You are on page 1of 15

HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

CHƯƠNG 1:
Câu 1: Sinh viên gặp giáo viên trong trường phải chào là nghĩa vụ
đạo đức hay pháp lý. Câu trả lời có khác không đối với trường hợp
A nợ B không trả?
- Sinh viên gặp giáo viên phải chào là nghĩa vụ đạo đức
- A nợ B không trả là vi phạm nghĩa vụ pháp lý

Câu 2: Cha mẹ chết thì con trai cả phải có nghĩa vụ thờ cúng, đây là
nghĩa vụ đạo đức hay nghĩa vụ pháp lý? Câu trả lời có khác không
đối với việc vợ chồng phải có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc lẫn
nhau?
- Cha mẹ chết đi thì con trai cả phải có nghĩa vụ thờ cúng là nghĩa vụ
đạo đức
- Vợ chồng phải có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc lẫn nhau là nghĩa vụ
đạo đức và pháp lý
Câu 3: Có 3 yếu tố cấu thành QHNV: chủ thể, khách thể, nội dung.
Giả sử A bán nhà cho B với giá 5 tỷ. Hỏi chủ thể, khách thể trong
trường hợp này là gì?
- Chủ thể:
+ Bên có quyền: B
+ Bên có nghĩa vụ: A
- Khách thể:
+ Lợi ích của bên bán là được nhận tiền từ việc bán tài sản
+ Lợi ích của bên bán phụ thuộc vào hành vi thanh toán tiền từ bên
mua, hành vi chuyển giao quyền sở hữu nhà
- Đối tượng:
Câu 4: A có con duy nhất là B. Cha mẹ và vợ A chết trước. A lập di
chúc để lại cho B hưởng toàn bộ di sản là 4 tỷ. Tuy nhiên, sau khi A
chết, trong lúc làm thủ tục kê khai di sản thừa kế, B phát hiện A nợ
ngân hàng 5 tỷ. Hỏi phát sinh nghĩa vụ trả nợ cho A.
Theo khoản 1 điều 615 BLDS 2015
“Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản
trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.”
Có nghĩa vụ nhưng nằm trong phạm vi di sản
Câu 5: Đọc 574-583
1. Có mấy điều kiện để xem việc thực hiện 1 công việc là thực
hiện công việc không có ủy quyền
Có 3 điều kiện:
- Không có nghĩa vụ thực hiện nhưng tự nguyện thực hiện
- Vì lợi ích của người có công việc
- Không biết hoặc biết mà không phản đối
2. A và B là hàng xóm, A có phơi lúa trước sân ròi đi thành phố
sau đó trời chuyển mưa to, B liên lạc A không được nên vội
vàng mua 1 cây cào lúa là 100k. Hôm sau A về cảm ơn B và
muốn nhận lúa B đồng ý trả lúa với điều kiện A thanh toán
tiền mua cây sào và tiền công cho B cào giúp A: 500k. Hỏi
hành vi B là thực hiện công việc không ủy quyền? A có phải
thanh toán chi phí B yêu cầu không? Vì sao
- Điều kiện thứ 1,2, 3: thỏa mãn
Liên lạc với ông A không đc => Không biết
- B thực hiện 1 công việc không ủy quyền
- Luật cho phép lấy tiền công hợp lý: lấy giá thuê nhân công lấy lúa ở
địa phương (tiền công ngang giá)
Câu 6: A đang đi trên đường thấy B bị thương nặng nằm trên lề
đường xung quanh ko ng qua lại, A vội vàng chở B đến bv X để
cấp cú. BV yêu cầu thanh toán trc 2tr đồng thì mới tiến hành cấp
cú. A đồng ý, sau khi B tỉnh dậy A yêu cầu B trả 2tr và tiền công
chở đi cấp cú là 500k. Hỏi hành vi của A có phải là thực hiện công
việc ko ủy quyền hay không, hành vi đúng hay sai?
- Khoản 2 Điều 33 BLDS 2015
- A có nghĩa vụ chở đi cấp cứu => không thực hiện công việc không
ủy quyền (Khoản 2 Điều 33 BLDS 2015)
- Trả tiền giúp: thực hiện công việc không ủy quyền
- A yêu cầu B trả 2tr tiền viện là hợp lý
- A có quyền yêu cầu B trả tiền công nhưng phải tính theo tiền công
ngang giá
Câu 7: A cho B vay 5tr đồng, thời hạn 3 tháng không lãi suất.
Đến hạn B trả A 10 tờ tiền 500k, A đếm lại và xác nhận đủ. Tuy
nhiên sau đó, A đếm lại thì phát hiện dư 1 tờ 500k, A kể C nghe
và dùng tiền rủ C đi nhậu, C kể lại cho B nghe, B đến yêu cầu A
trả tiền nhưng A không đồng ý vì cho rằng hợp đồng đã kết thúc,
đưa dư là lỗi B nên phải tự chịu, hỏi A có phải trả cho B ko?
(Khoản 4 Điều 275)
- Phải

