớ i s o với cá c lứa tu ổi trước.

T ư d u y c ủ a h ọ c sinh PT T H được thực h iệ n chủ y ếu trên


đ ố i tượng từ ngữ, trên c ơ sở những k h á i n iệ m . T ư d u y lý lu ậ n
phát triển m ạnh và c ó tính chặt c h ẽ , nhất q u án , c ó căn c ứ hơn
h ọ c sinh T H CS.

C á c thao tác trí tuệ: phân tích, so sánh, t ổ n g hợp, trừu


tư ợng hóa và khái quát hóa phát triển mạnh, g iú p c á c e m lĩn h
hội được nhữ ng khái n iệ m phức tạp và trừu tượng c ủ a c h ư ơ n g
trình học.

N h ữ n g kết quả n g h iê n cứu tại nước ta c h o thấy s o với h ọ c


sinh ở c á c nước k h á c ( Đ ô n g  u , L iên X ô cũ ) thì khả n ă n g
phát triển trí tuệ của h ọc sinh nước ta c ò n thấp hơn đ á n g k ể
( 2 5 - 5 0 % đạt nhữ ng y ê u cầu phát triển đặc trưng c h o lứa tuổi
n ày ở L iên X ô , s ố đ ó là 7 0 -9 0 % ). N g u y ê n nhân của tình
trạng trên liên quan đ ến v i ệ c tổ ch ứ c dạy h ọ c và hoạt đ ộ n g
h ọ c tập ở nước ta c ò n những hạn c h ê đ á n g kể: p hư ơ ng tiện,

124
tliiết bị dạy h o c, hoàn canh s ô n g , h o c lập v.v... đã ảnh hưởng
C1Ị I h(ể đ ến học
• sinh của la vào n h ữ n ce nấm sau c h iến tranh.

T n o n g những nàm gán đíỉv ta đ a n g c ổ ch ư ơ n g trình nghiôn


cứu V'ế phân han, cải thiện c ơ sở vật chất dạy h ọ c, hồi dưỡng
cái tiiốn phương pháp dạy học PTTH đ ê dần dần n âng c a o chất
lượnei d ạ y , h ọ c ỏ PTTH (vấn đ ề d ạ y h ọ c từ xa, đưa tin học
vao Iithà trường, d ạ y học cá biệt hóa).

Thi ực tế những c u ộ c thi học sinh g i ỏ i q u ố c gia, q u ố c tế về


nhiổiii m ô n h o c c h o thấy h ọ c s in h n ư ớ c ta rất t h ô n g m i n h ,
khả n ă n g trí tuệ phái triển (đạt nhiều giải, n h iề u huy
c h ư ơ n g c á c l o ạ i ) . V ấ n đ ề là đầu tư, hồi d ư ỡ n g đ ể phát triển
n h ư nhố nào c h o đ ú n g h ư ớ n g . Đ â y là vấn đ ề c ủ a toàn xã
hội Hihưng lie n q u a n và q u y ế t đ ị n h trực tiếp là d o n ội d u n g ,
p h ư ơ n g thức, p h ư ơ n g pháp d ạ y h ọ c n h ằ m phát triển tối đa
n ã n g lực trí tu ệ c ủ a h ọ c sin h .

N g à y nay người ta đ a n g thí n g h i ệ m và đưa ra c á c phương


thức d ạ y, học như d ạ y h ọ c nêu vấn đ ẻ , d ạ y h ọ c n g h iê n cứu,
d ạ y h ọ c đé c a o tính đ ộ c lập, tự h ọ c của h ọ c sinh (d ạy cá c h
h ọ c 1 ập). D ạy phưưng pháp h ọ c , p h ư ơ n g pháp tư d u y , d ạ y h ọ c
th e o n hó m , th e o tập thổ v.v... là n h ữ n g hư ớng đi đ ú n g đắn
n â n g c a o hơn nữa chất lưựng d ạ y h ọ c ở h ọ c sinh PTTH.

T ô m lại! sự phát triển trí tuệ củ a h ọ c s in h PT T H đã đạt ở


m ứ c c a o và đ a n g đ ư ợc hoàn thiện dần trong quá trình h ọ c tập.
C à n g ỉên các lớp c u ố i cấp, n ăng lực trí tuệ c à n g phát triển.
t ) i é u này tạo c ơ h ộ i c h o khả n ăng tư d u y đ ộ c lập, tư d u y khái
quát hóa, tư d u y s á n g tạo, ch u ẩn bị c h o v i ệ c h ọ c lên c a o , h ọc
n g h ề và vào đ ờ i c ủ a cá c e m .

125
2. Đ à c đ i ể m p h á t t r i ể n n h â n c á c h c ủ a h ọ c .sinh đ á u t u ổ i
th a n h niên

D o s ự phát triển về thể lực, sự hoàn thiện vổ trí tuệ c ũ n g


n hư tính xã hội h ó a n g ày c à n g c a o , nhân c á c h c ủ a tuổi đầu
thanh niồn c ó nhữ ng nét phát triển m ớ i, k h á c về chất s o với
trước. Sau đ ây là những đặc đ iể m nhân c á c h nổi hậl củ a lứa
tuổi n ày.

a . S ự p h á t tr iể n c ủ a t ự ý th ứ c

K h ả n ã n g tự ý thức phát triển khá sớm ở co n người và


đ ư ợ c h o à n thiện từng bước. Đ ế n 15, 16 thì phát triển mạnh.
B iểu h iệ n đ ặc trưng là thanh niên nhận thức được những dậc
đ i ể m và phẩm chất củ a m ình trong xã h ộ i, trong c ộ n g đ ổ n g .
-*-** ..M
dw.'wn-frfr M
ơ m ứ c c a o hơn, đ ó là khả n ăn e tự đ ánh g i á vé m ình Iheo
n h ữ n g ch u ẩ n m ực c ủ a xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý,
đ ạ o đ ứ c.

H ơ n bất cứ lứa tuổi nào, thanh niên tự đánh giá vể h ì n h


ảnh c ơ thể củ a bàn thân m ộ t c á c h tỉ m ỉ , n g h i ê m khắc. Đ iể u
này phát triển ở tuổi thiếu niên, nhưng đến đầu tuổi th^nh
n iê n thì b ộ c lộ m ạn h mẽ. T hư ờng thường h ọ rất k h ô n g hài
l ò n g v ề c h i ề u c a o (q u á c a o h oặ c quá thấp), v ó c d á n g thân thể
(q u á g ầ y hay quá b é o ). H ọ thường m ơ ước c ó cặp mắt đẹp,
m ũ i c a o và m i ệ n g d u y ê n d á n g . N h ữ n g thanh niên ch ậ m lớn,
h é o p h ệ, c ó trứng cá trên mặt thì thường tổ ra lo lắng, thất
v ọ n g . N h ữ n g nỗi k h ổ đau này được dấu kín và “dày v ò ”
k h ô n g ít những cậu thanh niên, c ô thiếu nữ dẫn đến “ những
bi k ịc h v ề tiêu ch u ẩ n , hình th ứ c” mà những người lớn xung
q uan h ít q uan tâm.

126
Bèn cạnh v iệc lự ý thức, lự đánh g iá vồ hình thể, ở thanh
n iên xuất hiện sự đánh giá vê n h ữ n g p h ẩ m chất giới tính củ a
m ìn h . H ọ Ihường c ô g ă n g phấn đấu đ ể trở thành nhữ ng n am
thanh, nữ tú; trờ thành người dàn ô n g thực thụ; trở thành
n h ữ n g ih iếu nữ dịu d à n g th e o liêu chuẩn phái đẹp.

h. S ự t ự đ á n h íỊÌá n h ữ n g p h ẩ m c h á t cú n h à n

T hanh niên k h a o khái m u ố n biết họ là người như th ế nào?


c ó nang lực gì? Đ ế k h ả n g định và tự đ á n h g iá m ìn h , thanh
Iiièn c ó thể hành đ ộ n g th e o 2 cách:

T hứ nhất là tự n g u y ệ n nhận n h ữ n g n h iệ m vụ k h ó khăn,


cô' gắn u h o à n thành nó. N h ư n g d o c ò n hạn c h ế về kinh
n g h i ệ m s ố n g , nôn v i ệ c tự đánh g iá g ặ p k h ô n g ít k h ó khăn và
đôi khi g â y ra n g ộ n h ậ n . V í dụ bướng b inh, n g a n g tàng, đ ư ợ c
thanh niên h iểu lẩm g a n dạ, k h ô n g sợ n g u y h iể m , sự càn q u ấ y
d ự o c hiểu như là m ộ t đ i ề u mới lạ “ m ốt m ớ i ’’.

- C á c h thứ h a i, m à n h i ề u thanh n i ê n th ư ờ n g làm là n g ầ m


So sá n h m ì n h v ớ i n g ư ờ i x u n g q u a n h , đ ố i c h i ế u ý k i ế n c ủ a
m ì n h với ý k i ế n c ủ a n h ữ n g n g ư ờ i lớn , nhất là n g ư ờ i m à h ọ
n g ư ỡ n g m ộ , l ắ n g n e h e ý k iế n c ủ a n h ữ n g n g ư ờ i x u n g q u a n h
v ề m ìn h .

Đ ô i khi thanh n iên tự quan sát, tự x e m xét bản thân m ì n h ,


tự phán tỉnh vổ bản thân. Đ i ề u này thể h iệ n rõ trong v iệ c gh i
nhật kí c ủ a thanh niên. N ộ i d u n g n h ữ n g nhật kí củ a thanh
n iê n c h o ía thấy n h iề u khi thanh niôn rất n g h iê m khắc, khắt
k h e với bản thân, tự hối hận, tự sỉ vả m ìn h v ề m ộ t ý n g h ĩ
h o ặ c m ột hành vi sai trái n à o đ ó . T h ế g i ớ i n ộ i tâm của h ọ c

127
sinh từ 15, 16 tuổi đ ế n 17, 18 tuổi thường rất p h o n g phú và
phức tạp. Sự lự ý thức và đ ánh giá v ề cái tôi c ũ n g vậy. N ó
k h ô n g chỉ b a o h àm m ộ t s ố y ế u tố đưn giản n ào đ ó m à là m ộ t
sự đan x en phức tạp, biện ch ứ n g và thường thay đổi t h e o
n h ữ n g đ iề u k iện h o à n c ả n h cụ thể. Ở tuổi đầu thanh niên, s ự
tự ý thức, tự đ á n h g i á c ó những biến c h u y ể n và chưa thực s ự
ổn đ ịn h . Cái tôi đ a n g c ó , c á i tôi đ ang biến đ ộ n g và cái tôi m ơ
ước, lý tư ởng, th ậ m c h í c á i tôi h u y ễn tưởng thường c ù n g tồn
tại

tro ng m ộ• t cá n h â n . mm**,.
Đ i ề u quan

trọng
* u
là xu hướng
hnJ BW
vươn lên
c ủ a cá i tôi đ ó đ ư ợ c h ư ớ n g dẫn, chỉ đ ạ o bởi những đ iéu k iệ n
g i á o d ụ c , bởi m ô i trườ ng xã hội th ế n ào sẽ q u y ế t định phẩm
chất củ a sự tự đ á nlỉiinmhinn I ỊỊp
g i^i pá.^,... tự ý thức... M^ệỊỊiHỊÌÉ
. % J
của TỊ-IIIIIthanh
nĐ -
niên.

N h ì n c h u n g đ a s ố n a m , nữ thanh niên được g i á o dục trong


bầu k h ô n g k h í đ ạ o đ ứ c lành m ạn h , trong tổ chức củ a đ o à n
thanh n iên , trong n h ữ n g hoạt đ ộ n g tập thể h ọ c sinh thân ái thì
sự phát triển của h ọ c ũ n g thường tích cực, tốt đẹp. Mặt k h á c
nếu bị lôi k é o v à o n h ữ n g n h ó m tự phát k h ô n g lành m ạ n h ,
thanh n iê n c ũ n g d ễ bị hư h ỏ n g vì tâm lý củ a họ rất ưa thích
cái m ớ i lạ. Kinh n g h i ệ m s ố n g củ a h ọ c ò n hạn c h ế nên c ó thể
chư a phân biệt thật rạch ròi cái hay, c á i dở. K h ô n g ít thanh
n iên bị lô i k é o khá sâu v à o những v ũ n g bùn tội lỗi mới tỉnh
lại thì đã q u á m u ộ n . N g h i ệ n ngập m a túy n g à y càng gia tăng
ở tuổi h ọ c sinh h iệ n n a y là m ột ví dụ.

T h ờ i kỳ m ử cử a, g i a o lưu văn hóa m ạnh m ẽ , đa d ạ n g hiện


nay m ộ t mặt tạo ra c h o thanh n iê n h ọ c sinh nhiổu c ơ hội đổ
m ở rộ n g tầm m ắt, m ở r ộ n g g i a o lưu vãn hóa, nhưng mặt khác
c ú n g g â y “ nhiễu" c h o họ nếu k h ỏ n g x á c đ ịn h rõ n h ữ n g vấn
đổ th u ộ c thế g i ớ i quan và nhân sin h q u a n đ ú n g đ ắ n. N h ìn
c h u n g g i á o d ụ c g i a đ ình, nhà trường, xã hội c ầ n tạo đ i ề u
k iệ n , hưứng dẫn tổ chức và s i ú p thanh n iê n trả lời đ ú n g đắn
c á c câu hỏi m à thanh niên thường x u y ê n nêu ra như: T ô i là
ai? T ô i là người n h ư th ế nào? T ôi c ó khả n ă n g n à o? T ô i m u ố n
trở thành người t h ế nào? Làm gì đ ể tôi trở nên tốt đ ẹ p hơn?...

c. S o n g s o n g v ớ i s ự p h á t tr iể n c ủ a t ự ý th ứ c , t ự đ á n h g iá ,
tín h tự tr ọ n g ở d ầ u tu ổ i th a n h n iê n c ũ n g p h á t tr i ể n m ạ n h

Tự trọng là k h ả nàng tự đ á n h g i á c ó tính k h á i q u á t, th ể


hiện sự chấp nhận hay k h ô n g ch ấp nhận bản thân v ớ i tư c á c h
là m ộ t nhân c á c h . Biểu hiộn cụ thể c ủ a n ó là cá n h â n k h ô n g
c o i là m ìn h tồi h ơn, k é m hơn n h ữ n g n g ư ờ i k h á c . C á n hân c ó
thái đ ộ tích cực đ ố i với bản thân m ì n h , tự hành đ ộ n g n h ư m ộ t
nhân c á c h đã p hát triển. Trái với tính tự trọ ng là lu ô n x e m
thường m ìn h , k h ô n g tin ở m ì n h , tự h ạ thấp m ì n h , tính tự
trọng củ a h ọc s in h tuổi thanh n iê n p hát triển m ạ n h . Họ
thường k h ô n g c h ị u được sự x ú c p h ạ m c ủ a n g ư ờ i k h á c đ ố i với
m ìn h . M ộ t câu n ố i hay m ộ ! hành đ ộ n g x ú c p h ạ m c ủ a n g ư ờ i
k h á c c ổ thể là n g u y ê n c ó g â y x u n g đ ộ t , thậm c h í ẩu đ ả ở lứa
tuổi này. T ro n g x u hư ớng phát triển c ủ a tính tự tr ọ n g c ổ hai
c h i é u hướng:

- T ính tự t r ọ n g c a o th ể h iệ n ở c h ỗ đ á n h g i á Itiình k h ô n g
thấp
* hơn
•w'r.--- n gườ
.... i I~k. h á c , c-ó*......-
tháiI■• đ ổ• tích c ư• c , đ M
ứM
*n g m ứ c đ ố i v ớ i
bản thân và b iết b ả o v ệ nhân c á c h c ử a m ì n h m ộ t c á c h phù
h ợp trong m ọ i h o à n cảnh.

