You are on page 1of 7

ĐIỀU 28.

Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm


 Tình huống 1:

Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance) thể hiện do người môi giới bảo hiểm theo sự uỷ
quyền của một công ty bảo hiểm và nhân danh công ty này phát hành và ký thì có được chấp nhận
không?

Giải quyết:

Điều 28(a) UCP600 quy định: “Một chứng từ bảo hiểm, như hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo
hiểm hay tờ khai bảo hiểm bao, phải thế hiện là đã được phát hành và được ký bởi một công ty bảo
hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người được uỷ quyền của họ”.

Do đó, nếu LC yêu cầu một giấy chứng nhận bảo hiểm, mà lại xuất trình một phiếu bảo hiểm (cover
note) thì đương nhiên là không được chấp nhận. Nhưng, nếu trên phiếu bảo hiểm lại được tiếp ký bởi
công ty bảo hiểm hay người được bảo hiểm; hoặc người phát hành phiếu bảo hiểm nói rõ mình là đại lý
đích danh và ký thay mặt cho bởi công ty bảo hiểm hay người bảo hiểm là được chấp nhận.

 Tình huống 2: (Tranh chấp do trị giá bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá trị hóa đơn)

Công ty Nam Định khiếu nại FUJI Bank vì đã không thanh toán tiền cho công ty. Công ty Nam Định yêu
cầu thanh toán nhưng FUJI Bank từ chối thanh toán vì trị giá bảo hiểm 275.000 USB <110% giá trị hóa
đơn (250.000USD).

FUJI Bank từ chối thanh toán là đúng hay sai?

Giải quyết:

Theo điều 28f UCP600 có quy định thì phía FUJI Bank từ chối thanh toán là hợp lý vì giá trị bảo hiểm
275.000 USB <110% giá trị hóa đơn, công ty Nam Định không thể đòi tiền.
 Bài học: công ty Nam Định đã mắc sai lầm khi quy định các điều khoản chuyển nhượng cho
người thứ 2, đó là quy định mức bảo hiểm trị giá 110% giá trị hóa đơn với công ty Mexico
Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình

Điều gì sẽ xảy ra với các khoản thanh toán LC đến hạn vào ngày 31 tháng 1 năm 2020 từ các ngân hàng
phát hành bị đóng cửa do virus Coronavirus?

Đợt bùng phát coronavirus đã khiến các ngân hàng ở Trung Quốc phải đóng cửa trong một thời gian dài
sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (24 - 30 tháng 1 năm 2020) cho Tết Nguyên đán. Ban đầu, các
ngân hàng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 31 tháng 1, vẫn đóng cửa vào ngày 31 tháng 1 và chỉ mở cửa
trở lại vào ngày 3 tháng 2. Nếu ngày hết hạn hoặc ngày cuối cùng để xuất trình là vào hoặc trước ngày 31
tháng 1, việc xuất trình được đưa ra khi các ngân hàng mở cửa trở lại vào ngày 3 tháng 2 sẽ không được
tuân thủ nếu việc ngân hàng đóng cửa ngày 31 tháng 1 là vì lý do bất khả kháng .

Điều khoản phụ 29 (a): "Nếu ngày hết hạn của một khoản tín dụng hoặc ngày cuối cùng để xuất trình rơi
vào ngày mà ngân hàng sẽ xuất trình đóng cửa vì những lý do khác với những lý do nêu trong Điều 36,
thì ngày hết hạn hoặc ngày cuối cùng để xuất trình , tùy từng trường hợp, sẽ được gia hạn đến ngày
ngân hàng đầu tiên tiếp theo. "

Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá

Điều 30 (c) quy định: Ngay cả khi cấm giao hàng từng phần, một dung sai không vượt 5% ít hơn số tiền
của L/C là được phép, miễn là số lượng hàng hoá, nếu quy định trong L/C, được giao đầy đủ và đơn giá,
nếu quy định trong L/C, không được giảm hoặc Điều 30 (b) không áp dụng. Dung sai này không áp dụng
nếu L/C quy định một dung sai cụ thể hoặc sử dụng cụm từ như đề cập tại điều 30 (b).
 Ví dụ 1: L/C phát hành có trị giá 500.000USD để nhập clinker với số lượng 5.000 MT (+/- 5%),
đơn giá 100USD/MT.

Hoá đơn xuất trình thể hiện như sau có thể được chấp nhận:

Hàng hoá : Clinker

Số lượng : 4.800 MT

Đơn giá : 100USD/MT

Tổng cộng : 480.000USD

Lưu ý: Quy định tại điều 30 (c) thường áp dụng đối với giao hàng rời. Đối với giao hàng rời, nhà xuất
khẩu khó có thể tập kết một lượng hàng chính xác, nên quy định như trên có thể giúp nhà xuất khẩu linh
động điều chỉnh số lượng hàng hoá mà vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện của L/C.