Câu 8: A tìm gặp C đánh C vì tiết lộ chuyện cho B nghe. C nói t


không làm sai nên không sợ, A đánh C gãy rang điều trị hết 10tr
đồng (Điều 584,590) A bồi thường cho C thiệt hại gì
Câu 9: Sau khi xuất viện C rủ D, E trả thù A. Cả ba bàn bạc
thống nhất phân chia nhiệm vụ theo đó D E giữ A cho C đánh.
Không may C đánh vào chỗ hiểm là A chết. D, E bỏ trốn sang
Campuchia. Công an chỉ bắt được C. Tòa án xác định CDE bồi
thường cho gđ A số tiền 180tr. Nhưng do D E bỏ trốn nên C phải
bồi thường toàn bộ. Theo qđ 587 và 288 thì C có phải bồi thường
toàn bộ số tiền này không?
- Khi nhiều người cùng gây thiệt hại cho 1 người, những người này sẽ
phát sinh nghĩa vụ liên đới => được yêu cầu C bồi thường thiệt hại
Câu 10: Công ty A thuê B về làm tài xế có hợp đồng lao động và
chi trả bhxh. A yêu cầu B chở 10 tấn hành (2 dợt 1 đợt 5 tấn) sang
công ty C. Do làm biếng B chở 1 lần 10 tấn quá tải trọng sập cầu.
Theo điều 597 ai có trách nhiệm bồi thường có nghĩa vụ hoàn lại
trong th này ko
Theo điều 597 thì công ty A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và
sau khi bồi thường xong thì có quyền yêu cầu công ty hoàn lại
Câu 11: Giả sử trong tình huống đánh ng, C mới 16 tuổi và tiền
tiết kiệm chỉ có 10tr thì cha mẹ C có phải bồi thường phần còn
thiếu hay không (586)
- Vì C chưa đủ 18 tuổi nên C phải bồi thường bằng tài sản của mình
là 10tr, phần còn lại là 170tr thì cha mẹ C phải có trách nhiệm bồi
thường phần còn lại (nghĩa vụ bổ sung)
Câu 12: A cho B vay 2 tỷ, thời hạn vay 24 tháng, lãi suất 2% 1
tháng. Từ ngày 20/11/2021 đến năm 2023, lãi suất nhận vào cuối
kì. Tuy nhiên đến tháng 8/2022, A nhận được thông tin hồ sơ đi
định cư tại Mỹ của gia đình hoàn tất. Gia đình A bán hết tài sản ở
VN sang Mỹ định cư. A đến gặp B mong muốn thu hồi nợ trc và
lãi suất chỉ tính đến t8/2022 nhưng B ko chịu. A có thể ủy quyền
cho C ở VN đòi nợ thay mình được không (365,366)
- B được quyền từ chối không trả sớm
Có 2 cách:
- Chuyển giao quyền đòi nợ
- Ủy quyền
Được. Theo khoản 2 Điều 365
“Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế
quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc
chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa
vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho
bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu
không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho
bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán
chi phí này.”
Nếu A muốn ủy quyền cho C thì phải có thông báo bằng văn bản cho
bên B

