You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KHOA
--------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN CHỦ


NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Lý


Sinh viên thực hiện : Trương Quốc Anh
Lớp học phần : 21D1POL51002423
Phòng học : B2.307
MSSV : 31211022744

Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2022


Câu 1: Phân tích bản chất của giá trị hàng hóa
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm hàng hóa
- Hàng hóa là hàng hóa cơ bản dùng trong thương mại có thể thay thế
cho hàng hóa khác cùng loại. Hàng hóa thường được sử dụng làm đầu vào trong
quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Chất lượng của một loại hàng
hóa nhất định có thể khác nhau một chút nhưng về cơ bản nó là đồng nhất giữa
giữa các nhà sản xuất. Khi chúng ta được giao dịch trên một sàn giao dịch, hàng
hóa cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tổi thiếu được chỉ định, còn được gọi là
cấp cơ sở và giá trị của hàng hóa.
1.1.2 Khái niệm giá trị hàng hóa
- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người xản xuất ra hàng
hóa đã kết tinh bên trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa thể hiện thông qua giá
trị trao đổi. Giá trị trao đổi là tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng trong
hoạt động trao đổi.
1.2 Bản chất của giá trị hàng hóa
- Giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua giá trị trao đổi; giá trị
trao đổi là tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng khác nhau trong trao đổi.
Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc.
- Ta thấy vải và thóc có thể trao đổi được với nhau dù giá trị sử dụng của
chúng khác nhau nhưng chúng có chung cơ sở đó là đều là sản phẩm của lao động.
Để khái quát thì ta định rằng sản xuất 1m vải cần tốn sức lao động của 10 công
nhân và cũng cần 10 công nhân để sản xuất ra 10kg thóc. Do đó việc trao đổi 1m
vải với 10kg thóc thực chất là sự trao đổi sức lao động của 10 công nhân làm ra 1m
vải và 10 công nhân làm ra 10kg thóc.
- Như vậy trên thị trường hàng hóa được trao đổi với nhau theo tỷ lệ
nhất định, về thực chất là trao đổi những lượng lao động hao phí bằng nhau giữa
các hàng hóa đó. Chính lao động hao phí đã tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của
việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa. Đây chính là bản chất của giá
trị hàng hóa.
- Giá trị hàng hóa là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu
hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau, là cơ sở
của giá trị
trao đổi.
Ví dụ: Giá trị hàng hóa của đồng xu là giá trị của kim loại mà nó được tạo ra.
- Giá trị trao đổi là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau, là
hình thức biểu hiện giá trị ra bên ngoài. Thực chất, giá trị trao đổi là sự trao đổi
lượng lao động hao phí chứa đụng trong các hàng hóa trao đổi.
- Vì vậy, giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người
sản xuất hàng hóa
- Giá trị hàng hóa còn là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản
xuất hàng hóa.
- Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị hàng hóa là thuộc
tính xã hội của hàng hóa.
1.3 Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa
- Giá trị của hàng hóa do rất nhiều các yếu tố cấu thành khác nhau:
+ Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động của người sản xuất ra chính hàng hóa
đó bằng thời gian lao động.
+ Lượng giá trị đặc biệt của từng người sản xuất là khác nhau bởi mỗi người có một
tay nghề riêng.
+ Khi hàng hóa được trao đổi trên thị trường thì chúng không căn cứ vào lượng giá trị
của từng người sản xuất. Bởi như vậy người có tay nghề tốt thì có nhiều lợi thế hơn.
Thay vào đó, giá trị của hàng hóa được căn cứ vào lượng giá trị xã hội.
+ Lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa được tính là khoảng thời gian cần
thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức trình
độ kỹ thuật và tay nghề ở mức trung bình và thời gian làm việc cũng không cao.
Câu 2: Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản
xuất hàng hóa.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động.
2.1 Nội dung:
- Quy huật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa
trên cơ sở giá trị của nó hay hiểu cách khác là dựa trên hao phí lao
động xã hội cần thiết.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, giá cả và giá trị thường chênh lệch,
cung ít hơn cầu giá cả sẽ cao hơn giá trị, cung quá cầu giá cả sẽ thấp
hơn giá trị. Từ đó thấy được rằng giá cả lúc lên lúc xuống nhưng
luôn xoay quanh giá trị. Đây là biểu hiện cho hoạt động của quy luật
giá trị.
2.2 Yêu cầu:
- Trong kinh tế hàng hóa, quan trọng nhất là hàng hóa có bán được
hay không. Mặt khác mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao
