You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠ

ẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


N ĐÀO
VIỆN Đ TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU
U LUẬN
LU MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI 6:

LẠM PHÁT

GVGD : TRẦN THỊ BÍCH DUNG

NHÓM :6

LỚP : CHK22D3

TP. Hồ Chí Minh tháng 3, năm 2013


Mục lục
1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT .......................................................................................... 4
1.1. Khái niệm lạm phát ........................................................................................................ 4
1.2 Đo lường lạm phát ......................................................................................................... 5
1.3 Phân loại lạm phát .......................................................................................................... 6
1.3.1 Về mặt định lượng ................................................................................................... 6
1.3.2 Về mặt định tính ...................................................................................................... 7
1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát .......................................................................................... 7
1.4.1 Lạm phát do cầu kéo ................................................................................................. 7
1.4.2 Lạm phát do cầu thay đổi........................................................................................... 8
1.4.3 Lạm phát do chi phí đẩy ............................................................................................ 8
1.4.4 Lạm phát do cơ cấu................................................................................................... 9
1.4.5 Lạm phát do xuất khẩu .............................................................................................. 9
1.4.6 Lạm phát do nhập khẩu ............................................................................................. 9
1.4.7 Lạm phát tiền tệ ....................................................................................................... 9
1.4.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát .......................................................................................... 10
1.5 Tác động của lạm phát................................................................................................... 10
1.5.1 Tác động phân phối lại thu nhập và của cải ................................................................ 11
1.5.2 Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm ............................................................... 11
1.5.3 Các tác động khác................................................................................................... 11
1.6 Lạm phát và lãi suất ...................................................................................................... 12
1.6.1 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.......................................................................... 12
1.6.2 Hiệu ứng Fisher...................................................................................................... 13
1.6.3 Hai loại lãi suất thực ............................................................................................... 13
2. THỰC TRẠNG - NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM ................ 15
2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây ............................................... 15
2.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây.................................. 22
2.2.1 Lạm phát chi phí đẩy .............................................................................................. 22
2.2.2 Nguyên nhân về phía tổng cầu ................................................................................. 25
2.2.3 Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ....................... 26
2.2.4 Một số nguyên nhân khác ....................................................................................... 28
3. CÁC GIÁI PHÁP KIỀM SOÁT LẠM PHÁT CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...... 30
3.1 Một số giải pháp kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ trong ngắn hạn và dài hạn .... 30
3.1.1 Các giải pháp trong ngắn hạn .................................................................................... 30
3.1.2 Các giải pháp trong dài hạn ...................................................................................... 30
3.2 Một số đề xuất của nhóm về các biện pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian sắp tới ........... 32
3.2.1 Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết điểm nghẽn nợ xấu, hàng
tồn kho. ......................................................................................................................... 33
3.2.2 Chính sách tiền tệ và tài khóa cần tiếp tục thận trọng và linh hoạt ................................. 36
3.2.3 Giảm chi tiêu công của chính phủ ............................................................................. 37
3.2.4 Mở rộng lãi suất ở mức hợp lý ................................................................................. 38
3.2.5 Kiểm soát giá ........................................................................................................ 38
4. XU HƯỚNG LẠM PHÁT NĂM 2013 VÀ SO SÁNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VỚI
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................................... 39
4.1 Xu hướng lạm phát năm 2013 ........................................................................................ 39
4.2 So sánh lạm phát ở Việt Nam với một số nước trên thế giới ............................................... 41
1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm lạm phát
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có sự
chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình.

Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định :lạm
phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay đột xuất.

G.G. Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông
qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới việc
tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của đồng tiền là
lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm
tàng ( tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành
kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.

Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã
được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra khi mức chung
của giá cả chi phí tăng lên.

Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin và M. Friendman lại cho
rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên.
M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền
tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông
tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”

Tóm lại, tất cả những luận thuyết, những quan điểm về lạm phát đã nêu trên đều đưa
ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát. Ngày nay ta có thể hiểu lạm
phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một
khoảng thời gian nhất định.
1.2 Đo lường lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các
nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi
của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau:

= . 100%

πt : tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quí, hoặc năm)

Pt : mức giá của thời kỳ t

Pt-1 : mức giá của thời kỳ trước đó

Rõ ràng là để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải quyết định sử
dụng chỉ số giá nào để phản ánh mức giá. Như chúng ta đã biết là người ta thường sử
dụng chỉ số điều chỉnh GDP (D) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường mức giá
chung. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là xác định ảnh hưởng của lạm phát đến mức sống, thì
rõ ràng chỉ số giá tiêu dùng tỏ ra thích hợp hơn. Trong thực tế, các số liệu công bố
chính thức về lạm phát trên toàn thế giới đều được tính trên cơ sở CPI.

CÁC KÊNH TRUYỀN TẢI ĐẾN LẠM PHÁT

Mức giá

Giá hàng hóa thương mại Giá hàng hóa phi thương mại

Giá thế giới Tỷ giá Tổng cầu Tổng cung


(giá dầu, gạo và
các đầu vào nhập
khẩu)

Tiền tệ và tín Chi phí đầu vào


dụng, lãi suất, trong nước và
thu nhập, tài sản, nhập khẩu, đôn
chi tiêu và thuế giá phía cung

Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành – 2011,


VEPR
1.3 Phân loại lạm phát

Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác
nhau. Người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.

1.3.1 Về mặt định lượng

Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách
này thì lạm phát có các loại sau:

* Lạm phát vừa phải: Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước
được. Đối với các nước đang phát triển , lạm phát ở mức độ một con số thường được
coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và
ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Lạm phát vừa phải có hai cấp độ cơ bản đó
là:

- Thiểu phát: là tỷ lệ lạm phát ở mức 3 - 4 % một năm trở xuống

- Lạm phát thấp: là mức lạm phát có tỷ lệ ở 3% đến 7% một năm

* Lạm phát cao ( lạm phát phi mã): là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số một
năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế , với những hậu quả cực kì
khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Lạm phát phi mã được
duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối
cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối
thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hoá,
mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm
phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ của cải.

* Siêu lạm phát: là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng
khi tiền tệ mất giá trị. Siêu lạm phát là lạm phát ở mức 4 con số, từ 1000% trở lên.

Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung
tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách
quá lớn. Hơn nữa một khi lạm phát cao đã bắt đầu , tình hình thâm hụt ngân sách có
thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ
thuế tính theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó làm tăng thâm hụt
ngân sách và dẫn đến lạm phát cao hơn.

1.3.2 Về mặt định tính

Lạm phát được chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất của lạm phát
mà người ta chia thành các loại cơ bản sau:

- Lạm phát thuần túy: Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả của
mọi loại hàng hoá đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.

- Lạm phát cân bằng: Là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức
tăng thu nhập.

- Lạm phát được dự đoán trước: Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước nhờ
vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.

- Lạm phát không được dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu
của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.

- Lạm phát cao và lạm phát thấp: lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu
nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng cao hơn
mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.

1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát

1.4.1 Lạm phát do cầu kéo

Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng
lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường
AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng
cùng tăng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tiềền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn
ơn tổng
t cung, người
hơ dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có
ta có cầu về tiền mặt cao hơn,
lạm phát.

1.4.2 Lạm phát do cầuu thay đổi

Giả dụ lượng cầu vềề một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng
ng cầu
c về một mặt
th trường có người cung cấp độc quyềnn và giá cả có tính
hàng khác lại tăng lên. Nếuu thị
chất cứng nhắc phía dướii (chỉ
(ch có thể tăng mà không thể giảm),
m), thì mặt
m hàng mà lượng
m giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầuu tăng
cầu giảm vẫn không giảm tă thì lại tăng
giá. Kết quả là mứcc giá chung tăng
t lên, nghĩa là lạm phát.

1.4.3 Lạm phát do chi phí đẩy


đ

Nếu tiềnn công danh nghĩa


ngh tăng lên, thì chi phí sản xuất củaa các xí nghiệp
nghi tăng.
Các xí nghiệp vì muốn bảoo toàn mức ăng giá thành
m lợi nhuận của mình sẽ tăng t sản phẩm.
Mức giá chung của toàn thểể nền kinh tế cũng tăng.
1.4.4 Lạm phát do cơ cấu

Ngành kinh doanh có hiệu ĩa cho người


hi quả tăng tiền công danh nghĩa ng lao động.
hi quả, vì thế, không thể không tăng tiềền công cho người
Ngành kinh doanh không hiệu
lao động
ng trong ngành mình. Nhưng
Nh để đảm bảo mức lợi nhuận,
n, ngành kinh doanh kém
hiệu quả sẽ tăng s phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
ng giá thành sản

ấ khẩu
1.4.5 Lạm phát do xuất ẩu

t tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặặc sản phẩm được
Xuất khẩu tăng dẫnn tới
huy động cho xuất khẩuu khiến
khi lượng cung sản phẩm cho thị trường
ng trong nước
n giảm
khiến tổng cung thấp hơn tổổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng
ng cung và tổng
t cầu mất
cân bằng.

ập khẩu
1.4.6 Lạm phát do nhập khẩ

s xuất trong nước được mà phải nhậpp khẩu.


