You are on page 1of 9

Nghiên cứu tình huống về vấn đề con người

I- Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

Câu chuyện cậu bé và cây táo:

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé hàng ngày cậu rất thích đến chơi với một cây táo rất to. Cậu leo lên
cây để hái trái ăn, ngủ những giấc trưa ngon lành dưới bóng râm của cây. Cậu rất yêu quý cây táo và
ngược lại cây táo cũng rất quý mến cậu.

Thời gian cứ thế trôi đi rất nhanh, cậu bé giờ đã lớn và cậu không còn lui tới chơi với cây táo nữa. Rồi
một ngày nọ, cậu đi tới chỗ cây táo với một nét mặt buồn rầu. Cây táo reo lên gọi cậu:

– Hãy tới chơi với ta.

Cậu bé đáp:

– Cháu giờ đã lớn rồi, không còn là đứa trẻ năm xưa nữa, cháu chẳng thích chơi dưới gốc cây nữa. Cháu
giờ chỉ thích chơi đồ chơi và hiện giờ cháu đang cần tiền để mua chúng. Cây táo nói với cậu bé:

– Rất tiếc ta chỉ có những trái táo ngọt, ta không có tiền. Nhưng cậu có thể hái những trái táo chín mọng
của ta đem đi bán đổi lấy tiền mua đồ chơi.

Cậu bé mừng rỡ, cậu trèo lên cây hái toàn bộ số táo trên cây và sung sướng đem đi bán. Cây táo rất
buồn bã vì kể từ hôm đó không thấy cậu bé quay trở lại.

Một hôm, cậu bé – giờ đã lớn thành một chàng trai, cậu trở lại và cây táo thấy rất vui mừng khi nhìn
thấy cậu. Cây nói:

– Hãy tới chơi với ta

Cậu đáp:

– Cháu giờ không có thời gian đâu để vui chơi. Cháu còn phải làm việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình
cháu. Gia đình cháu hiện giờ đang rất cần một ngôi nhà nhỏ để trú ngụ. Bác có gì để giúp đỡ cháu
không?

Câu táo nói với cậu:

– Ta xin lỗi cháu, ta thì không có tiền mà cũng chẳng có nhà. Nhưng cháu có thể chặt cành của ta để
dựng nhà.

Thế là chàng trai cầm rìu tới chặt hết cành trên cây táo. Cậu vui vẻ trở gỗ về dựng nhà và cũng kể từ hôm
đó cây táo lại không thấy cậu quay trở lại nữa, cây táo rất buồn.

Một ngày hè oi bức và nóng nực, chàng trai – giờ đây đã cao tuổi – quay lại chỗ cây táo. Cây táo thấy
chàng trai mừng rỡ gọi:

– Hãy tới chơi với ta

Chàng trai ủ rũ nói với cây táo:


– Cháu cảm thấy rất buồn vì càng ngày cháu càng già đi. Cháu muốn được chèo thuyền để thư giãn một
mình. Bác có thể giúp gì được cho cháu?

Cây táo đáp:

– Ta thì không có thuyền, nhưng cậu có thể dùng thân cây của ta đóng lấy một chiếc thuyền để một
mình chèo thuyền ra xa. Được thư giãn nghỉ ngơi trên thuyền một mình giữa sông nước chắc cậu sẽ thấy
nhẹ nhõm và thanh thản hơn. Chàng trai chặt cây táo để làm thành một chiếc thuyền. Cậu chèo thuyền
lênh đênh giữa sông để nghỉ ngơi thư thái.

Nhiều năm sau, cậu quay lại chỗ cây táo. Thấy cậu tới cây táo nói:

– Xin lỗi con trai của ta, giờ đây ta không còn gì để giúp con nữa rồi. Ta giờ chỉ là một cái gốc, không có
thân cũng chẳng có táo. Ta thật sự không giúp được gì cho cậu nữa, cái còn lại duy nhất của ta là bộ rễ
đang chết dần chết mòn – Cây táo nói với cậu, những giọt nước mắt rưng rưng chảy xuống.

Cậu bé đáp:

– Giờ đây cháu cũng đã già, cháu không còn đủ sức để leo trèo nữa, cũng không còn răng để mà ăn táo.
Cháu chỉ cần một chỗ để ngồi nghỉ, vì cháu đã quá mệt mỏi với những năm tháng vất vả đã qua.