 Ví dụ 2:

• LC details:

Credit amount: Not exceeding USD150,000 • Chi tiết LC:

Goods: 10 trucks Số tiền có: Không quá 150.000 USD

Unit price: USD12,000/unit Hàng hóa: 10 xe tải

Delivery term: CFR Da Nang Port, Vietnam Đơn giá: 12.000 USD / chiếc

Freight charges as per actual freight invoice but Thời hạn giao hàng: Cảng CFR Đà Nẵng, Việt
not exceeding USD30,000 Nam

Phí vận chuyển theo hóa đơn vận chuyển thực


tế nhưng không quá 30.000 USD
• Invoice presented:
• Hóa đơn xuất trình:
Goods: 10 trucks
Hàng hóa: 10 xe tải
Unit price: USD12,000/unit
Đơn giá: 12.000 USD / chiếc
Freight charges: USD23,000.
Cước phí vận chuyển: 23.000 USD.
Total invoice amount: USD143,000 CFR Da Nang
Port, Vietnam Tổng số tiền trên hóa đơn: 143.000 USD CFR
Cảng Đà Nẵng, Việt Nam

• Conclusion:
• Kết luận:
Draft drawn for USD143,000 is acceptable as
per UCP 600 sub-article 30 (c). Hối phiếu được ký phát với giá 143.000 USD
được chấp nhận theo tiểu điều 30 (c) của UCP
600.
Ngoài ra theo mục đích của điều 30 (b) những loại số lượng hoặc hàng hóa nào được coi là vật phẩm
hoặc đơn vị đóng gói riêng lẻ?

Câu trả lời:

1000 Máy tính, 1500 Lốp, 10.000 Bút sẽ là các loại vật phẩm riêng lẻ. 500 hộp hoặc 50 pallet sẽ là các
loại đơn vị đóng gói. 5.000 tấn gạo, 10.000 gallon dầu sẽ không phải là các loại đơn vị đóng gói hoặc các
mặt hàng riêng lẻ.

Điều 31. Giao hàng và thanh toán từng phần


 Tình huống 1:

_ L/C quy định:

- Cấm giao hàng làm nhiều lần (từng phần)

- Hàng giao từ cảng Kobe (Nhật Bản)

- Hàng giao là “xe hơi” nhãn hiện “ INOVA” 20 chiếc

Vận đơn xuất trình:

- B/L thứ nhất đề ngày cấp 07/07, ghi chuyên chở 10 chiếc xe “INOVA” từ Osaka đến cảng Saigon trên
tàu Victory

- B/L thứ hai đề ngày cấp 07/07, ghi chuyên chở 05 chiếc xe “INOVA” từ Osaka đến cảng Saigon trên tàu
Victory

- B/L thứ ba đề ngày cấp 15/07, ghi chuyên chở 05 chiếc xe “INOVA” từ MaCao đến cảng Saigon trên tàu
Victory

Hỏi: - Trường hợp trên, các vận đơn xuất trình có bất hợp lệ không?

- Ngày giao hàng xác định là ngày nào?

Giao hàng từng phần -Thế nào là giao hàng từng phần ?

Theo điều 31 khoản b UCP 600

Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện việc giao hàng trên cùng một phương tiện vận chuyển
và cùng chung một hành trình, miễn là có cùng chung một nơi hàng đến , sẽ không được coi là giao hàng
từng phần , ngay cả khi chứng từ vận tải ghi các ngày giao hàng khác nhau hoặc các cảng xếp hàng , nơi
nhận hàng để chở hoặc nơi gửi hàng khác nhau .Nếu việc xuất trình gồm nhiều bộ chứng từ vận tải , thì
ngày giao hàng sau cùng ghi trên bất cứ chứng từ vận tải nào sẽ được coi như ngày giao hàng .

Theo điều E18 ISBP 745


Giao hàng trên nhiều tàu là giao hàng từng phần , ngay cả khi các con tàu xuất phát cùng ngày để đến
cùng một nơi

Giải quyết:

• Theo UCP600 Điều 31 Khoản b, các vận đơn ở trên hợp lệ do

- Ba vận đơn chở cùng loại hàng hóa, trên cùng một phương tiện vận tải (tàu Victory) và có cùng một
điểm đến là cảng Saigon.

- Các cảng xếp để gửi hàng lên tàu khác nhau (cảng Osaka, Macao) nhưng không bị vi phạm

• Theo UCP600 Điều 31 Khoản b

Nếu việc xuất trình gồm nhiều bộ chứng từ vận tải, thì ngày giao hàng sau cùng ghi trên bất cứ chứng từ
vận tải nào sẽ được coi là ngày giao hàng

Vậy ngày giao hàng xác định là ngày 15/07

 Tình huống 2:

L/C quy định


- Giao hàng: 10.000 MT gạo

- Cấm giao hàng từng phần (làm nhiều lần)

Vì hàng nhiều nên công ty xuất khẩu thuê 02 tàu, mỗi tàu chở 5.000 MT. Hai tàu khởi hành cùng một
ngày, đi cùng trên một tuyến đường và chuyên chở gạo đến cùng một cảng.