129
- T ín h tư tr ọ n g thấp ỉà luôn lu ô n k h ô n g h ài l ò n g , tự x e n
thường m ì n h , k h ô n g tin v à o sức lực của m ì n h . Sự tự t r ọ n ’
thấp làm c h o b iểu tượng củ a c o n người v ẻ bản thân trỏ n êi
m â u thuẫn. N h ữ n g n am nữ thanh n iên c ó tính tự• trọng
• %mr- thá)

thường thấy k h ổ khăn trong g i a o tiế p và th ư ờn g tìm c á c h chỉ


dấu m ìn h dưới n h iẻ u biểu hiện k h á c nhau. Đ i ẻ u n à y làm cả i
trở sự phát triển c ủ a nhân cá ch .

D o n h ữ n g hạn c h ế v ẻ lứa tuổi, h ọ c sinh đ ầ u tu ổi thanh niêi


chư a h o à n toàn đạt được tính tự trọng c a o với những b iể í
h iện tích cự c của nó. Ở họ nhìn c h u n g c ó l ò n g tự trọng c a i
s o n g tính p h ê phán v à sự phản tỉnh chưa c a o . C h ỉ b ằng COI
đ ư ờ n g trải n g h i ệ m trong thực t ế c u ộ c s ố n g , d ần dần nhữrụ
n gười trẻ tu ổi m ới đạt được những khả nàng tự đ á n h giá m í m
và c ó l ò n g tự tin, tự trọng đ ú n g m ức với c h í n h bản thân.

d. S ự p h á t tr iể n c ủ a ý th ứ c n g h ề n g h iệ p v à s ự c h u ẩ n tí
c h o c u ộ c s ố n g tư ơ n g la i
i) ị ị /, , J l4lf£! *i .'*;*■M »< / I 'ĩ i -Vjf
K h á c với tu ổ i nhi đ ồ n g và th iếu n iên , h o c s in h P I T H U
n h ữ n g n g ư ờ i đ a n g h ọ c lóp c u ố i c ủ a hệ t h ố n g g i á o d ụ c phi
th ô n g . V ớ i h ọ , nhữ ng câu hỏi: H ọ c lê n đại h ọ c h a y h ọ c nghi
g ì? V à o trường đại h ọ c nào? V ì s a o lại c h ọ n n g h ề n à y , ngh;
kia? v .v ... là nhữ ng câ u hỏi thường x u y ê n là m h ọ bận tâm , V
v i ệ c c h ọ n n g h ề gì s ẽ liên q uan đ ến toàn b ộ k ế h o ạ c h đườn;
đời c ủ a h ọ , n ên k h á c v ớ i thiếu n iê n , ý thức c h ọ n n g h ề ỏ tuõ
h ọ c s in h PT T H c ó ý n g h ĩa n g h i ê m túc, trực tiếp, c ấ p bách.

C á c c ô n g trình n g h i ê n cứ u v ẻ h ư ớ n g n g h é n g h i ệ p , hứnỊ
th ú v ớ i l o ạ i n g h ẻ k h á c n h a u c h o th ấ y h ẩ u h ết h ọ c sin l

130
P T T H m u ô n h ọ c lcn bậc đại h ọ c và m u ố n h ọ c c á c trư ờ ng,
i c á c n g h é t h i ê n v ề làm v i ệ c “ trí ó c ” .

N h ữ n g n g h i ê n cứu vổ định h ư ớ n g g iá trị của thanh n iên


n ư ớ c ta gần đ â y c h o thấv trong thời k ỳ đ ổi m ớ i, trong nền
kinh t ế n h iề u thành phán, vận thành t h e o c ơ c h ế thị trường,
thanh niôn c ó xu hưórne thích n g h ề liê n quan đến kinh tế,
i d o a n h n g h iộ p , n g â n hàng, những n g h ề n g h i ệ p sau này dễ xin
v i ệ c và c ó thu nhập khả quan n hư luật h ọ c , kinh tế, n g oạ i
ih ư ơ n g , x â y d ự n g , kiến trúc v .v...

Ý thức n g h ể n g h iệ p và sự lựa c h ọ n k ế h o ạ c h s ố n g tương


lai c ủ a h ọ c sinh PTTH c ũ n g bị qui đ ị n h và chi p h ố i bởi xu
h ư ớ n c c ủ a n ền kinh tế, xã hội c ủ a từ n g thời k ỳ và sự phát
triển c ủ a đất n ư ớc. N ó k h ô n g c ố đ ịn h , bất b iế n m à ngược lại
rất n ă n g đ ộ n g p h o n g phú.

e. T ín h tíc h c ự c x ã h ộ i c ủ a h ọ c s in h đ ầ u t u ổ i th a n h n iê n

T í n h t í c h c ự c x ã h ộ i đ ư ợ c h ìn h t h à n h v à p h á t triển k h á
s ớ m t r o n g q u á trìn h trư ở n g th à n h c ủ a n h â n c á c h . S o n g đ ế n
tuổi h ọ c P T T H , d o vị th ế củ a n gư ờ i h ọ c sin h lớn (c u ố i p h ổ
t h ô n g ) , vị t h ế t r o n g g i a đ ì n h , t r o n g x ã h ộ i đ ư ợ c t ả n g c ư ờ n g
n ê n n ó c ố n h ữ n g đ ặ c đ i ể m v à s ắ c th á i m ớ i .

- H ọ c s in h P T T H quan tâm n h i ể u h ơ n đ ế n tình hình k ỉnh


tế, c h í n h trị, x ẵ h ộ i trên t h ế g i ó i v à tr o n g n ư ớ c, c á c e m
thường c ố s ự đ á n h g iá , trao đ ổ i v ớ i n h a u v à tỏ thái đ ộ c ủ a
m ìn h v ề vấn đ ẻ đ ố .

131
- H ọ c sinh PTTH sẩn sàng tham gia n h ữ n g hoạt đ ộ n g xỉ
hội phù hợp với hứng thú sở trường c ủ a m ì n h như thi h ọ c s in l
thanh lịch, thi văn n g h ệ , thể d ụ c thể th ao, tham gia cá c h o ạ
đ ộ n g từ th iện , b ả o vệ m ô i trường.

- T âm lý c h u n g trong c ô n g tác xã h ộ i c ủ a thanh n iê n li


h ọ thích tham g ia nhữ ng c ô n g v i ệ c lớn l a o , m u ố n thử sức
m ìn h ở những v i ệ c c ó nhiều k h ó khăn, th ậ m ch í n g u y h i ể m
m à k h ô n g th ích n h ữ n g v iệ c n h ỏ đ ờ i th ư ờn g. Ở đ â y c ó m â t
thuẫn giữa sự tự đ á n h giá của thanh n iê n và khả n ă n g h iệ i
thực củ a họ. T ìn h hình này dẫn đ ến c h ỗ sau khi k h ô n g thànl
c ô n g ở m ộ t vài v i ệ c n à o đ ó , thanh n iên th ư ờ n g d ễ c h á n nản
b àng quan với c ô n g tác xã hội. Từ đ ó c ó th ể tự ti, thụ đ ộ n g
k ép kín m ìn h trong hoạt đ ộ n g.

- Ở nước ta sinh hoạt của đ o à n thanh n iê n c ộ n g sản H ồ Ch


M in h h iện n a y đ a n g c ó nhiều vấn đ ể. N ộ i d u n g hình thức sinl
hoạt hiện n a y vẫn chưa lôi k é o được đ a s ố thanh niên than
gia. Đ â y vấn đ ề lớn m à xã hội cần quan tâm.

/ . S ự h ìn h th à n h th è ' g iớ i q u a n c ủ a th a n h n iê n P T T H

T h ế g iớ i quan là c á i nhìn hệ th ố n g , t ổ n g hợp, khái quát vt


th ế g iớ i, (tự n h iê n , x ã h ội) của c o n n gười. N ó c ó ý n g h ĩa ch
đ ạ o đ ố i với hoạt đ ộ n g , hành đ ộ n g , c á c h ứ n g x ử của cá nhâi
'trong nhữ ng h o à n cảnh, đ iều k iện c ụ thể. H ọ c sinh PTTH đi
c ó m ộ t quá trình tích lũy m ộ t h ệ th ố n g tri thức, kỹ năng, lố
s ố n g , hành v i... trong nhiều n ă m , nên đã c ó k h ả năng đúc kê
những su y n g h ĩ của m ìn h trong v i ệ c nhìn nhận th ế g ió i. V

132
tiiụ: h ọ đã c ó cái nhìn c h u n g nhất đ ố i với những qui luật của
Hự n h iê n , xã hội và c o n người. T u y nhiôn thế giớ i quan này
c:ủa h ọ chưa đạt mức sâu sắc, bổn vữ n g.

C á c h nhìn nhận vổ tự nhiôn, xã h ộ i, c o n người của thanh


rniỏn giú p họ c ó n h ữ n g lý giái đ ố i với c á c hiện tượng trong
c;u ộ c s ố n g c ũ n g n hư bản thân m ìn h . S o n g rõ ràng là c ó khá
rnhiều câu hỏi trong thực tế vưựt q u á k h ả năng của họ, thậm
c;hí đi n gư ợc lại n h ữ n g h iể u biết c ủ a họ. G ập trường hợp này
c á c e m thường h o a n g m a n g , lú n g tú n g , thất v ọ n g , thậm c h í
Iià tuyột v ọ n g.

g. Đ ờ i s ố n g x ú c c ắ m , tìn h c ả m c ủ a h ọ c sin h đ ẩ u tu ổ i
tth a n h n iê n

Đ ò i s ố n g tình c ả m , x ú c cảm của h ọ c sinh đầu tuổi thanh


rniồn rất p h o n g phú, đa d ạng. Đ i ề u đ ó được q u y định bởi
rnhững m ố i quan hê g i a o tiếp củ a thanh niên n g à y c à n g được
rmớ rộng v ề p h ạm vi và đ ặc biệt đ ư ợ c phát triển về mặt chất
llượng. T ro n g đ ó n ổ i bật nhất là m ứ c đ ộ n g à y c à n g bình đ ẳ n g ,
tđộc lập trong sự g i a o tiếp với n g ư ò i lớn và c á c bạn bè c ù n g
cđộ tuổi. Đ ó là m ộ t t r o n g n h ữ n g y ế u t ố rất q u a n tr ọ n g tạo
inên bộ m ặ t n h â n c á c h c ủ a tu ổ i th a n h n iê n . N h ữ n g đặc
íđiổm n ổi bật v ề tìn h c ả m ở đ ộ t u ổ i n à y b iể u h i ệ n tập
tilling ờ c á c đ i ể m sau:

- Tình bạn ở đ ộ tu ổ i h ọ c sinh P T T H c ó c ơ sở, c ó lý trí và


teểrì vững hơn tu ổi th iếu niên. Ở đ â y n ổi bật là tình bạn của
inhững bạn bè c ù n g đ ộ tu ổi, c ù n g g i ớ i phát triển m ạnh. N h u

133
cầu ch ọn được bạn thân là đ ò i hỏi tất y ếu ở thanh niên. Viộ;
c h ọ n bạn thường k h ô n g ở m ứ c cả m tính, bề n g o à i như ở tuii
thiếu niên, mà đ ư ợ c x e m xét m ột cách c ó c ă n c ứ v ể hứng ihi,
sự đ ồ n g c ả m , lố i s ố n g . . . T ình bạn c ù a n h ữ n g c ặ p bạn c ó kii
k é o dài suốt đời và n h iề u khi c ó giá trị tr o n g v iệ c h ỗ trợ, giib
đ ỡ nhau lúc h oạn nạn c ũ n g như khi thành đạt.

Đ ố i vối c á c bậc c h a m ẹ và người lớn, n ó i c h u n g trong tìm


cả m cùa h ọ c sinh ở đ ộ tuổi này thường b iể u lộ rõ tính tự lậ)
c ó nét riên g đ ộ c đ á o củ a c á i tôi tương đ ố i tự d o . H ọ hay ứ
tâm lý c h o rằng n g ư ờ i lớn thường k h ô n g đ á n h g i á đ ú n g đắi,
n g h i ê m túc n h ữ n g đ i ề u họ n g h ĩ, những v i ệ c h ọ là m c ũ n g nhr
sự trưởng thành cù a họ. Bởi vậy thanh n iê n d ễ c ó x u hướnị
lạnh nhạt xa lánh n gư ời lớn m à tìm sự đ ồ n g tình, đ ồ n g c ả m j
c á c bạn c ù n g lứa t u ổ i . V i ệ c d u y trì đ ư ợ c bầu k h ô n g k lí
tìn h c ả m ấm áp và h i ể u b i ế t lẫn nhau g i ữ a c h a m ẹ c o n Cíi
p hụ t h u ộ c rất n h i ề u v à o s ự h iể u biết c ủ a n g ư ờ i lớ n đ ố i V(i
n h ữ n g c o n n g ư ờ i trẻ t u ổ i , v à o thái đ ộ ứ n g x ử ân cẩn và ế
nhị cùa n gười lớn.

Ở h ọ c sinh đ ầ u tu ổ i thanh niên c ũ n g bắt đ ầu b ộ c l ộ D


n hữ ng tình c ả m đ ạ o đức n hư k h â m p h ụ c, kính tr ọ n g nhân’
c o n n gư ời d ũ n g c ả m , k iên c ư ờ n g , c o i tr ọ n g n h ữ n g g i á trị đạo
đ ức c ũ n g như ỉư ơ n g tâm. H ọ c ó m o n g m u ố n là m đ ư ợ c m«t
đ iẻ u g ì đ ó m a n g lại lợi í c h c h o n h iể u n g ư ờ i, th ể hiện sú:
m ạ n h thanh xu ân c ủ a m ìn h . N h ữ n g tình c ả m c a o đ ẹ p khác ^
trí tuệ, thẩm m ĩ c ũ n g đ ư ợ c hình thành m ộ t c á c h khá sâu sắc

134
N h iềia e m say m ê vãn h ọ e n g h ệ thuật h o ặ c nhữ ng m ô n khoa
h ọ c k hác nhau và phấn đâu vì nó một c á c h k h ổ n g mệt m ỏ i.