Sản phẩm không tự sản kh Khi giá nhập
khẩu tăng (do nhà cung cấpp nước
n ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định
tăng giá dầu, hay do đồng ti trong nước xuống giá) thì giá bán sảản phẩm đó trong
ng tiền
nước cũng tăng. Lạm
m phát hình thành khi mức kh đội lên.
m giá chung bị giá nhậpp khẩu

1.4.7 Lạm phát tiền tệ


Cung tiền tăng (chẳng hạn do [ngân hàng trung ương] mua ngoại tệ vào để giữ
cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng
trung ương mua [công trái] theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu
thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều, vượt quá
mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế́. Có
thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các
nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi lượng tiền lưu thông quá
lớn, ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu..., thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất
lớn theo xã hội. ÁP lực cung hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép
lạm phát tăng lên.

1.4.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát

Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá
tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ
tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn
tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên => gây ra lạm phát.

1.5 Tác động của lạm phát

Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác
hại không đáng kể; còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêm
trọng đối với kinh tế và đời sống. Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát
đó có dự đoán trước được hay không, nghĩa là công chúng và các thể chế có tiên tri
được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu như
lạm phát hoàn toàn có thể dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng
kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát
không dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập
một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.
1.5.1 Tác động phân phối lại thu nhập và của cải

Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác
nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những ngươi
có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung
đều tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công
ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại.

Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất
cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực là 3%, tỷ lệ
tăng giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh cho lãi
suất phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều lạm phát ở mức độ
thấp.

1.5.2 Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm

Trong điều kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải
thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông,
cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của
chính phủ và nhân dân.

Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thì
thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạm phát tăng lên.
Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc
làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả
giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.

1.5.3 Các tác động khác

Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị
mất cân đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực
hàng hóa có giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu
hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất có chu kỳ dài, thời gian thu
hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật
giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ
biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá
của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng
xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu
lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản vì mất
khả năng thanh toán, lam phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm
cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai
lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây
thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản
công phí. Ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn
thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát cũng có
tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định.
Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người
ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu
được nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm phát giá cả
hàng hóa – dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa
cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có
thể vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.

Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và nhà
nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát lạm phát.

1.6 Lạm phát và lãi suất

1.6.1 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Các nhà kinh tế gọi lãi suất mà ngân hàng trả cho ban là lãi suất danh nghĩa và
mức độ gia tăng của sức mua của bạn là lãi suất thực.

Nếu: i là lãi suất danh nghĩa

r là lãi suất thực

Π là tốc độ lạm phát


Ta có: r=i–Π

Lãi suất thực chính là chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát.

Ví dụ: bạn gởi tiền trong ngân hang với lãi suất là 10%/năm. Sang năm bạn rút tiền ra
cùng lãi. Khi đó số tiền mà bạn nhân được không tăng thêm 10% về mặt giá trị so với
thời điểm bạn gởi. Nếu lạm phát là 5% thì thực chất giá trị số tiền bạn nhận được từ
ngân hang chỉ tăng thêm 5% so với thời diểm bạn gởi, đó là do lạm phát làm đồng tiền
của bạn giạm di 5% về mặt giá trị.

1.6.2 Hiệu ứng Fisher

i=r+Π

Đây là đẳng thức Fisher. Đẳng thức này cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể
thay đổi do ba nguyên nhân: (i) lãi suất thực thay đổi, (ii) tỷ lệ lạm phát thay đổi, hay
(iii) cả hai cùng thay đổi.

Theo lý thuyết định lượng, nếu số cung tiền tệ tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng 1%.
Theo đẳng thức Fisher, 1% tăng lên của lạm phát sẽ tạo ra 1% tăng lên của lãi suất
danh nghĩa. Mối quan hệ một - một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa được gọi
là hiệu ứng Fisher.

1.6.3 Hai loại lãi suất thực

Phân biệt hai loại lãi suất thực: lãi suất thực “trước” và lãi suất thực “sau”.

Lãi suất thực “trước” là lãi suất thực mà người cho vay và người vay thống nhất với
nhau.

Lãi suất thực “sau” là lãi suất thực thực sự phát sinh.

Nếu ký hiệu Π là tỷ lệ lạm phát thực tế và Πe là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng thì lãi
suất thực trước là i-Πe và lãi suất thực sau là i-Π. Hai loại lãi suất thực này khác nhau
khi tỷ lệ lạm phát thực Π khác với tỷ lệ lạm phát kì vọng Πe.

Lãi suất danh nghĩa không thể điều chỉnh theo lạm phát thực tế vì lạm phát
thực tế không được biết khi lãi suất danh nghĩa được ấn định. Lãi suất danh nghĩa chỉ
có thể điều chỉnh theo lạm phát kỳ vọng. Vì vậy, hiệu ứng Fisher có thể được viết
chính xác hơn như sau:

i = r – Πe
2. THỰC TRẠNG - NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM

2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây

Trong những năm vừa qua kinh tế Việt Nam thường xuyên phải chịu mức
lạm phát cao làm cho những thành quả của tăng trưởng kinh tế không đến được với
người lao động do mức tăng thu nhập danh nghĩa không theo kịp mức tăng của giá cả
thị trường. Đặc biệt, năm 2008 lạm phát đã tăng rất cao lên đến trên 23% buộc Chính
phủ phải đưa ra hệ thống 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết
quả nhất định khi lạm phát năm 2009 và 2010 có xu hướng giảm xuống.

Năm 2010, lạm phát ở Việt Nam hơn 11,75% gấp rưỡi mức 6,52% của 2009,
vượt xa mục tiêu ban đầu (dưới 7%). Mặc dù năm 2010, bội chi ngân sách đã được
kéo xuống còn dưới 6%, nhưng nếu tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ vẫn còn ở
mức 7%. Đó là mức rất cao, không những là một trong những nguyên nhân của lạm
phát cao, mà còn làm gia tăng nợ nần.

Trong năm 2010, do dịp Tết nguyên đán và việc tăng giá điện, lạm phát trong
hai tháng đầu năm tăng cao. Năm tháng tiếp theo của năm 2010 chứng kiến tỷ lệ lạm
phát tương đối ổn định ở mức thấp chứng tỏ các biện pháp kiểm soát lạm phát của
Chính phủ đã có tác động. Tuy nhiên, lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ từ tháng 9
năm 2010 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng CPI cho 11 tháng đã tăng lên đến 9,58% so
với 20,71% và 5,07% của cùng kỳ năm2008 và 2009. Việc phá giá VND so với USD
trong tháng 8 năm 2010 và biến động của thị trường vàng trong nước và quốc tế vừa
qua được coi là một vài trong số những nguyên nhân chủ yếu khiến cho lạm phát tăng
cao lúc này.

Nhập siêu năm 2010, so với năm trước và so với kế hoạch năm, đã giảm và
thấp hơn cả về kim ngạch tuyệt đối cũng như tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, nhưng
nhập siêu liên tục, kéo dài và hiện ở mức khá cao (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm
2008 là 18,0 tỷ USD, năm 2009 gần 12,9 tỷ USD, năm 2010 khoảng 12 tỷ USD). Điều
này đã tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức ép lên tỷ
giá. Giá USD trên thế giới giảm, nhưng ở trong nước vẫn tăng (năm 2008 tăng 6,31%,
năm 2009 tăng 10,7%, 11 tháng năm 2010 tăng 6,63%), làm tăng mạnh gánh nặng lạm
phát …

Tuy nhiên, lạm phát như con ngựa bất kham đã tăng cao trở lại trong năm 2011
lên đến 18,23% mặc dù Chính phủ đã có nghị quyết 11 đưa ra một hệ thống giải pháp
toàn diện để kiềm chế lạm phát ngay từ đầu năm 2011.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2012 diễn biến ngoài dự kiến và không tuân theo quy
luật của những năm trước đó: Ngoại trừ 2 tháng đầu năm, lạm phát tăng cao do yếu tố
mùa vụ với mức tăng lần lượt là 1% và 1,37% so với tháng trước, chỉ số CPI từ tháng
3 tới tháng 8 chỉ tăng rất chậm.

Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm phát đã ở mức âm (với mức tăng
CPI lần lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng trước). Qua đó, lạm phát so với cùng
kỳ cũng đã giảm nhanh từ 17,27% vào tháng 1/2012 xuống mức 5,04% trong tháng
8/2012. Vào thời điểm đó, xu hướng trên của lạm phát đã làm dấy lên mối quan ngại
về suy giảm kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, trong tháng 8 và tháng 9,
lạm phát đã đảo chiều hoàn toàn với mức tăng trong 2 tháng lần lượt là 0,63% và
2,2% so với tháng trước. Đặc biệt, mức tăng của lạm phát tháng 9 (2,2%) còn vượt
ngoài dự báo của nhiều chuyên gia. Song bước sang những tháng cuối năm 2012, lạm
phát đã hạ nhiệt, mức tăng CPI trong 3 tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 0,85%, 0,47% và
0,27% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lạm phát tăng 6,81% so với
tháng 12/2011, thấp hơn so với mức tăng của năm 2011 (18,13%) và năm 2010
(11,75%). Như vậy là lạm phát năm 2012 đã dừng ở mức dưới 7% - đạt được mục tiêu
của Quốc hội đề ra.

