You are on page 1of 6

Trình bày khái quát về sự hình thành cơ quan men và men răng bắt đầu giai

đoạn hình thành miệng nguyên thủy và lá răng


I. SỰ HÌNH THÀNH MẦM RĂNG
* Hình thành cơ quan men:
- Trong quá trình xâm nhập trung mô, tại 1 số điểm dọc theo lá răng (mỗi điểm
đại diện cho vị trí của 1 răng trong 10 răng sữa của hàm trên & dưới), tế bào
ngoại bì tăng sinh nhanh hơn tạo thành các núm nhỏ/nụ xâm nhập vào trung
mô bên dưới). Các núm nhỏ tế bào này là nguyên mầm răng (primordia).
• (Đôi khi có thể có những trường hợp có vị trí có nguyên mầm răng kép, vì
thế tạo ra các răng dư/ thừa sữa hay vĩnh viễn mọc bên cạnh các răng đó).
• Các nguyên mầm răng sẽ tiếp tục phát triển tạo thành các mầm răng.(Giai
đoạn này được gọi là giai đoạn nụ).
• Các nụ răng sữa xuất phât từ phần phía trước của hám tương lai (hám trên
và hám dưới) và phât triển theo hướng ra sau
- Các nguyên mầm răng sẽ khởi đầu sự hình thành cơ quan men của các mầm
răng sữa. Các cơ quan men này không phát triển đồng thời mà trước tiên bắt
đầu ở vùng răng cửa hàm dưới.
- Khi các tế bào tiếp tục tăng sinh, các cơ quan men tăng kích thước, chìm sâu
hơn vào ngoại trung mô & có hình dạng thay đổi: hình chỏm với bề mặt lồi
bên ngoài (đối diện khoang miệng) & bề mặt lõm phía trong.
III. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA RĂNG
1. Giai đoạn nụ:
- Giai đoạn nụ của các mầm răng trước vào khoảng cuối tuần thứ 7, cuối tuần thứ 8
đối với răng hàm sữa 1, tuần thứ 10 đối với răng hàm sữa 2.
- Như đã biết, tại 1 số điểm dọc theo lá răng (đại diện cho vị trí của 10 răng sữa của
hàm trên & dưới), tế bào ngoại bì tăng sinh nhanh hơn tạo thành các núm nhỏ hình
tròn/bầu dục, được gọi là nụ xâm nhập vào trung mô bên dưới). Các nụ này chính
là các nguyên mầm răng (primordia).
- Hoạt động phân bào của các tế bào nụ răng & trung mô chung quanh gia tăng
cùng với sự di chuyển của các tế bào mào thần kinh vào khu vực các tế bào ngoại
trung mô chung quanh nụ răng & phần nụ răng phát triển thành cơ quan men.
2. Giai đoạn chỏm:
Cơ quan men: cơ quan men lúc này có các lớp tế bào sau:
a. Biểu mô men lớp ngoài & biểu mô men lớp trong:
- Các tế bào ngoại vi ở giai đoạn chỏm có dạng hình trụ thấp, bao phủ phần lồi của
chỏm , gọi là biểu mô men lớp ngoài. Các tế bào tương ứng mặt lõm của chõm có
dạng trụ cao gọi là biểu mô men lớp trong.
- Biểu mô men lớp ngoài phân cách với túi răng & biểu mô men lớp trong phân
cách với nhú răng bởi 1 màng đáy mỏng & gắn kết với màng đáy bằng các thể bán
liên kết.
b. Lưới tế bào hình sao:
- Nằm ở trung tâm cơ quan men, giữa lớp biểu mô men lớp ngoài & trong là các tế
bào đa giác, sau trở thành tế bào hình sao & hình thành nên mạng lưới gọi là lưới
tế bào hình sao để vừa ổn định mầm răng & nâng đỡ, bảo vệ các tế bào sinh men .
- Giữa cơ quan men & biểu mô miệng là 1 bám dính kép từ lá răng gọi là dây men
(enamel niche). Sự xuất hiện của dây men là do sự lõm hình phễu của lá răng.
3. Giai đoạn chuông:
3.1. Giai đoạn chuông sớm:
- Cơ quan men tăng kích thước và lõm vào sâu hơn (các tế bào biểu mô xâm nhập
sâu hơn & phần viền biểu mô tiếp tục phát triển) đưa đến thay đổi hình dạng cơ
quan men có hình như cái chuông (theo thiết đồ doc) nên gọi là giai đoạn chuông.
- Hình dạng thân răng được định hình trong giai đoạn này.