M'ột loại tình c ả m rất đặc trưng c ũ n g xuất h iện ở đ ộ tuổi


này đló là tình v êu nam nữ. Dỗ quan sát thấy nhữ ng biểu hiện
của s;ự phải lò n g , thậm c h í c ó sự xuất hiện củ a những m ôi
tình 'đầu đ ầ y lãng m ạn. N h ữ n g hiểu h iện của loại tình cảm
này n h ì n c h u n g rất phức tạp, k h ô n g đ ồ n g đ ều . T h e o những
n g h i e n cứu vổ g iớ i tính, người ta thấy rằng c á c e m gái bộc lộ
sớ m Ihơn c á c e m trai, íl lú ng túng hơn và c ũ n g thường gặp ít
x u n g đột hơn trong khi ở c á c e m trai b iể u hiện c ủ a tình c ả m
khác eiớ i này thường thể hiện sự k h ó k hăn, l ú n e túng. Sự
khỏn:g đ ổ n g đểu c ò n thể hiện ở c h ỗ trong khi m ột s ố e m hộc
1() m ạ n h m ẽ nhu cầu đ ố i với người k h á c g iớ i thì nhiéu e m
k h á c vẫn tỏ ra thờ ơ, hình chân như vại. Đ i ề u này k h ô n g chi
phu Chuộc v à o y ế u tô phát d ụ c , trưởng thành m à c ò n phụ
t h u ộ c nhiều v à o k ế h o ạ c h đưcrng đời c ủ a m ỗ i cá nhân con
ngườn trẻ tuổi, phụ th u ộ c v à o đ iều k iệ n g i á o d ụ c của gia
đ ìn h , nhà trường và xã h ội.

M ‘ột đ iể u rất rõ m à k h o a h ọ c và thực tiễn c u ộ c s ố n g đã


k h ắ n g đ ịnh là ở đ ộ tuổi n ày , sự chín m ù i về sinh lý, về tình
dục đỉã đi trước m ộ t bước, c ò n sự trưởng thành v ể tâm lý, về
xã h ộ i , kinh n g h i ệ m s ô n g c h ậ m hưn n h iều . Bởi v ậ y những
điều Ikiện cần và đủ c h o v i ệ c đi v à o c u ộ c s ố n g tình y ê u nam
nữ ở <đô tuổi này chưa đưực hội tụ. Đ ó c ũ n g là lý d o chủ yếu
giải tỉhích tại s a o n h iề u m ố i tình đầu ở g ia i đ o ạ n n à y d ễ bị tan
vỡ, diẻ bị trở thành bi k ịch . T ro n g đ iề u kiện g i a đ ìn h , nhà
trườn ;g và xã hội là nhữnp m ô i trường lành m ạnh trong sá n g .

135
n h ữ n g biểu h iện của tình y êu nam nữ ban đầu ở đ ộ tuổi dầu
thành n iên thường trở thành nhữ ng k ỷ n i ệ m đ ẹp , m ột sự tập
dượt nhẹ nhàng c h o m ộ t m ố i tình đ ằ m thắm, sâu sắc sau này
tr o n g c u ộ c s ố n g của họ.

CÂU HỎI
1. H oạt đ ộ n g h ọ c tập củ a h ọ c sinh phổ t h ô n g trung h ọ c c ó
g ì m ớ i s o với h ọ c sinh tiểu h ọ c và trung h ọ c c ơ sở?

2 . N h ữ n g nét đ ặc trưng trong sự phát triển nhân c á c h của


h ọ c sin h p h ổ th ô n g trung h ọc?

3. H o ạ t đ ộ n g h ư ớ n g n g h iệ p c ó ý n g h ĩa n h ư t h ế n à o đ ố i với
s ự phát triển tâm lý c ủ a h ọ c sinh p h ổ th ôn g trung h ọ c?

136
C H Ư Ơ N G VI

N H Ữ N G Đ Ặ C Đ IỂ M P H Á T T R IỂ N t â m l ý c ơ b ả n
C Ủ A T H A N H N IÊ N S IN H V IÊN
(từ 19 đ ế n 2 5 t u ổ i)

Tòn gọi và sự phân chia giai đoạn phát triển ở chương này
được xác định theo một nghĩa rất tương đối. Đúng ra, ở
chương này phải đề cập đến những đặc điểm phát triển tâm lý
của toàn hộ số dân cư ở độ tuổi thanh niên. Song trên thực tế,
• • C ' ♦

Cítc thành tựu nghiên cứu về sự phát triển ở giai đoạn này còn
ít, tản mạn, chưa tập trung và có hộ thống, nên chưa khái quát
được những đặc điểm chung đối với toàn hộ độ tuổi này. Bởi
vẠy, nội dung ử chương này mới chỉ là sự tập hợp, hệ thống
một số công trình nghiên cứu của một số tác giả ở trong và
ngoài nước đối với những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà
trường: đại học, cao đẳng, dạy nghé..., nhằm cung cấp những
hiéu biết ban đáu đối với việc giáo dục - đào tạo ờ giai đoạn
quan trọng này.
Việc chấm dứt giai đoạn phát triển của sinh viên vào năm
tuổi nào cũng là một vấn đề không đơn giản. Điều này phụ
thuộc vào thời gian đào tạo của mỗi trường cao đẳng, đại tyọc
khác nhau. Theo ý kiến của nhiều tác giả thì nên bắt đầu từ

137
sau !uổi PTTH và kết thúc vào khoảng 24 - 25 tuổi. Lí do là
đến tuổi 24, 25 thì con người đã hoàn tất sự phát triển vé thổ
chất (nữ sớm hơn nam 1 đến 2 năm). Mặt khác đến 25 tuổi
cũng là nám kết thúc giai đoạn đào tạo dài nhất ở đại học (V í
dụ: 6 năm đối với Y học).

I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT T R lỂ N CÚA t h a n h


NIÊN SINH VIÊN
1. Sự phát triển vể thể chất
Đến 25 tuổi, sự phát triển về thể chất của con người đã đạt
đến mức hoàn thiện. Điổu này được thể hiện tập trung ở chỗ:
- Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ-ron thần
kinh lên tới mức cao nhất (]4 - 16 tỉ), với chất lượng hoàn
hảo nhờ quá trình myelin hóa cao độ. Sô lượng xi-nap của
các tế bào thần kinh đảm bảo cho một sự liên lạc rộng khãp,
chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô sô' các kênh làm cho hoạt
động của não bộ trử nôn nhanh, nhạy, chính xác đặc biột so
với các lứa tuổi khác. Nhà sinh lý học thần kinh Sơ-lây-ben
đã nghiên cứu và tính toán được rằng nhiều tế bào thần kinh
ở tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1200 nơ-ron trước và gửi
thông tin đi từ 1200 nơ-ron sau. Giáo sư sinh học Lê Quang
Long (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng với sự phát triển
hoàn hảo của hệ thần kinh, sinh viên có thể tích lũy 2/3 lượng
tri thức của cuộc đời trong 6-7 năm trên ghế trưòng Đại học.
Đây là giai đoạn phát triển ổn định, đổng đều về hệ xương,
cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người thanh niên. Các tổ

138
c h á t vé thể lực: sức nhanh, sức bổn bi, đèo dai, linh hoạt đề 1.1
}»hất triển mạnh nhờ sư phát triển ổn định của các tuyến nội
tiịết cũng như sự táng trưởng các hoóc-m ôn nam và nữ. Tất
c ;a những cái đó tạo điều kiện cho những thành công rực rỡ
c ủa 1hể thao và nhữne hoạt đỏng nghệ thuật.

2. Vai trò xả hội của sinh viên

Sinh viên là một tầng lớp xă hội, một tổ chức xã hội quan
trọ nu đối với moi thể chế chính trị. Thanh niên sinh viốn là
nihổm nu ười cổ vi trí chuyển tiếp,1 chuẩn hi cho một đội ngũ
V. * J i. ề • • C ’

tri thức có trình độ và nghề nehiệp tương đối cao trong xã


hiội. Họ sè là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên
g ia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc cúa tầng
ii tp tri liuíc xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dòng họ, gia
đìình đều cổ nhiều kỳ vọng dối với sinh viên. Tất cá những
điiổu này làm cho sinh viên có vai trò, vị trí xã hội rõ rệt.
Sinh viên là một công dân thực thụ của đất nước với đầy
cỉiủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Họ có quyền bầu
ciử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm
tr ước Bộ luật hình sự, Luật nghĩa vụ quân sự, Luộl hôn nhãn
giia đình v.v... Như vậy xã hội coi họ là một thành viên chính
thúre, một người trưởng thành. Tuy nhiên, do đang ngồi trên
glhế nhà trường, chưa tham gia irực tiếp sản xuất ra của cải
víật chất nên thanh niên sinh viên chưa hoàn toàn là một
tiịíỉười tự lập vé mọi mật so với những thanh niên cùng độ tuổi
pHiải vào đời sớm. Ở đây tính chất trưởng thành của người
thianh niên sinh viên có những nét đặc trưng riêng.

139
Khái niệm trưởng thành về xã hội được một sô nhà xã hoi
học, tâm lý học nghiên cứu. Đến nay những tiôu chí mà h>
đưa ra không phải hoàn toàn là thống nhất. Nhìn chunị,
nhiều tác giả đề xuất các tiêu chuẩn để xét mộl người (S
trưởng thành gồm:
- Có quyển công dân đầy đủ.
- Kết thúc việc học tập ờ nhà trường.
- Có nghề nghiệp ổn định.
- Lao động làm ra của cải vật chất.
- Có cuộc sống độc lập, không phụ thuộc bố mẹ về kinh tí.
- Xây dựng cuộc sống gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng).
Nhà tâm lý học người Pháp Bianka Zazzo đã nghiên CÚI

tuổi trưởng thành của thanh niên và đi đến kết luận: trình đ)
học vấn và vị trí xã hội của con người có ảnh hưởng đến ạr
trưởng thành của họ. Những nghiên cứu của ông cho thấ\:
thanh niên nồng thôn trưởng thành về mặt xã hội sớm hcn
thanh niên công nhân. Thanh niên sinh viên trưởng thành \ề
mặt xã hội muộn nhất. Lý do là càng tham gia lao động sải
xuất sớm thì tình cảm trách nhiệm, tình cảm nghĩa vụ càn;
hình thành sớm và càng nhanh chóng sống độc lập, tách khci
sự phụ thuộc vào cha mẹ. Theo một sô' công trình nghiên cứi,
nếu lấy mốc từ tuổi dậy thì, thòi gian trưởng thành sẽ đưạ
tính như sau:
- Với thanh niên công nhân: tuổi dậy thì cộng thêm 4,8 năm.
- Vói cán bộ kỹ thuật: tuổi dậy thì cộng thêm 6,4 năm.

140
- V ới các nhà chuyên môn: tuổi dậy thì cộng thêm 8,4 năm.
Nh:ư vậy, sự trưởng thành vể mặt xã hội phải được xem xét
như m ột quá trình có nhiều mức độ, có tính năng động và phụ
thuộc vào những yếu tỏ khác nhau trong những điều kiộn,
hoàn cảnh rất cụ thể. Trên quan điểm này, sự trưởng thành về
mặt x;ã hội của sinh viên có những nét đặc trưng khác với
người trưởng thành ở cùng độ tuổi. Điều này cần được tiếp
tục ng hiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn mới có thể
đi đ ế n những kết luận khách quan.
3. C ác hoạt động cơ bản của thanh nién sinh viên
a. Hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức,
kỹ nãtng, kỹ xảo, cũng như các phương thức của hoạt động
nhện thức, hoạt độn g trí tuệ vẫn tiếp tục giữ vị trí quan
trọng ở thanh niên sinh viên. Tuy nhiên, hoạt động này đã
mang những tính chất và sắc thái khác với việc học ở trường
phổ tlhông.

Hoạt động học tập trong các trường Cao đẳng (CĐ), Đại
học ( ĐH) không mang tính phổ thông mà mang tính chất
chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc hơn, nhằm đào tạo
những chuyên gia, những trí thức cho đất nước. Bởi vậy cách
dạy, (cách học ở đây khác với phổ thông. Để học tập có kết
quả ở bậc ĐH - CĐ, người sinh viên phải thích ứng được vói
phương pháp mới khác về chất ờ bậc phổ thông. Sự thành
công chỉ đến với những sinh viên khi họ vẫn tiếp tục coi hoạt
động học tập là hoạt động quan trọng nhất trong quãng đời
sinh wiên của họ.

141

%
b. Do tính chất của đào tạo ĐH, song song vói hoạt độriỊ
học tập, ở bậc ĐH xuất hiện một hoạt động rất đặc trưng, đo
là hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH). Thực ra hoạ
động này đã có mầm mống và được hình thành từ các lứa tuổ
trước đây nhưng hình thái của nó còn mờ nhạt. Chỉ đến tud
sinh viên, do những đòi hỏi bức bách đối với các chuyên gii
tương lai, hoạt động NCKH đang dần dần trở thành hình thá
chính thức của nó và chiếm vị trí ngày càng quan trọng.

c. Cùng với học tập và nghiên cứu khoa học, trong qut
trình học tập, ở bậc ĐH còn một hoạt động khác, đó là hoít
động học nghề. Tuy nhiên, đặc trưng của việc học nghề ở đâ/
khác với việc học nghề truyền thống hoặc ở các trường dw
nghề. Đó là tính chất nghề của những cử nhân, những chuyêi
gia tương lai. Việc học nghề cùa những cử nhân tương lai chi
yếu tập trung vào những hành động, những kỹ thuật, nhữn:
nguyên tắc chung có tính chất trí óc là chính.
Như vậy, trong hoạt động học tập, những thanh niên sim
viên cần thiết phải lĩnh hội tri thức của các chuyên ngàm
khoa học, đồng thời phải nắm được nguyên tắc, cách thứt,
chuẩn mực nghề nghiệp để làm một chuyên gia sau này. Đ>
chính là những nét đặc trưng trong hoạt động học tập cỉa
những thanh niôn sinh viên trên giảng đường các trường ĐH.
d. Hoạt động chính trị - xã hội
Đây là một nội dung hoạt động đặc trưng ở tuổi sinh viêi.
Sinh viên là một tổ chức xã hội quan trọng của đất nước. Hti

142
Siiìih viên ở các C|UÔC gia khác nhau chiếm một vị trí đặc sắc
tro>ng hệ thống các tổ chức xã hội. Họ là những người có trí
tuệ., nhạy bén, mẫn cám đối với tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội cùa quốc gia và quốc tế. Họ có chính kiến đôi với
dưètng lối, chủ trương, chính sách của những đảng chính trị,
nhữíng tổ chức cầm quyền. Do đó hoạt động chính trị - xã hội
là nihu cầu, nguyện vọng của thanh niên sinh viên.
ỈLỊch sử nhân loại và lịch sử đất nước đã cho ta thấy bao
tấmi gương sáng chói cua những sinh viên trong công cuộc
đấui tranh vì chính nghĩa, vì quyén lợi của quán chúng nhân
dân lao động. Tiếng nói và những động thái của sinh viên
luôin luôn mang tính chất chính trị - xã hội rõ rệt. Việc tham
gia của họ vào các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội như
Đoằin thanh niên, Hội sinh viên, Hội chữ thập đỏ, Hội từ thiện
V.V.... vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhân
cáclh toàn diện của họ, vừa góp phần không nhỏ vào sự thành
côn}g của các thể chế xã hội.
e:. Ngoài những hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội,
tharnh niên sinh viên cũng là nhóm người tích cực tham gia
các hoạt động khác m ang tính chất vãn học, nghệ thuật,
thế’ dục,1 thể thao. C ác cãu lạc
« 0 hộ0văn,7 thơ,7 hội0 họa, âm
• w

nhịuc, khiêu vũ, thể hình v.v... luôn luôn hấp dẫn, lối cuốn
sự tlham gia của nhiều sinh viên để thỏa mãn nhu cầu giao
lưu jphong phú cũng như nhu cầu rèn luyện toàn diện của họ.
f. Bao trùm lôn tất cả các hoạt động phong phú, đa dạng
của .'sinh viên các trường đại học là những quan hê giao lưu,
giao tiếp với hàng loạt mối quan hộ xã hội đan xen với nhau.