Câu 13: A có thể chuyển giao quyền đòi nợ của mình sang C được
không. Giả sử em là A và C đồng ý nhận chuyển giao quyền đòi
nợ đối với B từ A và C yêu cầu chỉ đưa cho em tổng cộng 1,5 tỷ cả
gốc lẫn lãi thì em có đồng ý không, vì sao?

Câu 14: Giả sử em đã chuyển giao quyền đòi nợ sang cho C


nhưng sau đó đến hạn B không đồng ý trả nợ cho C với lý do
thiếu ai thì trả ng đó thì có được không
Không. Theo điều 369
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển
giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính
xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ
có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc


chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người
chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu
cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Nếu A đã có thông báo bằng văn bản chuyển giao quyền đòi nợ sang cho
C thì B không có quyền từ hcooi
Câu 15: Người định cư là B, B muốn C chuyển giao nghĩa vụ sang
C thì có cần sự đồng ý của A hay không, hay đây là thỏa thuận
riêng giữa B và C.
Câu 16: A là sv có thuê nhà trọ do B chủ và đặt cọc trc 2 tháng
tiền nhà là 6tr, hđ thuê là 12 tháng, thanh toán tiền nhà theo từng
tháng. Tuy nhiên đến tháng thứ 6 B bán nhà sang cho C
a) C không đồng ý cho A thuê tiếp thì có đc ko
Được. Vì C có quyền sở hữu nhà nên có quyền không cho A thuê
tiếp. Còn nếu muốn kiện thì A phải làm việc với chủ cũ là B
b) D và C có thỏa thuận sau khi D mua nhà phải tiếp tục cho A
thuê nhưng A ko muốn thuê tiếp đơn phương hủy hđ (ko mất
cọc) vì cho rằng mình thuê nhà B chứ ko phải C thì có đc ko
Vì đây là chuyển giao quyền cho thuê nên không cần có sự đồng ý
của A. Nhưng nếu A không tiếp tục thuê thì A đơn phương chấm
dứt hợp đồng ( Mất cọc)

Câu 17:A và B có con chung 3 tuổi, sống vs mẹ chồng 70 tuổi.