Cây táo nói với cậu:

– Ôi, vậy cái gốc cây già cỗi này của ta là một nơi rất tốt cho cậu dựa vào và nghỉ ngơi. Hãy tới đây với ta.

Chàng trai ngồi xuống gốc gây già cỗi, cây táo mừng rơi nước mắt.

1-2-3 Chi kể xong chuyện thì tự phân tích

3. Cậu bé nên đối xử với cây như nào để cả hai cùng hạnh phúc

Đây là câu chuyện mà khi đọc chúng ta sẽ thấy được hình ảnh của mỗi chúng ta ở đó. Hiểu theo một
nghĩa, cây táo ở đây tượng trưng cho hình ảnh là người mẹ, chúng ta luôn đòi hỏi và mong muốn bố mẹ
chu cấp cho chúng ta đầy đủ nhất nhưng lại không nghĩ đến việc sẽ quan tâm hay trân trọng, đôi khi chỉ
biết vui cho bản thân mình. Nói theo cách hiểu khác, cây táo ở đây tượng trưng cho thiên nhiên, là hình
ảnh của người mẹ thiên nhiên, con người luôn lấy đi của thiên nhiên rất nhiều, mục đich là có lợi cho cá
nhân mình, nhưng lại không chăm chút, để ý, bồi dưỡng . Ở tình huống này, nếu cậu bé sau khi lấy đi
những thứ mà cây táo cho, thường xuyên đến hỏi han, trò chuyện, tâm sụ với cây táo thì có lẽ cây táo sẽ
rất hạnh phúc, nhưng cậu bé sau khi nói ra những nguyện vọng của mình và cây táo đã hi sinh để đáp
ứng cho cậu bé thì cậu bé lại không thường xuyên đến chơi với cây táo, chỉ khi nào cần cậu mới đến, cho
đến cuối cùng, cậu bé vẫn phải trở về bên cây táo. Nếu ở đây, cậu bé thấu hiểu được cây táo, biết trân
trọng những điều mà cây táo đem lại thì có lẽ cả cậu bé và cây táo đều cảm thấy hạnh phúc , cũng giông
như với con người, tự nhiên là điều kiện tất yếu để giúp con người tồn tại vậy nên bên cạnh việc khai
thác tự nhiên để phát triển cuộc sống con người cũng cần quan tâm và bảo vệ tự nhiên, sử dụng đúng
mực thì sẽ vừa đem lại hạnh phúc cho chính mình, vừa đem lại sự đẹp đẽ cho tự nhiên.

Diệp

4. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong triết học.


Cuộc tranh luận mang tí́nh triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã đượ̣c khởi xướng từ
lâu. Theo quan điểm duy tự nhiên, tự nhiên giữ vai trò quyết định, tuyệt đối trong mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, con người hoàn toàn thụ động trong mối quan hệ này. Điều này được thể hiện trong
cả triết học phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, Khổng Tử cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn
sinh thành biến hóa không ngừng theo đạo của nó, vạn vật đều do mệnh trời quy định. Phật giáo với
thuyết “duyên khởi” cho rằng thế giới các hiện tượng đều có nhân duyên của nó, không phụ thuộc vào ý
thức của con người. Ở phương Tây, các nhà tư tưởng cổ đại như Platon, Aristốt đã khẳng định vai trò
quyết định của điều kiện tự nhiên trong đời sống xã hội để đối lập với quan điểm tôn giáo, thần thoại.
Đối lập với quan điểm duy tự nhiên, quan điểm duy xã hội của hầu hết các triết gia phương Tây lại tuyệt
đối hóa yếu tố con người, vị trí con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Triết học Hy Lạp cổ đại đề cao
con người và tinh thần của Kitô giáo về sự sáng tạo của Thượng Đế. Con người là đỉnh cao của sự sáng
tạo ấy và là hình ảnh của Chúa nên bản thân con người cũng có khả năng sáng tạo thế giới. Các triết gia
tiêu biểu như: Pitago, Xôcrát, Aristốt... luôn thể hiện quan điểm con người là vị trí trung tâm của thế
giới. Pitago khẳng định: “con người là thước đo của mọi vật”; Aristốt cho rằng: “do bản tính, con người
là động vật chính trị”. Đây là tư tưởng có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận thức vấn đề con người cho đến
tận sau này.