Năm 2013 đã đi được 3 tháng. Tháng 1/2013, CPI đã tăng tới 1,25%. Lạm phát
tháng 2 tuy chỉ tăng 1,32% so với tháng 1, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, CPI đã
tăng 2,59% so với tháng 12/2012. Như vậy, với mục tiêu lạm phát năm 2013 ở mức 6-
6,5%, thì trong 10 tháng còn lại, CPI sẽ chỉ được phép tăng dưới 0,4%/tháng. Rõ ràng,
đây là mục tiêu khó khả thi trong bối cảnh nhiều yếu tố đe dọa lạm phát đang rình rập.
Hơn nữa, theo nhận định của HSBC, lạm phát cơ bản tháng 2 tương tự như tháng 1
vẫn ở mức cao 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng, lạm phát cơ bản có
điều chỉnh yếu tố mùa vụ so với tháng trước đã giảm 0,5% từ mức 0,9% của tháng 1.
Lạm phát thực phẩm tháng 2 tăng nhẹ từ mức 1,3% của tháng 1 lên mức 1,5% so với
cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là lạm phát thực phẩm tháng 2 có điều chỉnh mùa vụ so
sánh theo tháng tăng 0,2% từ mức 0,6% trong tháng 1.

Sau đây chúng ta cùng điểm lại tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các năm.

Lạm phát so với năm 2000 (trục chính)


Tỷ lệ lạm phát ở VN Lạm phát so với năm trước (trục phụ)
500 123,0 130
118,6
450 120
107,8 108,3 107,5 108,3 109,2 109,2
400 106,9
103,9 103,1 110
98,4 100,4
350
100
300 271,5
248,6 90
250 209,6
179,6 192,0 80
200
146,3
150 115,9 125,5 134,9 70
100,0 100,4 104,3 107,6
100 60

50 50
1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013
Lạm phát và tăng trưởng GDP Tăng trưởng GDP
Lạm phát
25 23,0

20 18,6

15

9,2 9,2
10 7,8 8,3 8,3
7,5 6,9
3,9
5 3,1
0,3
0 -1,6
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
-5

Lương tối thiểu


1.200.000

1.000.000

800.000

600.000

400.000

200.000

-
1999 2001 2004 2007 2010 2012
30.000

25.000

20.000

15.000

10.000

5.000

0
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Gasoline Price
25.000

20.000

15.000

10.000

5.000

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Price 8.592 10.583 11.458 14.833 13.717 16.487 20.517 22.421 23.617

Từ năm 2004, Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn lạm phát cao hơn, dao
động lớn hơn và kéo dài hơn so với các đối tác thương mại của mình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt
Nam từ cuối năm 2009. Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp Việt Nam
đảo ngược xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008. Khi các gói kích
cầu của Chính phủ bắt đầu gia tăng từ quý II năm 2009, cung tiền cũng bắt đầu tăng
mạnh và tín dụngcũng có dấu hiệu tương tự. Các ngân hàng thương mại trở nên thiếu
hút tiền mặt và đều cốgắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi. Vì vậy, cuộc cạnh
tranh lãi suất đã bắt đầu khiến cho lãi suất cho vay bị đẩy lên cao (vượt trần lãi suất do
các khoản phí cho vay).

Trong thời kỳ 2007-2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 so với tháng 12
năm trước đều tăng trên 10%/năm (trừ năm 2009 và năm 2012), trong khi đó, tăng
trưởng GDP chững lại, chỉ đạt khoảng 6%/năm từ năm 2008 đến nay, thấp hơn đáng
kể so với mức bình quân 7-8% các năm trước đó. So sánh trong cùng thời kỳ, lạm
phát của nước ta cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn vào diễn biến của lạm phát những năm 2004-2012 có thể thấy, tính "chu kỳ"
nhất định đối với lạm phát ở nước ta. Trong 9 năm (2004-2012), vòng xoáy lạm phát
lặp lại theo chu kỳ 3 năm 1 lần: 2 năm tăng vọt lên và 1 năm giảm sâu đột ngột (trong
3 năm 2004-2006: mức CPI trong các năm đó lần lượt là 9,5%; 8,4% và 6,6%; Giai
đoạn 2007-2009, CPI lần lượt là: 12,6%; 19,9% và 6,5%; Giai đoạn 2010-2012:
11,8%; 18,13% và 6,81%). Nếu như tính chu kỳ của lạm phát như các năm trước đó,
lạm phát năm 2013 và 2014 có thể tăng lên.

Những nghiên cứu gần đây về lạm phát ở Việt Nam xoay quanh các nhân tố:
CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng,giá dầu và giá gạo thế giới.
Tổng quan các nghiên cứu đã có về các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam cho
thấy:

- Hầu hết các nghiên cứu chỉ lấy giá dầu quốc tế (và đôi khi giá gạo quốc tế) làm đại
diện cho các nhân tố cung, bỏ qua các nhân tố khác như chi phí sản xuất, giáđôn và
các yếu tố cứng nhắc khác.

- Hầu hết các nghiên cứu (ngoại trừ Phạm Thế Anh (2009) với số liệu cập nhật
đếncuối năm 2008) đều lạc hậu về số liệu và do đó không tính đến những lần lạm
phátgia tăng gần đây cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã
dẫnđến một loạt những thay đổi trong môi trường và chính sách vĩ mô.

- Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của tiền tệ là trái ngược nhau cóthể là
do các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, tần suất của số liệu khác nhau vàphương pháp
ước lượng khác nhau.

- Mặt khác, các nghiên cứu đều khá đồng nhất về vai trò quan trọng của lạm phát
trong quá khứ đối với lạm phát hiện tại và vai trò rất nhỏ của tỷ giá và giá cả quốc tế.
2.2 Nguyên nhân gây ra lạạm phát ở Việt Nam trong những năm
ăm gần
g đây

2.2.1 Lạm phát chi phí đẩy

- Giá cả hàng hóa thế giới


g tăng:

Giá cả hàng hóa thếế giới đã tăng mạnh trong nửa đầu năm
m 2008 trước khi
giảm mạnh do chịu ảnh hư
ưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đây là một
trong những yếu tố khiến cho lạm phát của Việt Nam duy trì ở mứ
ức thấp trong năm
2009. Tuy nhiên, kể từ đầuu năm 2010 trở lại đây giá cả hàng hóaa đã tăng cao đột
biến (xem Hình) cộng với việc mức độ mở cửa cao của nền kinh tếế Việt Nam (tỷ lệ
l hơn 150%) đã khiến chi phí nguyên
xuất nhập khẩu trên GDP lớn v liệu đầu vào
ên vật
của những ngành sản xuất sử
s dụng hàng nhập khẩu tăng lên, tạo áp lực
l tăng giá trong
nước.

u thô giai đoạn


Hình. Diễn biến giá cả hàng hóa thế giới, giá lương thực và giá dầu
2006- 2011

GDP đạt 160% GDP, tỷ lệ nhập khẩu/GDP


Với tỷ trọng XNK/GDP u/GDP khá cao ở mức
trên 80%, có thể nói Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cửa lớ
ớn. Cùng với đó,
Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế có mức độ phụ thuộc vào nhập
nh khẩu lớn nhất
khu vực, cơ cấu chi phí sảnn xuất phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhậập khẩu. Do vậy,
ảnh hưởng của mặt bằng giá thế giới tới giá cả hàng hóa trong
tron nước là điều
không tránh khỏi. Giai đoạnn 2006 - 2011, chỉ số hàng hóa thế giới chung tăng 132%,
giá năng lượng tăng 90,9%, giá lương thực tăng 151,2%; với độ mở cửa nền kinh
tế lớn và tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao, những biến động về giá thế giới sẽ tác động tới
nền kinh tế nước ta trên diện rộng hơn so với các nước. Giá trên thị trường quốc tế
tăng tác động đến giá cả trong nước qua hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cũng ảnh
hưởng đến giá cả những loại hàng hóa vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nước, đặc
biệt là hàng hóa nông sản, đã góp phần làm tăng mặt bằng giá chung trong nước.

- Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý: Theo các chuyên gia kinh tế, đây chính là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến mất ổn định các cân đối vĩ mô và đẩy lạm phát tăng cao trong
thời gian vừa qua, cụ thể:

Một là, chi phí sản xuất của nền kinh tế cao. Chi phí năng lượng cho một đơn vị
GDP, mặc dù giảm xuống từ năm 2006 đến 2010, nhưng vẫn tương đối cao so với
các nước trong khu vực. Theo thống kê của WB, chi phí năng lượng để tạo ra 01đô
la Mỹ GDP của Việt Nam giảm từ 0,119 wat năm 2006 xuống 0,065wat năm 2010,
trong khi đó, Trung Quốc giảm từ 0,064 wat xuống 0,041wat, Ấn Độ giảm từ 0,046
wat xuống 0,029 wat, Thái Lan giảm từ 0,027 xuống 0,023. Chi phí vận chuyển cao
do kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn chưa phát triển. Theo thống kê
của WB, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam xếp thứ 66, trong khi đó Trung
Quốc xếp thứ 27, Ấn Độ 47, Thái Lan 36. Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh tăng
trong mấy năm qua phần nào trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất, qua đó ảnh hưởng
đến CPI.

Hai là, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên mở rộng đầu tư, sử dụng nhiều
vốn, trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp. Chỉ số ICOR năm

2008: 6,3; năm 2009: 7,16; năm 2010: 5,61; cao hơn nhiều so với mức 3-4 của các
nước trong khu vực. Nguyên nhân của tình hình trên, là do cơ cấu đầu tư đang có
xu hướng chuyển dịch và tập trung vào khai thác tài nguyên

thiên nhiên, cung cấp các loại dịch vụ thương mại, khách sạn, bất động sản…
đây không phải là những ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh và có độ lan tỏa cao.
Trong khi đó, các ngành công nghệ cao có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại lại không đáng kể.
Ba là, hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả (trong khi
tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực này), làm cho chi phí sản xuất, giá
thành và giá vốn tăng cao. Qua báo cáo, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn
chủ sở hữu của 81 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2010 chỉ đạt khoảng
14,2%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng hiện nay. Những hạn chế
trong công tác quản lý của khu vực này thể hiện: chưa minh bạch hóa hoạt động và
công khai thông tin; chủ sở hữu nhà nước chưa thực sự trở thành một nhà đấu
tư; chưa chuyên nghiệp theo kinh tế thị trường; công tác giám sát còn thiếu
tách bạch giữa quản lý và điều hành, giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát.