Trong quá trình có mâu thuẫn nên A và B ly hôn, A cưới vợ
mới. Tòa án buộc A có nghĩa vụ cấp dưỡng tới khi C 18 tuổi (1
tháng/2tr) Năm năm sau M N có mâu thuẫn sâu sắc. Nên A mua
căn hộ khác để N sống một mình , ít thma cũng ko cấp dưỡng. biết
tin này B muốn thucnjw hiwnwj thủ tục chuyển giao tiifn cấp
dưỡng mà mỗi tháng A cấp du9o. biết kinh tế B tại thời điểm này
là khá gie. Việ chuyển giao quyền và lợi ích của M (370,371)
Không. Vì đây là chuyển giao quyền nhân thân
Câu 18: A thỏa thuận bán B một bình cổ thời Minh Mạng có họa
tiết rồng với giá 6 tỷ đồng. B đồng ý mua và đặt cọc 600tr. Hẹn 7
ngày sau qua lấy và thanh toán số còn lại. Tuy nhiên trong tg này
bình bị trộm, báo công an nhưng ko tìm đc thủ phạm nên a thỏa
thuận giao B 1 chiếc bình cổ khác nhưng họa tiết phụng. B không
nhận và yêu cầu 1,2 tỷ gồm tiền đặt cọc (358) Hỏi yêu cầu có phù
hợp (279)
Bình cổ là vật đặc định (113)
279: Thỏa thuận giao vật nào thì phải giao vật đó
Việc mất đồ không phải sự kiện bất khả kháng mà là lỗi của A đã làm
mất đồ => Vi phạm hợp đồng đặt cọc (358)
Câu 19: A thỏa thuận bán B tài sản nhưng quên thỏa thuận địa
điểm thực hiện nghĩa vụ giao tài sản, hỏi A giao tài sản cho B ở đâu
nếu tài sản này là căn nhà ĐN và trường hợp ts là xe ô tô. A hà nội B
Tphcm
Phải giao xe ở TP.HCM. Giao tại nơi cư trú ở bên có quyền
Câu 1: Đọc phần 6 và cho biết câu trl
- A cho B vay tiền: 200tr. Thời hạn vay: 3 tháng. Bắt đầu: 20/11/15.
Sau đó A quên khoản nợ này và đi Mỹ định cư. Đến thời điểm 2022
đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu trả nợ. Hỏi B có còn nghĩa vụ trả
nợ cho A hay không?
B vẫn có nghĩa vụ trả nợ cho A tuy nhiên không thể yêu cầu Tòa án đảm
bảo quyền và lợi ích mà phải dựa vào thiện chí hoặc trường hợp bù trừ
nghĩa vụ
Cách làm thời hiệu khởi kiện tính lại từ đầu:
Người thiếu nợ thừa nhận 1 phần hoặc hoàn toàn thiếu nợ (154 hoặc
156)
- Cho vd tối đa ko quá 3 câu về trường hợp nghĩa vụ chấm dứt do
bù trừ nghĩa vụ
Bài 2:
Câu 1: Sự thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội thì được xem là hợp đồng đúng không? (385)
Không. Vì nếu sự thỏa thuận không tạo ra sự ràng buộc pháp lý, không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự thì không được xem là hợp đồng
Câu 2: Có mấy đk để 1 hợp đồng có hiệu lực (117)
- Điều kiện về
+ Năng lực chủ thể
+ Nội dung và mục đích
+ Sự tự nguyện
+ Hình thức hợp đồng
Câu 3: Có mấy hình thức của hợp đồng (119)
- Căn cứ vào tính chất có đi có lại
+ Hợp đồng có đền bù
+ Hợp đồng không có đền bù
- Căn cứ vào tương quan quyền và nghĩa vụ
+ Hợp đồng song vụ
+ Hợp đồng đơn vụ
- Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pháp luật
+ Hợp đồng chính
+ Hợp đồng phụ
- Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
+ Hợp đồng ưng thuận
+ Hợp đồng trọng thức
+ Hợp đồng thực tế
- Căn cứ vào cách thức thỏa thuận để xác lập hợp đồng
+ Hợp đồng tương thuận
+ Hợp đồng theo mẫu
+ Điều kiện giao dịch chung
- Cách phân loại khác
+ Hợp đồng vì lợi ích người thứ 3
+ Hợp đồng có điều kiện