143
Những mối giao lưu này mang tính phức hợp giữa cá niân
người sinh viên với các bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác gớí,
các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp tá c
phương tiện thông tin, truyển thông) v.v... Hoạt động ịiao
lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đòi ấíng
tâm lý, nhân cách của sinh viên.

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TR IỂN t â m l ý c ơ


BẢN CỦA TH A N H NIÊN SINH VIÊN

Những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi
phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trườn; và
vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động. Đây
là một
• nhóm xã hội
• đặc
• biệt
• đang
c? chuẩn bị• trực
• tiếp
I cho việc
-0

tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội. Những đặc (iểm
phát triển tâm lý ở những thanh niên sinh viên rất phong phú
đa dạng và khồng đồng đểu. Sau đây là những nét cơ bản:

1. Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và lo ạ t


đ ộn g mới

Như đã trình bày ở phần trên, hoạt động học tập, hoại
động xã hội và môi trường sống của sinh viên có nhữnỊ r.)ét
đặc trưng và đòi hỏi khác về chất so với các lứa tuổi trướ: đó.
Đ ể hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trrừng
ĐH-CĐ, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt
động xã hội cũng như các sinh hoại trong đời sống tập thê simh
viên. Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt:

144
- Nội đung học lập mang tính chuyên ngành.
- Phương pháp học tạp mới mang lính nụhiên cứu khoa học.
- Môi trường sinh hoại mở rong phạm vi quốc gia, thậm chí
quố»c tế.
- Nội dung và cách thức eiao tiếp vơi thầy, cổ giáo, hạn hè
và e:ác lổ chức xã hội phong phú, đa dạng v.v...

M ột số cỏn (.li trình nehicn


r cứu ở Việt
. Nam và trôn thế Cmỏi
c h o í háy cần có một thời gian nhất định để người sinh viên
làm quen, thích ứng với những vấn để trên. Sự thích ứng này
đối với mỗi sinh viên khống hoàn toàn như nhau, tùy thuộc
vào những đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ
the của họ qui định. Có những sinh viên dễ dàng và nhanh
chóing hòa nhập với môi trường xã hội mới, nhưng lại gặp khó
kham trong phương pháp, cách thức học ở ĐH. Có người cám
tháy/ ít khó khãn trong việc tiếp thu tri thức, dễ vượt qua cách
học chuyên sâu ở ĐH, nhưng lại lúng túng, thiếu tự nhiên
tronig, việc hòa nhập với bạn bè, với các nhóm hoạt động
tronig lớp, trong trường ĐH. Mội số sống hòa đồng, cởi mở
với mọi người, trong khi một số khác lại thường ở dạng thận
trọnig, khép kín.

T'uy nhiên, các công trình nghiên cứu cũng cho thấy: nhìn
chumg sau một thời gian học tập ở trường ĐH, đa số sinh viên
thíclh ứng khá nhanh chóng với môi trường xã hội mới trên cư
sở tìinh bạn của những người trẻ tuổi. Khó khăn có tính chất .
bao trùm hơn vẫn là phải thích nghi được với nội dung,
phưtmig pháp học tập mới có tính chất nghiên cứu khoa học

145
và học nghề đối với những chuyên gia tương lai. Mức đi>
thích nghi này có ảnh hưởng trực tiếp đến (hành công troiụ
học tập cùa họ, bởi vậy có ý nghĩa chi phối rõ rệt hơn. 0 đây
bản thân người sinh viên gặp một loạt mâu thuẫn cần phai
giải quyết, chẳng hạn:

- Mâu thuẫn giữa ước mơ, kỳ vọng của sinh viôn với khá
năng, điều kiện để thực hiện ước mư đó.

- Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn
học mà mình yêu thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ
chương trình học theo thời gian biểu nhất định.

- Mâu thuẫn giữa lượng thông tin rất nhiều trong xã hội
hiện tại vói khả năng và thời gian có hạn v.v...

Đ ể phát triển, sinh viên phải biết giải quyết các mâu thuẫn
này một cách hợp lý. Với mọi sinh viên, điểu này không dễ
vượt qua. Ở đây, một mặt người sinh viên phải tích cực hoạt
động, biết sắp xếp, mật khác việc tổ chức dạy và học ở các
trường ĐH cần hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên giải quyết các mâu
thuẫn trên. Xét đến cùng, nhân cách của mỏi sinh viên sẽ
đuợc phát triển chính trong quá trình họ giải quyết được các
mâu thuẫn một cách biện chứng.

2. Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên

Bản chất hoạt động nhận thức của những người sinh viên
trong các trưòng ĐH - CĐ là đi sâu, tìm hiểu những môn học,
những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuvên sâu để

146
nám dược đôi tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các
khoa học đó, với mục đích trở (hành những chuyên gia vé các
linh vực nhất định. Hoạt động nhận thức của họ một mặt phải
kế (hừa một cách có hộ thống những thành tựu đã cổ, mặt
khác lại phải tiệm cận vơi những thành tựu của khoa học
dương đại và có tính cập nhật, thời sự. Chính vì vậy, nét đặc
trưng cho hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng
nhiổu về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như
phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quái hóa.
C'ó th ổ nêu các đặc điểm sau đây trong hoạt động nhận thức
cùa thanh niên sinh viên:

- Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống
khái niệm khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghể nghiệp,
phát (triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia
tương lai. Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ
vóri nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề
nghiộ [) của người chuyôn gia.
- Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra một cách có kế
hoạch, có mục đích, nội dung, chương trình, phương thức,
phưưng pháp đào tạo theo thời gian một cách chặt chẽ nhưng
đổng thời không quá bị khép kín, quá câu nệ mà lại có tính
chất nnở rộng khả năng theo năng lực, sở trường để họ có thể
phát ihuy được tối đa năng lực nhận thức cùa mình trong
nhiéu lĩnh vực. Có những sinh viên không chỉ theo học một
khoa imà 2, 3 khoa khác nhau hoặc gần nhau để bổ sung kiến
thức ttoàn diện của mình.

147
- Phương tiện hoạt động nhận thức của sinh viên được mớ
rộng và phong phú với các thư viện, phòng đọc, phòng thực
nghiệm, phòng bộ môn với những thiết bị khoa học cần thiết
của từng ngành đào tạo. Do đó phạm vi hoạt động nhận thức
của sinh viên da dạng: vừa rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghé
nghiệp, vừa phát huy việc học nghề một cách rõ rệt.
- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự
chủ và sáng tạo cao. Hoạt động tư duy của sinh viên trong
quá trình học tập chủ yếu là theo hướng phân tích, diễn giải,
chứng minh các định đề khoa học.
- Điểu rất quan trọng là sinh viên phải tìm ra phương pháp
học tập mới ở bậc ĐH. Phương pháp đó phải phù hựp với
những chuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi. Không tìm
ra được cách học khoa học, sinh viên không thể đạt được
kết quả học tập tốt vì khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
họ phải lĩnh hội trong những năm ở trường ĐH là rất lớn, rất
đa dạng.
Tóm lại hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại
hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và cổ
tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự
kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song
các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệl có
sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động
tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Bởi vậy đa số sinh viên
lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn để mà thầy, cô giáo
trình bày. Họ thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà
muốn đào sâu, suy nghĩ đổ nắm vấn để sâu hơn, rộng hơn.

148
3. S ự p h á t triển c ủ a đ ộ n g cơ h ọ c tập ở sin h viẻn

Độing cơ học tâp chính là nội dung tâm lý của hoạt động
Ihọc tậip. Động cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau. Có thể là những yếu tô' tâm lý của chính chủ thể như
hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng sổng
v.v... Cũng cổ thể đó là những yếu tố nằm ngoài bản thân chủ
thể nhiư những yôu cầu của gia đình, xã hội. Động cơ học tập
■cùng c ó thể nảy sinh do chính hoạt động và những hoàn cảnh,
điều kciện cụ thể của hoạt động mang lại. Ví dụ: nội dung,
phươmg pháp dạy học, trình độ tay nghề, nhân cách của
những thầy, cô giáo, các điểu kiện, thiết bị dạy học: thư viện,
phòng thí nghiệm v.v...
Lĩmh vực động cơ hoạt động của sinh viên ĐH rất phong
phú v;à thường bộc lộ rõ tính hệ thống. Trong đó việc học tập
của hiọ không chỉ bị chi phối bởi một động cơ mà thường là
một Siố động cơ nào đó. Ví dụ: những động cơ có tính chất
nhận thức đối với chính quá trình nghiên cứu, học tập như
khao Ikhát có tri thức, có trình độ, hứng thú với những vấn đề
lý luậm, những vấn đề khoa học, những nội dung có tính nghẻ
nghiệp rõ rệt, thích có nghề nghiệp nghiêm chỉnh, muốn trd
thành chuyên gia của một nghề...; những động cơ liên quan
đến siự tự khẳng định, tự ý thức về năng lực, phẩm chất của
người thanh niên trưởng thành, những động cơ có tính xã hội;
muốn cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội, có hoài bão
trong việc xây dựng đất nước; những động cơ liên quan đến
chính tương lai, đường đời của cá nhân: cố nghể nghiệp ổn

149
định, tương đối cao trong xã hội để có thu nhập nuôi sống
mình, gia đình v.v...
Những nghiên cứu vê động cơ học tập của sinh viên cho
thấy trong cấu trúc thứ bậc động cơ, sinh viên thường biểu
hiện như sau:

- Động cơ nhận thức được xếp ở vị trí thứ nhất.


- Động cơ nghề nghiệp ở vị trí thứ hai.
- Động cơ có tính xã hội ở vịtrí thứ ba..
- Động cơ tự khẳng định ở vịtrí thứ tư.
- Động cơ có tính cá nhân ở vị trí thứ năm.
Thứ bậc của các động cơ này thưòng không phải cố định
mà cũng biến đổi trong quá trình học tập ở bậc ĐH. Thứ bậc
này cũng không phải như nhauở các loại sinh viên có trình
độ học lực khác nhau và ở các trình độ
• • • •
khoa học

khác nhau.
Theo nghiên cứu của A.N.Ghebơxơ, việc hình thành động
cơ học tập của sinh viên phụ thuộc vào một số yếu tô' sau:
- Ý thức về mục đích gần và mục đích xa của hoạt động
học tập.
- Nắm vững ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của các tri
thức do sinh viên lĩnh hội.
- Nội dung mới của những tài liệu và thông tin khoa học
được trình bày.
- Tính chất hấp dẫn, sự xúc cảm của thông tin.
- Tính nghề nghiệp được thể hiện rõ trong tài liệu đưcc
trình bày.

150
- Lựa chọn được những hài tập phù hợp, gây được những
hoàn cảnh có vấn để, tạo được các mâu thuẫn trong quá trình
dạy hioc.
- Thường xuyên duy trì được không khí tâm lý nhận thức
trong hoạt động học tập.
N h ư vậy là trong quá trình học tập, lĩnh vực động cơ của
sinh 'viên tiếp tục bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của
các c án hộ giảng dạy trong việc tổ chức hoạt động dạy học.
V iệc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập
ở sin h viên phụ thuộc vào một sô điểu kiện sư phạm nhất
định. Ví dụ: những hài giảng được trình bày theo hướng nêu
vấn d ề , gây những tình huống được giải quyết; những giờ
thảo luận, những buổi hội thảo được phát huy tính độc lập,
sáng tạo; việc hướng dẫn hoạt động nghiôn cứu khoa học ử
phònig thí nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế, thực tiẻn để giải
quyến các vấn đề v.v... có ý nghĩa quan trọng để phát triển hệ
động cơ nhận thức của sinh viên theo hướng tích cực và hạn
chế những động cư tiêu cực trong học tập.

4. Đời sống xúc cảm , tình cảm của sinh viên

T h eo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi


sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại
tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình
cảm tihẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú
trong hoạt động và trong đời sống của sinh viên. Đặc điểm
của nió là tính có hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước
đó. Hiầu hết sinh viên biểu lộ sự chăm chi, say mê của mình
đối v<ới chuyên ngành và nghổ nghiệp đã chọn. Để thỏa mãn

151
tình cảm trí tuệ, họ học tập không chỉ ở giảng đường và thư
viện trường ĐH mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức của
mình bằng nhiểu cách: học thêm ở khoa khác, trường khác,
tìm đọc ở nhiẻu thư viện, học trên các phương tiện truyển
thông v.v... Chính tình cảm trí tuệ này làm cho lượng tri thức
mà sinh viên tích lũy được thường rất lớn, vượt xa những sinh
viên không có loại tình cảm này về mọi mặt.
Hơn ai hết sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành
vi, phong thái đạo đức, cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự
vật, hiện tượng của thiên nhiên hoặc con người tạo ra. Khác
với những lứa tuổi trước, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm
mỹ ở tuổi sinh viên biểu lộ một chiểu sâu rõ rệt. Họ yêu thích
cái gì họ đều có thể lý giải, phân tích một cách có cơ sở. Cá
biộl có những sinh viên đã xây dựng được “triết lý ” cho cái
đẹp của mình theo chiẻu hướng khá ổn định. Điều này lý giải
tại sao ở độ tuổi này sinh viên đã cố cách cảm, cách nghĩ
riêng, có phong cách kiến trúc, hội họa, điêu khắc riêng v.v...
Tình bạn cùng giới, khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát
triển theo chiều sâu. Những bạn bè thời trung học phổ thông
vẫn liếp tục chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh viên.
Nhiẻu sinh viên mặc dừ lên ĐH - CĐ, không còn được hằng
ngày gần gũi, tiếp xúc với bạn mình thời PTTH, nhưng họ
vẫn giữ tình bạn đẹp đẽ, sâu sắc và thường tìm mọi cơ hội để
liên ỉạc với bạn mình. Ở nhiều sinh viên, tình bạn này là mãi
mãi. Bẽn cạnh đó, chính trong nhữug năm ở trường ĐH - CĐ,
sinh viên lại có thêm những tình bạn mới không kém phần
bén vững s&u sấc. Tình bạn ở tuổi sinh viên đã làm phong phú
thêm tâm hổn, nhân cách của sinh viên rất nhiểu.

