You are on page 1of 4

Hướng dẫn cách lập sơ đồ tư duy

Bước 1 : Xác định từ khóa

Sơ đồ tư duy được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên tiết kiệm được
rất nhiều thời gian và tạo hứng thú cho học sinh. Chỉ với những từ khóa là học sinh
đã có thể nắm bắt được hết nội dung muốn ghi nhớ.

Từ khóa là gì ?

Theo cách học truyền thống, học sinh sẽ học thuộc lòng đoạn văn trên, kể cả những
từ không cần thiết. Nếu loại bỏ những từ đó đi và chỉ đọc từ khóa, học sinh dễ dàng
nắm được ý chính mà tiết kiệm được thời gian hơn nhiều. Ví dụ như đoạn văn sau:

“… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ
thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể …

Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm

Sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa
tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho học sinh sáng tạo hơn. Vẽ trên giấy nằm
ngang sẽ có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.

Học sinh cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở
xung quanh.

Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc yêu thích, chủ đề trung tâm có thể
là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt. Chủ đề trung tâm cần gây sự chú
ý để dễ nhìn nhận vấn đề.

Bước 3 :Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa, nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy
nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.

Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

Ở bước này, vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp
2,… để tạo ra sự liên kết.

Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho bản đồ tư duy mềm
mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.

Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này
giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có
một cách dễ dàng.

Hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất
cứ lúc nào có thể. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1
màu.

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa

Ở bước này, học sinh nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách
thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng
vào trí nhớ mình tốt hơn.

Đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì mà mình nghĩ, những gì mình liên
tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp nhớ lâu hơn.

KẾT LUẬN
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng khả
năng nghe, nhìn, xử lý thông tin và hệ thống hóa chúng lại, sử dụng sơ đồ tư duy
giúp cho HS dễ dàng nắm bắt, xâu chuỗi vấn đề, liên kết những đối tượng đơn lẻ,
ghi nhớ bài dễ dàng và hiệu quả hơn.
Phương pháp dạy học theo sơ đồ tư duy ta thường sử dụng các bài ôn tập với , các
chương để xâu chuỗi các kiến thức nhằm giúp hs nhớ lâu hơn.
sơ đồ tư duy phần lớn chỉ được sử dụng cho đối tượng là học sinh, sinh viên trong
mỗi mùa thi để hệ thống hóa kiến thức. Tuy nhiên, hiện nay nó đã và đang được
nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực, mọi đối tượng sử dụng. 
Thay vì bạn sử dụng một câu văn để mô tả thì sơ đồ tư duy sử dụng những hình
ảnh minh họa, những keyword, đường nối và những mũi tên biểu thị theo quy tắc
vừa thể hiện được dạng thức đối tượng, vừa biểu thị được quan hệ nhiều chiều giữa
chúng. Giữa những khái niệm, những nội dung quan trọng có liên hệ, liên quan đến
nhau. 
-

You might also like