Câu 4: A thỏa thuận mua 100m vải màu trắng tại cửa hàng vải của
B, hai bên thỏa thuận xong về chất liệu vải và giá cả nhưng A đổi ý
ko mua nữa thì có được ko? Hợp đồng đã có hiệu lực chưa?
Câu 5: A tặng cho B 1 Iphone 13 nhân dịp kỉ niệm 1 năm yêu nhau.
Đây là hợp đồng đơn hay song vụ? Có đền bù hay không đền bù? Vì
sao?
- Đơn vụ. Không
Câu 6: Người dưới 15 tuổi có được quyền giao kết hđ ko? Câu trl có
khác không đối với ng bị hạn chế NLHVDS
Được.
Câu 7: Hợp đồng mua bán súng thì có hợp pháp ko? Câu trl có khác
ko với hợp đồng mua bán thận?
Súng đồ chơi và thận động vật thì đc
Câu 8: A bán cho B 1 căn nhà nhưng hợp đồng giấy tay có tổ trưởng
dân phố ký tên làm chứng đã giao tiền và nhận nhà thì hđ có hiệu
lực pl ko (129)
Chưa. Vì chưa được công chứng. Theo khoản 2 điều 129 nếu đã thực
hiện được 2/3 thì về hình thức vẫn công nhận hợp đồng và ko công bố
vô hiệu
Câu 9: Cha mẹ tặng cho 1 ng con 1 mảnh đất nhưng chỉ nói bằng
miệng ko ra công chứng ko làm thủ tục sang tên. Việc tặng cho diễn
ra được 5 năm, người con đã xây nhà và sinh sống trên mảnh đất.
Những anh chị em khác ko tranh chấp trong tg xây nhà. Ng con này
đã ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sửa đổi
nhà nhưng sau đó cha mẹ mất, những anh chị em khác làm đơn
khởi kiện yêu cầu công nhận mảnh đất đã cho là di sản thừa kế. Hỏi
mảnh đất này đã được chuyển giao hợp pháp cho ng con chưa? (án
lệ 03/2016)
- Hợp đồng tặng cho có điều kiện
Câu 10: Bà A sống với 3 người con là B, C, D. Sau đó B, C lập gia
đình và ở riêng, con trai út là D sống vs bà A được 10 năm. Bà A lập
hợp đồng tặng cho ng con trai út căn nhà đang ở với đk phải chăm
sóc nuôi dưỡng tới khi bà chết. Hợp đồng ko được công chứng
nhưng đc lập trc tất cả các ng con đã được kí vào. Sau đó bà A chết
B, C khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết căn nhà trên là di sản thì có đc
ko (xem bình luận án lệ 14/2017)

Câu 11: Trà lời câu hỏi ở slide 26,36,45,64,65


+ Slide 26:
- Có. Hợp đồng này ràng buộc pháp nhân vì có cả chữ kí và có con dấu
của công ty (142)
- Có. Theo điều 143, pháp nhân vẫn chịu trách nhiệm và người khách
hàng không phải chịu trách nhiệm
- Tùy. Ở tbn là chỉ cần có chứng nhận và điều lệ còn VN phải có giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh. Nếu áp dụng theo luật nào thì theo luật
đó
+ Slide 36:
Hợp đồng v ô hiệu về giá, điều khoản thanh toán còn các phần còn lại
của hợp dồng vẫn có giá trị
+ Slide 45
- Không có con dấu thì vẫn có giá trị và con dấu chỉ là hình thức hợp
đồng. Nếu GĐ chưa có con dấu thì quay lại 129 vi phạm hình thức, nếu
thực hiện được 2/3 thì vẫn bth
+ 64: Theo 129 thì nhà là của vợ chồng A rồi.BLDS. Thời hiệu khởi
kiện đã hết (2 năm), vi phạm trong mqh giữa
Câu 12: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là
mấy năm đối với trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật
Thời hiệu là vĩnh viễn (123,124)
Câu 1: Kể tên hai giai đoạn của trình tự giao kết hợp đồng
2 giai đoạn: đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng (trực tiếp, tác động 1
chủ thể xác định, rõ ràng và đầy đủ thông tin cơ bản)
Câu 2: Công ty Phương Trang thông báo trên trang web về chuyến
xe đi từ SG ra NT khởi hành vào lúc 10h đêm, giá: 350k ai muốn
mua vui lòng liên hệ đặt vé theo sđth. Đây có phải là lời đề nghị giao
kết hợp đồng của công ty ko
Không. Lời đề nghị đầy đủ nội dung nhưng không có chủ thể xác định
Câu 3: A đăng tin trên báo tuổi trẻ muốn bán căn nhà số x đường y
quận z với giá 5 tỷ đồng. Ai muốn mua thì liên hệ sdth. Đây có phải
là lời đề nghị giao kết hợp đồng ko
Không vì không có chủ thể xác định
Câu 4: Trl bài tập slide 72
a) Không. Vì A đưa ra lời đề nghị là đưa với công ty Mai Linh chứ
không phải ông tài xế và vẫn đi tiếp tục với công ty Mai Linh
b) Có. Vì A đưa ra lời đề nghị với công ty ML nhưng lại đi với công
ty khác nên theo luật là phải bồi thường
Câu 5: Sau khi đề nghị giao kết hđ thì có thể thay dổi hay hủy bỏ đề
nghị đó không?
Có. Với điều kiện bên được đề nghị chưa chấp nhận lời đề nghị
Câu 6: Trl bt slide 79 và cho biết áp dụng điều 395 hay 396 để giải
quyết
a) Hợp đồng giữa A và B chưa được giao kết. Căn cứ theo khoản 2
điều 393 thì sự im lặng của bên được đề ngị thì không được coi là
chấp nhận đề nghị
b) Theo điều 396 nếu B đồng ý mua lô hàng mà A chết thì B vẫn
được nhận lô hàng với giá đã giảm vì giao kết không ảnh hưởng
đến nhân thân
c) Có. Vì hợp đồng đã được giao kết rồi và phải có nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng đó. Nếu không thực hiện được phải đền bù