Bốn là, việc đầu tư tràn lan, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, dẫn đến hiệu
quả đầu tư không cao và tạo gánh nặng về vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó,
việc triển khai cùng một lúc nhiều chương trình tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước và tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, trong khi hiệu quả đầu tư thấp
cũng làm tăng thêm chi phí vốn cho nền kinh tế.

- Đồng Việt Nam mất giá so với USD trong nhiều năm qua cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến giá cả hàng hóa trong nước, tác động đáng kể đến lạm phát. Trong giai
đoạn 2006 - 2010, tỷ giá tăng 21,2%. Với cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam,
trong đó xuất khẩu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ nước ngoài và với tỷ trọng
nhập khẩu/GDP cao thì việc đồng Việt Nam mất giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức
giá cả trong nước. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giảm giá trị tiền nội tệ để khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cũng phần nào làm tăng giá thành sản xuất, đẩy
giá bán lẻ tăng cao. Sự mất cân đối về cán cân thương mại cũng gây thiếu hụt ngoại
tệ, tác động đến giá cả, lạm phát trong nước.

- Giá vàng thế giới liên tục tăng ở mức hai chữ số kể từ năm 2009 đến nay,
cộng thêm yếu tố tâm lý, đầu cơ, đã đẩy giá vàng trong nước tăng mạnh và nhiều
thời điểm tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vàng thế giới (có thời điểm chênh lệch
giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng), khiến cho
nhu cầu nhập khẩu vàng gia tăng và tạo sức ép lớn lên tỷ giá. Diễn biến này tác
động đến tâm lý và lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, dẫn đến lạm phát có xu
hướng tăng theo hình xoắn ốc. Với mức tăng 64,32% trong năm 2009, 30% trong
năm 2010 và 15,33% trong 8 tháng đầu 2011, giá vàng trong nước đã tác động
không nhỏ đến tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong những năm
qua.

2.2.2 Nguyên nhân về phía tổng cầu

- Việc nới lỏng cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong một thời gian dài là một
trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao ở nước ta.

Tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao so với các nước trong khu
vực. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam đạt mức
31,4%, trong khi đó của Trung Quốc là 17,8%, Inđônêxia 13%, Malaysia 8,7%, Thái
Lan 6,2%. Do cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam
tăng lên rất nhanh. Nếu như năm 2000 tỷ lệ này ở mức dưới 60%, thì đến cuối năm
2010 đã lên đến trên 130%. Trong giai đoạn 2007-2010, M2 của Việt Nam đã tăng 2
lần, trong khi đó, GDP danh nghĩa tăng 1,73 lần và GDP thực tế tăng 1,20 lần.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng luôn ở mức cao so với
các nước trong khu vực. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng bình quân tăng
30,6%/năm. Hệ số dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã tăng từ 40% năm 2000,
lên mức 116,14% năm 2010 (gần 3 lần). Ở Trung Quốc, hệ số này tăng 1,23 lần,
Thái Lan và Malaysia hầu như không tăng. Chính việc tăng trưởng tín dụng nhanh
là nguyên nhân dẫn đến M2 tăng cao. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã giúp tăng mức
đầu tư trên GDP từ 29,8% trung bình giai đoạn 1991-2000, lên 40,7% trung bình
giai đoạn 2001 - 2010, nhưng không phải toàn bộ lượng tín dụng tăng lên này
được đưa vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng lực sản xuất
của nền kinh tế.

So sánh giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng cung tiền của các nước trong khu vực cho
thấy, lạm phát có xu hướng tăng khi tốc độ tăng cung tiền tăng. Do đó, có thể nói
rằng, cung tiền tăng nhanh là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ
lạm phát cao của Việt Nam trong một thập kỷ qua.

Tốc độ tăng trưởng tiền tệ, tín dụng của Việt Nam thời kỳ 2001-2011

(So với tháng 12 năm trước)


Đơn vị: %

8 tháng
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
2011
Tăng trưởng

tổng phương tiện 24,5 21,1 24,0 20,6 23,6 29,7 43,7 20,3 27,5 29,8 9,16
thanh toán (M2)

Tăng trưởng tín


23,2 30,4 28,0 26,2 20,5 24,8 53,9 23,4 37,5 31,2 8,85
dụng

Tăng trưởng

GDP theo giá 9,0 11,3 14,5 16,6 17,3 16,1 17,4 29,8 11,7 19,4 25,07
thực tế

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Bội chi ngân sách từ năm 2006 đến nay luôn ở mức cao trên 5% GDP (trừ
năm 2008 đạt 4,6%), gây áp lực lên lạm phát.

Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vực xã hội luôn ở
mức khá cao, nhất là chi cho đầu tư công. Đặc biệt trong giai đoạn

2009 - 2010, nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc suy
thoái kinh tế toàn cầu, đầu tư công tăng rất cao, gây sức ép làm tăng tổng cầu.

Đồng thời, để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ phải huy động nhiều hơn nguồn
vốn trong xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu Kho bạc. Việc phát
hành trái phiếu, tín phiếu này sẽ không tác động làm thay đổi M2 nếu được bán
cho công chúng (hộ gia đình và doanh nghiệp). Nhưng thực tế số trái phiếu này hầu
hết bán cho tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng sử dụng để chiết khấu hoặc bán
cho Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở, theo đó đã trở thành một nhân
tố làm tăng M2.

2.2.3 Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Khi nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao từ năm 2001 tới
năm 2006 cùng việc hội nhập
nh vào nền kinh thế giới thông qua việcc trở
tr thành thành
ững bước đi thận
viên của WTO vào năm 2006, thì Chính phủ Việt Nam nên có nhữ
trọng trong điều hành vĩ môô, việc bảo đảm ổn định kinh tế- xã hội phhải là ưu tiên hàng
đầu. Có thể nhìn nhận mộtt thực tế là những năm qua, việc phối kết
k hợp giữa các
công cụ chính sách ở nướcc ta còn khá nhiều vấn đề nổi cộm, thậm
m chí chồng chéo,
vô tình làm mất hiệu lực của nhau nhằm tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô.

Hình 4. Vay nợ Chính phủ ròng, giá trị nợ ròng và tổng nợ từ năm 2001 đến 2010

Để ổn định kinh tế vĩ
v mô thì rất cần một sự phối hợp hài hòa giữa điều hành
th điểm và liều lượng của hai chính sáchh này. Tuy nhiên,
CSTK và CSTT, kể cả về thời
trong vòng 5 năm trở lại đâây, điều hành chính sách kinh tế vĩ mô không
hông đạt được yêu
ong một số giai đoạn, Chính phủ luôn đặặt mục tiêu kiểm
cầu này. Chẳng hạn, trong
STT và tài khóa ít gắn kết nhau để hướng
soát lạm phát, song các CS ng tới thực thi tốt
mục tiêu này, mà thậm chí lại còn gây trở ngại lẫn nhau. Cụ thể, dù nền kinh tế Việt
Nam trải qua lạm phát caoo vào nửa đầu năm 2008, Chính phủ vẫn thực hiện CSTK
theo hướng mở rộng, chi NSNN
NS đạt 51,8% dự toán chi NSNN, tăng
ăng 26,26% so với
cùng kỳ năm trước, trong khi đó CSTT lại được điều hành theo hướ
ớng thắt chặt, M2
chỉ tăng 3,31% so với cuối năm 2007. Hệ quả là hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu
áp lực thanh khoản, đẩy lãi suất huy động và cho vay lên cao, gây khó khăn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nửa sau năm 2008, khi nền kinh tế
rơi vào suy thoái do hệ quả của CSTT thắt chặt và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới, CSTT lại được sử dụng để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở
lại, cung tiền tăng tới 20,70% so với cuối năm 2007. Như vậy, trong cùng một năm,
lượng tiền trong lưu thông đã bị thu hẹp rồi mở rộng với tốc độ mạnh, khiến cho thị
trường tiền tệ và thị trường vốn rơi vào tình trạng căng thẳng, rối loạn.

Trong khi CSTT bị sử dụng quá mức để chống lạm phát và suy giảm kinh tế,
thì CSTK không có sự điều chỉnh linh hoạt tương ứng. Sự thiếu hiệu quả trong trao
đổi thông tin và thực hiện chính sách được đề cập đến như là một nguyên nhân của
thực tế này. Hơn nữa, việc Chính phủ phát hành trái phiếu để tăng chi tiêu công đã
dẫn tới sự phân bổ vốn không hiệu quả giữa các khu vực trong nền kinh tế; đặc biệt
là việc sử dụng vốn trái phiếu chính phủ thiếu hiệu quả tại các tập đoàn kinh tế Nhà
nước- nơi vốn dĩ không có sự linh hoạt trong môi trường kinh tế vĩ mô biến động
như các doanh nghiệp tư nhân, không thể hiện tốt vai trò là tấm đệm cho nền kinh tế
khi nền kinh tế gặp những cú sốc. Ngoài ra, việc tăng cường phát hành trái phiếu
Chính phủ còn khiến cho mặt bằng lãi suất của nền kinh tế tăng lên, gây khó khăn
cho việc vay vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như làm giảm đi lượng vốn huy động dùng để cho vay của hệ thống ngân
hang, khiến hiệu quả điều hành CSTT của NHNN bị hạn chế phần nào. Việc bội chi
NSNN ở mức cao (xem hình 4) ngay cả trong thời kỳ có lạm phát cũng đã phần nào
làm giảm hiệu quả của CSTK lẫn CSTT khi Chính phủ cần thực hiện các chính sách
kìm chế lạm phát.