152
i
Bôn cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viôn là một
lìĩnh vực rất đặc trưng. Loại tình cảm này có mầm mông ở
giiai đoạn dậy thì, có sự thể nghiệm ở giai đoạn đầu tuổi
Uhanh xuân và đến thời kỳ này thì phát triển với một sắc thái
nnổi. Như phần trôn đã trình hày, sinh viên là lứa tuổi phát
tiriển một các h toàn diện, hoàn thiện và hoàn mĩ về thể chất
c ũng như tư tưởng, tinh thần. Họ bước vào lĩnh vực của tình
y/êu nam nữ với một “tư thế” hoàn toàn khác với lứa tuổi trước
dló do vị thế xã hội, trình độ học lực và tuổi đời qui định. Song
hoại tình cảm này cũng không thể hiện đổng đều ở sinh viên.
Đ iể u này lại tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể,
11ùy thuộc vào quan niệm và kế hoạch đường đời của mỗi
mgười.

Tinh yêu ở tuổi sinh viên đạt đến hình thái chuẩn mực
Cĩùng với những hiểu hiện phong phú, đặc sắc của nó. Đây là
imột loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của con ngưòi, nó chín
v/ào độ tuổi mà sinh viên trải qua. Bởi vây, nhìn chung tình
y/êu nam nữ ở tuổi sinh viên rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị
V ..V ... Song, trong lĩnh vực này, sinh viên gặp phải những mâu
tlhuản nội tại. Chẳng hạn: mâu thuẫn giữa những đòi hỏi của
tìình yêu (chăm sóc, trìu mến, âu yếm nhau) với môi trường
S(ống tập thể khó biểu lộ điều đó, mâu thuẫn giữa khối lượng
trri thức nhiều, đa dạng với thời gian có hạn trong học tập,
trrong khi tình yôu đòi hỏi không ít thì giờ, mâu thuẫn giữa
viiệc còn phụ thuộc kinh tế gia đình với một tình yều say đắm
nmuốn thành vợ chổng và sống độc lập v.v...

153
Trong khi giải quyết những mâu thuẫn này, sinh viên gặp
không ít khó khăn và cũng không ít tình yêu dẫn tới bế tắc, bi
kịch. Cũng chính vì vậy, đa số sinh viên đã chọn con đường
tập trung mọi mặt cho học tập, học nghề trong thời gian học
ĐH. Cách này mang lại nhiều hiệu quả trong học tập đối với
sinh viên và giúp họ càng vững vàng, chín chắn hơn trong
cuộc sống.

5. Sự phát triển một số phẩm chát nhân cách ở sinh vién


Nhân cách của thanh niên sinh viên phát triển khá toàn
diện và phong phú. Sau đây chỉ xin nêu những đặc điểm đặc
trưng nhất:

a. Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở


sinh viên
Tự đánh giá (self evaluation) là một trong những phẩm
chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách.
Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động,
hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một
cách tự giác. Nó giúp con người không chỉ biết người mà còn
“biết mình”. Tự đánh giá được nảy sinh rất sớm ở con người,
từ khoảng 3 tuổi, khi cái “tôi” sơ giản được hình thành. N ó
tiếp tục phát triển và đến tuổi thiếu niên thì khả năng tự đánh
giá phát triển đến mức độ có tính đột biến với biểu hiện của
cái “tôi” xã hội khác vé chất so với cái “tôi” sơ giản. Song
tuổi thanh niên, nhất là ở thời kỳ sinh viên, tự đánh giá phát
triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc.

154
Tự đánh giá ở tuổi sinh viênlà một hoại động nhận thức,
tr>-ong đó đối tượng nhận thức chính là hàn thân chủ thể, là
qiuá trình chù thể thu thập, xử lý thông tin về chính mình, chì
na được mức độ nhân cách tồn tai ở bản thân, từ đó có thái
• • % Ẹ

đtộ, hành vi, hoại đông phù hợp nhằm tự điều chinh, tự giáo
diục để hoàn thiện và phát triển...

Đặc điểm tự đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện
Vià sâu sắc. Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ
điánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình
ti hức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân
Cíáeh. Tự đánh giá của họ không chỉ trả lời câu hỏi: Tôi là ai?
rrnà còn: Tôi là người thế nào? Tôi có những phẩm chất gì?
T'ôi có xứng đáng không? v.v... Hơn thế họ còn có khả
máng đi sâu lý giải câu hỏi: Tại sao tôi là người như thế?

Những cấp độ đánh giá ở trên mang yếu tố phê phán, phản
tiinh rõ rệt. Vì vậy, tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa
ụự ý thức, tự giáo dục.
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó
giiúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của
rmình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những
yeêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội.
Một số kết quả nghiên cứu tự ý thức, tự đánh giá ở sinh
viiên cho thấy: mức độ phát triển cùa những phẩm chất nhân
Cíáeh này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế
htoạch sống trong tương lai của sinh viên. Những sinh viên có
kiết quả học tập cao thường chù động, tích cực trong viộc tự

155
nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái đ ộ cư xử,
cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoa học, lập
kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm
tự hoàn thiện ngày càng cao. Còn những sinh viên có kết quả
học tập thấp dễ tự đánh giá không phù hợp. Có những sinh
viên tự đánh giá mình quá cao, thường bị động trong học tập,
nhu cầu giao tiếp thường mạnh hơn nhu cầu nhận thức. Hoạt
động của họ hướng chủ yếu vào các quan hệ. Ngược lại có
một số sinh viên đánh giá mình quá thấp, thường bi quan
trước kết quả hoạt động hoặc thụ động trong quan hệ giao
tiếp với bạn bè. Họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập nên
việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp.
Tự đánh giá về mức độ trí tuệ là thành phần quan trọng
trong tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên. Những sinh viên
đánh giá mình quá thấp về mặt này thường gây khó khăn cho
họ trong quá trình học tập. Vì vậy cần giúp những sinh viên
này thay đổi sự tự đánh giá ở mức lạc quan, tự tin hơn ỉà điều
rất cần thiết. Điều này sẽ làm thay đổi thái độ chung đối với
bản thân người sinh viên. Nhờ đó lòng tự tin, tính tự trọng
phát triển theo chiều hướng tốt, tạo điều kiện cho sự vươn lên
trong học tập và phấn đấu, rèn luyện nhân cách.
Những nghiên cứu của v . x . Merlin và E.I.Ilin đã cho thấy
sinh viên rất quan tâm đến mức độ đánh giá tốc độ phản ứng
của mình trong học tập, trong giao tiếp - phản ứng đúng và
nhanh các đòi hỏi của hoàn cảnh bên ngoài là một năng lực
của nhân cách và rất có ý nghĩa đối với hoạt động của sinh
viên. Đa số sinh viên tự đánh giá kỹ năng định hướng vào

156
in ị!ười khác ở mức trung hình. Kỹ năng này bao gồm một tổ
Ihựp hiành vi như kỹ năng làm quen, giao tiếp với người lạ. Kì
mãng tự đánh giá này giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu giao
Itiôp n gày càng rộng rãi của mình trong cuộc sống.
Tóim lại, những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự
1trọng,, tự tin, sự tự ý thức đều phát triển mạnh mẽ ở tuổi sinh
'viốn. Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý
]nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân
Itheo hiướng tích cực của những trí thức tương lai.
b. Sự phát triển vé định hướng giá trị ở thanh niên
:sinh ìviêrt
Địmh hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất cơ bản,
<quan trọng đối với đời sống tâm lý của người sinh viên. Có
rát nhsiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị. Song có
thể nêu những nét cơ bản sau đây vổ khái niệm định hướng
giá trịị.

Địmh hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận
thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng điều
chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thổ nhằm vươn tới
những! giá trị đó. Ví dụ: những giá trị về chân, thiện, mĩ đã
'định ltiướng cho sự phấn đấu của loài người trong bao nhiêu
thế kỷ/. Giá trị hòa bình, độc lập dân tộc, tự do, chủ nghĩa xã
hội đãi là những định hướng giá trị cho bao thế hệ thanh niên
Việt Nam v.v...

Địmh hướng giá trị có nhiều tầng bậc, phạm vi khác


nhau. Có những giá trị là định hướng cho một quốc gia,

157
một thế hệ, cũng có những định hướng giá trị có phạm ’i
hẹp chỉ trong một nhổm nào đó. Định hướng giá trị có tírh
bền vững tương đối là một khái niệm động, không phải bít
biến nên có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, điểu kiện kiih
tế, chính trị, xã hội.
Định hướng giá trị phát triển mạnh vào cuối tuổi thim
niên, đầu tuổi thanh niên khi họ phải đứng trước việc chụi
nghề, chọn các chuyên ngành khác nhau trong việc thi vb
các trường ĐH - CĐ. Những nghiên cứu về định hướng giá t ị
của chương trình KHCN cấp Nhà nước, với đề tài KX-07-(4
của một số tác giả(l> cho thấy trong hệ thống các giá tị
chung, sinh viên Việt Nam đánh giá cao các giá trị: hòa bìni,
tự do, tình yêu, công lý, việc làm, niềm tin, gia đình, ngíề
nghiệp, tình nghĩa, sống có mục đích, tự trọng.
v ể những định hướng giá trị đối với nhân cách, đa !ố
sinh viên đã chọn và nhấn mạnh các phẩm chất sau đếy
ngoài những giá trị chung khác:
- Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả.
- Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh.
- Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài.
- Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm.
Những định hướng giá trị nghề nghiệp được sinh viên lia
chọn là:

(1) Theo PGS.PTS Nguyển Quang uẩn, Nguyễn Thạc, Mạ


Văn Trang, Sách “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cáci
và giáo dục giá trị”. Hà Nội, 1995.

158
- Biết xây dựng cuộc sống gia đình hoà thuận.
- Nghề có thu nhập cao: 77,0 %
- Nghề phù hợp sức khoẻ, trình độ: 67,2 %
- Nghề phù hợp hứng thú, sở thích: 66,3 %
- Nghề có điéu kiện chăm lo gia đình: 64,2%
- Nghể có điều kiện phát triển năng lực: 62,8%
- Nghề được xã hội coi trọng: 62,7%
- Nghề đảm bảo yên tâm suốt đời: 60,0%
- Nghề làm việc bằng trí óc: 6 ỉ , 7 %
- Nghể có thể giúp ích cho nhiều người: 57,8%
- Nghề cổ điều kiện tiếp tục học lên: 56,8%
Nhiững kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy sinh viên đã
chọn và đánh giá cao các giá trị rất cơ bản con người. Trong
thời kcỳ mở cửa của nền kinh tế thị trường, những định hướng
giá trị của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng cũng
đà có những thay đổi, những sự phân hóa nhất định. V í dụ: có
xu hưrớng đề cao những giá trị kinh tế, vật chất và có phần coi
nhẹ nihững giá trị về phẩm chất đạo đức, chính trị, xã hội.
Đây llà một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình giáo dục
định ỉhướng giá trị có tính chất từ vĩ mô đến vi mô cùa toàn
xã hộũ.
Địinh hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với
xu hướng nhân cách và k ế hoạch đường đời của họ. Với
sinh viồn, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của
tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực,7 được điều chỉnh
• # • •

159
trong quá trình học tập ở trường ĐH. Tính viển vông,
huyễn tưởng của những điều trừu tượng xa vòi nhường CIỎ
cho kế hoạch đường đời cụ thể do việc học để trở thàih
người có nghề nghiệp đã được xác định rõ ràng. Sinh vitn
không chỉ đật ra kế hoạch đường đời của mình mà còn t'm
cách để thực thi k ế hoạch đó theo những giai đoạn nhít
định. Họ ấn định cụ thể bao giờ thì học xong chứng chỉ tn
học, ngoại ngữ và những bằng khác. Nhiểu sinh viên ngiy
từ khi ngồi trên ghế giảng đường ĐH đã có kế hoạch riêig
về nhiều mặt để đạt được mục đích cuộc đòi của mình. Fọ
• • ♦ • •

không ngần ngại tìm việc làm thêm để thỏa mãn những yiu
cầu học tập ngày càng cao và tạo điều kiện thuận lợi cho viíc
hành nghề sau này.
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung-mãn cia
đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hcẳi
bão. Tuy nhiên do quy luật phát triển không đồng đều về mịt
tâm lý, do những điều kiện và hoàn cảnh sống và giáo die
khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phít
triển ở mức độ tối ưu. Điều này phụ thuộc rất nhiều Vio
những định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hott
động của bản thân mỗi sinh viên. Ở giai đoạn này, sự Cii
phối của thế giới quan và nhân sinh quan đối với hoạt độig
của sinh viên đã thể hiện rõ rệt. Những sinh viên có sự nhn
nhận đúng đắn, khoa học về sự phát triển của thế giới ự
nhiên, xã hội và con người sẽ có những kế hoạch đường đri
phù hợp, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và thường trở thàrh

160
n h ữ ng chuyôn gia, những trí thức hữu dụng cho bản thân, gia
đình v à đất nước.

C Â U HỎI
1. Những yếu tố về thể chất, vai trò xã hội và hoạt động xã
họi đ.ã ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý sinh viên như thế
nào?
2. Những nét đặc trưng trong hoại động học tạp của sinh
viên l à gì? Điều đó chi phối sự phát triển trí tuệ của sinh viên
ínhư t h ế nào?
3. Những đặc điểm cơ bản trong sự phát triển nhân cách
(CÍia Sỉinh viên và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập,
!nị',hiêm cứu khoa học của người sinh viên.

161
C H Ư Ơ N G VII

NH ŨNG NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRUNG


C Ủ A N G Ư Ờ I T R Ư Ở N G T H À N H V À N G Ư Ờ I G Ia

Do các công trình nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cia
những người trưởng thành, người già còn rất ít và tản mại,
nội dung chương này chỉ là sự tập hợp một số đặc điểm tán
lý của các độ tuổi từ lúc trưởng thành đến tuổi già. Đây chra
phải là những đặc điểm đặc trưng, đầy đủ và có tính khái qiát
như các chương trước.

