You are on page 1of 2

Bài Tập Giải Tích 3 Nhóm 3: Bùi Nguyễn Nhật Minh

Ngày 26/09/2022 MSSV: 21C4601010008

Bài tập cần chứng minh.


Định lý: Một hàm thực f bị chặn trên một hình hộp I và liên tục trên hình hộp đó trừ ra một tập
có thể tích không thì khả tích trên hình hộp đó (liên tục trừ ra trên tập có thể tích không thì khả
tích).

Chứng minh. Giả sử f là một hàm thực bị chặn trên hình hộp I, do đó có số thực M sao cho
với mọi x ∈ I. Cho C là tập hợp các điểm thuộc I mà tại đó hàm f không liên tục. Giả
thiết cho C có thể tích không.
Dùng hữu hạn hình hộp có tổng thể tích nhỏ hơn ϵ để phủ C và dùng tính bị chặn của f đối với
phần này. Trên phần của hình hộp còn lại thì f liên tục đều, ta sử dụng lập luận như trong phần
chứng minh của định lý 2.1 (Một hàm liên tục trên một hình hộp thì khả tích). Để dễ theo dõi
hơn có thể tiến hành cho một ví dụ cụ thể như ở hình bên dưới.
Cho ϵ > 0, có một họ các hình hộp {U i}1 ≤ i ≤ m phủ C và có tổng thể tích nhỏ hơn ϵ. Có thể giả sử
mỗi hình hộp Ui là một hình hộp con của I, bằng cách thay U i bởi Ui∩I nếu cần. Ta muốn tách
rời C khỏi các hình hộp ngoài họ này. Mở rộng mỗi hình hộp U i thành một hình hộp U′i chứa
trong I có thể tích không quá hai lần thể tích của Ui sao cho phần trong của U′i chứa Ui (ở đây ta
xét phần trong tương đối với I, nghĩa là các tập được xét được coi là tập con của không gian I.)
Như vậy ta có được một họ mới {U′i}1 ≤ i ≤ m các hình hộp con của I với tổng thể tích nhỏ hơn 2ϵ,
hội các phần trong của các hình hộp này chứa C. Đặt thì T rời khỏi C do đó f liên tục
trên T.
Bài Tập Giải Tích 3 Nhóm 3: Bùi Nguyễn Nhật Minh
Ngày 26/09/2022 MSSV: 21C4601010008
Chứng minh tương tự như Định lý 2.1. Gọi P là phép chia của I nhận được bằng cách lấy tọa độ
đỉnh của các hình hộp Ui’ làm các điểm chia trên các cạnh của I. Vì T là compắc nên f liên tục
đều trên T, do đó ta có thể lấy được một phép chia P′ mịn hơn P sao cho với bất kì hình hộp con

R của P′ chứa trong T thì . Khi đó với P′ ta có

Nếu hình hộp con R của P′ không chứa trong T thì R chứa trong một hình hộp Ui’ nào đó, do đó

Kết hợp hai đánh giá trên ta có . Từ đó ta kết luận hàm f khả tích.

You might also like