Tuy nhiên, Sự ra đời của Triết học Mác với quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư
duy mới giúp chúng ta nhận thức một cách khoa học và cách mạng về mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên. Quan điểm của triết học Mác –Lênin cho rằng, sự thống nhất của con người với tự nhiên
trước hết thể hiện ở chỗ con người là một bộ phận của giới tự nhiên, tự nhiên là cái có trước con
người và sự xuất hiện của con người là một bước nhảy vọt về chất trong sự tiến hóa của tự nhiên. Sự
tồn tại của con người không thể tách rời và luôn gắn bó một cách hữu cơ với tự nhiên. Nguồn gốc tự
nhiên của con người làm cho con người về mặt bản tính không thể đối lập với tự nhiên. Trong tác
phẩm Biện chứng của tự nhiên, bằng những luận cứ khoa học, Ph.Ăngghen đã phân tích quá trình phát
sinh và phát triển của thế giới hữu cơ rất thuyết phục và khẳng định lịch sử loài người chẳng qua chỉ là
“sự tiếp nối lịch sử tự nhiên”(2). Từ quan điểm nêu trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sớm lưu ý đến thái độ
của con người trong quá trình chinh phục và cải biến giới tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất xã hội
chứ không dừng lại ở việc xem xét sự chi phối của tự nhiên đối với con người. Mặc dù luôn nhấn mạnh
con người là một bộ phận của giới tự nhiên và việc tự nhiên cung cấp tất cả các nguồn vật chất vốn có
của sinh quyển để con người tồn tại, nhưng không bao giờ các ông đánh giá thấp khả năng của con
người trong chinh phục và cải biến tự nhiên. Thông qua quá trình lao động sản xuất xã hội, con người đã
học cách biến đổi tự nhiên, từ đó con người có khả năng chi phối các quá trình tự nhiên theo những mục
đích của mình. Ph.Ăngghen phê phán quan niệm tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử, tức là quan niệm coi “chỉ
có tự nhiên mới tác động đến con người, chỉ có những điều kiện tự nhiên mới quyết định ở khắp mọi nơi
sự phát triển lịch sử của con người, quan niệm ấy là phiến diện, nó quên rằng, con người cũng tác động
trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên”(3). Trong mối quan hệ với con người, tự nhiên vừa là nhà ở, vừa là
công xưởng , vừa là phòng thí nghiệm, là bãi chứa chất thải khổng lồ của xã hội. Nói cách khác, tự
nhiên đó là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là
một trong những yếu tố cơ bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Nó là tiền đề, là
yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì lẽ ấy, tự nhiên có thể tác động thuận lợi, tạo cơ sở
thúc đẩy hoặc làm cản trở sản xuất xã hội làm chậm nhịp độ phát triển của xã hội. Trong quá khứ, con
người sống phần lớn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tuy nhiên trong quá trình sản xuất xã hội ,
thông qua lao động, con người dần biết cách biến đổi tự nhiên, điều khiển những quá trình tự nhiên
trong phạm vi bước đầu còn nhỏ hẹp và hạn chế. Hoạt động của con người nhằm chinh phục tự nhiên
ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào “các thế lực không kiểm soát được” và càng tăng quyền
hành của con người trước tự nhiên. Đó phải coi là một dấu hiệu của sự tiến bộ, của sự phát triển của xã
hội và bản thân mỗi người. Nhờ vậy mà loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày
càng phức tạp hơn, có đủ khả năng tự đề ra và đạt được những mục đích ngày càng cao hơn. Đồng thời,
con người làm việc đó không phải một cách mù quáng, một cách ngẫu nhiên mà trái lại, đó là một hoạt
động có tính toán trước, có kế hoạch hướng vào những mục đích định trước. Loài vật phá sạch thực vật
trong vùng nào đó mà không hiểu gì việc làm của chúng cả còn con người khai phá như thế là để dùng
dải đất dọn sạch gieo ngũ cốc hoặc trồng cây, trồng nho. Con người đã biết trước rằng, mùa đến các
giống cây ấy sẽ đem lại một mùa thu hoạch biết bao nhiêu lần hơn số hạt giống mà họ đã gieo. Rõ ràng,
việc nắm các qui luật tự nhiên, sự phát triển của nhu cầu ngày càng kích thích thêm những hoạt động
định hướng của con người nhằm chinh phục, chế ngự các thế lực, các hiện tượng tự nhiên bắt chúng
phục vụ mình.