2.2.4 Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân như đã nêu, lạm phát của Việt Nam gia tăng còn do:
- Trong điều hành chính sách, việc ghìm giữ quá lâu giá của những loại hàng hóa
quan trọng như xăng dầu, điện, than… làm thu hẹp không gian chính sách, đến khi
buộc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp thì lại dồn dập vào một thời điểm, gây hiệu ứng
tâm lý, làm giảm hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát.
- Tình trạng phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,
tình trạng đô la hóa, vàng hóa nghiêm trọng, khiến cho một lượng vốn lớn của xã hội
không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất hàng hóa để cân đối với với nguồn tiền;
đồng thời gây ra những cơn sốt giá và lan tỏa sang giá các mặt hàng khác, góp phần
làm tăng lạm phát.

- Chính phủ điều chỉnh tăng lương tối thiểu, làm tăng chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp và lạm phát kỳ vọng: Tiền lương liên tục được điều chỉnh trong những năm
qua nhằm bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người lao động, cán bộ, công chức và các
đối tượng hưởng lương ngân sách trong bối cảnh lạm phát cao. Bình quân giai đoạn
2006 - 2010, mức lương danh nghĩa của cán bộ, công chức tăng bình quân
16,18%/năm, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giá thành…; đồng thời
làm tăng thu nhập và thu nhập kỳ vọng, tiêu dùng tăng. Do đó, mặc dù điều chỉnh
lương thường diễn ra theo sau lạm phát, nhưng cũng có tác động đến chỉ số giá CPI
và mặt bằng giá ở kỳ tiếp theo.

- Do yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý tác động đến giá cả, lạm phát ở nước ta mạnh hơn
các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là nguyên nhân có tính lịch sử, do nước
ta đã từng rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Khi kinh tế vĩ mô bất ổn, các mục tiêu
kinh tế quan trọng không đạt được, phát sinh các biến cố lớn hoặc thông tin chính
sách thiếu rõ ràng, thì sẽ làm gia tăng lạm phát kỳ vọng và trở thành lạm phát tâm lý,
tức là tình trạng người dân phản ứng một cách thái quá trước những biến động của thị
trường và qua đó đẩy lạm phát cao hơn so với mức lạm phát được hình thành do các
nhân tố kinh

tế.
3. CÁC GIÁI PHÁP KIỀM SOÁT LẠM PHÁT CHO NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
3.1 Một số giải pháp kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ trong ngắn
hạn và dài hạn
3.1.1 Các giải pháp trong ngắn hạn
- Kiên định điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chặt chẽ để giảm
tổng cầu của nền kinh tế, ổn định giá trị đồng Việt Nam. Kiểm soát tổng
phương tiện thanh toán tăng 15 - 16%, tăng trưởng tín dụng dưới 20% và sẽ
hiệu quả hơn nếu đạt được mức tăng trưởng tín dụng khoảng 16%. Cần chú trọng
điều phối hợp lý lượng tiền tín dụng, tránh tình trạng lượng tín dụng cuối năm
tăng cao đột biến.

Đối với chính sách tài khóa, kinh nghiệm các nước cho thấy, giải pháp kiềm chế
lạm phát trong ngắn hạn chủ yếu vẫn là chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên, dư địa
để tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ còn rất hạn hẹp, nên việc kiềm chế lạm phát
trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách tài khóa; trong đó yếu tố then
chốt là việc nghiêm túc thực hiện cắt giảm đầu tư công, giảm chi thường xuyên và
giảm bội chi ngân sách theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP.

- Thực hiện các biện pháp nhằm ổn định tâm lý và cải thiện lòng tin của công
chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát kỳ vọng. Tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền và minh bạch hóa các chính sách, đưa ra cam kết
chính sách rõ ràng và thực thi chính sách có hiệu quả.

- Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu trong những tháng cuối năm 2011, nhất là những
mặt hàng hạn chế nhập khẩu hoặc không khuyến khích nhập khẩu.

- Tiếp tục lộ trình xóa bỏ tình trạng vàng hóa, đô la hóa, làm giảm sức ép phá giá
đồng Việt Nam. Duy trì và phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua.

3.1.2 Các giải pháp trong dài hạn

Trong dài hạn, giải pháp căn bản để kiềm chế lạm phát là cần kiểm soát tổng cầu
đảm bảo tương thích với các cân đối của nền kinh tế, đồng thời triển khai đồng bộ
các giải pháp để khai thông các nguồn lực nhằm nâng cao sản lượng tiềm năng của
nền kinh tế, tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế cao hơn vào những năm tiếp theo.
Một số giải pháp cụ thể:

3.1.2.1 Nhóm giải pháp kiểm soát tổng cầu:

- Cần đổi mới việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch: Hàng năm, cần có tính toán mức
tăng sản lượng tiềm năng để có cơ sở lựa chọn mục tiêu tăng trưởng GDP phù
hợp. Mức tăng trưởng của nền kinh tế không nên vượt quá sản lượng tiềm năng nhằm
tránh tăng trưởng kinh tế quá nóng, để từ đó làm cơ sở xây dựng mục tiêu tăng trưởng
tín dụng, tiền tệ, tài khóa cũng như các cân đối khác của nền kinh tế.

- Việc điều hành chính sách tiền tệ phải tạo tín hiệu cho người dân nhận thức rõ
Chính phủ sẽ quyết tâm duy trì một tốc độ lạm phát ổn định, qua đó làm giảm lạm
phát kỳ vọng của dân chúng, cũng như lạm phát thực tế. Vì vậy, cần chuyển đổi
phương thức hoạch định chính sách tiền tệ theo hướng áp dụng chính sách lạm phát
mục tiêu, để đảm bảo nhiệm vụ ổn định giá cả. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cam
kết duy trì tốc độ lạm phát ở một mức độ nhất định.

Điều kiện cần thiết để áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu là: phải xác định rõ vai
trò quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước là kiềm chế lạm phát chứ không phải
tăng trưởng GDP; Công khai, minh bạch các chỉ tiêu tiền tệ như cung tiền, tín dụng,
lãi suất...; Tăng cường năng lực dự báo lạm phát. Hiện nay, các biện pháp kiềm chế
lạm phát thường được quyết định khi lạm phát đã cao, khi kỳ vọng về lạm phát của
dân chúng đã cao, khiến cho việc kiềm chế lạm phát càng thêm khó khăn.

- Chính phủ cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp khai thác các nguồn lực xã hội, hạn chế phụ thuộc vào vốn vay ngân
hàng làm gia tăng tín dụng.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư công, tăng cường phân cấp và kiểm soát kỹ đầu tư
công, kể cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và tín dụng nhà nước. Thực hiện
cam kết chi đầu tư trong phân bổ vốn đầu tư nhà nước hàng năm nhằm tránh tình
trạng phân tán, kéo dài, kém hiệu quả trong các dự án đầu tư. Nâng cao hiệu quả sử
dụng và minh bạch hóa Ngân sách Nhà nước.

3.1.2.2 Nhóm giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế:

- Thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng
sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú
trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện các chính sách tái cấu
trúc nền kinh tế để xử lý những yếu kém cố hữu, hạn chế hiệu quả thực hiện các
chính sách tổng cầu và tổng cung, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, tạo nền tảng cho việc chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế nêu trên.

- Thực hiện quyết liệt tái cơ cấu sâu rộng và tổng thể toàn bộ khu vực doanh nghiệp
nhà nước, bao gồm cổ phần hóa đi kèm với việc đổi mới và nâng cao chất lượng quản
trị trong doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện nhanh việc cổ phần hóa các tập đoàn kinh
tế có lợi thế thị trường nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực doanh
nghiệp.

- Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu đầu vào, do
đó chi phí sản xuất và giá trong nước cũng biến động theo giá thế giới và tỷ giá hối
đoái. Do đó, cần điều chỉnh cơ cấu sản xuất, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm
hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất.

3.1.2.3 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền gắn với nâng cao ý thức
trách nhiệm, vì cộng đồng của doanh nghiệp và người dân, khắc phục triệt để
nguyên nhân lạm phát do yếu tố tâm lý.