- Trong giai đoạn chuông, bắt đầu có sự biệt hóa mô của cơ quan men & nhú răng,
để chuẩn bị cho chức năng tạo thành mô cứng.
- Ở giai đoạn này, 4 loại tế bào được thấy rõ ở bên trong cơ quan men:
+ Các tế bào biểu mô men ngoài.
+ Trong giai đoạn chuông, 1 lớp mới xuất hiện được gọi là lớp/tầng trung gian.
+ Lưới tế bào hình sao
+ Các tế bào biểu mô men trong là 1 lớp tế bào trụ cao , sẽ biệt hóa thành tế
bào tạo men.
*Các lớp tế bào của cơ quan men:
a. Biểu mô men lớp trong:
- Gồm 1 lớp tế bào duy nhất, sẽ biệt hóa thành tế bào hình trụ gọi là nguyên bào
men trước khi tạo men. Biểu mô men lớp trong sau đó còn kích tạo các tế bào
trung mô của nhú răng biệt hóa thành tạo ngà bào.
b. Lớp trung gian:
- Lớp trung gian nằm ở giữa biểu mô men trong & lưới tế bào hình sao & gồm 2-3
lớp tế bào gai (squamous cells) tạo thành lớp tế bào chen giữa lớp biểu mô men
trong & lưới tế bào hình sao. Lớp tế bào này có vai trò cần thiết trong việc hình
thành men .
c. Lớp lưới tế bào hình sao:
- Đầu giai đoạn hình chuông, lớp lưới tế bào hình sao ngày càng gia tăng kích
thước, chủ yếu là tăng lượng dich gian bào.
- Cuối giai đoạn chuông, lớp lưới tế bào này sẽ sụm vỡ trước khi bắt đầu hình
thành men.
- Lớp tế bào hình sao giữ vai trò như lớp đệm chống lại các lực có thể gây biến
dạng sự hình thành đường nối men ngà có thể dẫn đến những thay đổi hình thái
tổng thể.
d. Biểu mô men lớp ngoài:
- Các tế bào có dạng trụ thấp, giữ vai trò cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú
cho hoạt động chuyển hóa của cơ quan men.
3.2. Giai đoạn chuông tiến triển (advanced bell stage):
- Sự khác biệt giữa giai đoạn chuông sớm & giai đoạn chuông tiến triển là sự hình
thành mô cứng.
- Cơ quan men lúc này vẫn có 4 lớp tế bào: biểu mô men trong, lớp trung gian, lưới
tế bào sao & biểu mô men ngoài.
- Sự khác nhau về mô học so với giai đoạn chuông sớm là :
+ Sự hình thành mô cứng
+ Lưới tế bào hình sao sụm vỡ & sự gấp của biểu mô men ngoài giúp cho mao
mạch của túi răng (dental follicle) gần các tế bào tạo men hơn (bây giờ túi răng
là nguồn nuôi dưỡng chủ yếu của các tế bào tạo men) & giúp sự tạo thành chân
răng.
-> Như vậy, giai đoạn này đặc trưng bởi sự khởi đầu khoáng hóa và hình thành
chân răng.
* Hình thành mô cứng (men, ngà):
- Ở nhú răng, trước khi lớp tế bào biểu mô men trong bắt đầu tạo men, chúng tác
động đến các tế bào ngoại vi của nhú răng để biệt hóa thành nguyên bào ngà.
- Đầu tiên các nguyên bào ngà có dạng trụ thấp, sau chuyển sang trụ cao & có khả
năng tạo ngà.
- Lớp ngà hình thành đầu tiên nằm dọc theo vùng nối men ngà và theo đó từng lớp
ngà được tiếp tục hình thành hướng tiến dần về phía trong (hướng tâm) tạo nên
phần ngà thân răng.
- Sau khi lớp ngà đầu tiên được hình thành, nguyên bào men biệt hóa từ tế bào biểu
mô lớp trong sẽ chế tiết men trên lớp ngà. Sự hình thành men sau đó diễn tiến ly
tâm, cũng theo từng lớp một, từ đường nối men ngà theo tất cả các hướng và thân
răng tương lai sẽ rộng dần ra cho đến khi hình thành xong lớp men thân răng.
- Trong giai đoạn này, ranh giới giữa biểu mô men lớp trong & nguyên bào ngà tạo
nên vùng nối men ngà trong tương lai. Lúc này, cơ quan men mất liên hệ với biểu
mô miệng do sự thoái hóa của lá răng. Các tế bào còn sót lại gọi là Serres.