Hà Phương

5. Thực trạng của môi trường tự nhiên

Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng
trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái của nó, con người đã phá
hỏng sự cân bằng của trái đất.

+) Chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và
đại dương cùng với sự hoang mạc hóa.

Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần
nhất, khoảng 13. 000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái
Đất tăng khoảng 0, 6-0, 7 độ C và dự báo sẽ tăng 1, 4-5, 8 độ C trong 100 năm tới.

Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội. Một trong những hệ quả tất yếu
của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và các
hiện tượng thời tiết cực đoan,suy giảm tầng ụzôn, thay đổi ngành nông nghiệp, và làm suy giảm ụxy
trong đại dương.

Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn so với sự thích ứng của các loài sinh vật, vì vậy một số
loài có khả năng tuyệt chủng.

Biển và đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm trầm trọng. Hàng năm, khoảng 50 triệu tấn chất
thải rắn đổ ra biển gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ... Bên cạnh đó, rò rỉ dầu, sự
cố tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển.

+) Hậu quả: Thông qua những con số biết nói sau đây, ta có thể thấy được phần nào hậu quả của sựô
nhiễm:

- 1. 000. 000 chim biển, 100. 000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại
rác plastic.

- 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi
nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh
hưởng đến hệ sinh thái.
- 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.

- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ 1m/ năm

Phần lớn nguyên nhân là do sự khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ của con người. Chúng
ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí
nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt
rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người
khác. Những nguồn lợi từ thiên nhiên mang đến cho cuộc sống chúng ta tưởng chừng như vô tận, nhưng
nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm

+) Biện pháp:

Con người phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Phát triển phải hài hòa với thiên nhiên, bền vững, tôn trọng các quy luật tự nhiên, thân thiện với môi
trường

Ưu tiên trong bảo vệ môi trường hiện nay là phải đẩy mạnh hơn nữa phòng ngừa và kiểm soát cácnguồn
gây ô nhiễm môi trường thông qua việc không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm mới, đồng thời giảm các
nguồn thải đang gây ô nhiễm.

Hơn nữa cần phải chú trọng việc quản lý, khai thác bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên,
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Cần nhìn nhận tài nguyên là các nguồn “vốn tự nhiên” mà thiên
nhiên đã ban tặng, chúng ta có trách nhiệm không được làm thâm hụt, mà phải sử dụng một cách khôn
khéo, thông minh, để có thể duy trì, phát triển…

Trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết, cần phải biến tư duy, nhận thức về bảo vệ môi trường thành
hành động, nâng cao ý thức trách nhiệm về môi trường đối với thế hệ mai sau; loại bỏ tư tưởng chạy
theo lợi ích kinh tế, bỏ qua các quan tâm về môi trường.

II- Mối quan hệ giữa người và người

Thảm họa ăn thịt người trên con tàu đắm

Năm 1883, trong chuyến công tác của mình, một thương nhân người Úc - Henry đã quyết định bỏ ra một
số tiền khổng lồ để mua Mignoette. Nhưng Sydney, nơi Henry sống lại cách nước Anh gần 15 ngàn dặm
(khoảng 24.000 km). Chính vì vậy, không ai dám vận chuyển con tàu nhỏ bé này tới nước Úc xa xôi.
Tưởng chừng đơn hàng của Henry sẽ bị hủy nhưng đúng vào thời điểm cuối, có một đoàn thủy thủ đứng
ra nhận trách nhiệm vận chuyển con tàu. Đoàn thủy thủ bao gồm 4 người: Tom Dudley giữ chức vụ
thuyền trưởng, thuyền phó - Edwin Stephens, thủy thủ Edmund Brooks và một cậu nhóc 17 tuổi Richard
Parker là thuyền viên học việc. Giữa biển khơi bao la có vô vàn mối nguy hiểm vẫn đang ngày đêm rình
rập họ. Đêm đầu tiên, cả bốn người không thể ngủ được vì có một con cá mập liên tục tấn công vào
thành thuyền cứu sinh. Cả bốn người phải rất vất vả để đánh đuổi con cá dữ tợn đi xa.