Hỏi: bộ chứng từ vận tải có bị coi là bất hợp lệ không ?

Giải quyết:

Theo UCP600 Điều 31 Khoản b, bộ chứng từ vận tải bị coi là BẤT HỢP LỆ do Công ty xuất khẩu thuê 2 tàu
để chở gạo => không cùng trên một phương tiện vận chuyển cho dù có cùng ngày xuất phát , đi cùng
một tuyến đường và chở gạo đến cùng một cảng.

Tham khảo thêm

(E19 - ISBP 745: Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều bộ vận tải đơn gốc được xuất
trình thực hiện chuyên chở hàng từ một hay nhiều cảng bốc hàng ( như đã cho phép đặc biệt hoặc trong
phạm vi một vùng địa lý hoặc một chuỗi các cảng quy định trong thư Tín dụng ) thì mỗi bộ vận tải đơn
đó phải chỉ ra đã chuyên chở hàng hóa trên cùng con tàu và cùng một hành trình chuyên chở và hàng
hóa đó được chở đến cùng một cảng dỡ hàng

Điều 105 – ISBP số 681 2007 : nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và có nhiều bộ vận đơn
gốc được xuất trình cho lô hàng từ một hay nhiều càng bốc hàng thì các chứng từ đó vẫn được ngân
hàng chấp nhận, miễn là chúng dùng cho việc giao hàng trên cùng một con tàu , trên cùng một hành
trình và được chở đến cùng một cảng dỡ hàng . Nếu trên các bộ vận đơn được xuất trình có ngày giao
hàng khác nhau thì ngày giao hàng muộn nhất trong các ngày đó được dùng để xác định thời hạn xuất
trình theo yêu cầu của tín dụng thư .)

 Tình huống 3:

L/C quy định:

Hàng giao từ Bangkok tới tp. HCM, không cho phép giao hàng từng phần

- Người gửi hàng xuất trình: 05 hoá đơn bưu điện (Courier Receipts), trên đó thể hiện các hoá đơn đều
do một công ty bưu điện phát ra từ Bangkok, phát hành cùng một ngày, nơi chuyển hàng tới là tp.HCM
Hỏi các hoá đơn bưu điện kể trên có bị coi là bất hợp lệ hay không ?
Giải quyết:

Theo điều 31c UCP 600 : Việc xuất trình nhiều biên lai chuyển phát , biên lai bưu điện hoặc giấy chứng
nhận bưu phẩm sẽ không được coi là giao hàng từng phần , nếu như các biên lai chuyển phát , các biên
lai bưu điện hoặc các giấy chứng nhận bưu phẩm đã được đóng dấu hoặc ký bởi cùng một hãng chuyển
phát hoặc dịch vụ bưu điện tại cùng một nơi , cùng ngày và cùng nơi đến.

-05 hoá đơn bưu điện (Courier Receipts)

- phát hành cùng một ngày và cùng nơi đến là tp HCM

- cùng do một công ty bưu điện phát ra từ Bangkok

=> Các hoá đơn bưu điện được coi là hợp lệ

Điều 32. Giao hàng và trả tiền nhiều lần


 Tình huống:

A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng phần và quy định như sau:

Chuyến 1 giao 10.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao muộn nhất là 1/10/2007

Chuyến 2 giao 10.000 MT 1/11/2007

Chuyến 3 giao 15.000 MT 1/12/2007

Công ty A không thực hiện chuyến giao đầu tiên. Sau đó công ty A thực hiện hoàn chỉnh chuyến giao thứ
2

Hai bộ chứng từ do A xuất trình có được chấp nhận thanh toán hay không?

Giải quyết:

Điều 32. Giao hàng TT nhiều lần, nếu bất kì lần nào không giao hàng thì chứng từ lần đó và những lần kế
tiếp không có giá trị hiệu lực. Vì vậy bộ chứng từ do A xuất trình không được thanh toán.

Điều 33. Giờ xuất trình


 Tình huống:

Giờ làm việc của NH phát hành vào thứ 7 từ 9h00 đến 13h00. Trung tâm TTQT của NH này hoạt động
24h/ngày đã nhận được bộ chứng từ này từ NH thông báo vào lúc 13h30. Bộ phận L/C của NH phát hành
nhận bộ chứng từ vào thứ 2, ngày làm việc tiếp theo.

Ngày nhận được bộ chứng từ thanh toán là ngày nào, thứ 7 hay thứ 2?

Giải quyết:

Theo điều 33 của UCP600: Giờ xuất trình

NH không có nghĩa vụ tiếp nhận việc xuất trình ngoài giờ làm việc của mình. Trong trường hợp này, giờ
làm việc của NH phát hành vào thứ 7 từ từ 9h00 đến 13h00. NH nhận được bộ chứng từ này từ NH
thông báo vào lúc 13h30 . Vậy ngày nhận được bộ chứng từ thanh tóan là ngày thứ 2.

You might also like