You are on page 1of 2

Cơ hội (O):

1. Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng tăng.
2. Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn lớn.
3. Nhu cầu thực phẩm dinh dưỡng cao cấp trong nước ngày càng cao.
4. Mở rộng thị trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO.

Rủi ro (T):
1. Sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài khi gia
nhập AFTA, WTO.
2. Sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực bánh kẹo trong nước.
3. Sự di chuyển nguồn nhân lực cao cấp sang các công ty nước ngoài trong
tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao.

Điểm mạnh (S):


1. Thương hiệu mạnh được người tiêu dùng tín nhiệm.
2. Mạng lưới phân phối rộng.
3. Hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại.
4. Hoạt động nghiên cứu và phát triễn mạnh.
5. Tiềm lực tài chính lớn.
6. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm.
7. Giá thành hợp lý.
8. Chất lượng sản phẩm đảm bảo.

Điểm yếu (W):


1. Chưa khai thác hết công suất máy móc của thiết bị.
2. Quản lý nguyên vật liệu tồn kho chưa hiệu quả.
3. Phong cách quản lý kiểu gia đình vẫn tồn tại.
Chiến lược SO: Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài.
S1, S2, S3, S5, S7, S8 và O1, O2, O3, O4: Chiến lược phát triển thị trường.
S3, S4, S5 và O1, O2, O3, O4: Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
S5 và O1, O2: Chiến lược phát triển công nghệ mới.

Chiến lược ST: Sử dụng các điểm mạnh để hạn chế và né tránh các mối đe
dọa từ môi trường bên ngoài.
S3, S4, S5 và T1, T2: Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

Chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội và tận dụng cơ hội
để hạn chế điểm yếu.
W1 và O1, O2, O4: Chiến lược nâng cao năng lực sản xuất.

Chiến lược WT: Tối thiếu hóa các điểm yếu để tránh khỏi mối đe dọa.
W3 và T3: Chiến lược nhân sự.

You might also like