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNI


TRỀ TUỔI (TỪ 20 ĐẾN 40)
Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được Xtm
xét cả trên bình diện sinh học, tâm lý học, xã hội học. Có
không ít những quan niệm khác nhau về người trưởng thàih
tùy thuộc vào chỗ người ta lấy tiêu chí sinh học, xã hội hiy
^ t â m lý làm thước đo chính.
Sự trưởng thành của con người phụ thuộc rất cụ thể Vto
hoàn cảnh, điéu kiện kinh tế, xã hội, giáo dục của từng cộig
đồng, từng dân tộc, từng thòi đại khác nhau. Ví dụ: thời xra
tuổi thọ con người còn rất thấp, khi những đòi hỏi phải làm ra

162
m iiếnp cơm, manh áo rất hức hách, khi lao động còn thô sơ,
ttrìinh độ học vấn còn thấp, thì tuổi trưởng thành của con
ng:ười thường sớm. Người xưa nói “ Nữ thập tam, nam thập
lỊic” (con gái 13, con trai 16 đã trưởng thành, đã dựng vợ gả
ch iổ n g được) là một ví <jụ tiêu hiểu.
N gày nay, trong xã hội vãn minh, hiện đại, lao động đòi
hỏ)i k'ỹ thuật công nghệ cao, thời gian học tập kéo dài tuổi
m ương thành của con người thường chậm hơn nhiều. Nghĩa là
tu<ổi thơ, tuổi học của con người kéo dài ra. Con người được
chtãm nom nuôi dưỡng một cách công phu, cẩn thận hơn rất
nhìiểu trước khi trưởng thành. Nhiều nhà tâm lý học, xã hội
họ)c điã nói “cái sàng” giữa tuổi thiếu niên và luổi người lớn
hkện may đang giãn rộng ra. Nhà xã hội học Olivier Galỉand
đãi nóii khá hình ảnh về vấn đề này: Sự nhập nhằng của chàng
traũ tpẻ nửa người lớn, nửa thiếu niên ở hai nơi: độc lập và
(lưrợe Ibố mẹ tài trợ ở trường đại học, hưởng mọi thú vui, và
nửra kim: những ngày cuối tuần dưới mái ấm gia đình, anh ta
tìnn th.ấy vũ trụ bảo vệ mình. Do đó khái niệm trưởng thành là
rncột klhái niệm động, có tính phát triển và mang đậm tính xã
hộ>i. VI thế giới hạn của tuổi trưởng thành không phải bất
biẻấn v à khó xác định một cách rõ ràng, chính xác.
Tuổi công dân của hầu hết các nước trên thế giới được quy
địmh từ 18 tuổi trử lên. Điéu này được xác định chủ yếu căn
cứ vào sự chín m uồi sinh học của con người. Nhữr^ công
trìinh mghiên cứu vể xã hội học, tâm lý học trên thế giới
ch<o thíấy sự chín muổi sinh học thường đi trước, sớm hơn
tưốSi cỉhín muồi về tâm lý và xã hội khá nhiéu. Bởi vậy,

163
dưới góc độ tâm lý học mà xét, tuổi trưởng thành toàn diội
của con người thường đến châm hơn 2, 3 năm. Không nhữrg
thế khái niệm tuổi trưởng thành cũng còn tùy thuộc vào thíi
gian đào tạo và trình độ học vấn như đã trình bày ở chươre
trên. Đ ó cũng chính là lý do giai đoạn “người trưởng thàm
trẻ tuổi” thường được lấy mốc từ 20 tuổi trở lền, chậm hcn
chút ít so với tuổi công dân.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà tâm ỉý học, xã hội họ:,
khái niệm tuổi trưởng thành được xác định dựa theo một ổ
hợp các tiêu chí sau đây:
- Sự chín mùi vẻ mặt sinh lý, thể chất: nghĩa là sự hội ụ
đẩy đủ những điểu kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làn
cha, làm mẹ, cũng như làm một người lao động thực sự tror?
gia đình và xã hội.
- Có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một ngưà
công dân: đi bẩu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp ỈUit
về mọi hành vi, hoạt động của mình.
- Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau.
- Có nghẻ nghiệp ổn định.
- Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.
- Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chổng).
- Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc V©
cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Dựa vào những tiêu chuẩn trên, những người không hic
lên ĐH-CĐ thì độ tuổi trưởng thành của họ thường từ 20 tud.
Đây là quãng đời tương ứng với giai đoạn thứ 6 trong 8 g ii

164
đoan phát triến cua nha tám lv học người Mỹ, Erik Erikxưn,
r;a trong công trình nghiên cứu cua mình.
về' mặt thể chất, khoáng 4 - 5 nãm đầu của giai đoạn này,
con nìgưòả vẫn tiếp tục hoàn thiện sự phái triển của mình đổ
đại den mức cao nhất ở tuổi 24 - 25 (nữ sớm hơn nam khoảng
2 nan 1 ).
Sa 11 tuổi 25, mọi sự phát triển về the chất đều dừng lại và
k h o ả n e 30 tuổi thì hắt đâu có sự đi xuống.
Từ 20 - 40 tuổi là giai đoạn những người trưởng thành trỏ
tuổi lập thân và lập nghiệp. E.Srikxơn cho rằng ở giai đoạn
này (V nhiổu người trỏ tuổi xuất hiện nhu cầu sẵn sàng gắn bó
với n.íiười khác, tình veil nam nữ đích thực xuất hiện.
Th ực tế cuộc sống cho thấy đây là giai đoạn những con
ngườii trưởng thành biểu lộ những hàn sắc riêng của mình
tionc tình yêu nam nữ. Họ bộc lộ nhận thức, thái độ quan
dịểm riông của cá nhàn mình trong chọn hạn đời. Và trên lĩnh
vực n ày không biết bao nhiêu sắc thái của con người được thể
hiện mà không bút nào tả xiết. Một nét nổi bật là họ có khả
nănc trao tặng, dâng hiến bản thân cho người mình yêu quí
nhưng vẫn không đánh mất hản sắc của mình.
Tìrnh yêu nam nữ ở giai đoạn này không chỉ dừng lại ở sự
thơ m ộng, lãng mạn mà còn có sự gắn kết lâu dài để trơ thành
vợ, tlnành chổng, thành những gia đình bền vững. Tính có
trách nhiệm, giá trị nhân cách trong tình yôu nam nữ được
thể hiiện rõ rệt. Tình yêu trở thành một chuẩn mực để đánh
giá V(ề con người như nhà giáo vĩ đại nga Xukhômlinxki đã
nổi: “ Tình yôu là một loại văn hóa cao cấp của loài người.

165
Chỉ cần xem một con người yêu đương ra sao, ta có thể lết
luận người ấy là người thế nào”.
Trong giai đoạn này, ở con người đã hội fụ các tiêu chiổn
cần và đủ để xây dựng gia đình. Đại đa số những người troig
độ tuổi từ 20 - 40 đã lấy vợ, lấy chồng, có gia đình riêig.
Theo những điổu tra xã hội học, tuổi kết hôn có ảnh hưởig
đến hạnh phúc vợ chồng trẻ. Thí dụ: chỉ có 18,7% số phụ lữ
kết hôn ở tuổi 1 7 - 1 8 cho rằng hôn nhân của họ hạnh phic.
Trong khi có 58,1% sô phụ nữ kết hôn ở tuổi 28 -30 cho là
mình thành công trong hôn nhân. Cổ 28,8% số đàn ông tôì
hôn ở tuổi 18 - 21% cho họ có thành công trong hôn nhìn,
trong khi có tới 60,9 % số đàn ông kết hôn ở tuổi 28 trở bn
cho rằng họ có hạnh phúc trong hỏn nhân. Như vậy, việc n;m
nữ thanh niên không nên kết hôn quá sớm là có cơ sở.
Nhu cầu của sự gắn kết đối với tình yêu nam nữ có vị rí
đặc biệl quan trọng như vậy nên vấn đề tâm lý tiểm tàng o a
giai đoạn này là sự cô độc, thất vọng, thậm chí tuyệt vọng lo
những thất bại trong quá trình dẫn đến tình yêu và sự gắn )ó
bời nhiều lý do khác nhau. Xã hội nào cũng tồn tại vẫn lể
này dưới nhiều biểu hiện, tính chất khác nhau.Việc khắc phic
đó không dễ và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tâm lý, xã lôi
khác nhau của từng cá nhân, gia đình cụ thể. Lịch sử xã tói
đã cho ta thấy không ít bi kịch về vấn đế này.
Đời sống tâm lý của nhửng cặp vợ chồng trẻ sau ngiy
cưới ở độ tuổi này cũng có nhiều vấn đề. Do sự chuyển gai
đoạn cơ bản của hai con người, hai nhân cách sống ở nhữig
hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau nay cùng chuig

166
sỏoiiu, c ùĩìg hòa hợp vổ moi mạt vơi nhau trong hoàn cảnh,
đKCU kiên khấc nhau. Nehĩa là cái cône việc làm sao để
“imình với ta luy hai rnà mỏí ' và “ la với mình tuy một mà
hcỉii' là một cống việc thuộc vé tâm sinh lý và những ván đổ
khiác lien quan trực liếp đốn đời sống vợ chồng. Đây là một
vảin đe phức tạp mà muốn giãi quyết được tốt, những cặp vự
chiốnịi I ré luổi phải tự vú traiiịi cho mình những hiểu biết nhất
dịmh về tâm lý giới tính, tâm lý gia đình và nhiều vấn đề
khiác. "T uổi thọ” và hạnh phúc vợ chồng phụ thuộc nhiều vào
tìinh yêíu, vãn hóa vợ chổng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức,
nhiản p h ẩm của chính họ trong quá trình sống và hoạt động
cụi thổ.
C ùng với tình yêu và hạnh phúc đôi lứa, việc ra đời của
điứa com đầu lòng là sự kiện quan trọng của những đôi vợ
chiổng trẻ. Theo những nghien cứu gần đây, phản ứng của
cáíc ôn g bố hà mẹ đối với sự kiện này không hoàn toàn như
nlhau. V ới người vợ, do thien chức làm mẹ của mình, việc ra
đíời cứa đứa con hoàn toàn là một điều tự nhiên. Thiên thần
tuiyệt d iộu mà chị mang nặng và hằng mong ngóng đã ra đời.
V ì thế chị tập trung toàn bộ tình cảm, sức lực cho thiên thần
bté nhỏ của mình.
Với người chổng, tình hình không giống như vạy, họ chờ
đ(ựi, m<ong ước đứa con - kết quả của tình yêu vợ chổng -
kihỏng kém gì vợ mình. Song do nhiều yếu tố tâm lý khác
mhau, s ự ra đời của đứa con lúc đầu gây sự ngỡ ngàng, thậm
clhí đỏi 1úc họ cảm thấy bị hảng hụt trong tình cảm. Dường
nihư họ cảm thấy nhân vật thứ ha này chiếm mất vị trí độc tôn

167
của họ. Vợ của họ dường như quền họ mà chỉ biêì đến thiêu
thần bé nhó. Tuy nhiôn sự thể như vậy diẻn ra không lâu và
mức độ không phải như nhau ở những cặp vợ chổng trẻ. Điểu
này phụ thuộc vào nhiều vấn để, trong đó sự chuẩn hị chu
đáo về mọi mặt để đón nhận vai trò mới cuả các ông bố trẻ và
cách giải quyết, ửng xử khéo léo của chính các bà mẹ trê
chiếm vị trí quan trọng. Ớ đây cũng có việc chuyển giai đoạn
của những cặp vự chồng từ chỗ son rỏi, chỉ hai người với
nhau sang giai đoạn một gia đình trẻ cổ bộ' mẹ và con cái.
Bước chuyển nào cũng có những khổ khăn mà muốn phát
triển phải biết vượt qua nó bằng sự hiểu biết, bằng sự nỗ lựo
và trách nhiệm.
Nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội của những ông hố, bà mẹ
nặng nề hơn trước và sắc thái hạnh phúc vợ chổng, do đổ
cũng có nét mới so với trước đây. Trong giai đoạn này, việc
nuôi dạy con cái sao cho nó phát triển tốt về mặt thể lực, trí
tuệ và nhân cách (con khoẻ, con ngoan, trò g iỏ i) trở thành
mục tiêu phấn đấu, trách nhiệm, nghĩa vụ và niềm hạnh
phúc to lớn của những người làm bố, làm mẹ. Điều này chi
phối không ít đến cuộc sống và tâm lực của người làm cha,
làm mẹ ở giai đoạn này bên cạnh sự phấn đấu cho chính bản
thân mình.
Song song với việc “lập thân”, quãng đời từ 20 - 40 tuổi
cũng là giai đoạn con người tập trung cho sự lập nghiệp. Nhìn
chung đây là giai đoạn con người đã có nghể và đang đi vào
giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Vào khoảng 30 - 40
tuổi, người ta không chỉ có nghề mà bắt đầu có tay nghề khá

168
caio. b a o động nghề nghiệp của những người trưởng thành trẻ
tuiổi có ý nghĩa to lớn đối với gia đình và xã hội. Sự say mê
sáíng tạo trong nẹhể nghiệp hắt đầu được hình thành và ngày
cààng phát triển ở mức bền vững, sâu sắc. Cũng chính vì vậy
klhi người ta 35 - 40 tuổi mà chưa có một nghề nghiệp ổn
địịnh, clhưa được lao động bằng chính nghề của mình để sống
vàà hoạt động thì sự hẫng hụt về mặt tâm lý xã hội là rất lớn.
NI hững người này cảm thấy bi quan, chán nản, bất mãn, tự ti
trrong c uộc sống. Đây là nguyên nhân tâm lý, xã hội tạo điểu
kiiện chio những tệ nạn xã hội nảy sinh như nghiện ma túy,
miại dâim. Vì nhiều nguyên nhân, hiện nay nạn thất nghiệp
đíang lài vấn đề cùa toàn cầu. Giải quyết việc làm cho hàng
lo ạ t người trong độ tuổi lao động là vấn đề thời sự nóng
híổi nhíất đối với nhiều quốc gia. Mục tiêu phấn đấu của
nlhà nư<ớc ta trong năm 1999 là giải quyết việc làm cho từ 1
tr iệ u đê'n 1,2 triệu người thất nghiệp. Đây là một vấn đề rất
qiuan tr ọng, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu
niước m.ạnh, xã hội công bằng, văn minh.

II. M ỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở ĐỘ T U ổ I TỪ


40 ĐẾN 60
Người ta còn gọi đây là tuổi trung niên, v é măt thể chấu
ở giai đoạn này diễn ra một số thay đổi cần lưu ý. V í dụ
lưrợng cholesterol tăng lên rõ rệt: trung bình từ 198 ở tuổi 35
- <40 tămg lên 221 ở tuổi 45 và sau đó tiếp tục tăng theo tuổi.
Clhức n;ăng hoạt động của thận giảm đi khoảng 10%, dung
lưíợng của phổi cũng bắt đầu giảm. Hoạt động của hệ thẩn

169
kỉnh tning ương cũng suy giảm, nhất là vào giai đoạn cu ối, từ
55 đến 60 tuổi. Những suy giảm như vậy vẻ thể chất /à
thẩn kinh gây ra những cản trò bước đầu trong hoạt độig
và là những nguyẽn nhân sâu xa cùa một số loại bệnh tật ỏ
con người.
Ỡ phụ nữ, khoảng thời gian từ 45 - 55 diễn ra thời kỳ tiìn
mãn kỉnh và mãn kinh. Suốt trong thời kỳ này, do số trúmg
trong buồng trứng giảm, lượng estrogen và progesteroie
giảm gây ra những biểu hiện không tốt, không bình thường
ở người phụ nữ. Ở giai đoạn này phụ nữ thường dẻ mệt
mỏi, ốm đau như mất ngủ, đau đầu, mất cân bằng, vẻ tính
tình có những biểu hiện thất thường: buổn rầu, dễ nóng giận,
dễ thay đổi.
Chế độ sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi và tập thể dục pbù
bợp, khoa học là cách chống lại sự lão hóa sớm ở những
người ỏ luổi trung niên.
Thời kỳ đầu củạ giai đoạn này (khoảng 37 - 45 lu ổi) ờ cả
nam giới và nữ giới, người ta thường quan sát thấy những
biểu hiện của “khủng hoảng giữa đời”. Theo số liệu của Hiệp
hội khoa học Flandri, có khoảng 20% bệnh nhân dến hiệp hội
vói căn bệnh “khùng hoảng tâm lý giữa đời”. Dấu hiệu dặc
trưng của nó là hiện tượng mất ngủ, trằn trọc, thất vọng., chán
chưòng, thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống do con người tĩnh tâm
nhìn lại mình, lự suy xél vẻ những thành bại trong cuộc đời.
Người thành dạt cảm thấy mãn nguyện, kẻ thất bại thấy chua
xót, nuối tiếc một thời tuổi trẻ và những cơ hội dã bổ lỡ. Họ
muổn làm lại nhung thấy đã quá muộn và cảm thấy tương lai
ảm đạm.