Để tiết kiệm hai thùng nhỏ củ cải, các thành viên trong tàu phải kiếm thêm thức ăn từ biển khơi. Họ may
mắn bắt được một con rùa nhỏ và ăn sống nó, thậm chí, họ dùng cả máu của con rùa để chống lại cơn
khát vì nếu uống nước biển nhiều sẽ càng gây mất nước cho cơ thể, dẫn đến tử vong. Thế nhưng, cậu
nhóc Richard không dám uống máu con rùa mà lại sử dụng rất nhiều nước biển để giải khát.

Khó có thể chịu thêm được nữa, mọi người khui thùng củ cải để ăn và 8 ngày sau, họ chẳng còn gì để bỏ
bụng. Ngày 13/7/1884, cả bốn người không còn thức ăn, không nước uống và phải dùng chính nước tiểu
của mình để cầm cự.

Vài hôm sau, ngày 20/7, cậu bé Parker bỗng lên cơn sốt, nằm vật vã dưới cuối thuyền cứu hộ. Chính vì
không nghe lời những thuyền viên khác, cậu đã bị kiệt sức do uống quá nhiều nước biển.

Ngày 23/7, khi lâm vào hoàn cảnh cực kỳ éo le, thuyền trưởng Dudley đã đưa ra một đề nghị, cả bốn
người nên bốc thăm chọn ra một người hy sinh để tất cả được sống. Qua đó, người trúng thăm sẽ bị giết
và lấy máu cùng thịt để giúp ba người còn lại cầm cự chờ thuyền cứu hộ tới. Thuyền viên Brooks từ chối,
ông sợ hãi và lên án gay gắt ý kiến man rợ của Dudley.

Tối hôm đó, Dudley lại thì thầm với thuyền phó Stephens về chủ đề kia, ông cho rằng, tốt hơn là nên giết
chết Richard Parker. Cậu nhóc nay đã quá yếu, giết chết cậu ta là một sự giải thoát chứ không phải là tội
ác, quan trọng hơn cả ba người còn lại đều có gia đình trong khi Richard chỉ là một cậu nhóc còn lông
bông

Stephens đồng ý và sáng hôm sau, cả hai ra tay giết chết Richard bằng một con dao nhíp. Họ nhanh
chóng cắt động mạch của Richard và không bao lâu, cậu đã trút hơi thở cuối cùng. Brooks khi thấy cảnh
tượng trên không hề ra tay can ngăn mà chỉ ngồi nép một bên theo dõi.

Stephens, Dudley và cả Brooks sử dụng thi thể của Richard để tồn tại, cả bốn ngày sau, họ ăn thịt, uống
máu cậu bé tội nghiệp để sống. Năm ngày sau cái chết của Parker, một con tàu Đức đã xuất hiện và đưa
cả ba trở về lại nước Anh

Phiên tòa tranh cãi

Vừa đặt chân lên bờ, cả ba người liền đối mặt với sự chỉ trích nặng nề từ chính quyền Anh. Stephens và
Dudley bị cáo buộc tội giết người man rợ, Brooks được tuyên bố vô tội và đứng ra làm chứng chống lại
hai thuyền viên kia.

Điều đáng chú ý là Dudley và Stephens không hề chối cãi về những việc mình làm, cả hai đều tự nhận
việc giết và ăn thịt Richard là một tội ác đáng ghê rợn. Chính vì vậy, phần lớn dư luận khá cảm thông
trước hành động của Stephens, Dudley và cho rằng, họ xứng đáng được hưởng mức án khoan hồng chứ
không phải là tử hình như công tố viên đề xuất.Cuối cùng, Stephens và Dudley nhận mức án cao nhất là
tử hình, họ cũng không được Nữ hoàng Anh thời bấy giờ ra lệnh giảm án