Từ tháng 6/2011, tốc độ tăng CPI của nước ta đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, với mục
tiêu tổng quát trong giai đoạn 2011 - 2015 là phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh vừa được Hội nghị trung ương 3 - Khoá XI của
Đảng xác định; trong đó, kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong phát
triển kinh tế - xã hội năm 2012, thì việc xây dựng và thực thi có hiệu quả các giải
pháp kiềm chế lạm phát luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn hệ thống
chính trị trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

3.2 Một số đề xuất của nhóm về các biện pháp kiểm soát lạm phát trong thời
gian sắp tới
Sau 2 tháng đầu năm 2013, mức tăng trưởng tín dụng đã giảm xuống âm; cả
nước có hơn 8 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cao hơn số doanh nghiệp mới
thành lập. Diễn biến chung cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều khó
khăn ngay từ đầu năm 2013

Những nguyên của lạm phát trong thời gian qua về cơ bản đã được nhận diện, vậy
cần phải làm gì để lạm phát trong những năm tới được kiềm giữ ở mức mong muốn
nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, nhất là thời kỳ hậu khủng
hoảng kinh tế, trong khi những nhân tố làm gia tăng lạm phát có tác động với
cường độ mạnh hơn như: Đầu tư toàn xã hội vẫn phải duy trì ở mức cao; tiền
lương trong tất cả các khu vực đã tăng cao hơn, giá dầu trên thế giới còn nhiều bí
ẩn, và có thể vẫn giữ ở mức cao như hiện nay, thậm chí còn có thể cao hơn hiện nay
nếu kinh tế thế giới năm 2013 và những năm sau phục hồi và nhất là tình hình
khủng hoảng chính trị trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi không được cải thiện.
Một số giải pháp kiềm chế lạm phát cụ thể sau:

3.2.1 Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết điểm nghẽn nợ
xấu, hàng tồn kho.

+ Chính phủ cần phải tăng cường quản lý các doanh nghiệp Nhà nước, nhất
là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty mạnh để các doanh nghiệp này tập trung
nguồn lực phát triển các ngành nghề chủ lực mà Nhà nước giao. Kiên quyết sắp xếp
lại các tập đoàn kinh tế Nhà nước có vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh
như trường hợp tập đoàn Vinashin thời gian qua. Nguyên tắc chung là Chính phủ
chỉ nên phát triển các tập đoàn Nhà nước trong các lĩnh lực kinh tế trọng yếu của
nền kinh tế như: Năng lượng, lương thực, khoáng sản…còn các lĩnh vực khác thì
nên để cho các thành phần kinh tế khác hoạt động. Chính phủ nên kiên quyết biến
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thành các đơn vị kinh tế chủ lực, “các
nấm đấm chủ lực” trong việc thực hiện nhiệm vụ ổn định và tăng trưởng kinh tế,
tham gia kiềm chế lạm phát khi Chính phủ yêu cầu. Trong thời gian qua, có một
thực tế là chính các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã góp phần làm gia tăng lạm phát.
Đó là trường hợp tăng giá xăng, dầu, giá điện, giá than của các tập đoàn kinh tế Nhà
nước không đúng thời điểm. Thay vì để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát của
Chính phủ, các tập đoàn kinh tế Nhà nước này phải giữ giá, thậm chí là phải giảm
giá thì họ đã làm ngược lại, tăng giá hàng loạt, làm cho mức giá cả chung trong nền
kinh tế càng tăng cao.

+ Chính phủ cần phải có giải pháp khôi phục và phát triển thị trường vốn,
nhất là thị trường chứng khoán. Hiện nay, vốn cho doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc
vào hệ thống ngân hàng thương mại. Nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng
chưa phân biệt được ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư nên vốn dài hạn
đầu tư lại do các ngân hàng thương mại cung cấp từ nguồn vốn huy động ngắn hạn.
Đây là một bất hợp lý và vô cùng nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng thương mại,
gây nên tình trạng thiếu thanh khoản cho các ngân hàng vì vốn ngắn hạn đã được
cho vay đầu tư dài hạn. Để doanh nghiệp đến với kênh huy động vốn dài hạn thực sự
là thị trường chứng khoán và các ngân hàng đầu tư thì nhất thiết Chính phủ phải vực
thị trường chứng khoán Việt Nam dậy bằng các biện pháp như: Bơm vốn cho thị
trường chứng khoán (Trung Quốc vừa bơm hàng chục tỷ USD để cứu thị trường
chứng khoán Trung Quốc đang sụt giảm); cho phép thực hiện các nghiệp vụ phái
sinh hiện đại trên thị trường; rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 hiện nay xuống
T+0; tăng thời gian giao dịch lên cả ngày thay vì một buổi như hiện nay; xây dựng
các bộ chỉ số index phù hợp hơn cho thị trường, phản ánh trung thực diễn biến trên
thị trường; Tăng tiêu chuẩn cho các cổ phiếu niêm yết để làm tăng chất lượng
sản phẩm cho thị trường; Đẩy mạnh IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn để tăng
sản phẩm chất lượng cho thị trường…

+ Giải pháp xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu trước hết là của các TCTD, Nhà nước chỉ can thiệp khi các TCTD không
thể tự xử lý được. Và dù áp dụng bằng hình thức nào (như thu nợ trực tiếp từ khách nợ,
bán lại nợ, cơ cấu lại nợ...) cũng phải tôn trọng nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu
quả kinh tế cho các bên tham gia, đồng thời nhằm khôi phục lại hoạt động sản xuất
kinh doanh cho các DN, vì đây là khách hàng của TCTD, bởi vì các TCTD chỉ phát
triển, ổn định và có hiệu quả khi các khách hàng của mình hoạt động có lãi.

Nhưng xử lý nợ xấu không có nghĩa là cứu cả các TCTD yếu kém, mà đây là một cơ
hội loại bỏ các TCTD và ngân hàng yếu kém (giải thể, phá sản, sáp nhập...). Chỉ
những TCTD nào có đủ năng lực mới được tồn tại và phát triển. Điều đó có nghĩa là
trong giai đoạn hiện nay, xử lý nợ xấu có thể coi là công cụ để tái cơ cấu lại các
TCTD, đồng thời ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, ảnh hưởng đến sự ổn định của
nền kinh tế.

Nhóm giải pháp về phía các TCTD

Thứ nhất, đối với các TCTD tính thanh khoán chưa đe dọa sự an toàn của cả hệ
thống: Phải tự xử lý thông qua các biện pháp đã và đang làm như: bán nợ, đòi trực
tiếp, thanh lý tài sản thế chấp, sử dụng quỹ dự phòng bù đắp các khoản nợ không thu
hồi được, hoặc chuyển nợ thành vốn góp nếu thấy khánh nợ có tương lai phát triển.

Thứ hai, đối với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản: biện pháp
khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể. Các tổ chức này đi tìm, hoặc bị sáp nhập một cách
cưỡng bức bởi một TCTD đủ mạnh. Nếu không sáp nhập được thì các TCTD này sẽ
đặt trong điều kiện kiểm soát đặc biệt của NHNN, nhằm từng bước xử lý các tồn đọng
để đi tới giải thể. Do quy mô tín dụng ngày một lớn, bản thân các TCTD phải có giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro hoạt động để ngăn ngừa nợ xấu
xuất hiện trở lại, như ban hành đầy đủ quy trình cho vay, năng cao năng lực quản trị,
điều hành, quản trị rủi ro.

Nhóm giải pháp về phía Ngân hàng Nhà nước

Phải có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu
hiện nay, từ số liệu này mới có thể áp dụng các giải pháp cụ thể cho từng TCTD. Xử
lý nghiêm hành vi che dấu nợ xấu. Đồng thời sửa đổi, bổ sung về cách phân loại nợ,
trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra trong các trường hợp cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự
phòng sai chế độ. Đồng thời có cơ chế buộc các TCTD trong một thời gian phải đưa
nợ xấu xuống một giới hạn nhất định.

Đối với các TCTD có quy mô lớn, ảnh hưởng nhiều tới sự an toàn của cả hệ thống
cũng như nền kinh tế và an sinh xã hội, có khả năng phát triển tiếp, sau khi tự giải
quyết nợ xấu vẫn còn ở mức cao, sẽ được NHNN bơm vốn để hỗ trợ, dưới hình thức
góp vốn nhưng lại được hưởng lãi cố định (như cổ phiếu ưu đãi) và ngân hàng có thể
rút vốn về khi tổ chức này đã phục hồi.

Nhóm giải pháp về phía Bộ Tài chính

Sử dụng DATC như một công cụ quan trọng để xử lý nợ xấu hiện nay. Với nguyên tắc
kinh doanh có hiệu quả, DATC mua lại các khoản nợ có tài sản đảm bảo, theo cơ chế
thị trường. Việc sử dụng DATC xử lý nợ xấu chỉ có hiệu quả khi hoạt động mua bán
nợ gắn với mục tiêu tái cấu trúc DN, tái cơ cấu lại nợ nhằm khôi phục lại hoạt động
sản xuất kinh doanh cho các khách nợ. Nguyên tắc này phải được tôn trọng, đặc biệt
trong điều kiện hiện nay khi có sự tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế.

Để DATC có thể làm được nhiệm vụ này thì việc nâng cao năng lực (tài chính, tổ
chức, kỹ năng...) là việc làm cần thiết, như chính sách giảm thuế thu nhập DN cho
hoạt động mua bán nợ xấu, giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động bán tài sản đảm
bảo để thu hồi nợ, như đào tạo và nâng cao kỹ năng phân tích tài chính, xác định giá
trị tài sản thế chấp, kỹ năng xử lý nợ... cho đội ngũ cán bộ chuyên trách.

Nhóm giải pháp về phía các DN

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, bố trí vốn đúng nguyên
tắc, sử dụng vốn có hiệu quả, ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán,
cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ (D/E) không vươt quá trung bình của ngành,
thường xuyên đánh giá thực trạng tài chính DN thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng
để đưa ra các kiến nghị cảnh báo về tình hình tài chính là giải pháp trước mắt cũng
như lâu dài xử lý và ngăn ngừa nợ xấu.