170
o những người bị “khủng hoàng giữa đời”, Irong giai doạn
này thưrờng diỗn ra mội cuộc đấu Iranh nội lâm rất quyết liột,
một sự giầng xé giữa những cái thuộc vé bàn chất, bản lính
con người thạt và bẻn kia là bộ mật dóng kịch mà anh ta đã
manig đíể tồn tại. Khi con người thâl trong anh ta bắl dầu trỗi
dây và <chiến Ihắng. Lúc đó chấm dứl sự khủng hoảng.
N h à tâm lý học Hà Lan Martin Bot viết: Đây là hiộn lượng
danjg Xíảy ra dối với mỗi con người, không loại Irừ ai, kể cả
nami lẫm nữ. Giai đoạn khủng hoàng giúp con người nhìn lại
mìnih, mắm bắt được những gì thuộc chân lý, giúp con người
rút ira nihững bài học kinh nghiệm cho riêng mình.
Kí hi dã qua giai đoạn khủng hoàng, những con người thuộc
lứa tuổii trung niên lập Irung sức lực đấu tranh cho lao động
sánịạ tạo trong nghề nghiệp cũng như trong hoạt động xã hội
rất (đa dạng và phong phú. Có thể nói đây là giai đoạn chín
của tài măng con người do một quá trình học tập, lao động lâu
dài <đượ<c tích lũy.

O ây là lứa tuổi mà con người có thể cống hiến nhiếu nhất


tài măng; và sức lực của mình cho xã hội. Những chính khách,
nhữrng inhà khoa học, kỹ thuật, cồng nghệ, văn học, nghệ
thuậu, v.v... thường thành đạt nhất vào khoảng 10 - 15 năm
cuốii củía giai đoạn này. Với nhiểu người, lao động sáng tạo
để đtạt đlến bản sắc riêng, dấu ấn riêng của chính mình là mục
tiêu phâín đấu không mệt mỏi cùa họ. Các trường phái ríẽng
tronjg khoa học, nghộ thuật, phong cách riông trong hoạt dộng
sángỉ, tạo v.v... được biếl đến ở tầm quốc gia, quốc tế, với

171
không biết bao nhiêu tên tuổi của những con người trong giai
đoạn này được loài người ghi nhận và trở thành bất hủ.
Bên cạnh thành công trong sự nghiệp, trong giai đoạn này
cũng tiểm tàng một mâu thuẫn cố thể khủng hoảng tâm lý.
Đ ó là sự trì trệ bi quan bởi cảm giác rằng mình chẳng đi đến
đâu cả, chẳng làm được cái gì quan trọng cả. Cảm giác này
theo đuổi một cách nặng nề đối với những ai phải chịu nhiểu
thất bại trong quãng đời này.
Cùng với sự nghiệp, điều có ý nghĩa không kém phần quan
trọng ở độ tuổi này là việc dạy bảọ cho thế hệ tiếp theo, giúp
họ trở thành người hữu ích. Sự thành đạt hay thất bại, đối với
việc dạy bảo con cái chiếm một vị trí quan trọng trong đòi
sống tâm lý của những người trung niên, bởi họ ý thức được
rằng, chính thế hệ con cháu sẽ là người tiếp nối cuộc đời của
họ. Mặt khác, những người có hiểu biết đều hiểu rằng nuôi
dạy con cái không chỉ để bảo tồn dòng họ, gia đình mà còn là
để xây dựng đất nước, xã hội. Chính ở đây cũng diễn ra mâu
thuẫn giữa một bên là sự nghiệp của bố mẹ và bên kia là sự
chăm sóc, vun trồng cho sự nghiệp của con cái. Mâu thuẫn
này không dễ giải quyết và thực tiễn cuộc sống đã cho thấy
nhiẻu khi “được đằng nọ, mất đằng kia”. Không ít bậc cha
m ẹ, nhất là người mẹ, nhiểu khi phải đấu tranh, thậm chí
phải hy sinh phẩn nào sự nghiệp của mình vì sự nghiệp của
chồng, con. Xã hội càng văn minh, phát triển thì mâu thuẫn
này càng đỡ gay gắt và điều kiện để phụ nữ phát triển và
cống hiến tài năng của mình càng được rộng mở.

172
Diehl đáng quan lâm là việc giáo dục con cái của những
mgỉười ở tuổi trung niên có những nét đặc trưng mới. 0 giai
đloiạn inày, những đứa con của họ thường nằm trong độ tuổi vị
tlhíành niên - một lứa tuổi có tính chất bước ngoặt, có nhiéu sự
p)h)ứe ttạp, khó khăn trong quá trình giáo dục.
Kh'ông ít các bậc bỗ' mẹ cảm thấy hất lực trước con cái,
c;ảim tihấy mâu thuẫn thê hệ diễn ra gay gắt khi đôi mặt với
nihiững'. cô cậu thanh niên thời kỳ hiện đại. Thực tê xã hội
cũhng c h o thấy con cái những người ở tuổi trung niên thường
c:ó> nhiiều vấn đé, dẻ bị sa vào hư hỏng, vào các tệ nạn xã hội.
Tỉ lệ Ikhá cao trẻ em vị thành niên phạm tội, nghiện ma túy
hiiệện niay là một bằng chứng.
Để có những đứa con khoẻ mạnh về thể chất lẫn tâm hồn,
c:áic bậịc cha mẹ đã tiêu hao không ít của cải vật chất và tâm
hực: củ.a mình. Và để thành công trong việc giáo dục con cái
ntóii ch ung, đặc biệt là con cái ở độ tuổi vị thành niên, các bậc
c;hía m<ẹ phải biết kết hợp hài hòa giữa lòng yêu thương vô bờ
V'ớii tinih thần trách nhiệm cao và những hiểu biết cần thiết về
tiânn lý' lứa tuổi, về khoa học giáo dục đối với con cái.
Sự thành bại đối với giáo dục con cái 0 những người
tru in g niên có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của họ.
Mhiữngi người thành công thường tự hào, hãnh diện về con
cáii củ.a họ. Ngược lại, bi kịch gia đình thường dễ xảy ra và
cácc hậic c h a m ẹ cảm thấy đau khổ, bi quan, hạnh phúc gia
cTìrnh bĨ! ảnh hưởng.
IĐể Ihoàn thành trách nhiệm nuôi dạy con cái, các bậc cha mẹ
cầm khtông ngừng học hỏi, tìm hiểu những đặc điểm tâm lý ở độ

173
tuổi này trên sách, báo, các phương tiện thổng tin để tìrm ra
các phương pháp, biện pháp giáo dục hữu hiệu. Làm điược
như vây, không những các bậc cha mẹ đã cung cáp cho xà hỏi
nhãng công dân tốt, những nhân cách cố đức, cố tài mà còn
mang lại niém hạnh phúc vô giá cho mình và gia đình.
Những nghiên cứu của các nhà tâm ỉý học cho thấy: a độ
tnổi này, con người thích thú với các cuộc hội họp: nhiững
cuộc họp của các cựu chiến binh, thanh niên xung phiong
v.v... giúp họ tìm thấy mình trong quá khứ, giải tỏa những ưu
phiển thường nhật trong cuộc sống, động viên họ vui rươi,
khoẻ mạnh hơn.

m . MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở TUỔl GIÀ ((TỪ


60 TUỔI TRỞ LÊN)
Khái niệm tuổi già, tuổi thọ cũng là một khái niệm đ(ộng,
mang tính phát triển và tính xã hội lịch sử cụ thể. Theo> kết
quả của các nhà khảo cổ học, tuổi thọ trung bình của con
người thay đổi theo lịch sử phát triển của loài người, phụ
thuộc vào hoàn cảnh, điểu kiện sống, trình độ văn hóa, văn
minh của con người. Ví dụ: vào khoảng 501 - 400 ngàn măm
trước đây, tuổi thọ bình quân của người Bắc Kinh là 15 măm.
Trước công lịch, tuổi thọ bình quân của người châu Âu lià 20
năm. Đến giữa thế kỷ thứ XIX, khoảng nãm 1850, tuổi thọ
bình quân của người châu Âu tăng lên 40 tuổi. Theo các nhà
nghiên cứu cho biết cứ khoảng 100 năm thì tuổi ihọ Ibình
quân của con người kéo dài thêm 1 năm. Nhưng từ đầu thiế kỷ

174
tthiứ XX đến nay, tuổi thọ hình quân đã tăng lên rất nhanh.
ILiấy Trung Quốc làm dẫn chứng, trước năm 1950, tuổi thọ
bbìình quân là 50 đến năm 1980 đã tãng lên 68,2 tuổi. Hiộn
m a y , tuổi thọ cao nhất đang thuộc về người Nhật Bản.
Nghiên cứu để tìm các biộn pháp nhằm làm tăng tuổi thọ
ccỉùa con neười đang là vấn đé thời sự hấp dẫn đối với nhiểu
cchiuyôn gia sinh học, hóa - sinh học, dinh dưỡng học, tâm lý
bhcọc, xã hội học v.v... Từ những nghiên cứu khác nhau, người
ttat cũng đi đến nhữne kết luận khác nhau về nguyên nhân lão
Hưóa của con người.
Dù sao thì khi ở vào tuổi 60 trở lên, con người vẫn vấp
tptoải những khổ khăn, thách thức, do chính sự phát triển đem
llạii. Điều này là qui luật phát triển của muôn loài. Từ 60 tuổi
ttrcở đi, các cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương
cđaang đi vào giai đoạn thoái hóa rỗ rệt. Hoạt độns của hệ tuần
íhcoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết v.v... đều giảm sút và
ttrìì trộ. Đây là nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh cùa
ttuiổi già.
Ở tuổi này có nhiều bệnh, tật khác nhau. Ngày nay, y học
tđãã nghiên cứu và đã thấy một số bệnh điển hình từ tuổi 60 trở
liêm. Đó là những căn bệnh: huyết áp cao, xơ vữa động mạch,
ttaii biến mạch máu não, bệnh đau đầu, giảm thị lực, thoái hóa
CCỘM sống, bệnh loãng xương, bệnh ung thư v.v... Một số bệnh
cđi<ển hình liên quan đến hệ thần kinh như: Parkixơn,
/Allzheimer. Chẳng hạn, bệnh Parkinxơn mà biểu hiện của nó
lià sự rối loạn của hệ vận động ở não bộ. Triệu chứng của
ỈDệình này là chân tay run rẩy, bệnh nhân khổng điều khiển

175
được chính xác động tác, hành động của mình. Bệnh này
chiếm tỉ lệ không nhỏ ở những người già, gây nhiều khó khăn
cho sự tự phục vụ trong sinh hoạt.
Bệnh Alzheimer cũng là một căn bệnh điển hình của nịgười
già. Các nhà khoa học ước tính đến năm 2000, trên thế giới
có khoảng 500 triệu người già. Trong số này có khoảng; 15
triệu ngưòi mắc bệnh Alzheimer. Đ ó là cãn bệnh phổ Ibiến
nhất của sự sa sút trí tuệ, được phát hiện từ năm 1907 bởi
A lois Alzheimer, chuyên gia thần kinh học người Đức. T riệu
chứng sớm nhất của bệnh này là giảm trí nhớ, giảm khả măng
suy nghĩ có tính lý luận, lôgic. Sau đó có những biểu lhiện
trong nói năng, diễn đạt bằng ngôn ngữ. Kèm theo có sụr rối
loạn về hành vi, hay gây gổ, đi lang thang v.v... dần dần bệnh
nhân không làm gì được cho bản thân, không tự phục vụ đlược
và cuối cùng là chết. Tỉ lộ mắc bệnh Alzheimer trên thế giới
khá cao, chữa trị rất tốn kém, ít hiệu quả và đang cổ) xu
hướng ngày càng tăng.
Con người có thổ hạn chế và làm giảm thiểu các bệnh
phổ biến của người già bằng nhiều cách khác nhau. C ác
nhà khoa học ngày nay đang nghiên cứu để tìm cách chữa
chạy bệnh tật cho con người nói chung, cho người già nói
riêng để mang niểm vui sống, hạnh phúc cho m ỗi măm
tháng tổn tại của con người.
Từ 55 (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam) là giai đoạn
con ngưòi kết thúc thời kỳ lao động của mình để nghỉ n:gơi,
thư giãn. Đây là tuổi hưu của con người. Khi chuyển từ trạng
thái làm việc tích cực, khẩn trương hằng ngày sang trạng ’thái
I njghi ngơi, tâm lý con người cổ những biến động đáng kể.
rNlhiổiu neười cảm thây khổ thích nghi với cuộc sống mới.
rNịgườíi ta cho rằng đây là những nãm tháng dễ gây ra các “hội
tcHiứnịg vế hưu” ở người già.
Bitểu hiện của hội chứng này là buồn chán, trống trải, thiếu
t tậtp tirung, dễ cáu gắt, dỗ nổi giận. Một sô người cảm thấy
Hdhônjg được tôn trọng như trước, thiếu lự tin, nghi ngò người
tklhác v.v... Cá biệt cổ người sa sút rõ rệt và sinh ra bệnh tật.
IHíội c;hứng này thường xảy ra trong năm thứ nhất của thời kỳ
rnịghỉ hưu và mức độ hiểu hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào
mlhữnjg yếu tố và những điều kiện cụ thể khác nhau của từng
rnịgườii. N ó có Ihể kéo dài một năm, thậm chí hai, ba nãm.
rNigườíi ta quan sát thấy: những người có tính cách nóng nảy,
tcỗố ehiấp, thời gian thích nghi thường kéo dài; những người từ
ttốín, bình tĩnh dể thích ứng hưn. Đa số sau một năm có thể hồi
[pltiục trạng thái bình thường. Nữ giới thường thích ứng nhanh
lluơn mam giới.