Hiền kể chuyện rồi phân tích Th- trả lời luôn câu 3

2. Nếu lấy cái cớ là giết một người để cứu sống ba người còn lại thì chỉ là ngụy biện mà thôi.

– Thứ nhất, „có thể là hi sinh một người để cứu ba người còn lại“. Vậy tại sao thuyền trưởng Dudley là
người đưa ra ý tưởng „hi sinh“ cao cả này không chấp nhận hi sinh để cứu sống ba người kia? Chẳng
phải ông đã rất hùng hồn cho rằng: „Tốt hơn nếu một người chết để cứu sống cả 3 người còn lại.“
– Thứ hai, họ không thể định trước được ngày đoàn tàu cứu hộ tới, vậy tại sao họ biết chắc chắn rằng hi
sinh một người sẽ cứu sống được ba người còn lại trong trường hợp nếu thức ăn là người hi sinh chết
cũng hết?

– Thứ ba, khi đã có đủ dã tâm để giết một người thì chắc chắn sẽ có dã tâm để giết người thứ 2, thứ 3
Tức là trong TH tàu cứu hộ chưa đến, nếu Richard Parker chết rồi nhưng vẫn không đủ để cứu sống họ
thì kiểu gì cũng có người thứ 2 phải tiếp tục hi sinh?

Ai sinh ra cũng có quyền được sống, và Parker cũng thế, vì thế ông Dudley và Stephens không thể lấy cái
cớ là tước quyền sống của một người để giữ lại ba cái mạng sống của ba người còn lại. Như thế là quá
ích kỉ, họ đề cao quyền sống của họ mà không nghĩ đến quyền sống của cậu bé kia. Và lại, trong vụ án có
tình tiết: „Richard Parker vì uống nước biển mà mất nước, và ở tình trạng chết từ từ“ thì không có nghĩa
là cậu bé đã chết hay không thể tiếp tục sống. Tiếp tục là việc Dudley và Stephens đưa ra căn cứ: „3
người họ là những người còn có gia đình, người thân còn cậu bé thì lông bông.“ vậy họ lại quên mất
rằng, gia đình của họ không có họ không có nghĩa là không thể tồn tại; mặt khác cậu bé ấy vẫn chưa đến
tuổi trưởng thành, còn quá trẻ, tương lai còn dài và cậu bé lại càng khao khát được sống! Tình thế cấp
thiết không bao giờ có trường hợp hi sinh tính mạng của người khác để bảo vệ tính mạng của bản thân
mình.“ Nếu muốn bảo vệ lợi ích to lớn thì họ phải chọn phương pháp tối ưu nhất (tức là gây ít thiệt hại
nhất), đằng này tước đi cả quyền thiêng liêng nhất của con người, vậy thì có còn coi pháp luật ra gì nữa
không? Mặt khác điều này hoàn toàn trái với đạo đức xã hội!Giết người là giết người, dù giết người đang
hấp hối cũng là giết người (vì họ vẫn chưa chết).

Vì thê nên tôi hoàn toàn không đồng ý với cách cư xử của thuyền trưởng, và cách tòa xét xử là đúng

3. Không phải bao giờ lợi ích của số đông cũng lớn hơn lợi ích của thiểu số. Quyết định của số đông thụ
động trong “hiệu ứng đám đông” có tính nhất thời. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp hành
động của số đông bị cuốn theo hiệu ứng “tâm lý đám đông” với sự lan truyền nhanh chóng mà người
trong cuộc không đủ tỉnh táo để chẩn đoán tình hình và điều chỉnh hành vi của chính mình. Chỉ đến khi
phải hứng chịu hậu quả của sai lầm thì người ta mới phản tỉnh, nhưng thường đã quá muộn, bởi “hiệu
ứng đám đông” đã qua đi. Đây là biểu hiện rõ nhất của dân chủ hình thức, khi những người chủ trì lấy ý
kiến của số đông, nhưng không đi kèm với công khai, minh bạch đầy đủ thông tin, buộc số đông quyết
định trong tình huống không chắc chắn, do cảm tính chi phối. Thiếu thông tin là môi trường thuận lợi
cho thiểu số vụ lợi thao túng, gây nhiễu loạn và hướng lái dư luận khiến số đông nhiều khi không tự chủ
được ý chí và hành vi của mình khi đưa ra các quyết định. Chính vì vậy khi thấy Richard bị 2 người là
thuyền trưởng và thuyền phó sát hại, Brooks đã không đủ can đảm để ngăn cản 2 người họ. Có lẽ lúc đó
Brooks nghĩ rằng: "Nếu mình phản đối thì liệu có phải họ sẽ giết luôn cả mình không?”. Vì vậy nghe theo
quyết định của 2 người kia còn hơn là chống đối lại họ trong khi đó bản thân lại cô độc không có chỗ
dựa.