động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được
quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất
hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn
bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất
phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù
hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.
- Trong lưu thông, hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa vào thời gian
lao động xã hội hay khi lượng giá trị ngang nhau, có nghĩa trao đổi
phải theo nguyên tắc ngang giá.
- Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả
hàng hóa. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng
hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị
trường, giá cả và giá trị thường chênh lệch nhau, chịu tác động của
nhiều yếu tố khác nhau như cung, cầu,… cung ít hơn cầu thì giá cả
sẽ cao hơn và ngược lại. Sự tác động của các nhân tố này làm cho
giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay
quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng
hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy
luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật
giá trị phát huy tác dụng.
Câu 3: Bạn hãy cho biết sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và
trao đổi hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, lợi ích của các nhà sản xuất trong sản xuất
hàng hóa ngày càng gia tăng, đó là điều tất yếu do yêu cầu của thực tế xã hội. Bên
cạnh đó, đây cũng là điều kiện cho nhiều doanh nghiệp bắt đầu cho sự sản xuất, và để
có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, họ phải có những chiến
lược kinh doanh khác biệt, nổi trội về các mặt giá trị, giá cả, chi phí đầu tư, lợi nhuận
thu được,… để có thể đánh bại được các đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều đó,
doanh nghiệp cần phải nắm vững và vận dụng tốt quy luật giá trị trong hoạch toán kinh
tế.
- Trong sản xuất, thông qua giá cả thị trường, nhà sản xuất sẽ biết nên
đầu tư vào ngành nghề nào, sản xuất loại sản phẩm gì để có thể thu
được lợi nhuận cao, từ đó chuyển hướng sản xuất từ ngành có lợi
nhuận thấp sang ngành lợi nhuận cao.
- Trong lưu thông, thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, doanh
nghiệp có thể biết được ở đâu bán được giá cao ở đâu bán được giá
thấp từ đó điều tiết hàng hóa từ nơi giá thấp sang giá cao, từ nơi
cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Qua đó, hàng hóa ở nơi
có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp
phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối
lại thu nhập giữa các vùng và điều chỉnh sức mua của thị trường. Từ
đó, các mặt hàng đa dạng về chất lượng, mẫu mã sẽ được lưu thông,
đảm bảo tính đa dạng và sự tiếp cận hiệu quả của các nhóm hàng
hóa đối với nhu cầu trên thị trường.
Giá cả là một công cụ kinh tế quan trọng để cân bằng cung – cầu trên thị trường
hàng hóa. Giá mua cao sẽ thúc đẩy các chủ thể tìm kiếm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ
thúc đẩy việc tiêu thụ và ngược lại. Khi người sản xuất và tiêu dùng biết khai thác hiệu
quả của giá cả, hàng hóa sẽ được tiếp cận và tác động đến nhu cầu của những người có
nhu cầu phù hợp, đảm bảo nguồn cung được đảm bảo, tránh tình trạng thiếu hụt hàng
hóa dẫn đến đầu cơ tích trữ làm tăng giá cả mặt hàng.
Để thấy được vai trò của quy luật giá trị trong việc hình thành giá cả sản xuất,
chúng ta xem xét nền kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới. Trong thời kỳ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, tất cả giá cả hàng hóa kiểm soát bởi Chính phủ, do đó giá trị
của hàng hóa không được phản ánh một cách công bằng và chính xác. Sau công cuộc
đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lí của nhà nước, đây là bước tiến trong phát triển
kinh tế của Việt Nam với sự tác động của nhiều nhân tố khách quan mà chủ yếu là quy
luật giá trị. Giá cả sẽ do thị trường quyết định, giá cả hàng hóa sẽ lên xuống theo các
yếu tố quan hệ cung cầu, cạnh tranh và sức mua của đồng tiền, tuy nhiên sự biến động
đó vẫn có cơ sở là giá trị và lệ thuộc trực tiếp vào giá trị, khi giá trị giảm xuống thì giá
cả sản xuất sẽ giảm theo và ngược lại.
Từ đó chúng ta hiểu được những tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế
hàng hóa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy lu ật giá tr ị
chi phối sự lựa chọn tự nhiên, dào thải các yêu kém, kích thích các nhân tố tích
cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự
bất bình đẳng trong xã hội. Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực,
vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xu ất hàng hóa
phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh t ế hàng hóa
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

You might also like