N g u y ên nhân của “hội chứng về hưu” có nhiều, trong đó


inlnữĩiịg nguyên nhân có tính tâm lý - xã hội là đáng quan tâm
Hitíơn c ả . Khi về hưu, con người xa rời những công việc quen
tthmộc: mà mình yêu thích, đã gắn bó hàng chục năm, nếp sống
foil đảco lộn, các mối quan hệ xã hội thân thiết bị thu hẹp, sự
ịgiiao Ìtiếp hằng ngày bị thay đổi. Những người về hưu cảm
tthí ấy imìníh đã đến cái tuổi không còn làm được gì, thu nhập
ccũĩng bị hạn chế, cống hiến cho xã hội bị giảm sút v.v... Tất
c;ải nhiững điều đó là những nhân tố làm rối loạn tâm lý, thể

177
chất của những người về hưu, gây ra những Stress không phải
ai cũng dễ vượt qua.
“Hội chứng về hưu” có thể khắc phục được nếu chúng ta
có sự chuẩn bị trước vể mặt tâm lý. Kinh nghiệm của những
ngưòi vể hưu cho thấy:
- Cần nhận thức được việc nghỉ hưu là quy luật tất yếu đối
với tất cả mọi người khi tuổi cao sức giảm.
- Sống và làm việc tốt suốt trong thời kỳ đương chức.
Nghĩa là trong thời gian dài làm việc, dù ở bất cứ cương vị
công tác nào, con người cũng sống có đạo đức, có lương tâm,
làm việc với tinh thần trách nhiệm đầy đủ, thì lúc về hưu sê
cảm thấy thanh thản, không có gì hối tiếc.
't■ ** ;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép. Ví dụ:
chuẩn bị nhà ở, s ỗ ‘tiết kiệm để sinh sống, chi tiêu lúc cần
thiết trong giai đoạn nghỉ hưu (ở Nhật Bản và Singapore
nhiều thanh niên đã chú ý gửi tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu).

- Nuôi dạy con cái tốt và góp phần chuẩn bị nghể nghiệp,
việc làm cho con cái khi còn đương chức. Chuẩn bị tâm thế
sống hòa hợp với con cháu lúc nghỉ hưu.
- Gia nhập các tổ chức xã hội phù hợp để tiếp tục hoạt
động trong điểu kiện mới như các hội đồng hương, hội khoa
học kỹ thuật, hội cựu chiến binh, hội làm vườn, chăn nuôi
v.v... Kinh nghiệm của rthững người trường thọ đã chỉ ,rõ:
người vể hưu vẫn cần tiếp tục làm việc nhẹ nhàng, phù hợp
vội-sức khỏe và hoàn cảnh gia đình; sau khi nghỉ không nên
cắt đứt mọi quan hệ với công việc mà cần duy trì hoạt động

1 /8
Kheo một nhịp độ, nề nếp sinh hoạt hợp lý như đọc sách, báo,
XXem li vi, viết kinh nghiệm, viết hồi ký, tham gia những công
\việc ở thỏn xóm, phường xã, giúp đỡ con cháu những việc
rnhẹ nhàng v.v...
Những việc iàm này giúp người cao tuổi chuyển sang một
vvai trò mới, thích ứng dần với vai trò tuổi già và tiếp tục
khẳng định niềm tin vào bản thân, sống vui vẻ vì họ thấy
rmình vẫn có ích, vẫn đóng góp đưực cho xã hội và thế hệ mai
ssau theo sức lực của mình.

- Những người cao tuổi cần tiếp tục duy trì một chế độ
ssinh hoạt: ăn, ngủ, làm việc, tập thể dục, thư giãn hợp lý, giữ
óíược các mối giao lưu rộng rãi với hạn bè, đổng nghiệp và
mhững người thân yêu trong gia đình để đảm bảo cuộc sống
wui vẻ, hạnh phúc.
Nếu có tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ hưu và thực thi một kế
hioạch sống và làm việc như trên, những người về hưu sẽ không
ccảm thấy bị hẫng hụt, bị khủng hoàng. Họ sẽ tiếp tục sống thoải
nnái, thanh thản và hạnh phúc trong quãng đời còn lại.
Khi đã cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống
tiâm linh, với dòng họ, gia đình và con cháu. Nhiểu cụ ông,
c;ụ bà thường đi thăm viếng lễ bái ở các đền, chùa, di tích nổi
tiiếng của đất nước, tham gia các lễ hội của làng, xã. Những
hìoạt động này vừa mang tính thư giãn, giải trí cao, vừa thỏa
nnãn tâm lý trờ về cội nguồn của người cao tuổi. Các cụ ông
tihường quan tâm đến lịch sử, gia phả của dòng họ, của gia
đlình, hỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn thiện những vấn đề

179
mà trước đây vì bận công việc họ chưa làm được. Điều nà'
đem lại niềm vui, niềm tự hào cho chính họ, vừa có ý nghũ
răn dạy con cháu rất tốt.
Bôn cạnh tâm lý hướng vể cội nguồn, tổ tiên, những ngưòi
cao tuổi còn có mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu -
những người sẽ tiếp nối họ trong tương lai. Điều hạnh phú,-
nhất đối với người già là thấy con cháu mình trưởng thàiứ,
tiến bộ, hữu ích cho xã hội. Họ coi đây vừa là tài sản quí bái
nhất mà họ để lại cho gia đình, xã hội, vừa là phần thườn;
tạo hóa giành cho họ. Chính vì vậy, nhiểu bậc ông bà đã gój
phần đắc lực vào việc nuôi dạy con cháu mình trưởng thàm
và coi đó là niểm vui, niềm hạnh phúc lớn.
Trong giai đoạn này, con ngưòi thường hồi tưởng, thườru
tự xem xét, đánh giá về quãng đòi đã qua của mini.
E.Erikxơn cho rằng: nhiệm vụ ưu thế của giai đoạn chót nà/
là hình thành sự toàn vẹn của cái tôi. Nó cho phép con ngưd
thấy được ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Do sự nhìi
nhận, xem xét lại cuộc đòi nên ở giai đoạn này các chím
trị gia, các nhà quân sự, ngoại giao, xã hội v.v... thườn;
thích viết hồi ký, hệ thống lại quãng đời đã đi của mình
nhằm để lại cho con cháu và hậu thế những trải nghiện
của cuộc

đòi mình.
Khi những người già làm cái việc “tự kiểm điểm, tự đám
giá” này thưởng xảy ra hai trạng thái tâm lý khác nhau. Nếi
những người già tự thấy rằng họ đã sống và làm được nhữn;
điều tốt đẹp trong hoàn cảnh của mình, họ sẽ tự tin, yên lân
vui sống với con cháu. Những người này chấp nhận cái chết nhr

180
iíà sự kếl thúc của cả quãng đòi đầy ý nghĩa. Trái lại, cũng có
mgưòi cảm thấy hối tiếc vì những cơ hội đã bỏ qua cũng như sự
liựa chon thiếu khôn ngoan của mình. Những người này thường
dlễ hi quan, tuyệt vọng, ít vui sướng và dễ bị những bệnh tật của
tiuổi già. Họ chấp nhận cái chết thường khó khăn và vẫn mong
nnuốn: giá có cơ hội làm lại. Phải chãng vì như vậy mà người ta
hiay nói: “sống sao, chết vậy” hoặc “sống tốt để có được một cái
c:hết thanh thản”v
Sức khoẻ và những trạng thái tâm lý của ngưòi già không
c;hí phụ thuộc vào chính bản thân họ mà còn phụ thuộc vào
nnỏi trường sống của xã hội, vào thái độ cư xử của con cháu,
C'ủa các thế hệ kế tiếp họ. Sự kính trọng, biết ơn của xã hội,
C'úa các thế hệ con cháu là niềm động viên khích lệ rất lớn
đtối với người già. Tiếc rằng trong lĩnh vực này hiện nay đang
c:ó những vấn đề chưa tốt. Cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại
hióa, nền kinh tế thị trường đang đặt ra những vấn đề không chỉ
Cíó tính chất quốc gia mà còn ở phạm vi toàn cầu trong việc
c;ham sóc, nuôi dưỡng người già. Đây là một vấn đề lớn, là trách
mhiệm của loàn xã hội và của từng dòng họ, gia đình, từng người
ctụ• thể. Trình độ• văn minh và tính nhân bản của chế độ• xã hội

đtưực biểu hiện sinh động và cụ thể khi người ta nhìn vào niềm
vrui, niềm hạnh phúc của người già.

CÂU HỎI
1. Những mâu thuẫn có thể nảy sinh trong đời sống tâm lý
ctủa người trưởng thành trẻ tuổi là gì? Nguyên nhân của
Iiihững mâu thuẫn này?

181
*ặ-

2. Phân tích các đặc điểm tâm lý cơ bản của người trưởnj
thành trẻ tuổi?
3. Tại sao cổ thể nói từ 40 - 60 tuổi ià tuổi của sáng lạo Ví
tuổi của bản sấc cá nhân?
4. Tại sao từ 60 tuổi trở lên, con người dễ có những biểi
hiện của khủng hoảng tâm lý? Cố thể giảm thiểu sự khùnị
hoảng này bằng những biện pháp nào?

182
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
(l)ù n g cho sinh viên )

1. Hhât triển và giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội I. Nxb


Giáo dục, 1971.
.2. A.V.Pêtrôvxki. Tâm lý học sư phạm và lứa tuổi. Tập II (Đặng
Xuân Hoài dịch), Nxb Giáo dục, 1982.
'3. A.N Lêonchiev. Những vấn đề phát triển tâm lý. Nxb Đại
học Tổne hợp Matxcơva, 1972.
‘4. J.Piaget. Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.
t5. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học Vưgôtxki. Tập I. Nxb Giáo
dục, 1997.
(6. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). Tâm /v học trẻ em trước
tuổi học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1988.

183
M UC LUC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I - Những ván đé chung của TLHPT 5


I. Đối tượng, nhiệm vụ của TLHPT 5
1. Khái niệm phát triển tâm lý 5
2. Đối tượng, nhiệm vụ của TLHPT 8
II. Các nhân tố và động lực của sự phát triển 1‘
1. Quan điểm của thuyết nguồn gốc sinh vật về phát triển 1
2. Quan điểm của thuyết nguồn gốc xã hội về phát triển 1
3. Thuyết hội tụ hai yếu tố 1!
4. Quan điểm của phái Nhi đỗng học về trẻ em 11
5. Lý luận về phát triển của L.X.Vưgôtxki và TLH hiện đại 21
III. Những điều kiện phát triển tâm lý 2ỉ
IV. Giáo dục và phát triển tâm lý 2»
1. Khái niệm giáo dục 2t
2. Những con đường cơ bản của sự phát triển tâm lý trẻ
em trong dạy học và giáo dục 2ì
V. Sự phân chia các giai đoạn phát triển 3*
1. Khái niệm giai đoạn 3>
2. Các giai đoạn phát triển của trẻ em 4

CHƯƠNG n - Sự phát triển tâm lý của trẻ em từO đến 6 tuổi 4)


I. Trong 02 tháng đầu tiên cùa cuộc đời 4ỉ
II. Thời kỳ tuổi hài nhi
III. Thời kỳ tuổi vườn trẻ 5
1. Về mặt sinh lý và hình thái 5
2. v ể phát triển tâm lý s.

184
IV. Sự phát triển của trẻ tuổi mẫu giáo 58
1. Những thay đổi vé cơ thổ và hoạt động 58
2. Sự phát triển tâm lý tuổi mẫu giáo 60

'CHƯƠNG III - Sự phát triển tâm lý ở tuổi học sinh nhỏ


I(từ 7 đến 11,12 tuổi) 67
H. Những thay đổi về cơ thể và hoạt động 67
1. Đặc điểm cơ thể 67
2. Những thay đổi về hoạtđộng 68
II. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh nhỏ 72
1. Sự phát triển của các quá trình nhận thức 72
2. Sự phát triển của xúc cảm, ý chí 80
3. Sự phát triển nhân cách của học sinh nhỏ 80

•CHƯƠNG IV - Những đặc điểm phát triên tâm lý tuổi


Ithicu nicn 85
ỉl. Vị thế xã hôi và những khó khăncủalứa tuổi thiếu niên ^
III. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ cùa thiếu niên
1. Những đặc điểm của hoat đông hoc tâp ở thiếu niên
2. Sự phát triển nhận thức,trí tuệ của thiếu niên ^
í III. Lĩnh vực xúc cảm - ý chí và đăc điểm nhân cách của
tuổi thiếu niên 100
1. Những đặc điểm tình cảm -ý chícủatuổi thiếu niên 100
2. Sự phát triển nhân cách của tuổi thiếu niên

(CHƯƠNG V - Những đặc điểm phát triển tâm lý tuổi học


ssinh đẩu tuổi thanh niên 11^
II. Thuật ngữ và giới hạn độ tuổi
1. Thuật ngữ ' 116
117
2. Giới hạn độ tuổi
118
III. Những quan niệm về lứa tuổi thanh niên
III1. Điéu kiện, hoàn cảnh pháttriển ở độ tuổiđầu thanh niên Q
1. Sự phát triển thể chất _
2. Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển

185
3. Hoạt động của học sinih đầu tuổi thanh niên
IV. Những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản ờ học sinh
đầu tuổi thanh niên
1. Những đặc điểm về nhận thức, trí tuệ
2. Đặc điểm phát triển nhân cách của học sinh đầu tuổi
thanh niên

CHƯƠNG VI - Những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản


của ỉhanh niên sỉnhviên (từ 19 đến 25 tuổi)
I. Những điểu kiện phát triển của thanh niên sinh viên
1. Sự phát triển về thể chất
2. Vai trò xã hội của sinh viên
3. Các hoạt động cơ bản của thanh niên sinh viên
II. Những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản của thanh niên
sinh viên
1. Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt
động mới
2. Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên
3. Sự phát triển của động cơ học tập ở sinh viên
4. Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên
5. Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách ở sinh viên

CHƯƠNG v n - Những nét tâm lý đặc trưng của người


trưởng thành và người già
I. Một SỐ đặc điểm của người trưởng thành trẻ tuổi (từ 20
đến 4Ọ)
II. Một vài đặc điểm tâm lý ở độ tuổi từ 40 đến 60
III. Một vài đặc điểm tâm lý ở tuổi già (từ 60 tuổi trờ lên)

Tài liệu tham khảo


Mục lục
Chiu trá ch nhiêm x u ấ t bản:
Giám dốc Nguyễn Văn Thỏa
Tổng biên tập Nghiêm Đình Vỳ

N g ư ờ i nhận xét: PGS. TS Nguyễn Quang u ẩ n

Biên tậ p và sửa bản in: Nguyễn Thúy Hằng


Trình bày bìa: Ngọc Anh

1T/ÂM LÝ HỌC PHÁT TRIEN


\Mi|ã sô : 02.221 ĐH99 - 457 99
lilni 1500 cuốn, tại Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội.
V Scô xuất bàn: 72/457/CXB. Số trích ngang65 KH/XB.
Iilnt xong và nộp lưu chiểu thảng 4 năm 2000.

You might also like