Dung min
4.Từ câu chuyện này có thể thấy trong hoàn cảnh nguy cấp – cái đói , cái chết đến rất gần , phần con
trong mỗi người đã trỗi dậy và lấn át đi phần người . Để nguỵ biện cho sự ích kỷ , tàn bạo của mình ,
Dudley và Stephens đưa ra rất nhiều lý do như cậu nhóc Richard Parker quá yếu , không có gia đình lông
bông và rồi kết luận giết cậu không phải tội ác mà là giải thoát . Đây là hành động hoàn toàn sai trái và
phải trả giá ( Dudley va Stephens bị tuyên án tử hình ở cuối đoạn trích). Từ đó , ta rút ra được quy tắc
ứng xử giữa con người và con ngươi trong xã hội:

- Cần tôn trọng và cảm thông cho người khác , không vì gia cảnh và thân thế của họ thấp kém mà cho
bản thân mình cái quyền được chà đạp, xúc phạm lên họ.

-Không vi phạm chuẩn mực đạo đức và thực hiện nghiêm túc theo pháp luật.

- Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn; không tham gia, xúi giục; kích động, tiếp tay hoặc bao che
các hành vi vi phạm pháp luật của người khác.

Hơn thế nữa, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thật bình tĩnh , tìm phương án giải quyết tối ưu
nhất ( tức là gây ít thiệt hại nhất) chứ không phải tìm cách hại người khác để bản thân tìm được đường
thoát. Việc kéo số đông theo ý kiến sai trái, có phần chủ quan của mình và cô lập người khác là một hành
động đáng lên án .

=>> Bản chất con người là một thực thể sinh vật - xã hội: * Về mặt sinh vật ( phần con) , con người là bộ
phận của tự nhiên, sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài trong tự nhiên; chịu sự tác động của các
quy luật sinh học tự nhiên. Con người cũng có những nhu cầu tự nhiên giống các loài vật khác. * Về mặt
xã hội (phần người) , con người chỉ tồn tại với tính cách là con người khi được sống trong môi trường xã
hội; chịu sự tác động của các quy luật xã hội, các quy luật tâm lý. Bản chất xã hội của con người được
hình thành và thể hiện tập trung ở hoạt động lao động sản xuất. Con người là sự thống nhất giữa mặt
sinh vật và mặt xã hội, trong đó, mặt xã hội - phần người là yếu tố quyết định và quan trọng, quy định
bản chất của con người: * Mặt sinh vật là cơ sở, tiền đề cho mặt xã hội trong bản chất của con người.
Trong quá trình phát triển của con người, yếu tố sinh vật có trước yếu tố xã hội và sự biến đổi mặt sinh
vật sẽ tác động đến sự thay đổi mặt xã hội. Mặt sinh vật của con người thể hiện qua các nhu cầu tự
nhiên và việc thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu này là cơ sở, mục đích cho sự phát triển và hoàn
thiện mặt xã hội của con người. * Mặt xã hội là phương thức, là điều kiện cho con người thoả mãn nhu
cầu sinh vật. Con người muốn thoả mãn nhu cầu sinh vật phải dựa vào lao động sản xuất và yếu tố xã
hội góp phần tăng thêm hoặc làm giảm đi sức mạnh của yếu tố sinh vật.

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội,
cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở
tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật.
Nhu cầu sinh học phải được nhân hoá để mang giá trị văn minh của con người, và đến lượt nó, nhu cầu
xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà
quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội

III. Kết luận ( Phùng)

-Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên
cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, xã hội và quan hệ với chính bản thân con người
trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác
và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
-Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là
sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là: con
người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải
biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào
những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để
làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.

-Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng
mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến
con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa
định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại
hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người,
sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt
động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn
nào của lịch sử xã hội loài người.

You might also like