Thực hiện tái cơ cấu DNNN (là nhóm khách hàng có số dư nợ lớn nhất của ngân
hàng), mà trọng tâm là tái cơ cấu tài chính DN hiện nay đang tiến hành theo đề án mà
Chính phủ đã phê duyệt, nhằm nâng cao năng lực của các DNNN được coi là giải
pháp tích cực. Xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD, các ngân hàng phải đi đôi với việc
tiến hành tái cơ cấu DN. Không thể tồn tại một hệ thống ngân hàng mạnh trên cơ sở
một nền kinh tế có các DN yếu kém.

3.2.2 Chính sách tiền tệ và tài khóa cần tiếp tục thận trọng và linh hoạt
Thông qua chính sách tiền tệ để vẫn giữ lãi suất ở mức vừa phải nhằm thúc
đẩy đầu tư mà vẫn kiềm chế được mức tổng cầu tiền tệ, nhất là đối với những
khoản cầu tiền tệ không cần thiết cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ cần thực hiện
một cách linh hoạt và kịp thời theo thực tế diễn biến của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà
nước đưa tiền ra và rút tiền về một cách hợp lý sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và
kích thích tăng trưởng kinh tế. Có thể rút kinh nghiệm về điều hành chính sách
tiền tệ của năm 2009, bởi vì, năm 2009, Chính Phủ đã thực hiện một cách thành
công các chính sách vừa kiềm chế lạm phát và vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
giúp nền kinh tế phục hồi nhanh sau khủng hoảng. Kết quả là lạm phát năm 2009
được kiềm giữ ở mức 6,52%, trong khi tăng trưởng kinh tế đạt 5,32%, được xem là
mức tăng trưởng nhanh trong khu vực lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trong năm 2010, chính
sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có những điểm hạn chế và gây hệ lụy cho năm
2011 làm cho lạm phát năm 2011 gia tăng đột biến, trong khi lạm phát ở các nước
trong khu vực và trên thế giới không tăng cao như ở Việt Nam.

3.2.3 Giảm chi tiêu công của chính phủ

+ Chính phủ phải đảm bảo kỷ luật ngân sách, kiên quyết giảm dần thâm hụt
ngân sách qua các năm. Thâm hụt ngân sách cao qua nhiều năm và sử dụng không
hiệu quả các khoản chi tiêu công là nguyên nhân chủ quan dẫn đến lạm phát triền
miên trong thời gian qua. Để kiềm giữ lạm phát ở mức một con số, Chính phủ cần
kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu công, nhất là các khoản chi thường xuyên
như: Mua sắm xe công, xây trụ sở cơ quan công quyền, kiên quyết cắt giảm biên chế
ở các cơ quan công quyền để giảm bớt chi phí nhân sự, đẩy mạnh xây dựng chính
quyền điện tử, giảm bớt chi phí cho hội họp, thông qua phát triển phương thức họp
trực tuyến.

+ Đối với các dự án công cấp thiết như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
xã hội, phải xác định những dự án cần triển khai xây dựng ngay, những dự án xây
dựng trong những năm sau. Trong triển khai thực hiện các dự án, Chính phủ cần
chú ý giải ngân kịp thời, nhằm hạn chế tình trạng gây sức ép tăng giá vào cuối năm
khi đầu năm thì chậm hoặc không giải ngân, để đến gần cuối năm mới đẩy mạnh
giải ngân làm cho một lượng tiền mặt lớn đi vào lưu thông, tác động làm tăng giá
mạnh vào cuối năm. Chính phủ nên kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu của chính
phủ trên tinh thần sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn ngân sách, tránh lãng phí,
thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản. Để đạt yêu cầu này Chính phủ cần tập
trung phát huy chức năng của đội ngũ các bộ phận hoạch định dự án, phân bổ
nguồn vốn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án thuộc Chính phủ. Chính phủ
nên tập trung chú ý đến quản trị tài chính công, tránh vết xe đổ của khủng hoảng nợ
công của Chính phủ Hy Lạp và một số nước khác ở Châu Âu.

3.2.4 Mở rộng lãi suất ở mức hợp lý

Về điều hành lãi suất. Lãi suất là giá cả của vốn, là chi phí đầu vào của doanh
nghiệp. Việc điều hành lãi suất phải linh hoạt, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát vừa
kích thích tăng trưởng kinh tế. Năm 2011, lãi suất quá cao nhưng cũng không kiềm
giữ mức lạm phát ở mức thấp như mong muốn, điều đó cho thấy mức lãi suất cao đã
đẩy chi phí tăng cao. Do đó, trong năm 2013 và những năm tiếp theo phải điều hành
lãi suất theo hướng giảm dần lãi suất để thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa với
giá thành hạ sẽ tạo điều kiện kéo giảm giá cả thị trường xuống và tác động giảm lạm
phát. Ngân hàng nhà nước cần thực hiện ngay chính sách trần lãi suất cho vay để
giúp giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Cần thực hiện uốn dòng vốn vào kênh sản xuất, kinh doanh, tạo
ra nhiều hàng hóa dịch vụ cho nền kinh tế, tạo thu nhập cho người lao động, cải thiện
đời sống kinh tế - xã hội.

3.2.5 Kiểm soát giá

+ Chính phủ cần tăng cường năng lực của bộ máy dự báo để dự báo chính
xác sự biến động giá cả trên thị trường thế giới, nhất là giá cả của các mặt hàng
chiến lược như xăng, dầu, sắt, thép, lương thực, thực phẩm….để kịp thời điều chỉnh
giá trong nước, tránh tình trạng phải đối phó bị động như trong năm các năm qua.
Tập trung toàn bộ lực lượng quản lý, điều chỉnh giá cả một cách nhanh nhạy, bằng
các biện pháp hành chính lẫn biện pháp kinh tế đối với giá cả thị trường. Chống đầu
cơ nâng giá đối với mọi khu vực kinh tế, kể cả kinh tế nhà nước.

+ Chính phủ cần thay đổi cơ chế kiểm soát giá, nên có cơ quan quản lý giá của
Nhà nước đối với các hàng hóa cơ bản như: Điện, xăng dầu, lương thực, thực
phẩm…Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát, điều hành mặt bằng giá cả của các hàng
hóa cơ bản dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Đây là cơ quan tham mưu cho Chính
phủ trong việc tăng, giảm giá các mặt hàng cơ bản chứ không phải giao cho Bộ Công
thương hay Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ này như hiện nay. Có thể gọi đây là
Ủy ban Giá cả thuộc Chính phủ như Ủy ban Vật giá trước đây.

4. XU HƯỚNG LẠM PHÁT NĂM 2013 VÀ SO SÁNH LẠM PHÁT Ở


VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

4.1 Xu hướng lạm phát năm 2013

Tốc độ lạm phát năm 2012 dưới 7% là yếu tố thuận lợi cho việc ổn định kinh tế
vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song yếu tố ổn định của lạm phát còn
chưa cao, lạm phát cơ bản vẫn cao, áp lực lạm phát từ các nhân tố tác động chính yếu
có khả năng giảm nhẹ song áp lực đó có thể trỗi dậy nếu như Chính phủ thực hiện các
chương trình hỗ trợ, kích thích tăng trưởng thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ
với một liều lượng không hợp lý và không hiệu quả.

Chính vì thế, cần thiết phải thực hiện hiệu quả các giải pháp ngắn hạn đồng thời vẫn
phải chú trọng tạo nền tảng vững chắc để thực hiện các giải pháp trong dài hạn trên cơ
sở các nguyên tắc nên tảng đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa tăng trưởng và lạm
phát.

Diễn biến lạm phát của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây cho thấy việc dự báo lạm
phát là rất khó khăn, biến động khó lường, một phần là do tác động của sự biến động
hàng hóa thế giới, nhưng quan trọng hơn là các chính sách vĩ mô và các chính sách
quản lý giá cả một số mặt hàng thiết yếu thiếu ổn định. Bên cạnh đó hệ thống phân
phối hàng hóa chưa phát triển, nhiều khi gây ra những cú sốc về giá hàng hóa một số
mặt hàng do thiếu cung một cách giả tạo.

Tuy nhiên, có thể dự báo một số các nhân tố có thể tác động đến CPI năm 2013 như
sau: Giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá lương thực thực phẩm vẫn tiếp tục có xu
hướng gia tăng (nếu kinh tế thế giới đi theo kịch bản phục hồi), trong khi đó giá cả của
nhóm hàng này ở trong nước hiện đang trong chu kỳ tăng giá của dịp lễ tết cuối năm,
và đặc biệt là khi các kênh nhập lậu qua biên giới đã bị kiểm soát chặt chẽ; tín dụng có
khả năng phục hồi trở lại; quá trình giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ đang được
xúc tiến mạnh mẽ (theo tinh thần của Nghị quyết số 67/NQ-CP).

Bên cạnh đó, Chính phủ còn yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tăng cường tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính
phủ; Các chương trình giải cứu thị trường bất động sản chủ yếu thông qua các giải
pháp tài chính đang và sẽ diễn ra tích cực trong năm 2013; Và theo phân tích diễn biến
các chỉ số PMI - purchasing management index, cũng như các chỉ số sản lượng của
HSBC cho thấy đầu tư đang có xu hướng phục hồi. Mức sản lượng đang dần cải thiện.