Trình bày rõ quá trình hình thành men ở giai đoạn chế tiết & chuyển tiếp (bao
gồm chế tiết, hình thành men không trụ, men trụ & gian trụ).

I. Quá trình hình thành men:


1. Giai đoạn chế tiết:
- Ở giai đoạn này, các nguyên bào men bước vào giai đoạn sinh men sau khi lớp
ngà đầu tiên được hình thành.
- Sự hiện diện của ngà răng cần thiết cho sự hình thành khuôn men trước tiên (sau
này khoáng hóa thành men răng), giống như sự tiếp xúc giữa tế bào biểu mô men
lớp trong với nhú răng trong quá trình biệt hóa của nguyên bào ngà và sinh ngà.
- (Tác động hổ tương giữa các nhóm tế bào là 1 trong những qui luật cơ bản của sự
hình thành cơ quan & biệt hóa mô).
- Khuôn men mới được chế tiết chứa phần lớn là protein (nhưng không có
collagen) và 1-2% carbonhydrate & lipit
- Về mặt cấu trúc, khuôn men chưa khoáng hóa (chỉ khoáng hóa 1 phần khoảng 25-
30 %) là một khối chất vô định hình, giàu điện tử, dạng hạt.
- Trong quá trình hình thành khuôn men, nguyên bào men gần như giữ nguyên kích
thước & sự sắp xếp. (Sự thay đổi trong tổ chức tế bào ở giai đoạn khởi đầu của chế
tiết khuôn men).
a. Chế tiết khuôn men & tạo men không trụ:
- Khi bắt đầu hoạt động chế tiết, các nếp bào tương hình thành ở đầu xa nguyên
bào men xâm nhập màng đáy bị tách rời bởi lớp tiền ngà & lắng đọng khuôn men
dưới dạng các đảo dọc theo tiền ngà.
- Khi quá trình lắng đọng men tiến triển, 1 lớp men mỏng & liên tục được hình
thành dọc theo lớp ngà. Lớp men đầu tiên hình thành dọc theo vùng nối men ngà
này là lớp men không trụ, giống với lớp men không trụ ở bề mặt ngoài thân răng &
khác với phần lớn cấu trúc men, thuộc loại men trụ.
b. Sự phát triển nhú Tomes & hình thành men trụ:
- Sau khi chế tiết lớp men không trụ nằm trên tiền ngà, ở đầu xa nguyên bào men
hình thành nhú bào tương kéo dài hình chóp gọi là nhú Tomes để chế tiết men trụ,
là thành phần men chính của răng. Lớp men không trụ ngoài cùng hình thành khi
không còn nhú Tomes nữa.
- Nhú Tomes chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành men trụvà men gian trụ,
trong đó men trụ được chế tiết từ phần đỉnh còn men gian trụ được chế tiết từ phần
đáy nhú Tomes.
- Quá trình chế tiết men gian trụ diễn ra trước, tạo nên một hố để sau đó nhú
Tomes chế tiết và hình thành trụ men.
- Nguyên bào men khởi đầu chế tiết lượng lớn khuôn men trụ trước khi thoái lui
khỏi lớp ngà.
- Khuôn men giàu protein & ở dạng đặc giống như pho mat (cheese-like).
- Cùng với sự chế tiết khuôn men, các dải tinh thể khoáng chất cũng được chế tiết
từ mặt tiết của nhú Tomes vào khuôn men.
- Điều này khác với khuôn ngà & khuôn xương, khuôn men ban đầu đã có 30 %
khoáng chất so với men trưởng thành.
- Mỗi nguyên bào men chế tiết từ 10.000 – 40.000 tinh thể để hình thành trụ men.
- Các tinh thể chế tiết vào men gian trụ ngắn hơn & không sắp xếp song song như
các tinh thể ở men trụ.
- Trong sự hình thành men trụ, nguyên bào men liên kết với trụ men theo kiểu cài
răng lược. Tương quan này là do trục dài của nguyên bào men không song song
với các trục dài của trụ men.
2. Giai đoạn chuyển tiếp:
- Giai đoạn này diễn ra rất ngắn, bắt đầu khi men đạt được độ dày cuối cùng & tùy
thuộc vào vị trí răng. Lúc này các nguyên bào men không còn di chuyển thoái lui
& nhú Tomes cũng tiêu biến. Nguyên bào men giảm chiều cao.
- Lớp men bề mặt, khi không còn nhú Tomes là lớp men không trụ (giống lớp men
hình thành đầu tiên ở ranh giới men ngà, lúc đó chưa hình thành nhú Tomes)

You might also like