Câu 7: Thời điểm giao kết hđ theo điều 400 là những thời điểm nào
- Trả lời chấp nhận giao kết
- Im lặng nếu có thỏa thuận
Câu 8: Đọc điều 404 và cho biết hđ được lập bằng 2 ngôn ngữ khác
nhau và mỗi loại ngôn ngữ lại có ý nghĩa khác nhau thì sẽ giải thích
hợp đồng theo ngôn ngữ nào. Vd: Công ty Cam và cty VN ký 1 hđ
dịch vụ. Hđ được lập bằng tiếng Việt và Trung. Tuy nhiên nội hàm
của 2 hợp dồng có sự khác nhau thì sử dụng nội hàm của hđ bằng
tiếng nào để giải quyết tranh chấp
Luật VN không có quy định và phải giải thích hợp đồng theo ý chí của
các bên tham gia và thống nhất với nhau phụ lục hợp đồng theo ngôn từ
dễ hiểu hơn
Câu 9: Ông A là nguyên đơn là bên mua bảo hiểm xác lập hđ bảo
hiểm với công ty B (bị đơn) sau đó có tranh chấp về việc lái xe
không có giấy phép lái xe hợp lệ được nêu trong hđ. Theo đó
12/10/2011 ông A vi phạm luật giao thông và bị phạt hành chính với
hình thức phạt tiền và tạm giữ bằng. 2 ngày sau gây tai nạn và yêu
cầu bảo hiểm tiến hành bảo hiểm nhưng cty từ chối vì trong hợp
đồng quy định 1 trong những điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
là: “tại thời điểm xảy ra tai nạn lái xe không có giấy phép lái xe hợp
lệ”. Lập luận của cty bảo hiểm có phù hợp theo điều 404 không
Câu 10 Đọc 409-420 trả lời bt slide 83,85

Câu 11: A bán B 9000m vải thỏa thuận giao hàng thành 3 đợt, mỗi
đợt cách nhau 5 ngày. Giao đợt nào thanh toán tiền đợt đó. Đợt 1
giao 3000m B thanh toán đầy đủ, đợt 2 giao tiếp 3000m nhưng B ko
xoay kịp tiền vốn nên báo sẽ thanh toán sau, A đồng ý. Đợt 3 A giao
3000m vải cuối và yêu cầu b thanh toán cả 2 đợt nhưng B không có
tiền thanh toán vậy nên A ko giảo tiếp. B cho rằng thỏa thuận đến
hạn thì phải giao vải nên A phải căn cứ 410 để giao vải cho b hỏi b
đúng hay sai vì sao
- B sai vì căn cứ theo khoản 1 điều 410 thì nếu trường hợp được quy
định tại điều 411 thì sẽ được loại trừ nghĩa vụ
“Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện
nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn;
không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ
đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ
luật này.”

You might also like