Tương tự, chỉ số việc làm và số lượng hàng mua đã tăng dần lên mức 50 điểm, chứng
tỏ hoạt động sản xuất đã có xu hướng gia tăng. Thêm vào đó, việc xuất khẩu tăng hơn
30% so với cùng kỳ năm ngoái là một tín hiệu tích cực. Tất cả những dấu hiệu trên
chứng tỏ đầu tư phục hồi sẽ là một tín hiệu giúp gia tăng tổng cầu nền kinh tế -song
nếu không kiểm soát chặt chẽ làm xuất hiện sản lượng đáng kể thì sẽ tạo ra áp lực lên
lạm phát. Ngoài ra, việc các nền kinh tế lớn đẩy mạnh việc cung tiền để hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế có thể làm cho lạm phát thế giới gia tăng tác động tới sự ổn định của
giá cả trong nước...

Tóm lại, diễn biến giá cả, thị trường của năm 2012 tương đối ổn định. Diễn biến lạm
phát hiện tại được xem là một thuận lợi để có thể hoàn thiện hơn công tác phòng,
chống, kiểm soát lạm phát. Hơn nữa, những yếu tố tạo áp lực lên lạm phát vẫn còn
tiềm ẩn, vì thế, trong năm 2013 các quyết sách điều hành vẫn cần thiết phải đảm bảo
thận trọng, linh hoạt và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ.

Trên cơ sở dự báo những nhân tố tác động lên diễn biến lạm phát ở trên kết hợp với
yếu tố thời vụ và kết quả dự báo định lượng mô hình VAR (mô hình dự báo lạm phát
trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, cung tiền, lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, với
giả thiết các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện có hiệu quả, đồng bộ như chỉ
đạo của Chính phủ tại Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013) cho thấy
lạm phát sẽ có khả năng tăng trong tháng 1, tháng 2 và tốc độ tăng sẽ giảm nhẹ trong
tháng 3 và quý II/2013 và chỉ bắt đầu tăng trở lại từ quý III/2013.

4.2 So sánh lạm phát ở Việt Nam với một số nước trên thế giới

Theo thống kê của Trading Economics vào năm 2011, trong 70 nền kinh tế lớn
nhất trên thế giới hiện này thì Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với
mức 29.6%. Việt Nam “về nhì” trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm
phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức 15.23%.
Xu thế lạm phát trên thế giới đang tăng mạnh khi giá cả nguyên vật liệu và năng lượng
tăng do kinh tế thế giới phục hồi và các bất ổn tại Bắc Phi. Ngoài ra, còn do nhiều
quốc gia bơm tiền để chống suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng quá cao như lạm
phát ở Việt Nam là một điều hiếm có.

Theo thống kê của Trading Economics, trong 70 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện
này thì Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với mức 29.6%.

Nếu lạm phát của Việt Nam trong tháng 4/2011 trên 1.2% thì chắc chắn sẽ “về nhì”
trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với
mức 15.23%.

Hầu hết các quốc gia láng giềng tại châu Á chỉ có lạm phát từ 0-6%, tức là thấp hơn
nhiều so với Việt Nam.
So sánh với Trung Quốc:

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và Trung Quốc

Tại Trung Quốc, tính đến hết tháng 3/2011 lạm phát của nước này là 5.4%. Đây là
một mức không cao nếu so với Việt Nam nhưng đã trở thành một vấn đề rất nghiêm
trọng đối với quốc gia này. Trung Quốc đã đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp thắt
chặt chính sách tiền tệ, tài khóa và bình ổn giá để kiềm chế lạm phát.

Trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng
của Việt Nam lại luôn thấp hơn Trung Quốc:
Điều này chứng tỏ Việt Nam sử dụng đồng vốn kém hơn Trung Quốc vì in nhiều tiền
mà lại tăng trưởng thấp.

Lạm phát vẫn là mối lo ở nhiều nước đang phát triển

Trong báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013", Liên Hợp Quốc
(LHQ) cảnh báo dù lạm phát có xu hướng giảm trên thế giới, song đây vẫn là vấn đề
đáng quan ngại ở một số nước đang phát triển trong năm tới.

Tại châu Phi, tỷ lệ lạm phát vẫn trên 10% ở Angola, Nigeria và một số nơi khác. Lạm
phát được dự đoán không thể giảm ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Á, thậm
chí còn là vấn đề đáng lo ngại ở đa số các nước khu vực Nam Á. Tại những nước này,
tỷ lệ lạm phát trung bình trên 11% trong năm nay và dự kiến vẫn ở mức trên dưới 10%
trong năm 2013 và 2014.

Ấn Độ từng chứng kiến lạm phát cao kỷ lục trong tháng 10/2012, khi đó, chỉ số giá
bán buôn – thước đo lạm phát chính của Ấn Độ tăng 7,4% trong tháng 10 so với cùng
kỳ năm ngoái. Sau đó, lạm phát của nước này đã bất ngờ giảm xuống 7,24% trong
tháng 11.

Gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Châu Tiểu Xuyên
nhận định rằng lạm phát sẽ là một loại rủi ro dài hạn và chủ yếu đối với người dân
Trung Quốc khi nước này đang “hạ cánh mềm” và có sự chuyển giao quyền lực lãnh
đạo đất nước cho thế hệ mới. Sau hai năm PBOC cố gắng giữ cho tỷ lệ lạm phát
không vượt quá 4%, trong tháng 10 vừa qua, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc đã giảm
nhẹ, còn 1,7% so với 1,9% trong tháng trước đó.

Singapore hiện được biết đến là một trong số những nước có tỉ lệ lạm phát tăng cao
nhất trong số các quốc gia phát triển. Lạm phát của hòn đảo này đã có lần vượt quá
4% mỗi tháng kể từ tháng 11/2010, tăng hơn gấp đôi so với mức trung bình 1,9%
trong hai thập kỷ qua. Nguyên nhân được cho là chi phí nhà ở, kinh doanh cùng với
giao thông tăng cao.

Theo báo cáo của LHQ, tại hầu hết các nền kinh tế trong khu vực Tây Á, tỷ lệ lạm
phát nhìn chung khá thấp, song ở Yemen vẫn ở mức cao (10%) và rất cao (30%) ở
Syria. Tỷ lệ lạm phát ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe dự kiến khoảng 6%.

Lạm phát ở các nước phát triển giảm

Tỷ lệ lạm phát nhìn chung đều giảm ở hầu hết các nước phát triển. Tại Mỹ, lạm phát
đã giảm từ 3,1% năm 2011 xuống 2% năm nay và dự kiến chỉ ở mức vừa phải trong
năm 2013. Tại Khu vực đồng Euro (Eurozone), lạm phát cơ bản, không tính những
mặt hàng dễ biến động như năng lượng, lương thực, rượu và thuốc lá, sẽ thấp hơn,
khoảng 1,5%.

Tại Nhật Bản, tình trạng giảm phát vẫn bao trùm, mặc dù ngân hàng trung ương nước
này đã đưa ra một số biện pháp cần thiết.

Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản Shinzo Abe, người sẽ trở thành thủ
tướng sau chiến thắng áp đảo của đảng này trong cuộc bầu cử hạ viện ngày 16/12, đã
yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Masaaki Shirakawa tìm
cách đạt lạm phát 2% cho chỉ số giá tiêu dùng khi họ gặp nhau ngày 18/12, chỉ một
ngày trước cuộc họp chính sách của BOJ.

LDP đã cam kết trong cương lĩnh tranh cử rằng sẽ cố gắng đạt mục tiêu lạm phát 2%
và mức tăng trưởng kinh tế danh nghĩa 3%.

Lạm phát của các nước OECD giảm

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 9/1 công bố báo cáo cho
hay tỷ lệ lạm phát trung bình của các nước công nghiệp phát triển thuộc tổ chức này
trong tháng 11/2012 ở mức 1,9%, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, nhờ giá dầu
mỏ dịu xuống.
Theo OECD, giá dầu mỏ thế giới chỉ tăng 2,9% trong tháng 11/2012, sau đạt mức tăng
5,4% vào tháng 10. Ngoài ra, lạm phát giá lương thực của các nước thành viên OECD
chỉ tăng khiêm tốn 2,2% trong tháng trên, so với mức tăng 2,1% trong tháng 10.
Nếu không tính tới sự biến động của giá các loại lương thực và giá năng lượng, tỷ lệ
lạm phát trung bình của 34 nền kinh tế thuộc OECD gần như không thay đổi tháng thứ
tư liên tiếp trong tháng 11 vừa qua, và ở mức 1,6%.
OECD cho biết việc tỷ lệ lạm phát hạ xuống có thể tạo điều kiện cho các ngân hàng
trung ương có thêm lý do để tiếp tục hoặc tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế.
Điều này càng được chú ý hơn khi mà vào ngày 10/1 này, Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ có các cuộc họp quan trọng
bàn về chính sách.
Báo cáo của OECD cho biết thêm tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu
Âu (Eurozone) trong tháng 11/2012 ở mức 2,2%, thấp hơn mức tương ứng 2,5% trong
tháng trước đó. Trong khi tại Mỹ, tỷ lệ lạm phát cũng hạ từ 2,2% xuống 1,8%, còn tại
Anh, tỷ lệ lạm phát vẫn duy trì ổn định ở mức 2,7%.
Ngoài các nền kinh tế thuộc OECD, tỷ lệ lạm phát tháng 11/2012 tại các nền kinh tế
mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil lần lượt ở các mức 9,5%, 2% và 5,5%.
DANH SÁCH NHÓM

1/ Nguyễn Minh Khánh

2/ Võ Lý Thị Nhị Nương

3/ Đỗ Thanh Sơn

4/ Nguyễn Hữu Tiến

5/ Trần Minh Phương

6/ Quách Đạo Quang

7/ Ninh Ngọc Hải

8/ Phạm Minh Quân

9/ Thái Ngọc Châu

You might also like